Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | ||
Đón trẻ |
80 – 90 phút | - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng - Trò chuyện với trẻ, xem tranh ảnh, băng đĩa về tên gọi, đặc điểm của một |
|||
Thể dục sáng |
- Hô hấp: Hít vào thở ra - Tay: bắt chéo 2 tay trước ngực - Bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải - Chân: Co giuỗi chân |
* Mục tiêu - Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm: Hô hấp, tay, chân, bụng - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
|||
Hoạt động học | 20 – 25 phút |
Thể dục Bật xa – bò chui qua cổng |
KPKH Trò chuyện về một số loại rau |
||
HĐ chơi ngoài trời | 30 – 40 phút |
|
|||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - GPV: Cửa hàng thực phẩm, gia đình, bác sĩ - GXD: Xây vườn rau - GTH: Vẽ, tô màu, xé, cắt dán rau - GST: làm sách truyện về các loại rau, - ÂN: Biểu diễn các bài về chủ đề |
* Mục tiêu - Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình. -Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi. - Trẻ có kỹ năng lắp ghép, vẽ, xé dán, các loại rau , chăm sóc cây - Trẻ có ý thức khi hoạt động, biết chăm sóc các loại cây rau |
||
Ăn trưa | 60 -70 phút | - Trò chuyện với trẻ về thực phẩm và các món ăn trong các bữa cơm gia đình: Trứng - Trò chuyện về sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật. |
|||
Ngủ trưa | 140 -150 phút | - xắp xếp gối và đắp chăn khi đi ngủ. |
|||
Ăn bữa phụ | 20 -30 phút | - Trẻ có thói quen giữ vệ sinh ăn uống. - Có thói quen ăn xong xúc miệng. |
|||
Chơi, HĐ theo ý thích | 70 -80 phút | - LQKTM: TC về 1 số loại rau - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- TCM: Lá và gió - LQKTM: Truyện: Chú đỗ con - Nêu gương cuối ngày |
||
Trả trẻ | 60-70 phút | - Giờ trả trẻ cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa - Nhắc trẻ chào cô, chào các bạn, chào bố mẹ | |||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
cá nhân vào đúng nơi quy định, số loại rau: ăn củ, ăn quả, ăn lá… , trẻ chơi theo ý thích. - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
|||
* Tổ chức hoạt động *Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi, chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác tập 2l x 4n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - Tập theo nhạc bài Em yêu cây xanh |
|||
Văn học Truyện: Chú đỗ con |
Tạo hình Làm bắp ngô (EDP) |
Âm nhạc Biểu diễn: Sắp đến tết rồi, mùa hoa NH: Vườn cây của ba TC: Vũ điệu hóa đá |
|
trồng rau, theo dõi nước chảy ra, vật nổi trong nước, bầu trời…. trên cát, đồ chơi ngoaì trời…. |
|||
* Chuẩn bị - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ - Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi.. - Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán, mẫu in - Tranh ảnh các loại quả |
* Tổ chức hoạt động: - Cô tập trung trẻ cho trẻ đọc đồng dao về các loại rau, cho trẻ nhắc góc chơi vai chơi đã thực hiện trong chủ đề - Cô cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc, cô gợi ý cho trẻ làm anbum các loại rau tại góc sách, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi trẻ biết chơi đoàn kết - Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan góc thiên nhiên xem sự nảy mầm của các loại cây rau, cho trẻ thu dọn đd đc, vệ sinh cá nhân rửa tay |
||
rán, cá kho, thịt luộc, canh rau. | |||
-Trẻ có thói quen, lễ phép khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh. | |||
- Có thói quen ăn xong xúc miệng. | |||
- Trải nghiệm chăm sóc, trồng cây xanh. - LQKTM: Nặn rau ăn củ - Nêu gương cuối ngày |
- Thực hiện vở bé LQCC - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Ôn các bài hát trong chủ đề Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
|
quần áo | |||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài “Bắp cải xanh” + Con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về rau gì => Muốn cơ thể khỏe mạnh thì chúng mình phải ăn uống đủ chất đặc biệt là ăn thêm cả rau và thường xuyên tập luyện thể dục, vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ. Bây giờ cô và các con cùng nhau tập thể dục nào. 2. Khởi động - Cô cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu đi: Đi thường - đi bằng gót chân; đi thường - đi bằng mũi chân; đi thường - đi nhanh - chạy chậm- chạy nhanh- chạy chậm- đi nhanh- đi thường . - Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung - Tay: Đưa lên cao ra phía trước, sang 2 bên - Bụng: Nghiêng người sang trái, sang phải - Chân: Ngồi xổm, đứng lên b. Vận động cơ bản - Giới thiệu tên bài: “Bật xa – chui qua cổng” - Cô làm mẫu: - Lần 1: Cô làm mẫu trọn vẹn - Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích: Từ đầu hàng, cô bước ra trước vạch xuất phát tư thế chuẩn bị 2 tay chống hông, khi có hiệu lệnh “bật” thì cô nhún mạnh 2 chân xuống và bật mạnh về phía trước và chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 bàn chân sau đó cô đi về phía cổng chui, người ở tư thế bò bằng bàn tay, cẳng chân bò qua cổng sau đó đứng lên đi về cuối hàng đứng. - Cô cho 1 trẻ khá lên thực hiện * Trẻ thực hiện - Cô lần lượt cho trẻ lên thực hiện, cô bao quát sửa sai, động viên trẻ tập. - Cho 2 hàng thi đua cùng thực hiện - Củng cố cho cả lớp nhắc lại tên bài 4. Hồi tĩnh - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng vòng quanh sân tập. 5. Kết thúc - Cô nhận xét, cho trẻ ra chơi. |
- Cả lớp hát - Bắp cải xanh - Rau bắp cải - Trẻ lắng nghe. - Trẻ đi các kiểu đi - 4 lần x 4 nhịp - 3 lần x 4 nhịp - 4 lần x 4 nhịp - Trẻ chú ý xem cô tập - Trẻ chú ý xem và lắng nghe. - Trẻ chú ý xem bạn - Trẻ lên tập - Trẻ nhắc lại tên bài - Trẻ đi nhẹ nhàng - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú. - Cho trẻ lại gần cô, giới thiệu cho trẻ hát bài “Bắp cải xanh” => Các con vừa hát bài hát rất hay về rau xanh, cô giáo sẽ tặng cho mỗi tổ 1 rổ rau, bây giờ chúng mình hãy về chỗ ngồi cùng quan sát thật kỹ các loại rau trong rổ (cô phát cho mỗi tổ 1 rổ rau đã chuẩn bị) 2. Quan sát, đàm thoại a. Rau bắp cải - Trong rổ của chúng mình có rất nhiều loại rau, nhưng cô muốn chúng mình chọn giúp cô những cây rau giống như của cô nào? + Đó là rau gì? + Rau bắp cải có những đặc điểm gì? + Kể các món ăn từ rau bắp cải? (2-3 trẻ) + Ăn rau bắp cải giúp ích gì cho cơ thể? + Muốn có nhiều rau cải các con phải làm gì? =>Rau bắp cải là loại rau ăn lá, có lá to xếp chồng cuộn lại với nhau. Có rất nhiều món ăn được làm từ rau bắp cải: Xào, luộc, nộm rau, ăn rau bắp cải cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể. b. Rau cải thìa - Các con tìm cho cô rau giống hình ảnh trên đây + Đó là rau gì? + Rau cải thìa có những đặc điểm gì? + Kể các món ăn từ rau cải thìa? + Ăn rau cải thìa giúp ích gì cho cơ thể? => Rau cải thìa cuống lá nhỏ dài, phía trên lá to, có nhiều gân lá, lá nhẵn có màu xanh, rau cải thìa làm được nhiều món ăn: Xào, luộc, muối dưa, làm nộm,…, ăn su hào cung cấp chất vitamin cho cơ thể. c. Quả đỗ - Các con tìm cho cô quả giống hình ảnh trên đây + Đó là quả gì? + Quả đỗ có những đặc điểm gì? + Kể các món ăn từ quả đỗ? + Ăn quả đỗ giúp ích gì cho cơ thể? + Muốn có nhiều quả đỗ các con phải làm gì? => Quả đỗ là rau ăn quả, đỗ có dạng nhỏ dài, vỏ quả nhẵn, quả đỗ có màu xanh, dùng để luộc, nấu canh, xào…,ăn đỗ cung cấp rất nhiều chất vitamin cho cơ thể, đỗ được trồng trong gia đình để ăn quả, muốn có nhiều đỗ chúng mình phải chăm sóc bảo vệ cây. d. So sánh: Rau bắp cải và rau cải thìa + Tau bắp cải và rau cải thìa có đặc điểm gì giống và khác nhau? * Giống nhau - Đều là rau ăn lá, ăn cung cấp chất vitamin cho cơ thể, cần chăm sóc tưới nước, bắt sâu, nhỏ cỏ cho cây tươi tốt. * Khác nhau - Rau bắp cải lá to xếp cuộn lại với nhau thành khối tròn còn cải thìa là loại rau có cuống dài mọc so le nhau thành cây rau. => Cô củng cố lại câu trả lời của trẻ. 4. Mở rộng - Cho trẻ xem hình ảnh về 1 số loại rau. =>Có rất nhiều loại rau ăn lá như: Rau dền, rau ngót, rau đay, mồng tơi.... Các loại rau này nấu được rất nhiều món ăn ngon... 5. Trò chơi: Thi xem ai nhanh - Cô giơi thiệu trò chơi và cách chơi, luật chơi - Cách chơi: Chia lớp làm 2 tổ. Lần lượt từng trẻ của mỗi đội sẽ bât liên tục vào vòng lên lấy 1 loại rau theo yêu cầu của cô, thời gian kết thúc đội nào lấy được nhiều rau hơn thì đội đó thắng. - Luật chơi: Mỗi lần lên trẻ chỉ được lấy 1 cây rau. - Tổ chức cho trẻ chơi 1, 2 lần (chọn rau ăn lá, rau ăn quả) - Cô bao quát, khích lệ trẻ chơi. - Nhận xét kết quả chơi, giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ rau, ăn nhiều rau xanh để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. 6. Kết thúc - Cho trẻ nhẹ nhàng thu dọn đồ dùng |
- Cả lớp hát 1 lần - Rau bắp cải - Trẻ quan sát, trả lời - Trẻ kể: xào, luộc.. - Cung cấp vitamin - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chọn, giơ rau cải thìa - Trẻ nêu đặc điểm - 1(2) trẻ kể - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý nghe - Trẻ tìm giơ lên - Quả đỗ - Trẻ trả lời - Trẻ kể tên - Cung cấp vitamin - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ so sánh - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nhẹ nhàng cất đồ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Trò chuyện gây hứng thú - Cô cho trẻ quan sát quả đỗ cô cùng trẻ trò chuyện về quả đỗ. + Đây là quả gì? + Qủa đỗ có đặc điểm gì? + Qủa đỗ có màu gì? => Đây là quả đỗ, quả đỗ có vỏ, hạt, vỏ có màu xanh. ăn đỗ cung cấp VTMA làm cho da dẻ hồng hào để biết được quả đỗ lớn lên như thế nào các con lắng nghe cô kể câu chuyện chú đỗ con nhé. 2. Kể diễn cảm * Lần 1: Cô kể thật diễn cảm kết hợp với các động tác minh hoạ + Cô vừa kể câu truyện gì? - Cô còn có những hình ảnh rất đẹp vè chú đỗ con đấy, chúng mình cùng hướng lên tranh và nghe cô kể chuyện lần nữa nhé ! * Lần 2: Cô kể kết hợp cho trẻ xem tranh - Cô giới thiệu nội dung của truyện: Chú đỗ con => Nội dung: truyện cô vừa kể cho các con nghe nói về quá trình lớn lên của cây đỗ, từ một hạt đỗ con nhờ có đất, có không khí, có ánh nắng mặt trời mà mầm đỗ đã lớn lên. 3. Đàm thoại - giảng giải - trích dẫn. + Trong chuyện có những nhân vật nào? => Trong chuyện " Chú đỗ con có: Cô mưa xuân, Chị gió xuân, Ông mặt trời + Chú đỗ con đang nằm ngủ ở đâu? + Khi tỉnh dậy Đỗ con thấy điều gì nào? + Chợt có tiếng gì bên ngoài? + Cô mưa xuân đã mang gì đến cho Đỗ con? => Có chú đỗ con ngủ khì trong chum khô ráo suốt cả 1 năm, một hôm tỉnh dạy chú ngạc nhiên khi thấy mình đã mình nằm giữa những hạt đất và được cô mưa xuân mang nước đến tắm mát cho Đỗ con - Trích: “Có 1 chú Đỗ con ....lại ngủ khì” + Có tiếng sáo vi vu của ai? + Chị gió xuân nói với đỗ con điều gì? + Chú Đỗ con đã như thế nào? + Có ai lại khẽ lay và nói gì với chú Đỗ con? + Đỗ con đã trả lời NTN? + Đỗ con đã trả lời bác mặt trời ntn? + Bác mặt trời đã động viên Đỗ con ra sao? + Đỗ con đã làm gì để chòi lên khỏi mặt đất? => Sau khi được chị gió xuân gọi và bác Mặt trời động viên mà Đỗ con đã vươn vai thật mạnh. Chú chồi lên khỏi mặt đất để thành 1 cây Đỗ con khỏe mạnh. * Từ khó: “Lớn phổng” nghĩa là lớn rất nhanh đấy các con ạ + Qua câu chuyện Chú đỗ con mà cô con mình vừa tìm hiểu các con thấy cây đỗ muốn lớn được cần phải có gì? => Các con ạ, cây Đỗ cũng giống như tất cả tất cả các loại cây xanh khác muốn mọc thành cây rồi ra hoa kết quả được thì cần phải có đất, có nước, có không khí, có ánh sáng mặt trời, và nhất là phải bàn tay chăm sóc của con người đấy. + Muốn cây được xanh tốt các con phải làm gì? => Muốn cây được xanh tốt các con phải tưới nước nhổ cỏ bắt sâu... - Cô kể cho trẻ nghe 1 lần cô khuyến khích trẻ kể chuyện cùng cô. - Cô cùng trẻ chơi trò chơi gieo hạt. 4. Kết thúc. Cho trẻ nhẹ nhàng ra ngoài chơi |
- Quả đỗ - Trẻ trả lời - Màu xanh - Lắng nghe - Trẻ lắng nghe cô kể chuyện - Chú đỗ con - Trẻ Lắng nghe - Trẻ nói - Trong chum ạ - Thấy mình nằm trong đất - Tiếng lộp bộp - Mang nước - Lắng nghe - Chị gió xuân - Dậy đi em mùa xuân đẹp lắm - Cựa mình, lớn phổng lên - Bác mặt trời - Trên đấy lạnh lắm - Bác sẽ sưởi ấm cho cháu - Vươn vai thật mạnh - Lắng nghe - 2 - 3 trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Chăm sóc, tưới nước cho cây - Lắng nghe - Trẻ kể chuyện cùng cô - Trẻ chơi gieo hạt - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Hỏi - Cô dùng thủ thuật để xuất hiện bắp ngô - Cô cầm một bắp ngô và hỏi trẻ: + Các con biết đây là gì không? Các con đã bao giờ ăn bắp ngô chưa? - Trẻ sẽ được khuyến khích trả lời và chia sẻ kinh nghiệm của mình về ngô. Cô lắng nghe và tạo cơ hội cho tất cả trẻ tham gia. - Chúng ta sẽ cùng nhau tạo bắp ngô nhé 2.Tưởng tượng + Các con hãy suy nghĩ xem, các con định làm bắp ngô như thế nào? Bằng chất liệu gì? + Các con hãy tượng tượng xem bắp ngô có những phần nào? + Chúng ta sẽ làm lõi ngô từ gì? + Để hạt ngô dính được vào lõi ngô thì cần có gì? 3. Lên kế hoạch hay thiết kế - Các nhóm bàn bạc, thảo luận và đưa ra ý tưởng rồi nói lại với trưởng nhóm nhé! - Sau khi trẻ hoàn thiện xong bản thiết kế thì cho trẻ chia sẻ với cô và các bạn về cách làm bắp ngô. - Cô đã chuẩn bị cho các con rất nhiều hạt ngô và bìa, xốp bọc quả, băng dính để các con làm bắp ngô đấy! Bây giờ các con hãy chọn nguyên vật liệu để cùng nhau làm bắp ngô thật đẹp để tặng bạn nhỏ nhé! 4. Thực hiện hay chế tạo - Cô cho các nhóm thực hiện chế tạo sản phẩm - Khi trẻ về thực hiện cô bao quát và đến từng nhóm hỗ trợ trẻ khi cần thiết.( Cô đặt câu hỏi để trẻ nói lên ý tưởng, cách thực hiện, khó khăn trong quá trình thưc hiện đưa ra giải pháp …) + Các con đang làm gì? + Các con làm bằng nguyên vật liệu gì? + Con có gặp khó khăn gì không? 5. Cải tiến hay thử nghiệm và thiết kế lại - Cô mời các nhóm lên trưng bày sản phẩm - Cô mời đại diện của từng nhóm lên thuyết trình, chia sẻ về quá trình làm bắp ngô của nhóm mình + Trước tiên nhóm con đã làm được gì? Và đã lựa chọn những nguyên liệu nào để làm bắp ngô? => Cô nhận xét đối với từng sản phẩm và hỏi trẻ phương án cải tiến nếu được làm lại. - Các nhóm đã làm được bắp ngô của mình và đã có ý tưởng cải tiến cho bắp ngô của nhóm mình được đẹp hơn, chắc chắn hơn. - Hôm nay các nhóm đã thực hiện làm bắp ngô rất đẹp và thành công. Cô khen tất cả các nhóm nào! - Các nhóm trưởng hãy đem bắp ngô để lên bàn để tí nữa cô con mình cùng đem đi trưng bày nhé! 6. Kết thúc - Giờ học đến đây là hết rồi, các con hãy cùng cô thu dọn đồ dùng và bỏ rác đúng nơi quy định giúp cô nào? - Cô mở nhạc cho trẻ thu dọn đồ dùng! |
- Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Bìa, hạt ngô - Lõi ngô, hạt ngô - Từ bìa - Keo, băng dính - Trẻ hoạt động - Trẻ trả lời - Trẻ hoạt động - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Làm bắp ngô - Bìa và hạt ngô - Trẻ lên trưng bày - Trẻ thuyết trình - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ thu dọn đồ |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho trẻ đọc bài thơ: “Cây đào” + Các con vừa đọc bài thơ gì? + Hoa đào là hoa tượng trưng cho mùa gì trong năm? => Mùa xuân là mùa của muôn loài hoa và mùa của lễ hội và hôm nay cô con mình cùng tổ chức lễ hội mùa xuân nhé! Để đến với lễ mùa xuân hôm nay cô con mình cùng nhau đi biểu diễn văn nghệ tiết mục đầu tiên xin mời tập thể lớp mẫu giáo bé B lên biểu diễn 2. Biểu diễn * Vận động vỗ tay theo nhịp bài “Quả” - Mở đầu chương trình là sự kết hợp hát và vỗ tay theo nhịp của tập thể lớp với bài: “Quả” - Xin 1 tràng pháo tay cho sự xuất hiện Nhóm nhạc “Mùa xuân”, “Hoa ban”, và “Phố núi” với phần giao lưu hát và vỗ tay theo nhịp bài “Quả” (Tổ, nhóm, tứ ca biểu diễn) * Bài:“Sắp đến tết rồi” - Tiếp theo chương trình là bài hát “ Sắp đến tết rồi ” do tập thể bé B thể hiện. (cả lớp hát) - Phần trình bày bài hát: “Sắp đến tết rồi” của tam ca “ba con mèo” - Đến với bài hát “Sắp đến tết rồi” là sự thể hiện của nhóm nhạc “Mùa xuân” (Tổ hát) - Cô động viên, khuyến khích, khen ngợi trẻ * Vận động vỗ tay theo nhịp bài hát:“Màu hoa” + Có một bài hát nói về màu sắc của các loài hoa đó là bài gì vậy? - Cô mời từng tổ lên biễu diễn bài hát. + Cô mời nhóm bạn trai lên biễu diễn + Cô mời nhóm bạn gái lên biễu diễn + Mời 1, 2 trẻ lên biễu diễn. 3. Nghe hát: Vườn cây của ba - Để góp vui cho buổi văn nghệ hôm nay cô giáo cũng có với tiết mục hát “Vườn cây của ba” - Cô hát và thể hiện minh hoạ bài hát. - Trẻ hưởng ứng cùng cô 4. Trò chơi: Hóa đá - Để buổi văn nghệ hôm nay thêm vui cô và các con cùng chơi trò chơi: Hóa đá - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô nói cách chơi và luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi - Cô động viên khuyến khích trẻ 5. Kết thúc - Cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng |
- Trẻ đọc thơ - Cây đào - Mùa xuân - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện theo giới thiệu - Cả lớp hát 2 lần - 3 trẻ biểu diễn - Tổ hát - Đó là bài “Màu hoa” - Tổ thực hiện 2(3) lần - 2 nhóm - 1( 2) trẻ - Lắng nghe - Trẻ hưởng ứng cùng cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi 3-4 lần - Trẻ ra chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn