Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | ||
Đón trẻ | 80 – 90 phút | - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng - Trò chuyện với trẻ về một số PTGT đường thủy, đường hàng không |
|||
Thể dục sáng | * Nội dung: Hô hấp: Tiếng còi tàu - Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra trước - Bụng, lườn: Cúi về phía trước. - Chân: Bước lên phía trước |
* Mục tiêu Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm: Hô hấp, tay, chân, bụng - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
|||
Hoạt động học | 20 – 25 phút | Thể dục Bò chui qua cổng Trò chơi: Chó sói xấu tính |
KPKH Trò chuyện một số PTGT đường thuỷ |
||
HĐ chơi ngoài trời | 30 – 40 phút |
|
|||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - Góc pv:Gia đình, bác sỹ,bán hàng. - GXD: Xây sân bay. - Góc TH: Vẽ, cắt dán làm tranh ptgt, làm đèn tín hiệu giao thông, bộ sưu tập PTGT. - Góc AN: Biểu diễn về chủ đề - Góc sách: Trẻ đọc truyện theo tranh, xem sách, xem tranh nhận biết biển báo và quy định GT đơn giản |
* Mục tiêu -Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi. - Trẻ biết nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh -Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình... - Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ |
||
Ăn trưa | 60 -70 phút | - Kê ghế khi ăn, Trẻ hình thành thói quen trật tự khi ăn, ăn chậm nhai kỹ các loại quả có hạt. Gọi tên các món ăn trong các bữa ăn. |
|||
Ngủ trưa | 140 -150 phút | - Trẻ biết nói với cô giáo nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh bằng câu đơn - Thực hiện đúng quy định của giờ ngủ, không nghịch đc khi ngủ |
|||
Ăn bữa phụ | 20 - 30 phút | - Trẻ biết dùng bát thìa đúng cách, dùng cốc uống nước đúng cách. | |||
Chơi, HĐtheo ý thích | 70 -80 phút | - LQKTM: TC về một số PTGT đường thủy - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- TCM: Đèn đỏ đèn xanh - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
||
Trả trẻ | 60 - 70 phút | - Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa quần áo gọn |
|||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
cá nhân vào đúng nơi quy định, cổng trường. Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
|||
*Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung , mỗi động tác tập 2l x 4n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng VĐ theo nhạc bài Đèn giao thôn |
|||
Văn học Thơ: Đèn đỏ đèn xanh |
Toán So sánh kích thước to- nhỏ |
Âm nhạc NDTT: Vỗ tay TN: Em đi chơi thuyền NDKH: NH: Bạn ơi có biết TC: Tai ai tinh |
|
châm hút, quan sát cây hoa ngọc thảo, Qs phương tiện giao thông … |
|||
* Chuẩn bị - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ - Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi.. - Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán, mẫu in - Tranh ảnh các loại PTGT |
* Tổ chức hoạt động: - Cho trẻ nhắc lại các góc đã thực hiện trong chủ đề trò chuyện về các góc và nội dung các góc chơi - Cô cho trẻ về góc chơi đã nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Cô bao quát gợi ý để trẻ làm phong phú nội dung chơi và gợi ý về sản phẩm góc tạo hình làm tranh PTGT đường thủy, hàng không bằng mùn cưa, len… - Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan bộ sưu tập tranh PTGT tại góc tạo hình, cho trẻ giới thiệu, cô động viên trẻ, cho trẻ thu dọn đdđc, vệ sinh cá nhân rửa tay |
||
- Trẻ ăn các món ăn ở trường, uống nước đun sôi - Trò chuyện và nhận biết việc khi ăn không cười đùa, không uống hoặc ăn |
|||
- Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt - Nhận biết và thực hiện đúng quy định về chỗ ngủ riêng theo giới tính |
|||
- Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn | |||
- Đọc thơ: Đèn đỏ, đèn xanh - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Ôn so sánh kích thước to- nhỏ - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Ôn VTTN Em đi chơi thuyền - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
|
gàng, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, và học tập của trẻ. | |||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô đọc câu đố về mùa hè “ Mùa gì nóng bức Trời nắng chang chang Đi học, đi làm Phải mang nón, mũ” + Con vừa giải câu đố về mùa gì? => Mùa hè thời tiết nắng nóng rất khó chịu khi ra ngoài các con phải mang theo mũ nón, giữ gìn vệ sinh cơ thể. Muốn cơ thể khỏe mạnh thì chúng mình phải ăn uống đủ chất và thường xuyên tập luyện thể dục, vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ. Bây giờ cô và các con cùng nhau tập thể dục nào. 2. Khởi động - Cô cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu đi: Đi thường - đi bằng gót chân; đi thường - đi bằng mũi chân; đi thường - đi nhanh - chạy chậm- chạy nhanh- chạy chậm- đi nhanh- đi thường . - Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung - Tay: Đưa lên cao ra phía trước, sang 2 bên - Bụng: Nghiêng người sang trái, sang phải - Chân: Ngồi xổm, đứng lên b. Vận động cơ bản - Giới thiệu tên bài: “Bò chui qua cổng” - Cô làm mẫu: - Lần 1: Cô làm mẫu trọn vẹn - Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích: Từ đầu hàng, cô bước ra trước vạch xuất phát tư thế chuẩn bị 2 tay chống hông, khi có hiệu lệnh “ bò” thì cô quỳ gối trước chiếu bò thật khéo léo chui qua cổng không chạm vào cổng sau đó cô về cuối hàng đứng. - Cô cho 1 trẻ khá lên thực hiện * Trẻ thực hiện: - Cô lần lượt cho trẻ lên thực hiện, cô bao quát sửa sai, động viên trẻ tập. - Cho 2 hàng thi đua cùng thực hiện - Củng cố cho cả lớp nhắc lại tên bài c. Trò chơi: Chó sói xấu tính - Cô giới thiệu tên trò chơi: “Chó sói xấu tính” - Cách chơi: Cô hướng dẫn chuẩn bị một mũ sói, vẽ một vạch chuẩn quy ước là nhà của thỏ. Giáo viên hướng dẫn đóng vai Sói, trẻ đóng vai Thỏ. Sói sẽ ngồi ở một góc sân, Thỏ ngồi ở ghế hoặc đứng sau vạch đối diện, cách Sói 1 khoảng từ 3m đến 5m. Trẻ đóng vai thỏ và nhảy đi chơi. Thỏ tiến về nơi Sói đang ngủ và nói: “Ngủ đấy à Sói xấu tính? Hãy vểnh tai lên để nghe chúng tôi hát đây.” Bầy thỏ con Trên bãi cỏ Các chú thỏ Nhảy tung tăng Rất vui vẻ Thỏ nhớ nhé Có sói gian Đang rình đấy Cẩn thận nhé Kẻo sói gian Tha đi mất. Khi trẻ đọc hết bài thơ thì Sói bắt đầu đuổi. Thỏ phải lo chạy nhanh về nhà của mình (nơi có sẵn đường vạch). Thỏ nào chạy chậm sẽ bị Sói bắt và phải thế chỗ cho giáo viên hướng dẫn để làm Sói. Nếu Sói không bắt được Thỏ nào thì Sói phải nhắm mắt để chơi tiếp. - Luật chơi: Thỏ không được chạm vào Sói. Khi nào Sói mở mắt mới được chạy.Sói chỉ được bắt các con Thỏ không kịp chạy vào chuồng của mình. - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô bao quát, động viên, nhận xét trẻ chơi 4. Hồi tĩnh - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng vòng quanh sân tập. 5. Kết thúc - Cô nhận xét, cho trẻ ra chơi. |
- Lắng nghe - Mùa hè - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. - Trẻ đi các kiểu đi - 4 lần x 4 nhịp - 3 lần x 4 nhịp - 4 lần x 4 nhịp - Trẻ chú ý xem cô tập - Trẻ chú ý xem và lắng nghe. - Trẻ chú ý xem bạn - Trẻ lên tập - Trẻ nhắc lại tên bài -Trẻ lắng nghe cô -Trẻ chơi - Trẻ đi nhẹ nhàng - Trẻ ra chơi |
![]() |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho trẻ hát bài “Em đi chơi thuyền” + Chúng mình vừa hát bài gì? + Bài hát nhắc đến PTGT nào? + Thuyền là phương tiện giao thông đi ở đâu? + Hãy kể tên một số phương tiện giao thông đường thủy mà con biết? => Có rất nhiều phương tiện giao thông đường thủy mỗi phương tiện có đặc điểm khác nhau hôm nay cô và các con hãy cùng nhau tìm hiểu về PTGT đường thuỷ nhé 2. Trò chuyện một số PTGT đường thuỷ a. Quan sát tàu thủy + Cô có bức tranh gì đây? - Cho trẻ nhắc lại dưới các hình thức (tổ, nhóm, CN) + Tàu thủy đi được ở đâu? + Tàu thủy được làm bằng gì? + Tàu thủy chạy được nhờ có gì? + Tàu thủy dùng để làm gì? + Là phương tiện giao thông đường gì? + Tàu thủy chở được nhiều người hay ít người? => Cô và các con vừa quan sát tàu thủy được làm bằng sắt, dùng để chở người và hàng hóa, tàu thủy còn chở được rất nhiều hành khách đi du lịch trên biển nữa đấy các con ạ. - Tàu thủy chạy bằng động cơ, đi lại ở dưới nước nên tàu thủy còn gọi là phương tiện giao thông đường thủy đấy. b. Quan sát thuyền buồm - Cô trò truyện về nội dung tranh. + Tranh có phương tiện gì? + Đây là PTGT đường gì? + Có những đặc điểm gì nổi bật? + Cánh buồm có lợi ích gì? - Cô kết luận: Thuyền buồm là PTGT đường thủy, thuyền có 2 cánh buồm lớn, thuyền chạy được là nhờ sức gió thổi vào cành buồm, thuyền dùng chở người và hàng hóa. c. Quan sát ca nô + Ngoài thuyền buồm, tàu thủy ra con nhìn xem cô còn có hình ảnh gì nữa đây? + Ca nô có những bộ phận nào? + Đây là gì? + Còn đây là phần gì? + Cuối cùng là phần gì? + Ca nô đi ở đâu? - Ca nô là phương tiện giao thông đường gì? - Ca nô dùng để làm gì? => Cô chốt lại: Ca nô gồm phần đầu phần thân và phần đuôi, ca nô dùng để chở người, ca nô là phương tiện giao thông đường thủy mà các chú cảnh sắt biển hay dùng để đi tuần tra trên sông nước đấy.. * So sánh: Thuyền buồm- tàu thủy + Thuyền buồm và tàu thủy có đặc điểm gì giống và khác nhau? - Giống nhau: Đều là PTGT đường thủy, dùng để chở người và hàng hóa - Khác nhau + Thuyền buồm: có cánh buồm, chạy được nhờ sức gió, chở được ít người và hàng hơn + Tàu thủy: không có cánh buồm, chạy bằng động cơ, to nên chở được nhiều người và hàng hóa * Mở rộng + Ngoài các loại PTGT đường thủy vừa rồi các con còn biết loại nào khác? - Cô cho trẻ xem hình ảnh các PTGT đường thủy khác: thuyền nan, thuyền thúng, phà, bè… - GD: Khi đi trên thuyền các con phải ngồi im không được chạy nhảy kẻo ngã xuống nước và không vứt rác thải xuống sông, hồ, biển khi đi trên thuyền để không ảnh hưởng đến môi trường 3. Trò chơi: “Thi xem ai nhanh” - Cô giới thiệu tên trò chơi: “ Thi xem ai nhanh” - Cách chơi: 3 tổ thi đua nhau lần lượt từng trẻ bật qua vạch lên chọn lô tô đường thuỷ, thời gian thi là 1 bản nhạc tổ nào chọn được nhiều là tổ đó thắng cuộc - Luật chơi: Mỗi lần chỉ được lấy một lô tô - Tổ chức cho trẻ chơi - Cô nhận xét kết quả sau chơi động viên khuyến khích trẻ 4. Kết thúc - Trẻ ra chơi, chuyển hoạt động |
- Trẻ hát - Em đi chơi thuyền - Chiếc thuyền - Trẻ kể - Trẻ lắng nghe - Cá nhân trẻ trả lời và bổ sung ý kiến cho nhau - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Thuyền buồm - Cá nhân trẻ trả lời và bổ sung ý kiến cho nhau - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Đường thuỷ - Chú ý lắng nghe - Trẻ nêu ý kiến - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Chú ý quan sát - Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi. - Trẻ chơi 2 - 3 lần - Trẻ ra chơi |
![]() |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho trẻ hát bài: “Em tập lái ô tô” - Các con vừa hát bài gì? - Bài hát nhắc đến PTGT nào? - Khi đi tham gia GT đi qua ngã tư chúng ta phải chu ý điều gì? => Khi qua ngã tư chúng ta phải chu ý nhìn tín hiệu đèn GT. Hình ảnh đèn giao thông được thể hiện trong một tác phẩm văn học đó chính là bài thơ “Đèn đỏ đèn xanh” của tác giả Định Hải 2. Đọc diễn cảm bài thơ - Lần 1: Đọc diễn cảm - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ Bài thơ “Đèn đỏ đèn xanh” nói về tín hiệu đèn giao thông có các màu đỏ, xanh. Trong bài thơ khuyên các bạn khi đi trên đường gặp đèn đỏ thì dừng lại và đứng chờ một tý, khi có đèn màu xanh bật lên thì các bạn mới được đi - Lần 2: Đọc kết hợp tranh minh họa 3. Đàm thoại – giảng giải – trích dẫn + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? + Bài thơ của tác giả nào? + Các bạn nhỏ đã đi đâu? + Khi đi các bạn gặp đèn gì? + Khi gặp đèn đỏ các bạn đã làm gì? - Cô đọc trích dẫn: “ Dung dăng dung dẻ ……………… Bạn chờ tí nhé”. + Khi có đèn đỏ các bạn đứng chờ rồi các bạn còn gặp đèn gì nữa? + Khi gặp đèn xanh các bạn đã làm gì? - Cô đọc trích dẫn: “ Dung dăng dung dẻ ………............. Bạn ơi, đi nhé”. * Giải thích từ khó “ Báo rồi”: Là đèn tín hiệu đã bật chuyển màu khác rồi - Cho trẻ nhắc lại từ “Báo rồi” + Khi tham gia giao thông trên đường các con phải làm gì? => Khi đi trên đường các con phải chấp hành đúng luật lệ giao thông, đi bên phải, đội mũ bảo hiểm, quan sát tín hiệu đèn giao thông và đặc biệt là các con còn nhỏ khi đi sang đường phải có người lớn dắt sang 4. Dạy trẻ đọc thơ - Cả lớp đọc 2 - 3 lần. - Nhóm, cá nhân đọc. - Cho mỗi tổ đọc 2 câu nối tiếp nhau hết bài thơ. - Khi trẻ đọc cô chú ý quan sát sửa sai và động viên trẻ kịp thời - Cả lớp đọc 1 lần. - Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ. 5. Trò chơi - Cô giới thiệu tên trò chơi: “Đội nào nhanh nhất” - Cách chơi: Trên bảng có 3 bức tranh đã dán các cột đèn giao thông nhưng chưa có tín hiệu đèn. Nhiệm vụ của các đội là lên dán các đèn tín hiệu vào cột đèn. Các đội đứng thành 3 hàng dọc, khi bắt đầu bản nhạc 3 bạn đầu hàng của 3 đội đi theo đường hẹp lên lấy đúng màu tín hiệu đèn để dán vào cột đèn giao thông, dán xong chạy về cuối hàng đứng. Bạn tiếp theo lên và dán cứ như vậy thời gian là 1 bản nhạc. Đội nào dán được đúng và nhiều đèn tín hiệu sẽ là đội thắng cuộc. + Luật chơi: Mỗi bạn chơi chỉ dán một tín hiệu đèn - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả của từng tổ 6. Kết thúc - Cô nhận xét nhẹ nhàng và ra chơi. |
- Trẻ hát - Em tập lái ô tô - Ô tô - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý quan sát - Trẻ lắng nghe - Đèn đỏ đèn xanh - Định Hải - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ nói - Tuân thủ đèn giao thông - Trẻ lắng nghe - Cả lớp đọc - Mỗi tổ đọc 1 lần - 1(2) nhóm đọc - Trẻ đọc - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ kiểm tra cùng cô - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở, - Cho trẻ đoán tiếng còi PTGT? + Hàng ngày các con được bố mẹ đưa đi học bằng phương tiện gì? - Cho trẻ xem một số hình ảnh các ptgt. => Hàng ngày chúng mình được bố mẹ, ông bà đưa đi học, bạn thì được đưa đi bằng xe đạp, xe máy, bạn thì được đi bằng ô tô đúng không. Hôm nay các bạn đi học rất đầy đủ lên cô giáo có chuẩn bị một món quà dành tặng cho các bạn. Chúng mình cùng xem đó là gì * Ôn to hơn, nhỏ hơn. + Trong hộp quà có gì? + Rổ nào to hơn, rổ nào nhỏ hơn? + Rổ to đựng quả gì? Rổ nhỏ đựng quả gì? + Quả bóng màu gì to hơn? 2. So sánh kích thước to, nhỏ. - Cho trẻ lấy rổ, bảng ra phía trước mặt - Cô cho trẻ quan sát hình tròn + Cô có hình tròn màu gì? - Cho trẻ lấy hình tròn màu đỏ trong rổ giống của cô giáo và giơ lên và gọi tên nói màu sắc + Trong rổ còn có hình tròn màu gì? - Cho trẻ giơ hình tròn màu vàng lên và nói màu sắc - Cho trẻ quan sát 2 hình tròn màu đỏ, màu vàng và so sánh 2 hình tròn + Hai hình tròn màu vàng, màu đỏ như thế nào với nhau? - Để xem 2 hình tròn này có đúng là không bằng nhau không cô chồng hình tròn đỏ lên hình tròn màu vàng - Cho trẻ đặt hình tròn màu đỏ lên quả màu vàng + 2 hình tròn như thế nào với nhau? + hình tròn nào to hơn? Nhỏ hơn? Vì sao hình tròn màu vàng to hơn? - Cho trẻ đặt hình tròn màu đỏ xuống dưới hình tròn màu vàng lên trên + Các con có nhìn thấy hình tròn màu đỏ ko? + Vì sao con không nhìn thấy? - Cho trẻ đặt 2 hình tròn màu đỏ, màu vàng cạnh nhau và so sánh + Các con thấy 2 hình tròn như thế nào với nhau? + hình tròn nào to hơn? hình tròn nào nhỏ hơn? - Cho trẻ nhắc lại: hình tròn màu vàng to hơn, hình tròn màu đỏ, hình tròn màu đỏ nhỏ hơn hình tròn màu vàng. - Cho trẻ chọn hình tròn và giơ lên theo yêu cầu của cô, gọi tên và so sánh. - Cho trẻ chọn lô tô hình tròn to hơn, nhỏ hơn bỏ vào rổ 3. Luyện tập tìm đồ vật to hơn, nhỏ hơn. - Cho trẻ xem hình ảnh tàu thuỷ - Cho trẻ lên tìm hình ảnh tàu to, tàu nhỏ 4. Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, 2 đội sẽ có nhiệm vụ đi theo đường hẹp lên chọn tàu, thuyền mang về đội của mình. 1 đội sẽ chọn cho cô tàu, thuyền to đặt vào rổ to, 1 đội chọn tàu thuyền nhỏ cho vào rổ nhỏ, mỗi bạn lên chỉ dược chọn 1. Thời gian là 1 bản nhạc. - Luật chơi: Đội nào mang được nhiều và đúng theo yêu cầu của cô thì đội đó là đội chiến thắng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Cô bao quát, khích lệ trẻ chơi. Cô cùng trẻ kiểm tra nhận xét kết quả chơi 5. Kết thúc - Cho trẻ thu dọn đồ dùng ra chơi |
- Trẻ đoán - Trẻ kể - Trẻ quan và sát tranh và trả lời câu hỏi của cô. - Trẻ chú ý nghe - Trẻ quan sát và trả lời - Hình tròn màu đỏ - Trẻ giơ lên - Hình tròn màu vàng - Không bằng nhau - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Không ạ - Vì hình tròn màu vàng to hơn hình tròn màu đỏ - Trẻ nhắc lại - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1.Gợi mở - Cho trẻ mở hộp quà + Trong hộp có gì vậy? - Cô cũng có một bộ sưu tập về các PTGT đấy, mời các con hãy hướng lên xem tranh nhé + Các con vừa xem hình ảnh gì? + Đây là PTGT đường gì? => Các PTGT đường bộ giúp ích cho con người vận chuyển hàng hóa, chở người, và có một bài hát của nhạc sĩ Trần Khiết Tường nói về những loại PTGT đường thuỷ được thể hiện qua bài hát “Em đi chơi thuyền” 2. Vỗ tay theo nhịp: Em đi chơi thuyền - Cô cho trẻ nghe nhạc bài “Em đi chơi thuyền” + Các con vừa nghe giai điệu bài gì, của tác giả nào? - Để bài hát được hay hơn hôm nay cô sẽ dạy lớp mình vỗ tay theo nhịp bài “Em đi chơi thuyền”nhé! - Cô hát và vỗ tay mẫu cho trẻ xem 2 lần - Lần 1: Cô hát và vỗ tay - Lần 2: Cô hát, vỗ tay và phân tích - Cho trẻ thực hiện theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân. Cô bao quát, sửa sai, khích lệ trẻ. - Chúng mình vừa vỗ tay theo nhịp bài hát gì? Của tác giả nào - Cho cả lớp hát, vỗ tay lại 1 lần 3. Nghe hát: Bạn ơi có biết - Hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe bài hát: Bạn ơi có biết của nhạc sỹ Hoàng Văn Yến sáng tác + Cô vừa hát bài gì? Của tác giả nào? + Nội dung bài hát nói lên điều gì? => Bài hát nói về một số ptgt và nơi hoạt động của chúng - Lần 2: Cô hát và thể hiện cử chỉ điệu bộ - Lần 3: Cho trẻ nghe kết hợp với nhạc và cho lớp hưởng ứng cùng cô - Quá trình trẻ thực hiện cô bao quát và khích lệ trẻ 4. Trò chơi: Bước nhảy vui nhộn - Cô giới thiệu trò chơi: Bước nhảy vui nhộn - Cô giới thiệu cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô chuẩn bị cho mỗi bạn 1 chiếc vòng để ở trước. Cho trẻ nghe nhạc, đến mỗi nhịp cho trẻ bước vào vòng, vỗ tay, bước ra vòng rồi đi theo chiều kim đồng hồ đổi sang vòng bạn bên cạnh. Cứ tiếp tục như vậy cho trẻ tập nghe nhạc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần - Cô bao quát trẻ chơi động viên khuyến khích trẻ 5. Kết thúc - Cô nhận xét và cho trẻ ra ngoài chơi |
- Trẻ mở hộp quà - Có xe ô tô - Trẻ quan sát - Trẻ kể - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý nghe hát - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Cả lớp thực hiện - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ hưởng ứng cùng cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ ra chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn