Kế hoạch tuần 24 - Nhóm trẻ B

Thứ sáu - 21/02/2025 08:12
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU

NHÁNH 1: CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH CÓ 2 CHÂN

Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3
Đón trẻ 50 – 60 phút Cô đón trẻ vào lớp, cô ân cần vỗ về trẻ để trẻ nín, dạy trẻ chào cô, chào, bố mẹ
 - Cho trẻ chơi tự do, điểm danh trẻ.
Thể dục sáng * Nội dung:
- Hô hấp: Hít vào, thở ra
- Tay: Đưa tay sang ngang.
- Lưng, bụng: Nghiêng người sang 2 bên
- Chân: Co duỗi từng chân
* Mục tiêu
Trẻ thực hiện được động tác trong bài thể dục: Hô hấp, tay, lưng/bụng và chân
*Chuẩn bị: Trẻ thoải mái gọn gàng
Sân tập bằng phẳng
Chơi tập có chủ định 30 – 40 phút Phát triển vận động
Chạy đổi hướng
TC: Con bọ dừa
Hoạt động nhận biết
Nhận biết con gà trống, con vịt
Dạo chơi ngoài trời 30 – 35 phút - Dạo chơi ngoài trời: Trải nghiệm nhặt rau ngót
- Trò chơi vận động: Con voi, các chú chim sẻ, con muỗi, chó sói xấu tính
- Chơi tự do: Chơi đồ chơi ngoài trời, vỏ ốc, lá cây, hạt…
Chơi tập ở các khu vực chơi 30 - 35 phút * Nội dung:
- Góc phân vai: bác sĩ thú y, mua thức ăn cho con vật..
- Góc vận động: Chơi kéo ong, chơi thả bóng
- Góc hoạt động với đồ vật: Xây nhà cho thỏ con
- Góc nghệ thuât: Tô màu con gà
* Mục tiêu:
- Trẻ biết được các nhóm chơi, vai chơi,biết vai chơi bác sĩ thú y, cho con vật ăn....
- Trẻ có kỹ năng: Khám bạnh, bán hàng, mua hàng kéo ong, thả bóng, hát ..
- Trẻ có ý thức giữ gìn đồ chơi, đoàn kết khi chơi..
Ăn chính 50 - 60 phút - Động viên trẻ ăn hết xuất, trẻ biết xin khi có nhu cầu lấy thêm cơm, canh
- Xin cô uống nước đi vệ sinh khi có nhu cầu
Ngủ trưa 140 -150 phút - Trẻ ngủ trưa đủ giấc
- Hưỡng dẫn trẻ cởi bớt áo khoác dày trước khi ngủ.
Ăn bữa phụ 20 - 30 phút - Xin cô uống nước đi vệ sinh khi có nhu cầu
-Tập luyện nề nếp thói quen tốt trong ăn uống.
Chơi, - tập 50 - 60 phút - Trò chơi mới: Các chú chim sẻ
- Tập cầm bút
- LQKTM Thơ: Chú gà con
- Chơi với khối gỗ
Ăn chính 50-60 phút
- Trẻ ăn được các loại thức ăn khác nhau.
Trả trẻ 50-60 phút - Trò chuyện với trẻ các con vật gần gũi
         

Thời gian thực hiện chủ đề: 4 tuần từ ngày 24/2 đến ngày 21/03/2025
Tuần 24:Từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 28 tháng 2 năm 2025
* GV dạy sáng: Đinh Giang                             GV dạy chiều: Thùy Dương
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
cho trẻ chơi với đồ chơi, cho trẻ chơi tự do.
 
* Tổ chức hoạt động
1.Khởi động: Đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm,
đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng thành vòng tròn.
2. Trọng động: Tập mỗi động tác 3-4 lần.
3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng
VĐTN: Con gà trống
Chơi tập có chủ định
Thơ. Chú gà con
Hoạt động với đồ vật
Xếp chuồng cho con gà
 
Chơi tập có chủ định
- NDTT: Nghe hát: Gà gáy le te
- NDKH: VĐTN “Một con vịt”

Lộn cầu vồng, dung dăng dung dẻ...
* Chuẩn bị
- Bác sĩ, nấu ăn….
- kéo ong, vòng,
- bộ xâu hoa…
- Bộ đồ âm nhạc
* Tổ chức hoạt động
`Trước khi chơi: Cô giới thiệu chủ đề chơi, các góc chơi, nội dung chơi ở các góc.
` Quá trình chơi: Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi: bác sĩ thú y, kéo ong, tô màu và chơi cùng trẻ.
* Nhận xét: Cô đến từng góc, nhận xét và hướng dẫn  trẻ cất đồ chơi ngăn nấp, gọn gàng
cơm ăn, ăn xong uống nước xúc miệng
nhạc nhẹ nhàng để trẻ dễ dàng  ngủ
Trẻ làm được 1 số việc với sự giúp đỡ của người lớn: Xúc cơm, lấy nước uống.
 
- Ôn thơ: Chú gà con
- Chơi với đất nặn
- Ôn vận động: Chạy đổi hướng
- Chơi ở các góc theo ý thích
- Học các bài hát trong chủ đề
- Xem tranh ảnh  về các con vật
Cơm, ăn xong uống nước xúc miệng
Dạy trẻ lấy ba lô, đồ dung xong biết đóng tủ cá nhân của mình.

 
       
TUẦN 24
NHÁNH 1: CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH CÓ 2 CHÂN
Thời gian thực hiện: 1 tuần (Từ  ngày 24/2 - 28/2/2025)
Ngày dạy: Thứ2/24/2/2025
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
                                                  Chạy đổi hướng
  Trò chơi: Con bọ dừa
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng chạy đổi hướng theo hiệu lệnh của cô, có kỹ năng chơi trò chơi: Con bọ dùa
- Trẻ biết chạy đổi hướng, biết chơi trò chơi: Con bọ rùa.
- Trẻ hào hứng khi tham gia tập luyện, có ý thức trong hoạt động, đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô 
- Đồ dùng: Ghế, búp bệ, gấu bông
- Thiết bị: Máy tính, loa, nhạc.
2. Chuẩn bị của trẻ
        - Tâm thế trẻ thoải mái, gọn gàng để tham gia hoạt động.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô cho trẻ hát bài “Con gà trống”
+ Các con vừa hát bài hát gi?
+ Trong bài hát nói đến con gi?
+ Ngoài con gà ra trong nhà con còn nuôi con gì?
=> Bài hát nói đến “Con gà trống” ngoài con gà trống ra trong gia đình của chúng mình còn nuôi rất nhiều loại con vật như: Con gà, con lợn, con bò, con trâu…. Để có sức khỏe chăm sóc các con vật nhé. Giờ học hôm nay cô và các con cùng thực hiện bài tập“Chạy đổi hướng
2. Khởi động
- Cho trẻ đi theo nhạc: Thể dục buổi sáng
- Cô cho trẻ đi theo vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường -> đi nhanh -> Chạy chậm -> chạy nhanh -> chạy chậm -> đi thường -> dừng lại. 
3.Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- Cô và các con đã vừa khởi động rồi đấy bây giờ cô con mình cùng nhau tập một vài động tác cho đôi tay thêm khỏe, đôi chân thêm dẻo theo
- Tay: Hai tay đưa sang ngang
- Bụng: Nghiêng người sang 2 bên
- Chân: Co duỗi từng chân.
- Cô bao quát động viên trẻ tập.
b.Vận động cơ bản:
* Chạy đổi hướng
- Cô thấy bạn nào cũng rất khỏe rồi, bây giờ cô và các con tham gia bài tập  đó là “Chạy đổi hướng” để thực hiện được cả lớp cùng xem cô tập trước nhé!
* Cô tập mẫu:
- Lần 1: Cô tập hoàn chỉnh động tác.
- Lần 2: Cô tập kết hợp phân tích động tác.
+ TTCB: Cô ở tư thế chuẩn bị trước vạch kẻ. Khi có hiệu lệnh “Chạy” Cô chạy trước, trẻ chạy sau theo cô khi vừa chay cô vừa ra hiệu lệnh: Chạy tới chỗ bạn búp bê, chạy sang phải, chạy sang trái. Sau đó cô về cuối hàng đứng.
* Trẻ thực hiện:
- Cô mời 1 trẻ nhanh nhẹn lên tập trước.
- Lần lượt cho trẻ tập một đến hết; cô bao quát, động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ. Trẻ tập 3- 4 lần (Tổ chức theo nhóm trẻ)
- Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài; cô hoặc 1 trẻ tập lại.
c. Trò chơi vận động: Con bọ dừa.
- Cô và trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi
+ Cách chơi: Cô và trẻ cùng bò trên chiếu, cô làm "Bọ dừa mẹ" đi trước, trẻ làm "bọ dừa con" bò theo vừa bò trên chiếu vừa đọc lời ca
Bọ dừa mẹ đi trước
Bọ dừa con theo sau
Gió thổi ngã chổng queo
Nó kêu “Ối ối ối..”
Đọc đến câu thứ  ba, cả cô và cháu ngã ngửa ra chiếu, 2 chân đạp đạp vào không khí và kêu ối! ối! ối!
+ Luật chơi: Bò bằng bàn tay, cẳng chân đến câu "Ngã chổng queo" thì nằm ngửa đạp chân trên không và kêu “ối, ối...”
- Tổ chức cho trẻ chơi; cô cùng trẻ chơi 3-4 lần, trong khi chơi cô bao quát hướng dẫn và động viên trẻ kịp thời.
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi
4. Hồi tĩnh
Lớp mình rất giỏi giờ chơi đến đây là hết cô con mình cùng nhau làm những chú chim bay nhẹ nhàng
5. Kết thúc
- Cho trẻ chuyển hoạt động

- Trẻ hát
- Con gà trống
- Trẻ trả lời


- Chú ý nghe






- Trẻ đi, chạy theo cô







- Tập 4 lần x 2 nhịp
- Tập 3 lần x 2 nhịp
- Tập 4 lần x 2 nhịp



- Trẻ lắng nghe









- Trẻ quan sát và lắng nghe



- 1 trẻ lên tập

- Trẻ nhắc lại



- Trẻ lắng nghe











- Trẻ chơi

- Trẻ nhắc lại




- Trẻ đi lại nhẹ nhàng

Ngày dạy: Thứ 3/25/2/2025
  HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT
Con gà trống, con vịt
I. Mục tiêu
- Trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật của con gà trống, con vịt
- Trẻ có kỹ năng nói to, rõ ràng tên, đặc điểm của con vật
- Trẻ biết yêu quý, cách chăm sóc các con vật nuôi.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Hình ảnh con gà trống, mèo, hình ảnh một số con vật nuôi
- Thiết bị: Máy chiếu, máy tính
2. Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô giới thiệu bài hát “Gà trống, mèo con và cún con” cô cùng trẻ hát
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói đến con gì?
+ Những con vật đó nuôi ở đâu?
   => Trong bài hát nói về con gà trống, con chó,con mèo, để biết rõ hơn hôm nay cô con mình cùng nhận biết con Chó, con mèo nhé.
2. Nhận biết con gà trống, mèo
* Con gà trống
- Cô giả làm tiếng gáy ò...ó...o...
+ Đó là tiếng gáy của con gì?
- Cô xuất hiện tranh con gà trống.
+ Con gà trống có đặc điểm gì ? (Cô chỉ vào từng bộ phận của con gà  trống hỏi cả lớp, cá nhân trẻ )
+ Con gà trống nuôi ở đâu?
=>Con gà trống có đầu, mình, đuôi: Đầu có mào, mào to có mắt, có mỏ; mình có 2 cánh, 2 chân; đuôi dài. Con gà trống là con vật nuôi trong gia đình, nuôi gà để lấy thịt …
* Con vịt
- Cô xuất hiện hình ảnh con vịt
+ Đây là con gì? Cho trẻ gọi tên
- Cho quan sát nói đặc điểm của con vịt.
+ Con vịt có những gì?
+ Trên đầu vịt có gì?
+ Mình vịt có gì?
+ Vịt kêu thế nào?
- Cho trẻ bắt chước tiếng vịt kêu.
=> Con vịt có đầu, mình, chân, trên đầu có mắt, mỏ, mình có chân, đuôi, vịt kêu vít vít…
* Mở rộng:
+ Ngoài con gà trống, mèo trong gia đình còn nuôi con gì ?
=> Ngoài con gà trống,  con vịt, trong gia đình còn nuôi con trâu, chó, con lợn, gà mái, ngan…
+ Để các con vật mau lớn phải làm gì?
=> Phải chăm sóc, cho ăn…
3. Trò chơi: Bắt chiếc tiếng kêu của các con vật
- Cô giới thiệu cách chơi: Cô nói tên của con vật nào trẻ bất chiếc tiếng kêu của con vật đó.
- Tổ chức chơi: Cô điều khiển cuộc chơi.
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi
4. Kết thúc:  Cô cho trẻ ra chơi.

- Trẻ hát

- Gà trống, mèo con và cún con- Con gà, mèo, cún con
- Trong gia đình

- Chú ý nghe



- Chú ý nghe
- Con gà trống

- Có đầu, mình, đuôi


- Trong gia đình
- Chú ý nghe





- Con vịt

- Đầu, mình, đuôi
- Mắt, mỏ
- Mình có chân
- Kêu vít vít..
- Cả lớp thực hiện



- Chú ý nghe



- Chú ý nghe



- Chú ý nghe

- Cả lớp trả lời
- Trẻ ra chơi

Ngày dạy: Thứ 4/26/2/2025
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
            Thơ: Chú gà con
I. Mục tiêu                                  
- Trẻ nhớ tên, và đọc theo cô bài thơ: Chú  gà con.
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc các con vật bé nhỏ, đáng yêu.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
        - Đồ dùng: Giáo án điện tử
2. Chuẩn bị của trẻ
        - Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động  
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô và trẻ xem hình ảnh đàn gà.
+ Đây là con gì?
+ Gà là con vật nuôi ở đâu?
- Các con ạ! Cô biết có một bài thơ cũng nói về những chú gà xinh xắn và đáng yêu đấy. Muốn biết chúng đáng yêu như thế nào các con hãy cùng lắng nghe cô đọc bài thơ: “ Đàn gà con” của chú Phạm Hổ nhé.
2. Cô đọc mẫu
- Cô đọc lần 1 diễn cảm
- Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa
3. Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ
+ Các con vừa nghe bài thơ gì?
+ Mẹ mua gì cho bé ?.
+ Các chú gà con làm gì ?

+ Gà con mổ thóc kêu như thế nào ?
- Cô đọc trích dẫn:

                              “Mẹ mua cho bé
Mấy chú gà con
     Đứng trên mâm tròn
Thi nhau mổ thóc
Tốc, tốc, tốc, tốc
=> Mẹ mua cho bé mấy chú gà con vô cùng đáng yêu, đứng trên mâm tròn, thi nhau mổ thóc
- Con gà là con vật nuôi sống trong gia đình rất gần gũi với chúng ta và rất đáng yêu các con nhớ phải luôn yêu quí,chăm sóc cho những con gà và cả những con vật đáng yêu khác để chúng thật mau lớn nhé.
4. Dạy trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc cùng cô 3- 4 lần.
- Tổ - nhóm – cá nhân đọc.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cuối cùng cô cho cả lớp cùng đọc lại bài thơ một lần.
3. Kết thúc
- Cho trẻ chơi trò chơi: Bắt chước tiếng kêu của các con vật.

- Trẻ xem
- Gà con
- Trong gia đình






- Chú ý nghe

- Chú gà con
- Gà con
- Đứng trên mâm tròn đua nhau mổ thóc
- Tốc , tốc, tốc, tốc.





- Chú ý nghe








- Trẻ đọc thơ




- Trẻ ra chơi
_________________________________
Ngày dạy: T5/27/3/2025
                                              HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
Xếp chuồng cho gà

I . Mục tiêu                
- Trẻ biết cách xếp 2 khối gỗ chữ nhật nằm ngang cách nhau và xếp 2 khối gỗ chữ nhật khác sát cạnh 2 đầu khối gỗ đã xếp thành chuồng gà
- Trẻ chơi với các khối gỗ, gõ, xếp chồng, sát cạnh v…v…nhận được màu. 
- Trẻ chơi không phá gỗ, không chọc bạn
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Khối gỗ chữ nhật màu xanh, màu đỏ kích thước to
2. Đồ dùng của trẻ
- Đồ dùng: Mỗi trẻ 1- Rổ, đồ chơi con gà,con vịt
- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát.
- Tâm thế: Trẻ thải mái gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài: Con gà trống
+ Các con hát bài gì?
+ Bài hát nói đến con gì?
+ Chúng mình có thích chú gà trống không?
=> Tất cả chúng mình ai cũng yêu thích chú gà trống. Cô cũng rất thích gà trống vì vậy cô đã làm quà để tặng gà trống. Giờ các con đi xem cô chuẩn bị quà gì cho gà trống nào.
2. Xếp chuồng gà.
a. Cô cho trẻ quan sát mãu xếp của cô:
- Cô xuất hiện chuồng gà cô xếp và hỏi trẻ.
+ Đây là gì?
+ Chuồng cô xếp bằng gì?
+ Cô xếp thế nào?
+ Cô xếp chuồng cho con gì?
b. Cô xếp mẫu
- Cô làm mẫu và giải thích cách xếp: “ Cô cầm 2 khối gỗ chữ nhật màu xanh(đỏ)  xếp nằm ngang cách nhau, cô cầm 1 khối gỗ chữ nhật khác xanh(đỏ) khác xếp sát cạnh  2 đầu khối gỗ đã xếp sao cho thật khít, tương tự với bên còn lại vậy là cô được chuồng gà.
+ Cô hỏi trẻ cô xếp gì? cho con gì ở?
c. Trẻ xếp
- Cô và trẻ cùng xếp, cô theo dõi sửa sai kịp thời kết hợp hỏi trẻ con xếp gì? để làm gì? cháu nào xếp xong cô cho trẻ lấy con gà cho vào chuồng,cô hỏi trẻ màu của khối gỗ chữ nhật mà trẻ xếp chuồng
- Cô tạo tình huống  cho trẻ xếp lần 2 làm chuồng gà, trong khi trẻ xếp cô theo dõi sửa sai kịp thời, trẻ xếp xong cô cho trẻ lấy con vịt bỏ vào chuồng
+ Cô nhận xét tuyên dương trẻ và hỏi trẻ xếp gì?
+ Xếp chuồng gà xếp như thế nào?
 - Cô hỏi cá nhân và tập thể xen kẻ,động viên và tuyên dương trẻ kịp thời
3. Kết thúc: cho trẻ làm đàn gà con theo mẹ ra ngoài chơi.

-  Trẻ hát

- Trẻ trả lời









- Trẻ trả lời



- Trẻ quan sát





- Con gà
-  Trẻ xếp




- Trẻ xếp




- Trẻ trả lời

- Chú ý nghe

- Trẻ ra chơi







Ngày dạy: Thứ 6/28/2/2025           
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
NDTT: NH Gà gáy le te
NDKH: VĐTN: Một con vịt
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng nghe hát, cảm thụ âm nhạc và hưởng ứng cùng cô. Phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ.
- Trẻ biết tên bài hát: Gà gáy le te, biết vận động vỗ tay theo nhịp bài hát “Một con vịt”
- Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
   - Nhạc bài hát: Gà gáy le te, một con vịt.
   - Thiết bị: Máy tính, loa
2. Chuẩn bị của trẻ
        - Tâm thế: Trẻ thoải mái.
III. Tổ chức hoạt động 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô cho trẻ trò chuyện về các con vạt nuôi trong gia đình
+ Nhà con có con vật gì?
=>Có bài hát rất hay nhắc con vật rất đáng yêu của nhạc  sỹ Huy Trân:  Bài Gà gáy le te,  mời các con cùng lắng nghe nhé
2. Nghe hát  “Gà gáy le te”
- Cô hát: 3 lần.
- Lần 1: Hát theo nhạc bài hát
+ Cô vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói đến con vật gì?
- Lần 2: Hát và minh hoạ bài hát
- Lần 3: Mở video cho trẻ nghe hát  khuyến kích trẻ hương ứng theo lời bài hát
=>Giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc con vật nuôi
3. VĐTN: Một  con vịt
- Cho trẻ hát bài: Một con vít
- Cho trẻ cùng hát và vận động theo lời bài hát
+ Cá nhân trẻ hát và vận động
+ Cả lớp hát và vận động
+ Từng cổ vận động
+ Cá nhân trẻ hát và vận động
- Cô hỏi trẻ tên bài hát:
+ Các con vừa vận động bài gì?
+ Chúng mình vận động theo hình thức gì?
4. Kết thúc: Cô nhận xét nhẹ nhàng, cho trẻ ra chơi.

- Trẻ trò chuyên

- Trẻ kể





- Nghe cô hát








- Trẻ vận động



- Trẻ hát

- 2-3 trẻ
- Vỗ tay
- Cả lớp trả lời.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây