Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | ||
Đón trẻ | 80 – 90 phút | - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng - Trò chuyện với trẻ về một số PTGT đường thủy, đường hàng không |
|||
Thể dục sáng | *Nội dung: Hô hấp: Tiếng còi tàu - Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra trước - Bụng, lườn: Cúi về phía trước. - Chân: Bước lên phía trước |
* Mục tiêu Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm: Hô hấp, tay, chân, bụng - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
|||
Hoạt động học | 20 – 25 phút | Thể dục Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng dọc Trò chơi: Chạy tiếp cờ |
KPKH Trò chuyện một số PTGT đường hàng không |
||
HĐ chơi ngoài trời | 30 – 40 phút |
|
|||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - Góc pv:Gia đình, bác sỹ,bán hàng. - GXD: Xây sân bay. - Góc TH: Vẽ, cắt dán làm tranh ptgt, làm đèn tín hiệu giao thông, bộ sưu tập PTGT. - Góc AN: Biểu diễn về chủ đề - Góc sách: Trẻ đọc truyện theo tranh, xem sách, xem tranh nhận biết biển báo và quy định GT đơn giản |
* Mục tiêu -Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi. - Trẻ biết nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh -Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình... - Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ |
||
Ăn trưa | 60 -70 phút | - Kê ghế khi ăn, Trẻ hình thành thói quen trật tự khi ăn, ăn chậm nhai kỹ các loại quả có hạt. Gọi tên các món ăn trong các bữa ăn. |
|||
Ngủ trưa | 140 -150 phút | - Trẻ biết nói với cô giáo nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh bằng câu đơn - Thực hiện đúng quy định của giờ ngủ, không nghịch đc khi ngủ |
|||
Ăn bữa phụ | 20 - 30 phút | - Trẻ biết dùng bát thìa đúng cách, dùng cốc uống nước đúng cách. | |||
Chơi, HĐtheo ý thích | 70 -80 phút | - HĐKIDSMART: Hoạt động cùng chơi: Bạn đang ở đâu? - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- TCM: Bắn máy bay - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
||
Trả trẻ | 60 - 70 phút | - Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa quần áo gọn |
|||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
cá nhân vào đúng nơi quy định, cổng trường. Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
|||
*Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung , mỗi động tác tập 2l x 4n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng VĐ theo nhạc bài Đèn giao thông |
|||
Tạo hình Dán máy bay |
Văn học Thơ: Cô dạy con |
Âm nhạc NDTT: NH: Anh phi công ơi NDKH: VĐMH: An toàn giao thông (VTTT) TC: Hát theo hình vẽ |
|
châm hút, quan sát cây hoa ngọc thảo, Qs phương tiện giao thông … |
|||
* Chuẩn bị - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ - Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi.. - Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán, mẫu in - Tranh ảnh các loại PTGT |
* Tổ chức hoạt động: - Cho trẻ nhắc lại các góc đã thực hiện trong chủ đề trò chuyện về các góc và nội dung các góc chơi - Cô cho trẻ về góc chơi đã nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Cô bao quát gợi ý để trẻ làm phong phú nội dung chơi và gợi ý về sản phẩm góc tạo hình làm tranh PTGT đường thủy, hàng không bằng mùn cưa, len… - Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan bộ sưu tập tranh PTGT tại góc tạo hình, cho trẻ giới thiệu, cô động viên trẻ, cho trẻ thu dọn đdđc, vệ sinh cá nhân rửa tay |
||
- Trẻ ăn các món ăn ở trường, uống nước đun sôi - Trò chuyện và nhận biết việc khi ăn không cười đùa, không uống hoặc ăn |
|||
- Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt - Nhận biết và thực hiện đúng quy định về chỗ ngủ riêng theo giới tính |
|||
- Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn | |||
- Hoàn thiện bài tạo hình - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Đọc thơ: Cô dạy con - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- HĐPÂN: VĐMH- An toàn giao thông - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
|
gàng, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, và học tập của trẻ. | |||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở + Hôm nay bố mẹ các con đưa đi học bằng phương tiện giao thông gì? + Khi đi trên đường các con nhìn thấy những loại xe gì? + Những loại phương tiện giao thông đó gọi là PTGT đường gì? => Trên đường có rất nhiều loại PTGT hoạt động như xe đạp, xe máy, ôtô, đó là những PTGT đường bộ, khi đi bộ các con phải đi bên phải, đi trên vỉa hè, và có người lớn đi cùng. 2. Khởi động - Cô cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu đi: Đi thường - đi bằng gót chân; đi thường - đi bằng mũi chân; đi thường - đi nhanh - chạy chậm- chạy nhanh chạy chậm- đi nhanh- đi thường - Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung - Để có một cơ thể khỏe mạnh cô con mình cùng nhau tập bài tập đồng diễn nhé. - Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra trước, sang 2 bên - Bụng: Cúi về phía trước. - Chân: Bước lên phía trước, bước sang ngang b. Vận động cơ bản: Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng dọc - Để có sức khỏe tốt học tập, hôm nay cô giới thiệu với lớp bài thể dục mới đó là “Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng dọc” - Cô tập mẫu cho trẻ xem 2 lần - Lần 1: Cô làm không phân tích - Lần 2: Cô vừa làm vừa phân tích => TTCB: Đứng 2 chân dộng bằng vai khi có hiệu lệnh chuyền bóng cô sẽ chuyền bóng cho bạn đứng phía đối diện chuyền và bắt bóng thật khéo léo ko làm dơi bóng xuống đất. - Cô cho 2 trẻ lên thực hiện lại cho cả lớp xem, cô bao quát sửa sai cho trẻ. - Cô cho cả lớp nhận xét trẻ tập, nếu trẻ tập chưa đúng cô hướng dẫn trẻ tập lại cho đúng. * Trẻ thực hiện - Cho trẻ ở hai hàng lên thực hiện bài tập, trẻ tập cô bao quát sửa sai cho trẻ. - Cô cho 2 hàng trẻ quay mặt vào nhau thi đua nhau tập - Cô cho cá nhân trẻ thi đua với nhau. - Trẻ tập cô bao quát sửa sai cho trẻ, trẻ nào tập sai hoặc chưa làm đúng theo hiệu lệnh của cô thì cô hướng dẫn trẻ tập lại cho đúng theo hiệu lệnh. - Cô nhận xét buổi học chủ yếu là cô khen trẻ. 3. Trò chơi: Chạy tiếp cờ - Cô thấy bạn nào đi cũng giỏi cả cô thưởng cho chúng mình 1 trò chơi đó là trò chơi “Chạy tiếp cờ” - Cô nói luật chơi và cách chơi cho trẻ. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần - Trẻ chơi cô bao quát sửa sai cho trẻ. 4. Hồi tĩnh - Cô cho trẻ làm chim bay 1-2 vòng. 5. Kết thúc - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng rửa tay và đi vệ sinh |
- Xe máy, xe đạp… - Ô tô, xe máy, đạp… - Đường bộ. - Trẻ lắng nghe - Trẻ đi các kiểu đi - 3L X 4N - 3L X4N - 4L X 4N - Trẻ chú ý xem cô tập - Trẻ chú ý xem và lắng nghe cô. - Trẻ lên tập - Trẻ chú ý xem bạn - Trẻ tập - Trẻ lắng nghe - Trẻ nghe cách chơi - Trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ đi nhẹ nhàng - Trẻ thu rọn đồ dùng vào lớp |
![]() |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho trẻ giải câu đố về máy bay: Chẳng phải là chim Mà bay trên trời Chở được nhiều người Đi khắp mọi nơi Là cái gì? + Chúng mình vừa giải câu đố về cái gì? + Máy bay là phương tiện giao thông đi ở đâu? + Hãy kể tên một số phương tiện giao thông đường hàng không? => Có rất nhiều phương tiện giao thông đường hàng không, mỗi phương tiện có đặc điểm khác nhau hôm nay cô và các con hãy cùng nhay trò chuyện một số PTGT đường thuỷ, đường hàng không 2. Trò chuyện một số PTGT đường hàng không a. Quan sát máy bay - Cô xuất hiện hình ảnh máy bay - Cho trẻ nhận xét đặc điểm chiếc máy bay + Máy bay có những bộ phận gì? + Máy bay bay được là nhờ gì? + Khi ngồi trên máy bay con phải như thế nào? + Người lái máy bay gọi là gì? => Máy bay gồm có đầu, thân, cánh. đầu máy bay là nơi chú phi công ngồi để lái máy bay, thân máy bay có rất nhiều ghế để cho hàng khách ngồi, máy bay chạy được phải nhờ có nguyên liệu là dầu. b. Quan sát khinh khí cầu - Cô xuất hiện hình ảnh khinh khí cầu - Cho trẻ nhận xét đặc điểm khinh khí cầu + Khinh khí cầu bay ở đâu? + Khinh khí cầu dùng để làm gì? + Tại sao khi ngồi trên khinh khí cầu phải ngồi ngay ngắn? => Khinh khí cầu bay ở trên trời, khinh khí cầu dùng để chở người, khi ngồi trên khinh khí cầu phải ngồi ngay ngắn + Khinh khí cầu chở được nhiều người hay ít người? => Cô và các con vừa quan sát khinh khí cầu dùng để chở người khách đi du lịch trên biển và bay trên không nữa đấy các con ạ. c. Quan sát máy bay trực thăng - Cô trò truyện về nội dung tranh. + Tranh có phương tiện gì? + Đây là PTGT đường gì? + Có những đặc điểm gì nổi bật? + Cánh máy bay trực thăng có lợi ích gì? - Cô kết luận: Máy bay trực thăng là PTGT đường hàng không, có 2 cánh ở trên là nhờ sức gió thổi của cánh và động cơ, dùng chở người với số lượng ít và bay nhanh => Khi tham gia giao thông ngồi trên máy bay hay đi khinh khí câu phải tuân thủ đúng qui định của các ngành đó. 3. Trò chơi: “Thi chọn tranh lô tô” - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cách chơi: 3 tổ thi đua nhau lần lượt từng trẻ bật qua vạch lên chọn lô tô đường hàng không, thời gian thi là 1 bản nhạc tổ nào chọn được nhiều là tổ đó thắng cuộc - Tổ chức chơi: Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô bao quát, động viên, nhận xét trẻ chơi. 4. Kết thúc - Cô nhận xét giờ học, cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi |
- Máy bay - Máy bay - Trên trời, đường hàng không - Trẻ kể tên - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát trả lời bổ sung ý kiến cho nhau - Chú phi công - Trẻ chú ý nghe. - Trẻ quan sát nhận xét - Cá nhân trẻ trả lời các trẻ khác bổ sung - Trẻ chú ý nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi. - 2-3 lần - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gây hứng thú. - Cô trò chuyện với trẻ về các loại phương tiện giao thông đường không - Cho trẻ kể tên các loại máy bay - Cô giới thiệu bài: Dán máy bay 2. Quan sát tranh - Cô thấy lớp mình hôm nay bạn nào cũng ngoan. Cô sẽ thưởng cho chúng mình một món quà. Các con hãy nhìn lên đây xem cô tặng cho chúng mình món quà gì đây nào? - Cô treo bức tranh máy bay chở khách lên bảng cho cả lớp quan sát. + Các con xem hôm nay cô tặng chúng mình bức tranh gì? - Cô tặng chúng mình bức tranh cô dán máy bay chở khách đấy. + Các con hãy cho cô biết máy bay chở khách có màu gì nhỉ? + Máy bay chở khách hình gì đây các con? + Máy bay có những phần gì? => Máy bay chở khách màu xanh, có hình giống con chim đang bay trên trời, Máy bay chở khách có đầu, thân, đuôi, 2 cánh đấy các con ạ. - Chúng mình hãy nhìn xem ngoài máy bay trở khách cô còn có máy bay gì đây? + Các con hãy cho cô biết máy bay trực thăng màu gì đây nào? + Máy bay trực thăng giống hình con gì? + Máy bay trực thăng có những bộ phận gì? + Máy bay trực thăng có gì khác với máy bay chở khách? => Máy bay trực thăng màu vàng, có hình giống con chuồn chuồn, Máy bay trực thăng có đầu, thân, đuôi, cánh đấy các con ạ. - Chúng mình thấy bức tranh của cô có đẹp không nào? => Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con dán máy bay trực thăng và máy bay chở khách nhé! 3. Cô dán mẫu - Cô đặt hình máy bay trên giấy sao cho cân đối, sau đó cô bôi keo vào từng phần của máy bay, vừa dán vừa bôi, khi bôi thì bôi keo vừa đủ không bôi quá nhiều keo, khi bôi các con giữ cho giất của mình sạch, không làm rách, thủng. Khi dán máy bay chỏa khách xong thì cô dán máy bay trực thăng tương tự, dán xong cô lau tay ngồi chờ cho bài của mình khô. 4. Trẻ thực hiện - Cô hướng dẫn trẻ cách bôi keo, dán máy bay. - Cô bao quát, động viên trẻ làm bài, giúp đỡ 1 số cháu yếu làm bài. - Cô nhắc nhở các cháu sắp xếp bố cục bài cho hợp lý. 5. Trưng bày sản phẩm và nhận xét. - Cô cho trẻ treo bài lên bảng và cùng nhận xét. - Cô cho 1 trẻ giới thiệu bài của mình - Cho 1-2 trẻ nhận xét bài của bạn - Cô nhận xét, tuyên dương những trẻ cắt đẹp, động viên những trẻ chưa hoàn thành sẽ cố gắng hơn. 6. Kết thúc - Cô cho trẻ giả làm máy bay, nhẹ nhàng ra chơi. |
- Trẻ trò chuyện - Trẻ kể tên - Trẻ quan sát - Máy bay - Màu xanh - Con chim - Đầu, thân, cánh, đuôi - Trẻ lắng nghe - Màu vàng - Con chuồn chuồn - Đầu, thân, cánh, đuôi - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Trẻ thực hiện - Trẻ giới thiệu bài - Nhận xét bài bạn - Trẻ lắng nghe - Trẻ ra chơi |
![]() |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Xin nhiệt liệt chào mừng các bé đến với chương trình “Ai thông minh hơn”. Tham dự chương trình ngày hôm nay có 3 đội chơi: Đội hoa sen, đội hoa cúc, đội hoa hồng. Và thành phần không thể thiếu được là ban tổ chức đề nghị các con nhiệt liệt chào mừng. Trong chương trình này gồm có các phần chơi: * Phần 1: Thử tài của bé Trên màn hình có các ô màu phía sau của các ô màu là một phần của bức tranh nhiệm vụ của 3 đội chơi là cùng quan sát và đoán xem nội dung bức tranh là gì. - Cô mở lần lượt từng ô màu cho trẻ đoán + Đây là bức tranh vẽ về cái gì? + Phương tiện giao thông này là PTGT đường gì? => Hình ảnh các phương tiện giao thông được thể hiện trong một tác phẩm văn học đó chính là bài thơ “Cô dạy con” của tác giả Bùi Thị Tình 2. Đọc diễn cảm bài thơ * Phần 2: Cảm nhận của bé - Lần 1: Đọc diễn cảm - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ “Cô dạy con” nói về các PTGT giao thông đi trên đường. - Trong bài thơ cho chúng ta biết được các PTGT đó là PTGT đường gì, và dạy chúng ta cách đi khi tham gia các PTGT - Lần 2: Đọc kết hợp tranh minh họa 3. Đàm thoại – giảng giải – trích dẫn * Phần 3: Biệt tài tý hon + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? + Bài thơ của tác giả nào? + Bạn nhỏ đã kể chuyện với ai sau khi được cô dạy bài thơ? + Cô đã dạy cho bạn nhỏ bài thơ gì? + Máy bay là ptgt đường gì? - Cô đọc trích dẫn: “ Mẹ, mẹ ơi cô dạy ……………… Chạy đường thủy mẹ ơi”. + Khi đi trên đường bộ thì phải đi như thế nào? + Khi ngồi trên tàu xe thì như nào? + Đến ngã tư đường phố đền đỏ phải làm sao? - Cô đọc trích dẫn: “ Khi đi trên đường bộ ………............. Không bao giờ quên được”. * Giải thích từ khó “ Thò đầu” là khi tham gia giao thông mà ngồi trên các PTGT không được ngó nghiêng, nhìn linh tinh cho đầu ra cửa sổ => Khi đi trên đường các con phải chấp hành đúng luật lệ giao thông, đi bên phải, đội mũ bảo hiểm, quan sát tín hiệu đèn giao thông và đặc biệt là các con còn nhỏ khi đi sang đường phải có người lớn dắt sang 4. Dạy trẻ đọc thơ * Phần 4: Tài năng bé yêu - Cô cho cả lớp đọc 2 - 3 lần - Cô cho đọc theo tổ, nhóm, cá nhân đan xen. Trong quá trình trẻ đọc cô bao quát sửa sai cho trẻ, sửa cho những trẻ nói ngọng, những đoạn ngắt nghỉ theo các câu thơ trong bài thơ. Cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời. * Phần 5: Chung sức + Cách chơi: Trên bảng có 3 bức tranh đã dán các cột đèn giao thông nhưng chưa có tín hiệu đèn. Nhiệm vụ của các đội là lên dán các đèn tín hiệu vào cột đèn. Các đội đứng thành 3 hàng dọc, khi bắt đầu bản nhạc 3 bạn đầu hàng của 3 đội đi theo đường hẹp lên lấy đúng màu tín hiệu đèn để dán vào cột đèn giao thông, dán xong chạy về cuối hàng đứng. Bạn tiếp theo lên và dán cứ như vậy thời gian là 1 bản nhạc. Đội nào dán được đúng và nhiều đèn tín hiệu sẽ là đội thắng cuộc. + Luật chơi: Mỗi bạn chơi chỉ dán một tín hiệu đèn - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả của từng tổ 6. Kết thúc - Cô nhận xét nhẹ nhàng và ra chơi. |
- Trẻ vỗ tay - Trẻ vỗ tay - Trẻ chú ý quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Cô dạy con - Bùi Thị Tình - Kể với mẹ - Bài PTGT - Đường hàng không - Trẻ lắng nghe - Đi trên vỉa hè - Không thò đầu cửa sổ - Phải dừng lại - Trẻ chú ý nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Cả lớp đọc - Mỗi tổ đọc 1 lần - 1(2) nhóm đọc - 2 trẻ đọc - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ kiểm tra cùng cô - Trẻ ra chơi |
![]() |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Các con đang học chủ đề gì? - Cô cũng có một bộ sưu tập về các PTGT đấy, mời các con hãy hướng lên màn hình + Các con vừa xem hình ảnh gì? + Đây là PTGT đường gì? => Máy bay giúp ích cho con người vận chuyển hang hóa, chở người, và có một bài hát của nhạc sĩ Xuân Giao nói về anh phi công lái máy bay mà chúng ta vẫn gặp hàng ngày và được thể hiện qua bài hát “Anh phi công ơi” 2. Nghe hát: Anh phi công ơi của tác giả “Xuân Giao” - Cô mở một đoạn nhạc bài hát “Anh phi công ơi” cho trẻ đoán - Lần 1: Cô hát thể hiện tình cảm + Cô vừa hát xong bài hát gì? + Bài hát do ai sáng tác? + Trong bài hát nói về nội dung gì? -> Bài hát nói về tình cảm của bạn nhỏ đối với anh phi công, và ước mơ của bạn nhỏ khi lớn lên muốn trở thành chú phi công đấy các con ạ - Lần 2: Cô hát và minh họa - Lần 3: Trẻ hưởng ứng cùng cô 3. Dạy vận vỗ tay theo nhịp: An toàn giao thông - Có một bài hát rất hay nói về niềm hạnh phúc khi tham gia giao thông an toàn đó là bài hát “An toàn giao thông” của tác giả Trần Thanh Tùng chúng mình cùng lắng nghe và xem cô vỗ tay theo nhịp với lời bài hát nhé - Lần 1: Cô hát và vỗ tay minh hoạ - Lần 2: Cô cho trẻ xem video vỗ tay theo nhịp bài hát - Cho cả lớp hưởng ứng cùng cô - Luân phiên từng tổ, nhóm vận động - Cá nhân trẻ hát - Trong quá trình trẻ hát, và vỗ tay cô bao quát sửa sai cho trẻ kịp thời, cho trẻ hát theo nhạc khi trẻ đã thuộc, hát đúng. 4. Trò chơi: Hát theo hình vẽ - Cô giới thiệu trò chơi: Hát theo hình vẽ - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi - Cách chơi: Ban tổ chức đã chuẩn bị một cây có rất nhiều hoa ẩn trong mỗi bông hoa là các bức tranh. Yêu cầu các đội cử đại diện của đội mình lên hái một bông hoa cho đội mình, các đội hái hoa xong về đội và mở bông hoa ra xem đội mình hái được bông hoa mang hình ảnh gì và chương trình dành 1 phút cho các đội hội ý tìm bài hát có nội dung phù hợp với bức tranh, đội nào có tín hiệu trước thì dành được quyền trả lời trước các thành viên trong đội hãy thể hiện bài hát có nội dung phù hợp với bức tranh nếu thể hiện đúng đội đó sẽ được 10 bông hoa trong phần thi này. - Luật chơi: Đội nào không tìm được bài hát có nội dung phù hợp với bức tranh của đội mình thì đội đó sẽ không được tính điểm trong phần thi này. - Tổ chức: Cho trẻ lên chơi 2-3 lần - Cô bao quát động viên khuyến khích, nhận xét trẻ chơi 5. Kết thúc - Cô nhận xét và cho trẻ ra ngoài chơi |
- Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Anh phi công lái máy bay - Đường hàng không - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý nghe hát - Anh phi công ơi - Tác giả Xuân Giao - Trẻ trả lời - Chú ý lắng nghe - Trẻ hưởng ứng - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý xem - Cả lớp vận động - Tổ, nhóm vận động - Cá nhân vận động - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ ra chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn