Kế hoạch tuần 23 - Nhóm trẻ A

Thứ sáu - 14/02/2025 08:11
CHỦ ĐỀ: TẾT VÀ MÙA XUÂN
Chủ đề nhánh: Mùa xuân đến rồi
 
Thứ hoạt động Thời gian Thứ 2 Thứ 3
Đón trẻ 50 – 60 phút - Cô đón trẻ vào lớp, cô ân cần vỗ về trẻ để trẻ nín, dạy trẻ chào cô,
- Cho trẻ chơi tự do. Điểm danh
Tắm nắng Thể dục sáng * Nội dung:
- Hô hấp: Hít vào thở ra
- Tay: Đưa ra phía trước
- Lưng, bụng: Vặn người sang 2 bên
- Chân: Ngồi xuống đứng lên
* Mục tiêu:
- Trẻ biết tập theo cô các động tác đơn giản trong bài thể dục: Hít thở, tay, lưng/bụng và chân
- Trẻ có kỹ năng tập các động tác theo cô
- Trẻ có ý thức tham gia tập luyện
*Chuẩn bị: Trẻ thoải mái gọn gàng. Sân tập bằng phẳng
Chơi – tập Chơi tập có chủ định 40 – 50 phút Phát triển vận động
Bò theo hướng thẳng - Ném bóng về phía trước
 
Hoạt động nhận biết
Nhận biết mùa xuân
Dạo chơi ngoài trời 30 – 35 phút - Trải nghiệm nhặt rau, nhặt đỗ, dạo chơi ngoài trời……
- Trò chơi vận động: Nu na nu nống, mèo và chim sẻ, chi chi
- Chơi tự do: Chơi với lá, phấn, vòng, hột hạt, xâu luồn dây, vặn
Chơi – tập ở các khu vực chơi 30 – 35 phút * Nội dung:
- Góc phân vai: Bế em, nấu ăn, ru em ngủ
- Góc vận động: Chơi với ô tô, bóng
- Góc hoạt động với đồ vật: Xâu vòng hoa, lá
- Góc sách: Xem tranh ảnh, di màu hoa đào, hoa ban
* Mục tiêu:
- Trẻ biết các nhóm chơi, biết vào vai chơi, bế em, cho em ăn, ru em ngủ, nấu ăn dưới sự hướng dẫn của cô, biết bật vào vòng, lăn bóng, xâu vòng, mở sách, di màu hoa….
- Trẻ biết được các thao tác vai..
- Trẻ có ý thức giữ gìn đồ chơi…
Ăn chính 50 – 60 phút - Cho trẻ đi rửa tay cho trẻ kê ghế vào bàn ngồi ăn, cô cùng trẻ gọi
Rơi vãi cơm, ăn xong cho trẻ cầm cốc uống nước xúc miệng
Ngủ trưa 140 -150
Phút
- Trẻ thực hiện ngủ trưa tại trường theo chế độ sinh hoạt. Trẻ tập
Ăn phụ 20 – 30 phút -Trẻ thích nghi với chế độ ăn, ăn được các loại thức ăn khác nhau
Chơi – tập 50 – 60 phút - LQKTM: Nhận biết mùa xuân
- Chơi ở các góc theo ý thích
- Trò chơi mới: Bóng màu và các hộp màu
- Trẻ chơi chắp ghép hình, xếp chồng các khối gỗ
Ăn chính 50- 60
Phút
- Cô cho trẻ kê ghế vào bàn ăn, rửa tay trước khi ăn, dạy Trẻ tự xúc
Trả trẻ 50 – 60 phút Trao đổi thông tin của trẻ trong ngày với phụ huynh
           


Thời gian thực hiện chủ đề: 4 tuần, từ ngày 20/1 đến ngày 21/2/2025
Tuần 23: Từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 21 tháng 2 năm 2025
*GV dạy sáng: Lò Hà                                                           Chiều: Lò Phúc
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Chào bố mẹ cho trẻ chơi với đồ chơi theo ý thích. Cô cùng trẻ trò chuyện về mùa xuân
 
* Tổ chức hoạt động
1.Khởi động: Đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng thành vòng tròn.
2. Trọng động: Tập mỗi động tác 3-4 lần.
3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng
VĐTN: Mùa xuân đến rồi
Chơi tập có chủ định
               Thơ: Cây đào
Hoạt động với đồ vật
Xâu vòng hoa trang trí
Âm nhạc
NDTT: NH: Cùng múa hát mừng xuân
   VĐTN: Mùa xuân đến rồi

Chành chành, gieo hạt, bắt bướm, gà trong vườn rau
Nút chai, đồ chơi ngoài trời….
* Chuẩn bị
- Đồ chơi Búp bê, đồ chơi nấu ăn, giường, chăn, gối
- Đồ chơi vòng, ô tô
- dây xâu, hoa, lá…
- Sách tranh ảnh về chủ đề mùa xuân đến rồi, giấy A4, bút màu
* Tổ chức hoạt động
`Trước khi chơi: Cô cùng trẻ đi xung quanh lớp xem các góc chơi có những góc chơi gì, cô giới thiệu các góc chơi và chơi như thế nào với những đồ chơi đó. Cô hướng dẫn trẻ về góc chơi
` Quá trình chơi: Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi và chơi cùng trẻ, cô nhập vai cùng trẻ
* Nhận xét: Cô đến từng góc, nhận xét và hướng dẫn trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định.
Tên các món ăn ở trường, trẻ tập xúc cơm ăn, cầm thìa bằng tay phải, ăn gọn gàng, không làm
Đi vệ sinh, lấy gối xếp vào chỗ ngủ và cất gối sau khi ngủ dạy đúng nơi quy định
Trẻ làm được 1 số việc với sự giúp đỡ của người lớn: xúc cơm, lấy nước uống.
 
- ÔKTC: Thơ: Cây đào
- Chơi ở các góc theo ý thích
- Ôn: PTVĐ: Bò theo hướng thẳng, ném bóng về phía trước
- Trẻ di màu hoa, quả, xem tranh ảnh ngày tết
Nghe các bài hát về mùa xuân
- T/C: Gà trong vườn rau
- Chơi ở các góc theo ý thích
Cơm, cô cùng trẻ gọi tên món ăn, trẻ tập xúc cơm ăn, cầm thìa bằng tay phải, ăn gọn gàng,
 
Hướng dẫn trẻ chào tạm biệt, lấy ba lô, cho trẻ nói từ: Chào cô, chào bố mẹ, các bạn con về

TUẦN 23
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MÙA XUÂN ĐẾN RỒI
Thời gian thực hiện: 1 tuần (Từ ngày 17/2 đến ngày 21/2/2025)
Ngày dạy: T2/17/2/2025
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
Bò theo hướng thẳng ném bóng về phía trước
I. Mục tiêu
     - Trẻ biết kết hợp tay chân nhịp nhàng bò giữa hai đường thẳng song song để tới đích. Biết phối hợp tay, mắt trọng thực hiện vận động ‘Bò theo hướng thẳng  ném bóng về phía trước’.
     - Trẻ có kĩ năng phối hợp tay chân mắt khi thực hiện vận động ‘Bò theo hướng thẳng -  ném bóng về phía trước’.
- Trẻ có ý thức khi tham gia tập luyện.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Xắc xô, 2 đường thẳng song song, bóng
2. Chuẩn bị của trẻ
- Bóng
- Tâm thế trẻ vui vẻ thoải mái khi tham gia hoạt động.
III. Tổ chức hoạt động  
     Hoạt động của cô          Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô đọc câu đố về mùa xuân
   “Mùa gì ấm áp
     Mưa phùn nhẹ bay
     Khắp chốn cỏ cây
     Đâm chồi nảy lộc”
+ Đó là mùa gì?
+ Mùa xuân là mùa của lễ hội, để cơ thể luôn khỏe mạnh để đi chơi xuân chúng mình phải làm gì?
=> Mùa xuân có rất nhiều hoạt động: Vui chơi, ăn uống..., ngoài vui chơi, ăn uống ra các con phải thường xuyên luyện tập thể dục, hôm nay cô dạy các con bài “Bò theo hướng thẳng - ném bóng về phía trước” để tập tốt các con cùng khởi động cùng cô nhé.
2. Khởi động
 - Cô cho trẻ đi thường, đi nhấc cao chân, đi thường, đi nhanh, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng thành vòng tròn.
3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- Tay: Đưa ra phía trước
- Lườn: Vặn người sang 2 bên
- Chân: Ngồi xuống, đứng lên
b. Vận động cơ bản: Bò theo hướng thẳng - ném bóng về phía trước
- Cô giới thiệu bài: Bò theo hướng thẳng - ném bóng về phía trước
- Cô tập mẫu:
+ Lần 1: Tập trọn vẹn.
+ Lần 2: Làm mẫu và giải thích: Từ đầu hàng cô đi đến vạch chuẩn cô quỳ trước vạch xuất phát tay không chạm vạch. Khi có hiệu lệnh bò cô bò chân nọ tay kia giữa 2 đường thẳng song song, mắt nhìn thẳng, đến đích thì đứng dậy cầm lấy 1 quả bóng cô đứng chân trước, chân sau, tay cầm bóng, cô đưa lên cao khi nghe hiệu lệnh ném. Cô ném bóng về phía trước. Khi thực hiện xong cô nhặt bóng bỏ vào rổ rồi về cuối hàng đứng.
- Trẻ thực hiện:
- Cô gọi 1 trẻ tập mẫu.
- Lần lượt cho 2 trẻ tập
- Cô cho trẻ tập 3 - 4 lần
- Cô bao quát, động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ.
- Củng cố: cô hỏi trẻ tên bài.
4. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập.                               
5. Kết thúc
- Cô nhận xét và cho trẻ chuyển hoạt động.


 - Chú ý nghe



- Mùa xuân

- Trẻ trả lời







- Thực hiện theo hiệu lệnh của cô




- Tập 4 lần x 2 nhịp
- Tập 3 lần x 2 nhịp
- Tập 4 lần x 2 nhịp


- Trẻ chú ý lắng nghe



- Trẻ chú ý quan sát cô tập mẫu và nghe cô hướng dẫn tập.







- Trẻ lên tập
- 2 lần
- Mỗi trẻ tập 3 - 4 lần
- Trẻ chú ý lắng nghe

- Cả lớp trả lời

- Đi khoảng 1 phút
  
- Trẻ ra chơi

                                      __________________________
Ngày dạy: T3/18/2/2025
 HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT
Nhận biết mùa xuân
         I. Mục tiêu
  - Trẻ biết được dấu hiệu thời tiết của mùa xuân, biết một số loài hoa nở vào mùa xuân
  - Trẻ có kỹ năng ghi nhớ có chủ định Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
  - Trẻ hào hứng tham gia hoạt động học
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
  - Tranh về mùa xuân, tranh cảnh gia đình đón tết.
2. Chuẩn bị của trẻ
  - Tâm thế trẻ vui vẻ thoải mái khi tham gia hoạt động
         III. Tổ chức hoạt động  
     Hoạt động của cô          Hoạt động của trẻ
1. 1 1. Gợi mở
 - Cô hát cho trẻ nghe bài hát “Mùa xuân ơi”
+ Bài hát nói về mùa nào ?
=> Đúng rồi đấy mùa xuân đến trăm hoa khoe sắc hương thơm ngát đất trời. Và để biết được mùa xuân có gì đặc biệt và thời tiết của mùa xuân ra sao thì hôm nay chúng mình cùng nhau nhận biết về mùa xuân nhé.
2. Nhận biết mùa xuân
* Cho trẻ xem tranh mùa xuân
- Các con ơi bây giờ là mùa xuân đấy các con ạ!
+ Các con thấy thời tiết của mùa xuân như thế nào?
+ Ngoài ra thời tiết mùa xuân có gì đặc biệt nữa?
+ Mùa xuân chúng mình thấy cỏ cây, hoa lá có gì thay đổi?
=> Các con ạ! Mùa đông thì trời rất là lạnh và rét buốt, nhưng sang mùa xuân thì tiết trời ấm áp hơn, bầu trời cao trong xanh có nắng nhẹ, không khí dễ chịu mát mẻ, ngoài ra mùa xuân còn có mưa phùn nhè nhẹ nữa đấy. Mùa xuân cây cối đâm trồi nảy lộc cành lá xanh tươi, muôn hoa đua nở khoe sắc, chim chóc hót ca, cảnh vật tươi vui mọi người ai cũng vui mừng đón mùa xuân về
* Cô treo tranh cảnh mọi người chuẩn bị đón tết
- Các con biết những loại hoa nào chỉ nở vào mùa xuân nào?
+ Đây là hoa gì?
+ Hoa đào có màu gì?
+ Hoa đào người ta dùng để làm gì nhỉ?
=> Đây là hoa đào, là hoa đặc trưng của mùa xuân đấy. Hoa đào rất là đẹp, khi chúng mình thấy hoa đào nở thi cũng như là đến tết đấy, ngoài hoa đào ra thì còn có hoa mai, hoa lê, hoa mận cũng nở vào mùa xuân.
3. Trò chơi: “Bốn mùa”
- Cách chơi: Cô nói tên mùa trẻ nói thời tiết của mùa đó và làm động tác minh họa
Ví dụ: Cô nói: Mùa hè - trẻ nói nóng quá,tay làm động tác như đang quạt
- Cô và trẻ cùng chơi 2-3 lần
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi, bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi
4. Kết thúc
- Cô  - Cô nhận xét và cho trẻ chuyển hoạt động.

- Trẻ lắng nghe
- Mùa xuân

- Trẻ lắng nghe





- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trong xanh


- Trẻ trả lời


- Trẻ lắng nghe




- Trẻ trả lời
- Hoa đào
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe




- Trẻ lắng nghe


- Trẻ chơi cùng cô

- Trẻ lắng nghe


- Trẻ ra chơi

__________________________
Ngày dạy: T4/19/2/2025
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
Thơ: Cây đào
I. Mục tiêu
   - Trẻ nhớ được tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ nói về cây đào, thuộc đoạn thơ
   - Trẻ có kỹ năng đọc thơ rõ ràng, mạch lạc, kỹ năng ghi nhớ.
   - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
  - Tranh bài thơ, que chỉ.
  - Nhạc hát bài: sắp đến tết rồi
2. Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
     Hoạt động của cô          Hoạt động của trẻ
1. G 1.Gợi mở
-  Xúm xít  xúm xít
+ Khi chúng mình gieo hạt nẩy mầm…..hoa kết gì?
=> Các con ạ ! Trong thế giới thực vật có rất nhiều loại hoa, mỗi loại hoa có màu sác và mùi thơm khác nhau nhưng có 1 loại hoa báo hiệu sắp tết đấy để biết là loại hoa nào chúng mình cùng nghe cô đọc bài thơ “ Cây đào ” nhé
2. Đọc thơ diễn cảm
- Lần 1: Cô đọc thơ diễn cảm, thể hiện tình cảm của bài thơ.
+ Cô vừa đọc bài thơ “Cây đào” do cô Nhược Thủy sáng tác.
- Lần 2: Cô đọc thơ diễn cảm với tranh minh họa
3. Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ
- Chúng mình vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ nụ đào màu gì?
- Các em bé mong ước điều gì?
- Bông đào như thế nào ?
- Cánh đào có màu gì?
- Khi hoa cười thì báo hiệu điều gì?
- Chúng mình có yêu cây đào không? Yêu thì chúng mình phải làm gì?
=> Yêu hoa thì chúng mình phải biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loại hoa, không  ngắt  lá  bẻ cành…
4. Dạy trẻ đọc thơ
- Cô cho cả lớp đọc cùng cô 4 – 5 lần
- Tổ đọc cùng cô
- Nhóm, cá nhân đọc cùng cô
- Cả lớp đọc
- Trong khi trẻ đọc cô chú ý bao quát, sửa sai cho trẻ.
- Cô vừa dạy các con bài thơ gì?
5. K  5 Kết thúc
- Cô  - Cô cho trẻ và cho trẻ chuyển hoạt động

- Trẻ quanh cô
- Trẻ trả lời


- Trẻ lắng nghe




- Trẻ lắng nghe




- Cây đào
- Lốm đốm nụ hồng
- Mùa đào mau nở

- Bông nho nhỏ
- Hồng tươi
- Tết đến

- Trồng và chăm sóc hoa

- Lắng nghe

- Trẻ đọc thơ cùng cô




- Cây đào

- Trẻ ra chơi

__________________________
Ngày dạy: T5/20/2/2025
HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
  Xâu vòng hoa trang trí
I. Mục tiêu
    - Trẻ có sự khéo léo trong khi xâu. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ biết tên trò chơi, biết chơi trò chơi đúng cách chơi, luật chơi.
    - Trẻ biết dùng dây xâu hoa thành vòng, biết cách cầm dây, biết cách cầm hoa để xâu
    - Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
    - Đồ dùng: Vòng mẫu, 02 rổ đựng 2 dây,hoa
2. Chuẩn bị của trẻ
    -  Đồ dùng : Rổ đồ dùng mỗi rổ đựng 1 dây, 10 hoa.
    - Trẻ sạch sẽ, gọn gàng, tâm thế vui vẻ thoải mái.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Mùa xuân thì có hoa gì nhỉ các con ?
+ Sắp đến tết trong nhà các con thường chuẩn bị những gì?
 => Sắp đến tết rồi nhà các con cần rất nhiều hoa để trang trí ngày tết hôm nay cô sẽ cho các con xâu vòng hoa để trang trí nhà nhân dịp ngày tết nhé.
2. Quan sát mẫu
- Cô đưa vòng hoa ra cho trẻ quan sát và hỏi:
+ Đây là cái gì?
+ Cái vòng hoa cô xâu để làm gì?
+ Các con có muốn xâu vòng hoa không
3. Làm mẫu
- Cô xâu mẫu lần 1: cô làm hoàn chỉnh
- Lần 2: Cô xâu mẫu và hướng dẫn: Tay phải cô cầm dây, tay trái cô cầm hoa, cô luồn dây vào lỗ, cô xâu lần lượt từng bông hoa, xâu hết hoa. Sau đó buộc lại thành vòng, cô đã xâu được cái gì? Vòng hoa có đẹp không?
4. Trẻ thực hiện
- Cô phát đồ dùng cho trẻ xâu.
- Trong khi trẻ xâu cô luôn quan sát, động viên khuyến khích trẻ xâu.
- Cô luôn hỏi trẻ: Con đang làm gì? Vòng hoa con xâu để làm gì?
5. Nhận xét sản phẩm
 - Cho trẻ mang vòng hoa lên trưng bày
 - Cô nhận xét sản phẩm của trẻ. Cô khen những trẻ xâu được những chiếc vòng đẹp. Động viên những trẻ chưa xâu được lần sau cố gắng
6. Kết thúc
- Cô cùng trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô ra chơi.

- Hoa đào

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe




- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời



- Chú ý quan sát


- Vòng hoa
- Trẻ trả lời

- Trẻ  xâu.
      
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                              
- Xâu vòng hoa.
- Trang trí ngày tết


- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe


- Trẻ  thu dọn đồ dùng, ra chơi.
__________________________
Ngày dạy: T6/21/2/2025
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
NDTT: NH : Cùng múa hát mừng xuân
NDKH: VĐTN : Mùa xuân đến rồi
I. Mục tiêu
   - Trẻ có kỹ năng nghe hát, kỹ năng  vận động theo nhịp bài hát ‘mùa xuân đến rồi’
 - Trẻ biết chú ý nghe cô hát, hưởng ứng. Biết vận động theo nhịp bài hát cùng cô
   - Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
  - Đồ dùng: Nhạc bài hát: Cùng múa hát mừng xuân
  - Thiết bị: Máy tính, loa
2. Chuẩn bị của trẻ
  - Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô đọc câu đố về mùa xuân để đố trẻ
“Mùa gì ấm áp
Mưa phùn nhẹ bay
Khắp chốn cỏ cây
Đâm chồi nảy lộc”
- Câu đố về mùa gì?
=> Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm mùa của cây cối và của hoa, vì vậy ai cũng náo nức chào đón mùa xuân và được thể hiện qua bài hát:"Cùng múa hát mừng xuân"
2. Nghe hát Cùng múa hát mừng xuân
- Cô hát lần 1 thể hiện tình cảm bài hát
- Lần 2 hát kết hợp minh họa
- Cô giảng giải nội dung bài hát: Bài hát nói đến mùa xuân về mọi người nao nức nắm tay nhau vui mừng đón xuân
- Cô cho trẻ nghe qua giọng ca Xuân Mai  2 lần
- Cô hỏi trẻ tên bài hát
3. Vận động theo nhạc “Mùa xuân đến rồi
- Cô dạy các con vận động bài “Mùa xuân đến rồi
- Cô vận động mẫu 1- 2 lần.
- Cô cho cả lớp vận động cùng cô 4 - 5 lần
- Cho trẻ vận động theo tổ 2- 3 lần
- Nhóm vận động 2 lần
- Cá nhân trẻ vận động 2- 3 lần
- Cả lớp vận động lại 1 lần
- Cô hỏi trẻ tên bài
4. Kết thúc
- Cô nhận xét và cho trẻ ra chơi


Lắng nghe

- Mùa xuân

- Chú ý nghe




- Chú ý nghe




- Cả lớp trả lời



- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ  vận động theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân



- Trẻ trả lời

- Trẻ ra chơi
__________________________





























 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây