Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | ||
Đón trẻ | 80 – 90 phút | - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá - Trò chuyện với trẻ về lễ hội thành bản phủ - đền Hoàng Công Chất |
|||
Thể dục sáng | *Nội dung: Hô hấp: Tiếng còi tàu - Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra trước - Bụng, lườn: Cúi về phía trước. - Chân: Bước lên phía trước |
* Mục tiêu Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm: Hô hấp, tay, chân, bụng - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
|||
Hoạt động học | 20 – 25 phút |
Thể dục Bật xa TC: Đuổi bóng |
KPKH Trò chuyện Lễ hội đền thờ Hoàng Công Chất |
||
HĐ chơi ngoài trời | 30-40 phút |
|
|||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - Góc pv: Gia đình, bán hàng - Góc xây dựng: Xây công viên - Góc tạo hình: Làm tranh ảnh về đền Hoàng Công Chất…bằng hột hạt, len.. - Góc TN: Chăm sóc cây xanh |
* Mục tiêu -Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi. - Trẻ biết nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh -Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình... - Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ |
||
Ăn trưa | 60 -70 phút | - Kê ghế khi ăn, Trẻ hình thành thói quen trật tự khi ăn, ăn chậm nhai kỹ các loại quả có hạt. Gọi tên các món ăn trong các bữa ăn. |
|||
Ngủ trưa | 140 -150 phút | - Trẻ biết nói với cô giáo nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh bằng câu đơn - Thực hiện đúng quy định của giờ ngủ, không nghịch đc khi ngủ |
|||
Ăn bữa phụ | 20 - 30 phút | - Trẻ biết dùng bát thìa đúng cách, dùng cốc uống nước đúng cách. | |||
Chơi, hđ theo ý thích | 70 -80 phút | - LQKTM: TC về lễ hội Hoàng Công Chất - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- TCM: Chuyền bóng qua cầu - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
||
Trả trẻ | 60 - 70 phút | - Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa quần áo gọn |
|||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
nhân vào đúng nơi quy định, Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
|||
* Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi, chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ * Trọng động: Tập bài tập phát triển chung , mỗi động tác tập 2l x 8n * Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - VĐ theo nhạc bài Inh lả ơi |
|||
Văn học Thơ: Làng em buổi sáng |
Tạo hình Tô màu tranh thành Bản Phủ |
Âm nhạc NDTT: NH: Inh lả ơi NDKH: VĐ múa: Xòe hoa TC: Vòng tròn kì diệu |
|
Chơi cùng nhau tiết kiệm nước... Trời nắng trời mưa… các nguyên vật liệu thiên nhiên …….. |
|||
* Chuẩn bị - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ - Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi.. - Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán, mẫu in - Tranh ảnh các nguồn nước |
* Tổ chức hoạt động: ` Cô tập trung trẻ cho trẻ đọc thơ” Cầu vồng”, cho trẻ nhắc góc chơi vai chơi đã thực hiện trong chủ đề ` Cô cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc, cô gợi ý cho trẻ vẽ, làm tranh các httn tại góc tạo hình, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi trẻ biết chơi đoàn kết ` Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan góc xây dựng, cho trẻ thu dọn đd đc, vệ sinh cá nhân rửa tay |
||
- Trẻ ăn các món ăn ở trường, uống nước đun sôi - Trò chuyện và nhận biết việc khi ăn không cười đùa, không uống hoặc ăn |
|||
- Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt - Nhận biết và thực hiện đúng quy định về chỗ ngủ riêng theo giới tính |
|||
- Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn | |||
- Đọc thơ: Làng em buổi sáng - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Thực hiện hoàn thiện bài tạo hình - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Ôn hát, múa theo chủ đề - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
|
gàng, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, và học tập của trẻ. | |||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cho trẻ chơi “ném còn” + Con vừa chơi trò chơi gì? + Trò chơi ném còn của dân tộc nào? + Con thích chơi trò chơi không? =>Muốn chơi được trò chơi thì cơ thể phải khỏe mạnh vì vậy các con phải ăn uống đủ chất và thường xuyên tập luyện thể dục, vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ. Bây giờ cô và các con cùng nhau tập thể dục nào. 2. Khởi động - Cô cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu đi: Đi thường - đi bằng gót chân; đi thường - đi bằng mũi chân; đi thường - đi nhanh - chạy chậm- chạy nhanh- chạy chậm- đi nhanh- đi thường . - Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung - Tay: Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực. - Lưng, bụng; lườn: Cúi về phía trước. - Chân: Bước sang ngang b. Vận động cơ bản - Giới thiệu tên bài: “Bật xa ” - Cô làm mẫu - Lần 1: Cô làm mẫu trọn vẹn - Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích: Từ đầu hàng, cô bước ra trước vạch xuất phát tư thế chuẩn bị 2 tay chống hông, khi có hiệu lệnh “ bật” thì cô nhún mạnh 2 chân xuống và bật mạnh về phía trước và chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 bàn chân sau đó cô về cuối hàng đứng. - Cô cho 1 trẻ khá lên thực hiện * Trẻ thực hiện - Cô lần lượt cho trẻ lên thực hiện, cô bao quát sửa sai, động viên trẻ tập. - Cho 2 hàng thi đua cùng thực hiện - Củng cố cho cả lớp nhắc lại tên bài c. Trò chơi: Đuổi bóng - Cô giới thiệu tên trò chơi, cùng trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Nhận xét giờ chơi 4. Hồi tĩnh - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng vòng quanh sân tập. 5. Kết thúc - Cô nhận xét, cho trẻ ra chơi. |
- Cả chơi - Ném còn - Dân tộc thái - Trẻ lắng nghe. - Trẻ đi các kiểu đi - 3 lần x 8 nhịp - 4 lần x 8 nhịp - 4 lần x 8 nhịp - Trẻ chú ý xem cô tập - Trẻ chú ý xem và lắng nghe. - Trẻ chú ý xem bạn - Trẻ lên tập - Trẻ nhắc lại tên bài -Trẻ lắng nghe cô -Trẻ chơi - Trẻ đi nhẹ nhàng - Trẻ ra chơi |
![]() |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho trẻ hát bài “Inh lả ơi” + Các con vừa hát bài hát gì? + Các con vừa hát bài hát của dân tộc nào - Các con ơi, bài hát dân ca của dân tộc thái, và tháng 2 âm lịch này có 1 ngày đặc biệt tưởng nhớ về nghĩa quân áo vải cùng tướng quân Hoàng Công Chất. Hôm nay, cô và các con cùng tìm hiểu về lễ hội Thành Bản Phủ nhé! 2. Trò chuyện về lễ hội Thành bản phủ - Đền Hoàng Công Chất. - Tháng 2 âm lịch đã đến và quê ta tổ chức lễ hội Thành bản phủ. Đây là nét văn hóa đặc trưng của người dân Điện Biên, đó là lễ hội cảm ơn công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của vị tướng quân Hoàng Công Chất. Cô và các con cùng xem, lễ hội ở quê mình như thế nào nhé. - Xem hình ảnh đoàn người rước vị anh hùng Hoàng Công Chất về và trò chuyện + Đoàn Người làm lễ kia có gì đặc biệt? + Theo con, đoàn người làm lễ tế kia đi đâu? Đoàn người đi rước những vị anh hùng về đền bản phủ. - Cho trẻ xem hình ảnh rước các vị anh hùng vào đền thờ Hoàng Công Chất. - Cho trẻ xem hình ảnh cúng Cụ Hoàng Công Chất + Mọi người đang làm gì? - Cô giới thiệu: Mọi người đang dâng hương cụ Hoàng Công Chất cầu cho mưa thuận gió hòa dân làng được che chở bình an. - Cho trẻ xem hình ảnh lễ tế và giới thiệu: Mọi người đang làm lễ tế => Năm nay là năm lễ hội đền Hoàng Công Chất được tổ chức rất to và hoành tráng. vào ngày lễ sẽ có tất nhiều các hoạt động như rước kiệu ông hoàng; dâng hương tưởng nhớ, lễ tế… còn có các hoạt động khác như các trò chơi dân tộc truyền thống; Đêm trình diễn văn nghệ hay các gian hàng truyền thống và các hoạt động khác nữa. + Vừa rồi cô và các con đã tìm hiểu lễ hội gì? - Giáo dục: Lễ hội Thành Bản Phủ là nét đẹp truyền thống của địa phương giúp các thế hệ sau như chúng ta hiểu rõ và biết ơn các anh hùng đã hy sinh cho mảnh đất Điện Biên như Ông Hoàng Công Chất và nghĩa quân 5. Kết thúc - Cho trẻ hát múa bài xoè hoa, chuyển hoạt động. |
- Cả lớp hát 1 lần - Trẻ hát - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô, nhận xét câu trả lời của bạn. - Trẻ chú ý - Trẻ chú quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý quan sát, trả lời câu hỏi của cô, nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn. - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý - Lễ hội đền Hoàng - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cùng trẻ hát bài hát “Quê hương tươi đẹp”. + Cô con mình vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về điều gì? + Quê hương mình đang ở có tên gì? + Quê hương Điện Biên có những di tích lịch sử nào? + Các con đã được vào Đền Hoàng Công Chất Chưa? + Các con thấy quên hương mình như thế nào => Có một bài thơ rất hay nói về làng quê bình yên đó là bài thơ: Làng em buổi sáng của nhà thơ: Nguyễn Đức Hậu. 2. Cô đọc mẫu - Lần 1: Cô đọc diễn cảm - Lần 2: Kết hợp chỉ hình ảnh minh họa 3. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? + Do ai sáng tác + Tiếng chim hót ở đâu? + Trong vườn xẩy ra điều gì? + Hoa quả đã cùng làm gì? “Tiếng chim hót Ở trong vườn Vườn xôn xao Cành lá vẫy Hoa quả dạy Cùng toả hương” - Giảng giải: “Toả hương” là hoa quả có mùi hương lan toả khắp nơi - Cho trẻ nhắc lại từ: “Toả hương” 2-3 lần + Ngoài ra chim còn hót ở đâu? + Làm cho ao như thế nào? + Cá thì làm sao? “Tiếng chim hót Ở bờ ao Làm cho ao Rung rinh nước Gọi cá thức Mà tung tăng”. - Giảng giải: “Tung tăng” là thể hiện sự thích thú, di chuyển không ngừng từ chỗ này sang chỗ kia - Cho trẻ nhắc lại từ: “Tung tăng” 2-3 lần + Các con thấy làng được nhắc ở trong bài thơ như thế nào? => Các con ạ! Làng trong bài thơ thật đẹp thật yên bình qua tiếng chim hót mà cảnh vật thật nên thơ như 1 bức tranh quê mộc mạc giản dị và làm cho ai xa quê cũng nhung nhớ muốn quay về. Vì vậy các con phải biết yêu quê hương, bản làng và giữ cho bản làng luôn sạch sẽ xanh tươi nhé! 4. Dạy trẻ đọc thơ - Cho cả lớp đọc cùng cô theo hình ảnh trên máy tính. - Cho trẻ đọc luân phiên theo tổ - Cho trẻ đọc theo nhóm - Cho cá nhân trẻ đọc - Trong quá trình trẻ đọc cô chú ý sửa sai, khuyến khích trẻ làm động tác minh họa phù hợp nội dung bài. 5. Kết thúc - Cô nhận xét nhẹ nhàng và cho trẻ ra chơi |
- Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Làng em buổi sáng - Nguyễn Đức Hậu - Ở trong vườn - Hoa quả dạy - Cùng toả hương - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ nói - Ở bờ ao - Rung rinh nước - Cá thức dạy bơi tung tăng - Trẻ lắng nghe - Trẻ nói - Trẻ chú ý lắng nghe - Cả lớp 2 (3)lần - Mỗi tổ đọc 1 đoạn - Mỗi tổ đọc 1 lần - 1(2) nhóm đọc - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Giợi mở - Cô cho trẻ hát bài "Quê hương tươi đẹp" - Các con vừa hát bài hát gì? - Các con sinh ra ở đâu? - Ngày chủ nhật vừa rồi ở bản phủ có lễ hội gì? - Trong lễ hội có những hoạt động nào? => Lễ hội đền Hoàng Công Chất là lễ hội lớn nhất của Bản Phủ chúng ta. ở đó có rất nhiều hoạt động khác nhau như: Rước kiệu, bái lễ, và các trò chơi, văn nghệ chào mừng và hôm nay cô con mình sẽ cùng xem lại các hình ảnh của thành Bản Phủ nhé! 2. Quan sát đàm thoại mẫu + Cô có bức tranh gì đây? + Tranh vẽ về gì? + Bức tranh được cô tô màu như thế nào? + Thành Bản Phủ có hình dáng như nào? => Cô chốt lại: đây là bức tranh cô tô màu bức tranh Thành Bản Phủ với cái cổng vòng cong, cô tô màu nâu cho giống nền gạch, lá cờ cô tô màu đỏ, ngôi sao màu vàng, khi tô cô tô kín hình không chờm ra ngoài. 3. Cô tô mẫu - Cô hỏi trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút vẽ, tô màu. - Cô tô mẫu một lần khi tô cô nói cách tô cho trẻ nhắc trẻ tô kín hình di đều màu. Cô cho trẻ cùng thực hiện làm thao tác tô cùng cô - Để bức tranh thêm đẹp hơn cô tô màu nền cho bức tranh (Cô nói cách chọn màu và cho trẻ tìm màu và thực hiện cùng cô) 4. Trẻ thực hiện - Cô nhắc nhở trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút, cách cầm giấy. - Khi trẻ tô cô quan sát nhắc nhở, động viên trẻ vẽ trẻ. + Trẻ yếu cô nhắc lại kỹ năng tô và giúp đỡ trẻ để trẻ có thể hoàn thiện sản phẩm của mình. - Cô khuyến khích trẻ sáng tạo, tô màu con đường cho đẹp hơn. - Trẻ thực hiện cô mở nhạc không lời nhẹ nhàng 5. Nhận xét trưng bày sản phẩm - Cô cho trẻ treo tranh lên trưng bày - Trẻ nhận xét tranh của mình, của bạn. + Con thích bức tranh của bạn nào nhất? + Vì sao con thích? + Bạn tô gì? Bạn tô màu như thế nào? + Để tô được bức tranh con cần có gì, tô như thế nào? Bạn tô có giống tranh mẫu không? => Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ có bài làm tốt, động viên trẻ khác trong giờ sau cố gắng hoàn thiện bài tốt hơn. - Giáo dục trẻ phải biết giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ ăn mặc phù hợp với thời tiết. 6. Kết thúc - Cho trẻ đứng dậy ra ngoài sân trường dạo chơi |
- Cả lớp cùng hát - Inh lả ơi - Lễ hội đền Hoàng - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát theo nhạc - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Tranh thành Bản Phủ - - Trẻ quan sát tranh. Trả lời câu hỏi của cô - Trẻ chú ý quan sát cô tô mẫu - - Trẻ thực hiện hứng thú - Mang sản phẩm lên trưng bày. - Trẻ nhận xét bài của bạn bổ sung ý kiến cho nhau - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ ra ngoài |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho trẻ đọc bài thơ “Làng em buổi sáng” + Các con vừa đọc bài thơ gì? + Quê hương con ở đâu? + Trên đất Điện Biên có những dân tộc nào sinh sống => Trên quê hương Điện biên có nhiều dân tộc anh em sinh sống và dân tộc thái có số lượng nhiều nhất và bài hát “Inh lả ơi” là bài hát mà không người thái nào không biết đấy các con ạ 2. Nghe hát: ”Inh lả ơi” dân ca thái - Cô thấy lớp mình học rất ngoan và giỏi cô sẽ hát tặng chúng mình bài Inh lả ơi, dân ca thái nhé! - Lần 1: Cô hát thể hiện tình cảm + Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát gì? + Bài hát của dân ca nào? - Bài hát có giai điệu mượt mà, mang âm hưởng dân ca. Bài hát còn hay hơn khi cô hát kết hợp với múa đấy. Các con cùng đón xem nhé - Lần 2: Cô hát và múa theo nhịp bài hát. - Lần 3: Cho trẻ nghe băng và hưởng ứng cùng cô. 2. Vận động múa: Xòe hoa. - Cho trẻ nghe giai điệu bài hát “Xòe hoa” + Chúng mình nhận ra giai điệu bài hát gì không? - Nào chúng mình cùng đứng lên hát thật hay bài hát này nhé! - Các con hát rất hay cô khen tất cả các con! - Bài hát này nếu múa rất đẹp hôm nay cô sẽ dạy các con múa bài “Xòe hoa” => Bài hát xòe hoa, dân ca Thái thể hiện không khí vui tươi, rộn ràng, ngập tràn âm thanh của tiếng cồng chiêng, tiếng khèn, tiếng sáo trong những dịp lễ hội, tết của người dân nơi đây. Đặc biệt ở đó họ nhảy múa, thể hiện sự gắn bó tình yêu quê hương, đất nước qua điệu múa xòe hoa mang đậm văn hóa của người dân nơi đây. *Vận động - Múa minh họa: Tay cầm tay bạn bên cạnh cùng đưa lên theo nhịp bài hát sau đó ký 1 chân theo mỗi nhịp tay đưa lên nhịp nhàng đến hết bài hát. + Lần 1: Đứng vòng tròn múa + Lần 2: Trẻ múa tại chỗ - 3 tổ đứng thành 3 vòng tròn để múa 4. Trò chơi : Ai đoán giỏi. - Cô nói tên trò chơi . - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô bao quát,động viên, khuyến khích trẻ chơi 5. Kết thúc - Cô nhận xét giừo học, cho trẻ nhẹ nhàng ra ngoài chơi. |
- Trẻ đọc thơ - Làng em buổi sáng - Điện Biên - Trẻ kể - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Bài xòe hoa - Trẻ lắng nghe và hưởng ứng cùng cô - Trẻ hát cùng cô 1-2 lần - Trẻ lắng nghe - Trẻ nghe - Trẻ quan sát - Cả lớp vđ 2 lần - Trẻ múa vòng tròn - Trẻ múa tại chỗ - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ ra chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn