Kế hoạch tuần 25 - Nhóm trẻ A

Thứ sáu - 28/02/2025 08:14
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU
Chủ đề nhánh: Con vật nuôi trong gia đình có 4 chân
 
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3
Đón trẻ 50 – 60 phút Cô đón trẻ vào lớp, cô ân cần vỗ về trẻ để trẻ nín, dạy trẻ chào cô, chào, bố mẹ
 Điểm danh. -TCTV: Trứng tròn, nhẹ nhàng
Thể dục sáng * Nội dung:
- Hô hấp: Hít vào, thở ra
- Tay:  Đưa sang ngang
- Lườn: Nghiêng người sang 2 bên
- Chân: Co duỗi từng chân.
* Mục tiêu
Trẻ tập được các động tác theo nhịp
Trẻ có  kỹ năng tập các động tác theo

Trẻ có ý thức tham gia tập luyện
*Chuẩn bị: Trẻ thoải mái gọn gàng
Sân tập bằng phẳng
Chơi tập có chủ định 30 – 40 phút Phát triển vận động
Bật qua các vòng
TC: Chi chi chành chành
 
Hoạt động nhận biết
Nhận biết vị trí trên - dưới
Dạo chơi ngoài trời 30 – 35 phút - Dạo chơi ngoài trời; trải nghiệm bóc vỏ quýt, nhặt rau cải…
- Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, gieo hạt, các chú
- Chơi tự do: Chơi với bồng bèo, hột hạt, lá cây khô, phấn, tháo vặn nút chai,
Chơi tập ở các khu vực chơi 30 - 35 phút * Nội dung:
- Góc thao tác vai: Chơi bế em, cho em ăn, ru em ngủ
- Góc vận động: Ô tô, con ong, ...
- Góc sách: Xem tranh ảnh về con vật trong gia đình có 4 chân
- Góc HĐVĐV: Búa cọc, xâu hột hạt, nặn con giun
* Mục tiêu:
- Trẻ biết thực hiện thao tác bế em, cho
 cho em ăn, ru em ngủ, biết kéo, đẩy ô tô, nói tên 1 số con vật nuôi trong gia đình có 4 chân
- Trẻ có kỹ năng bế em, cho em ăn, kéo
đẩy ô tô, xem tranh, nặn con giun
- Trẻ đoàn kết khi chơi
Ăn chính 50 - 60 phút - Cho trẻ rửa tay, lấy ghế kê vào bàn ăn, tập bê cơm ngồi vào chỗ của mình.
-  Dạy trẻ biết xin cơm, xin canh khi ăn hết, ăn xong biết cầm cốc uống nước                       
Ngủ trưa 140 -150 phút - Trẻ thực hiện ngủ trưa tại trường. Trẻ đi vệ sinh, lấy gối xếp vào chỗ ngủ và                        
Ăn bữa phụ 20 - 30 phút - Trẻ thích nghi với chế độ ăn và ăn được các loại thức ăn khác nhau. Trẻ làm
Chơi - tập 50 - 60 phút - LQKTM: Nhận biết vị trí trên - dưới
- Chơi ở các góc theo ý thích
- Trò chơi mới: Cáo và gà con
- Chơi với các hình khối, xâu vòng hoa lá
Ăn chính 50 -60p - Cô cho trẻ kê ghế vào bàn ăn, rửa tay trước khi ăn, dạy trẻ tự xúc cơm, cô
- Ăn xong trẻ uống nước xúc miệng
Trả trẻ 50 - 60 p - Trao đổi thông tin của trẻ trong ngày với phụ huynh.

 
         
Thời gian thực hiện chủ đề: 4 tuần từ ngày 24/02 - 21/03/2025     
Tuần 25: Từ ngày 3 tháng 03 đến ngày 7 tháng 03 năm 2025  
* GV phụ trách chính: Sáng: Đoàn Giang                                                  Chiều: Lò Hà
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
cho trẻ chơi với đồ chơi, trò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình có 4 chân
                                                           
* Tổ chức hoạt động
1.Khởi động: Đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng thành vòng tròn.               
2. Trọng động: Tập mỗi động tác 3-4 lần.           
3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng               
VĐTN: Con gà trống                      
Chơi tập có chủ định
Truyện: Quả trứng
Hoạt động với đồ vật
Nặn quả trứng (5E)
Chơi tập có chủ định
NDTT: Hát: Rửa mặt như mèo
NDKH: TC: Tai ai tinh

Chim sẻ, nu na nu nống…
Đồ chơi ngoài trời…
* Chuẩn bị:
- Búp bê, giường búp bê, bát, đĩa, thìa
- Ô tô, con ong, con chó
- Tranh về con vật nuôi trong gia đình
- Búa cọc, khối gỗ, hột hạt
* Tổ chức hoạt động:
`Trước khi chơi: Cô giới thiệu các góc chơi, nội dung ở các góc. Nhắc trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của bạn
` Quá trình chơi: Cô hướng dẫn trẻ về góc chơi, cô nhập vai   
 trong các nhóm chơi, hướng dẫn trẻ chơi và chơi cùng trẻ ở góc sách   
* Nhận xét: Cô đi đến từng góc, nhận xét nhẹ nhàng                 
Cô cùng trẻ gọi tên các món ăn, trẻ ăn gọn gàng, không làm rơi vãi cơm, cầm thìa bằng tay phải                       
 
đi ngủ, trong khi ngủ không được nói chuyện, trẻ cất gối sau khi ngủ dậy
Được 1 số việc với sự giúp đỡ của người lớn: Xúc cơm ăn, lấy nước uống
- Ôn: Truyện “Quả trứng”
- Chơi ở các góc theo ý thích
- Ôn PTVĐ: Bật qua các vòng
- Chơi với đồ chơi con ong, bóng, ném vòng cổ chai
- Nghe ca nhạc thiếu nhi
- T/C: Các chú chim sẻ
Chơi ở các góc theo ý thích
Cùng trẻ gọi tên món ăn, trẻ tập xúc cơm ăn cầm thìa bằng tay phải, ăn gọn gàng.

 
dạy trẻ chào bố mẹ, lấy ba lô, chào cô.                

 
       
TUẦN 25
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU
Chủ đề nhánh: Con vật nuôi trong gia đình có 4 chân
Thời gian thực hiện: 1 tuần (Từ ngày 3/3 - 7/3/2025)
Ngày dạy: T2/3/03/2025
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
Bật qua các vòng
Trò chơi: Chi chi chành chành             
 I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng  bật qua các vòng không chạm vào vòng
- Trẻ biết nhún chân bật qua các vòng không chạm chân vào vòng
- Trẻ có ý thức tham gia tập luyện
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Vòng thể dục
2. Chuẩn bị của trẻ                  
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô giới thiệu bài hát “Gà trống mèo con và cún con” Cô cùng trẻ hát
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói đến những con vật gì?
+ Mèo và chó là con vật có mấy chân?
=> Bài hát nói đến các con vật nuôi trong gia đình  hôm nay cô sẽ dạy các con “Bật qua các vòng”
2. Khởi động
- Cô cho trẻ đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng vòng tròn.
3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- Tay: Đưa tay sang ngang
- Bụng: Nghiêng người sang 2 bên
- Chân: Co duỗi từng chân
b. Vận động cơ bản: Bật qua các vòng
- Cô giới thiệu tên bài ''Bật qua các vòng''
- Cô tập mẫu:
+ Lần 1 : Tập trọn vẹn bài tập.
+ Lần 2: Cô đứng trước vạch kẻ tay chống hông khi có hiệu lệnh “Bật” thì  nhún hai chân bật vào trong các vòng cho đến hết các vòng rồi cô đi về cuối hàng đứng.
- Trẻ thực hiện:
+ Cô cho 1 trẻ tập mẫu.
+ Lần lượt cho 2 trẻ tập 3 – 4 lần
- Cô bao quát, động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ.
- Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài
c. Trò chơi: Chi chi chành chành
- Cô giới thiệu trò chơi: Chi chi chành chành
- Cô nêu cách chơi, luật chơi
 - Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần cô cùng chơi với trẻ
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi và nhận xét sau khi chơi
4. Hồi tĩnh
  - Cho trẻ làm các chú chim bay nhẹ nhàng quanh sân tập 1 - 2 rồi cho trẻ ra chơi.
5. Kết thúc
  - Cô nhận xét sau đó cho trẻ ra chơi

- Trẻ hát
- Gà trống mèo con và cún con
- Nói đến gà, mèo, chó
- Trẻ chú ý nghe
      


 - Thực hiện theo hiệu lệnh của cô
  


- Tập 4 lần x 2 nhịp
- Tập 3 lần x 2 nhịp
- Tập 4 lần x 2 nhịp



- Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu bài và quan sát cô tập mẫu và nghe cô hướng dẫn tập.



- Trẻ tập



- Cả lớp nhắc lại
- Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu bài và quan sát bạn tập và cô tập nghe cô hướng dẫn
- Trẻ chơi 2 - 3 lần
- Cả lớp nhắc lại

- Đi khoảng 1 phút


- Trẻ ra chơi.
___________________________
Ngày dạy: T3/4/3/2025
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT
Vị trí trên - dưới của bản thân
I. Mục tiêu
- Trẻ phân biệt được phía trên, phía dưới của bản thân mình.
- Trẻ kỷ năng định hướng phía trên – phía dưới của bản thân.
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, ăn uống hợp vệ sinh, đủ chất
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Chùm bóng bay trên cao, dép, mũ, lồng đèn
- Bài hát “Hoa bé ngoan
 2. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ có 1 mũ và 1 đôi dép
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô cùng trẻ hát bài hát gà gáy 1 lần
+ Chúng mình vừa hát bài gì?
+ Bài hát nới đến con vật gì?
+ Vào sáng sớm con gì thường đánh thức dậy mọi người?
=> Chúng mình vừa hát bài hát gà gáy, sáng sớm con gà trống thường hay đánh thức chúng mình dạy này. Hôm nay cô thấy các con học rất là ngoan nên cô gửi tặng các con một món quà ,để biết đó là quà gì các con cùng đoán nhé.
2. Hoạt động nhận biết vị trí trên - dưới của bản thân
- (Bé đi ngủ) (bé thức dậy), xuất hiện chùm bóng bay
+ Cô tặng các con món quà gì ?
+ Chùm bóng bay ở đâu rồi ?
+ Làm thế nào để nhìn thấy được chùm bóng bay ?
+ Vì sao phải ngẩng đầu lên mới thấy được bóng bay nhỉ?
+ Vì chùm bóng ở phía nào của các con?
- Cô nhấn mạnh lại và cho trẻ đọc “Phía trên”.
- Những gì mà ngẩng đầu lên mới thấy được thì gọi là phía trên.
+ Ngoài chùm bóng ra phía trên con còn có gì nữa? (Hỏi một số trẻ)
- Cho trẻ chơi trò chơi “Giấu chân”
+ “Chân đâu”?
+ Chúng mình có nhìn thấy chân của chúng mình không nào?
+ Làm thế nào để nhìn thấy chân của chúng mình?
+ Vì sao phải cúi xuống mới nhìn thấy?
+ Vì chân ở phía nào của con?
- Cho trẻ đọc: “phía dưới”
- Cô nhấn mạnh những gì mà các con phải cúi xuống mới nhìn thấy được thì gọi là phía dưới.
+ Ngoài chân ra, phía dưới chúng mình còn có gì nữa?
- Ở gần đây có nhiều cửa hàng bán rất nhiều đồ dùng ,các con có muốn đến đó và mua đồ dùng cho mình không nào .
- Cho trẻ đọc bài đồng dao “Đi cầu đi quán” và lấy đồ dùng về chỗ ngồi.
+ Các con vừa đi đâu về ?con mua được đồ dùng gì ?
- Con hãy lấy mũ ra và đội lên đầu nào
+ Các con có nhìn thấy mũ không?
+ Vì sao các con không nhìn thấy mũ?
+ Cho trẻ nói mũ nằm ở phía trên
- Ngoài mũ ra thì các con còn mua được gì nữa?
+Các con hãy mang dép vào chân nào
+ Làm thế nào để nhìn thấy dép ?
+ Vì sao phải cúi xuống mới nhìn thấy dép ?
+ Vì dép nằm ở phía nào của các con ?
- Cho trẻ đọc “ Phía dưới” 3 – 4 lần
- Cô vừa hướng dẫn cho chúng mình biết những phía nào nhỉ?
3. Luyện tập phía trên - dưới
- Trò chơi: Ai nhanh nhất
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
- Chtrẻ về 2 nhóm hoạt động
- Tổ chức cho trẻ gắn các đồ dùng cho đúng với vị trí phía trên – phía dưới
- Cô bao quát động viên trẻ chơi
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi
4. Kết thúc.
   - Cô nhận xét, cho trẻ ra ngoài chơi

- Trẻ hát cùng cô
- Gà gáy
- Con gà trống
- Trẻ trả lời

- Trẻ chú ý lắng nghe






- Trẻ thực hiện

- Chùm bóng bay
- Ở trên
- Ngẩng đầu lên

- Chùm bóng ở trên

- Phía trên
- Trẻ đọc 3 - 4 lần


- Trẻ trả lời


- Chân đây, chân đây
- Có

- Nhìn xuống

- Phía dưới
- Phía dưới
- Trẻ đọc 3 - 4 lần
- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ chơi


- Trẻ đọc

- Trẻ trả lời

- Trẻ thực hiện
- Không
- Mũ ở phía trên

- Đôi dép

- Nhìn xuống


- Trẻ đọc




- Trẻ lắng nghe

- Trẻ thực hiện



- Trẻ trả lời

- Ra chơi
___________________________

Ngày dạy: T4/5/03/2025
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
Truyện: Quả trứng
I. Mục tiêu
- Trẻ biết tên câu chuyện, tên nhân vật trong truyện qủa trứng
- Trẻ có kỹ năng nghe, quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định
- Trẻ hào hứng khi tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Giáo án điện tử truyện “Quả trứng”,
- Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, loa
2. Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.   
III. Tổ chức hoạt động   
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Chào mừng tất các con đến với chương trình '' Bé yêu truyện'' ngày hôm nay.
- Cô cùng trẻ hát bài '' Đàn gà con''
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về con gì?
+ Con gà trống gáy như thế nào?
- Cô cùng trẻ làm tiếng gà gáy.
+ Ngoài con gà ra nhà các con còn nuôi con vật gì?
- Đúng rồi ngoài các con vật các con kể còn rất nhiều các con vật khác nữa như con vịt, ngan…Hôm nay cô Giang còn biết 1 câu truyện nói đến một quả trứng đấy. Các con hãy ngồi ngoan nghe cô kể truyện nhé.
2. Cô kể chuyện diễn cảm
- Cô kể lần 1 diễn cảm
- Cô kể lần 2 kết hợp tranh minh họa truyện.
- Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện nói đến 1 quả trứng không biết ai đã đánh rơi. Bạn gà trống đến và hỏi “Ò ó o quả trứng gì mà to to”, tiếp theo bạn lợn con chạy đến ngắm ngía quả trứng rồi hỏi “Ụt à ụt ịt, trứng gà, trứng vịt” và rồi quả trứng nghe thấy các bạn hỏi liền lúc lắc lúc lắc rồi nổ tách 1 cái từ trong quả trứng ló đầu ra kêu vít, vít đấy.
 3. Giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện
   + Cô Giang vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những bạn gì?
+ Bạn nào nhìn thấy quả trứng đầu tiên?
+ Khi nhìn thấy quả trứng bạn gà nói như thế nào?
- Trích dẫn: Từ đầu đến quả trứng gì mà to to
+ Sau đó ai đã chạy tới?
+ Lợn con từ đâu chạy tới nó ngắm ngía quả trứng và lợn con nói như thế nào?
  - Trích dẫn: Bạn Lợn đến trứng gà, trứng vịt.
  + Lúc này quả trứng như thế nào?
( Lúc lắc: là nghiêng sang bên này rồi nghiêng sang bên kia)
  + Bạn gì trong quả trứng? Bạn vịt con kêu như thế nào?
   - Cô cùng trẻ làm tiếng vịt con kêu.

 4. Trẻ kể chuyện diễn cảm
- Cô cho cả lớp kể cùng cô khuyến khích trẻ làm động tác minh họa
- Cô hỏi trẻ tên chuyện và giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc con vật nuôi.
- Cô nhận xét nhẹ nhàng.
5. Kết thúc
  - Cho trẻ ra ngoài chơi.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hát cùng cô
- Đàn gà con
- Con gà
- Ò ó o
- Trẻ làm
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe



- Trẻ lắng nghe



- Trẻ lắng nghe










- Quả trứng

- Bạn gà trống, bạn lợn, bạn vịt
- Bạn gà trống
- Trẻ trả lời


- Bạn lợn
- Trẻ trả lời


- Trẻ trả lời


- Bạn vịt

- Vít vít


- Trẻ lắng nghe

- Trẻ nói tên truyện



- Trẻ ra chơi
________________________
Ngày dạy: T5/6/03/2025
                                            HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
Nặn quả trứng (5E)
 I. Mục tiêu
- Khoa học: Trẻ biết đặc điểm của quả trứng, tròn có vỏ nhẵn, có kích thước to nhỏ khác nhau, đặc điểm của đất nặn mềm, có thể kéo dài, vo tròn, có nhiều màu sắc khác nhau.
- Công nghệ: Trẻ biết sử dụng công cụ trong quá trình thực hiện: Dao cắt đất, bảng, đất nặn trong quá trình nặn trứng
- Kỹ thuật: Trẻ thực hiện các thao tác theo quy trình nặn quả trứng (Chia đất, nhào đất, xoay tròn để tạo hình quả trứng)
- Nghệ thuật: Trẻ biết lựa chọn màu sắc đẹp, nặn quả trứng tròn, cân đối.
- Toán: Trẻ nhận biết quả trứng to, trứng nhỏ, dạng tròn…
- Kỹ năng khác: Trẻ biết trả lời các câu hỏi, đặt câu hỏi đơn giản với cô và bạn về vấn đề trẻ quan tâm.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Những quả trứng từ đất nặn (Trứng to, trứng nhỏ, sắc màu từ đất nặn…) khay, đất nặn các mầu, bảng, dao cắt đất, khăn ẩm lau tay, hộp quà bí mật…
2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Đất nặn, bảng con, khăn lau, dao cắt đất
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.   
III. Tổ chức hoạt động 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gắn kết
- Cô và trẻ chơi trò chơi “Chiếc hộp bí mật” cô hỏi trẻ
+  Đây là quả gì ?
+ Quả trứng được làm bằng gì ?
+ Con thấy quả trứng này ở đâu rồi ?
+ Quả trứng nào to hơn? Quả trứng nào nhỏ hơn ?
=> Chúng mình có muốn tạo ra những quả trứng sắc màu thật đẹp không nào ?
2. Khám phá
- Khám phá nguyên vật liệu: Cô đặt câu hỏi gợi mở để trẻ tìm hiểu:
+ Con có gì vậy ?
+ Khi cầm đất trong tay con thấy như thế nào ?
+ Con thử bóp đất xem sao ?
+ Bảng này để làm gì?
+ Đây là cái gì ? Dao dùng để làm gì nhỉ ?
+ Làm sao để nặn được quả trứng nhỉ ?
- Khám phá bảng quy trình nặn trứng
- Bước 1: Chia đất
- Bước 2: Nhào đất để đất mềm
- Bước 3: Đặt đất xuống bảng và xoay tròn
3. Giải thích (Chia sẻ)
+ Con nặn quả gì ?
+ Con nặn quả trứng màu gì?
+ Con nặn quả trứng từ nguyên liệu gì ?
+ Con nặn quả trứng như thế nào ?
+ Làm sao để nặn quả trứng to ?
+ Làm sao để nặn quả trứng nhỏ ?
=> Cô chốt lại: Để nặn được quả trứng chúng mình sẽ thực hiện theo 3 bước
- Bước 1: Chia đất
- Bước 2: Nhào đất
- Bước 3: Xoay tròn
- Mình xoay tròn đến khi quả trứng thật tròn để quả trứng đẹp hơn nhé.
4. Áp dụng
- Cô mời 3 nhóm về bàn của mình (Cho trẻ lấy đồ dùng cho cả nhóm)
- Cả nhóm thực hiện, cô bao quát hướng dẫn trẻ nặn
- Cô đặt các câu hỏi để gợi mở, khuyến khích trẻ trả lời và hướng dẫn trẻ đặt các câu hỏi để giải quyết vấn đề:
+ Con nặn quả gì đấy?
+ Quả trứng màu gì?
+ Con nặn màu gì đấy ?
+ Con làm gì đấy
+ Con chia đất bằng cái gì ?
+ Con nặn quả trứng gì ?
+ Con xoay tròn quả trứng như thế nào ?
4. Đánh giá
- Cô nhận xét, đánh giá sản phẩm của trẻ theo yêu cầu, cô tuyên dương trẻ làm đẹp, động viên trẻ chưa làm tốt.
- Cô cho trẻ ra ngoài chơi.

- Trẻ chơi

- Quả trứng
- Đất nặn…
- Trẻ trả lời theo ý hiểu

- Có ạ




- Đất nặn
- Mềm ạ
- Trẻ thực hiện
- Để nặn
- Dao để cắt
- Trẻ trả lời
- Trẻ khám phá




- Quả trứng
- Trẻ nói theo ý thích
- Đất nặn
- Trẻ nói theo ý hiểu
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời

- Trẻ chú ý quan sát



- Vâng ạ


- Về nhóm thực hiện

- Bóp đất cho mềm




- Trẻ nói
- Trẻ trả lời
- Trẻ nói
- Nặn quả trứng
- Bằng dao
- Trẻ kể
- Trẻ nói theo ý hiểu

- Trẻ lắng nghe


- Ra chơi
___________________________
Ngày dạy: T6/7/03/2025
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
NDTT: Dạy hát ''Rủa mặt như mèo''
NDKH: TCÂN – Tai ai tinh
I. Mục tiêu
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả hiểu nội dung của bài hát, thuộc lời bài hát, và biết chơi trò chơi tai ai tinh.
- Trẻ có kĩ năng hát, kĩ năng lắng nghe.
       - Trẻ hào hứng tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị
 1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Loa, nhạc bài hát rửa mặt như mèo.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, loa
 2. Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở giới thiệu bài
+ Các con nhìn xem cô có hình ảnh gì đây?
+ Con gà nuôi ở đâu?
+ Con mèo kêu như thế nào ?
=> Các con ơi có một bài hát nói về con mèo rửa mặt, đó là bài hát “ rửa mặt như mèo”  mà hôm nay cô sẽ dạy chúng mình đấy.
2. Dạy hát bài “Rửa mặt như mèo”
- Cô hát lần 1 cho trẻ nghe, giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 2 kết hợp đệm nhạc cho trẻ nghe.
=> Cô giảng nội dung bài hát: Bài hát nói về bạn mèo rửa mặt bằng tay bẩn nên bị đau mắt và khóc meo meo và không được mẹ yêu đấy.
+ Cô mời cả lớp cùng hát theo cô 1-2 lần.
- Cô mời từng tổ, nhóm, cá nhân lên hát bài hát rửa mặt như mèo
- Cô tuyên dương, khen ngợi, động viên khích lệ trẻ kịp thời. Cô hỏi lại trẻ vừa học bài hát gì?
3. Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô nói cách chơi và luật chơi
   + Cô cho các loại nhạc cụ vào hộp bí mật. Cô mời 1 trẻ đội mũ chóp kín và lắng nghe âm thanh của dụng cụ âm nhạc sau đó hỏi đó là âm thanh của dụng cụ gì. Cô lấy dụng cụ âm nhạc ra khỏi chiếc hộp bí mật để trẻ biết trẻ đoán đúng hay sai
  + Luật chơi: Bạn nào đoán đúng tên dụng cụ âm nhạc sẽ là người thắng cuộc. Bạn nào đoán không đúng sẽ phải hát một bài hát.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần
- Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi
- Cô hỏi lại tên trò chơi.
4. Kết thúc
   - Cô nhận xét nhẹ nhàng, cho trẻ ra chơi

- Con mèo
- Ở trong gia đình
- Meo meo
- Chú ý nghe



- Trẻ chú ý nghe

- Trẻ lắng nghe



- Cả lớp hát
- Trẻ thực hiện


- Cả lớp trả lời



- Trẻ lắng nghe cô




- Trẻ lắng nghe


- Trẻ chơi

- Trẻ trả lời

- Trẻ ra chơi

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây