Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú: Cho trẻ hát bài “Quê hương tươi đẹp”. - Các con biết những biết ở địa phương mình có những di tích lịch sử nào? - Các con đã được đi đến những nơi đó chưa? => Quê hương Điện Biên có rất nhiều các danh lam thắng cảnh như: Cánh đồng mường thanh, động pa thơm, hồ pa khoang, di tích lịch sử hào hùng như: Đồi A1, nghĩa trang A1, Bảo tang A1, Hầm Đờcat , để có súc khỏe đi thăm quan thì cả lớp cùng nhau khởi động với cô nhé 2. Khởi động - Cô cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu đi: Đi thường - đi bằng gót chân; đi thường - đi bằng mũi chân; đi thường - đi nhanh - chạy chậm- chạy nhanh- chạy chậm- đi nhanh- đi thường . - Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung - Tay: Đưa 2 tay ra trước, sang 2 bên - Bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải - Chân: Bật tại chỗ b. Vận động cơ bản: Bật về phía trước - Cô làm mẫu: + Lần 1: Làm mẫu trọn vẹn + Lần 2: Làm mẫu kết hợp giải thích: Cô chuẩn bị trước vạch xuất phát Tư thế chuẩn bị cô đưa tay về phía trước ra sau lấy đà bật thật xa về phía trước sau đó cô về cuối hàng đứng. + Lần 3: Cho 2 trẻ tập mẫu - Trẻ thực hiện: - Cô cho lầm lượt từng nhóm 2 trẻ lên tập. - Cho từng hàng thi đua nhau tập - Trong quá trình trẻ tập, cô động viên khuyến khích, sửa sai cho những trẻ còn lúng túng, động tác chưa chính xác. *Củng cố: - Cho trẻ lên thực hiện lại c. Trò chơi: Đuổi bóng - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô bao quát trẻ chơi 4. Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng, ra chơi |
Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - thực hiện theo hiệu lệnh của cô - Trẻ tập cùng cô - 3 lần 8 nhịp - 3 lần 8 nhịp - 4 lần 8 nhịp - Trẻ chú ý quan sát - 2 trẻ tập - 2 trẻ lên thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi. - Trẻ thực hiện |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Cô và trẻ hát và xem video “Một vòng Việt Nam” + Các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về điều gì? =>Các con vừa hát bài hát về quê hương Việt Nam có rất nhiều dân tộc cùng chung sống, và còn có rất nhiều các danh lam thắng cảnh cũng như các di tích lịch sử mà hôm nay cô và các con cùng nhau khám phá nhé. 2. Quan sát đàm thoại - Mỗi đất nước đều có một tên gọi riêng, một quốc kỳ đặc trưng, đất nước của chúng ta cũng vậy. + Các bé có biết tên của đất nước chúng ta là gì không nào? * Quan sát bản đồ Việt Nam. - Đây là bản đồ Việt Nam đấy các con ạ, bản đồ nước ta chảy dài từ bắc vào nam cong cong có dạng hình chữ S đấy. * Quan sát quốc kỳ + Còn đây là gì? + Lá cờ có màu gì? + Ở giữa có gì? + Ngôi sao có màu gì? - Lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam chúng ta màu đỏ tượng trưng cho màu máu của biết bao anh hung đã ngã xuống vì độc lập dân tộc của tổ quốc đấy các bé ạ. * Quan sát ảnh các dân tộc Việt Nam + Nước VN có bao nhiêu dân tộc anh em? => Nước VN có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống đoàn kết. - Cho trẻ quan sát các dân tộc phổ biến của VN * Quan sát hình ảnh thủ đô Hà Nội. - Các con ạ Hà Nội là thủ đô của đất nước Việt Nam chúng ta đấy. + Các con nhìn xem đây là đâu nào? + Hồ có gì đặc biệt? + Ở giữa hồ có gì? + Xung quanh hồ có gì? + Các con có biết vì sao hồ có tên gọi là hồ gươm không? => Hồ có tên là Hồ Gươm vì ngày xưa khi vua Lê Lợi trả gươm lại cho Long Quân ở hồ này vì vậy hồ có tên gọi là hồ gươm hay Hồ Hoàn Kiếm. “Rủ nhau xem cảnh Hồ Gươm Xem cầu Thê Húc xem đền Ngọc Sơn” - Ở Hồ Gươm còn có một cây cầu rất đẹp đó là cầu Thê húc, cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời, cầu Thê Húc dẫn đến đền ngọc sơn. + Bạn nào được bố mẹ đưa đi thăm Hồ Gươm rồi? - Vào những ngày lễ lớn như ngày quôc khánh, Tết Nguyên Đán ở Hồ Gươm còn diễn ra nhiều màn bắn pháo hoa vô cùng đặc sắc đấy các bé ạ! + Các con có biết đây là đâu không? - Đây chính là lăng Bác Hồ! đây chính là nơi đặt thi hài của Bác Hồ đấy, Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta khi bác còn sống Bác luôn luôn quan tâm đến tất cả mọi người, người ta xây dựng Lăng Bác để bác yên nghỉ giấc ngàn thu. Hằng năm có rất nhiều du khách trong và ngoài nước vào Lăng kính viếng Bác. * Mở rộng: Ngoài Hồ Gươm ra thủ đô Hà Nội còn có rất nhiều địa danh nổi tiếng khác như: Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đất nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng chúng mình phải biết yêu quý trân trọng các truyền thống, nét văn hóa lâu đời của dân tộc.Khi các con được bố mẹ đưa đi tham quan các địa danh nổi tiếng chúng mình nhớ giữ gìn môi trường sạch sẽ không vứt rác bừa bãi các con nhớ chưa nào. 3. Trò chơi: Đội nào thông minh - Cách chơi: cô chia trẻ thành 3 nhóm Các nhóm có nhiệm vụ bật qua 3 vòng liên tiếp lấy các mảnh nghép xếp cho thành một bức tranh hoàn thiện - Luật chơi: Mỗi lần lên chỉ được lấy một mảnh ghép, thời gian được tính băng 1 bản nhạc. - Cô cho trẻ chơi TC - Cô khích lệ động viên trẻ. 4. Kết thúc - Cô nhận xét giờ học cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi. |
- Trẻ hát cùng cô - Một vòng VN - Dân ca dân tộc thái - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Lá cờ ạ. - Màu đỏ ạ. - Có ngôi sao ạ. - Ngôi sao có màu vàng ạ - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Trẻ quan sát - Hồ gươm - Có tháp rùa - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Lăng Bác Hồ. - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ nhẹ nhàng ra chơi. |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú. - Cho trẻ quan sát hình ảnh lá cờ Việt Nam + Đây là hình ảnh gì ? + Lá cờ có đặc điểm gì? =>Đây là lá cờ việt nam, lá cờ việt nam có màu đỏ ở giữa có ngôi sao vàng, có một bài thơ nói về lá cờ việt nam hôm nay cô sẽ cùng các con tìm hiểu bài thơ “ Cờ việt nam”. Sáng Tác của nhà thơ “Thy Ngọc” nhé! 2. Đọc thơ diễn cảm - Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ - Cô giới thiệu tên bài thơ, nội dung bài thơ. - Lần 2: Cô đọc kết hợp hình ảnh minh họa trên máy tính 3. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn + Cô vừa đọc bài thơ gì? + Lá cờ có màu gì? + Ở giữa lá cờ có gì? + Ngôi sao có màu gì? => Lá cờ có mầu đỏ thắm, giữa có sao vàng 5 cánh -Trích: “Lá cờ Thắm đỏ Chính giữa Ngôi sao Năm cánh”. + Các cánh của ngôi sao như thế nào? + Màu sắc ngôi sao được tác giả nhắc đến như thế nào? + Lá cờ bay như thế nào? => Ngôi sao 5 cánh đều nhau, có màu vàng ánh rất đẹp, luôn tung bay trong gió nhẹ nhàng. -Trích: “Đều nhau Vàng ánh Một màu, Bay cao Lượn gió”. - Giảng từ khó: “Vàng ánh”, có nghĩa là màu vàng chói rất rực rỡ. => Lá cờ trong bài thơ là lá cờ màu đỏ thắm, có ngôi sao vàng 5 cánh ở giữa, có màu vàng ánh, lá cờ ấy biểu tượng cho hòa bình của dân tộc việt nam… - Các con nhớ phải yêu quý lá cờ việt nam, cũng như luôn nhớ phải quý trọng yêu thương đất nước mình nhé! 4. Dạy trẻ đọc thơ - Cho cả lớp, tổ đọc cùng cô - Cho trẻ đọc luân phiên theo tổ - Cho trẻ đọc theo nhóm - Cho cá nhân trẻ đọc - Trong quá trình trẻ đọc cô chú ý sửa sai, khuyến khích trẻ làm động tác minh họa phù hợp nội dung bài thơ. 5. Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi cô cho 2 đội thi dán cờ trang trí lớp học. + Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, mỗi thành viên phải bật qua suối nhỏ lên lấy cờ dán vào đội của mình, thời gian được tính bằng 1 bản nhạc, đội nào dán được nhiều cờ đội đó giành chiến thắng. + Luật chơi: Bạn dán xong cờ chạy về hàng thì bạn tiếp theo mới được lên chơi tiếp. - Tổ chức cho trẻ chơi, cô bao quát động viên trẻ - Cô nhận xét trẻ chơi. 6. Kết thúc - Cô nhận xét cho trẻ nhẹ nhàng ra ngoài cùng cô |
- Trẻ quan sát - Lá cờ việt nam - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý nghe - Trẻ lắng nghe - Cờ việt nam - Màu đỏ - Ông sao - Màu vàng - Trẻ lắng nghe - Đều nhau - Vành ánh - Bay cao… - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Cả lớp đọc 2 - 3 lần - Mỗi tổ đọc 1 lần - 1(2) nhóm - 1(2) trẻ đọc. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi -Trẻ ra chơi. |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Trò chuyện gây hứng thú - Cô cùng trẻ tập thể dục theo bài hát; ‘‘ồ sao bé không lắc’’ + Các con vừa được làm gì theo bài hát đó? - Đúng rồi ngoài ăn uống ra chúng ta tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh nữa đấy + Các con biết khi tập theo bài hát các con đưa bộ phận gì ra trước nào? - À đúng rồi đôi bàn tay ra để nắm lấy hông mà lắc lư cái đầu rồi lắc lư cái mình này; như vậy đôi bà tay làm rất nhiều công việc vì vậy hàng ngày các con phải bết giữ gìn bàn tay sạch sẽ và không được bỏ tay vào miệng các con nha. - Thế các con thích tự mình nhận biết tay phải, tay trái của mình không? - Vậy thì cô mời các con đứng dậy về chổ ngồi để nhận biết tay phải, tay trái của mình nha. 2. Nhận biết tay phải, tay trái của bản thân. - Bây giờ các con chơi với cô trò chơi: dấu tay nha Dấu cái tây ra sau lưng…….. ……………………..Tay đây. + Bây giờ cô đố các con này mỗi người có mấy tay? À đúng rồ các con thử đếm lại xem nào; + Giỏi quá; bây giờ nghe cô hỏi tay phải của các con đâu? + Các con nói với cô nào tay phải? - Cô gọi từng trẻ nói tay phải (3-4 trẻ) - Cho cả lớp nói lại (1 lần) + Thế còn tay kia là tay gì nào? - Giỏi quá (Cô quan sát xem trẻ đưa đúng chưa) - Các con nói tay trái với cô nào; - Cho cá nhân nói tay trái (1-2 trẻ)) + Bây giờ nghe cô hỏi đến bữa ăn cơm các con dùng đồ dùng gì để ăn? - À đúng rồi ở phía sau cô có cái rá đựng đồ dùng các con bưng rổ ra phía trước nào. + Các con xem trong rổ có gì nào? + Thế hàng ngày các con cầm thìa bằng tay gì? - Bây giờ các con cầm thìa bằng tay phải cô xem đúng chưa nào. + Tay phải các con cầm gì đó? Các con nói tay phải cầm thìa Cho cá nhân nói tay phải cầm thìa (2-3 trẻ) + Còn cái bát thì các con cầm bằng tay gì? ai giỏi nào - À đúng rồi các con cầm bát lên nào. Các con nói (tay trái cầm bát) cả lớp, cá nhân => Cô thấy ai cũng giỏi bây giờ các con bỏ bát, thìa vào rá và đưa ra sau lưng nào. 3. Luyện tập cũng cố * Trò chơi 1: ‘‘Chúng ta cùng thi tài” - Với trò chơi này các con đứng cho cô 2 đội mỗi đội 5 bạn còn các bạn còn lại sẽ cổ vũ cho các bạn trong đội của mình và lần sau sẽ được chơi Nào các con đứng dậy lên đứng thành 2 đội cô xem (cho trẻ đội mũ đội số 1- số 2) + Nghe cô hỏi: tay phải đội số 1 đâu? + Tay trái đội số 2 đâu? - Đúng rồi và ở đây cô có rất nhiều chiếc vòng có nhiều màu nhiệm vụ của đội số 1 là bạn đứng ở đầu hàng sẽ đi theo đường thẳng lên tìm chiếc vòng màu đỏ đeo vào tay phải của mình và đi về vỗ nhẹ vào vai bạn thứ 2, bạn thứ 2 đi lên tìm đúng vòng màu đỏ đeo vào tay phải của mình. - Còn đội số 2 cũng đi theo đường thẳng và chọn vòng màu xanh và đeo vào tay trái của mình: thời gian chơi dành cho 2 đội là 1 bản nhạc ngắn. 2 đội nhớ chưa nào. - 2 đội chơi xong cô xem trẻ chơi đúng chưa; (Kiểm tra đội nào đội đó giơ tay lên cao để cả lớp xem đã đúng yêu cầu chưa) Lần 2: Cô đổi bạn chơi và đổi yêu cầu chọn vòng ngược lại. 4. Kết thúc - Cô nhận xét tuyên dương và tặng hoa cho trẻ. |
- Trẻ tập cùng cô (đứng đội hình 3 hàng ngang phía trên lớp để ngồi xuống trò chuyện) - Tập thể dục theo bài hát - Đưa tay ra trước - Trẻ lắng nghe - Có ạ - Cả lớp về chổ ngồi thành chữ u vừa đi vừa đọc bài thơ; ‘‘đôi tay em’’ - Trẻ cùng chơi với cô - Có 2 tay - 1-2- tất cả có 2 tay - Cả lớp giơ tay phải lên - Tay phải (cả lớp) - Tay phải (cá nhân) - Tay phải (cả lớp) - Tay trái - Tay trái - Tay trái (cá nhân) - Bát, thìa - Trẻ bưng rá ra phía trước mặt - Trẻ xem - Tay phải - Trẻ cầm thìa - Cầm thìa - Tay phải cầm thìa - Tay phải cầm thìa (cá nhân) - Tay trái - Tay trái cầm bát (cả lớp, cá nhân) - Cả lớp cất đồ dùng vào rá - Trẻ đứng thành 2 đội - Đội số 1 đưa tay phải lên cao - Đội số 2 đưa tay trái lên cao - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ hưởng ứng |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở giới thiệu bài - Cô xuất hiện hình anh Nhà Rông của dân tộc tây nguyên + Cô có hình ảnh gì? + Nhà Rông của dân tộc nào? + Đất nước có những dân tộc nào sinh sống? => Việt Nam đất nước ta có 54 dân tộc anh em sinh sống và người Tây nguyên là trong số những dân tộc anh em đó. Hôm nay cô sẽ dạy chúng mình hát bài “Múa với bạn tây nguyên” nhé 2. Dạy hát “Múa với bạn tây nguyên” - Cô hát mẫu - Lần 1: Cô hát thể hiện đúng giai điệu vui tươi, tự hào của bài hát. + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát: Múa với bạn tây nguyên do NS Phạm Tuyên sáng tác. Để bài hát thêm hay hơn cô sẽ hát kết hợp với nhạc nữa, cô mời các con đi nhẹ nhàng về chỗ và lắng nghe cô hát nào. - Lần 2: Cô vừa hát kết hợp nhạc bài hát + Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? + Do ai sáng tác? + Tay các bạn nhỏ cầm gì ? + Bạn nhỏ trong bài hát đã làm gì ? => Các bạn nhỏ trong bài hát cầm hoa cùng vui múa hát với đàn tơ rưng thật vui trong đêm hội. - Cả lớp hát: 2 lần thể hiện rõ lời, đúng giai điệu bài hát - Nhóm bạn trai bạn gái hát thể hiện rõ lời, đúng giai điệu bài hát - Tổ hát thể hiện rõ lời, đúng giai điệu bài hát- 2-3 nhóm hát thể hiện rõ lời, đúng giai điệubài hát - Nhắn tin nhắn tin - Tin lớp mình có 1 bạn hát rất là hay chúng mình có biết là bạn nào không ? - Cô mời bạn Quỳnh Anh lên hát cho cô và các bạn nghe nào - Cả lớp hát 1 lần => Trong quá trình trẻ hát, cô bao quát trẻ, sửa sai cho trẻ. Khuyến khích động viên trẻ hát. 3. Nghe hát: Quê hương tươi đẹp - Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả: Quê hương, đất nước ta thật nhiều cảnh đẹp nên thơ. Hôm nay cô sẽ hát tặng lớp mình bài hát “Quê hương tươi đẹp” do nhạc sĩ Hoàng Anh phổ nhạc phỏng theo lời của dân ca dân tộc Nùng nhé! + Cô vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác? + Nội dung bài hát nói lên điều gì? => Cô giảng nội dung bài hát và giáo dục: Các Quê hương ta với rất nhiều cảnh đẹp như cánh đồng lúa, núi rừng, hàng cây...vậy chúng ta phải biết yêu quê hương và giữ cho môi trường sạch đẹp như không vút rác bừa bãi làm ảnh hưởng đếp cảnh đẹp quê hưng nhé! + Lần 2: Cô hát và thể hiện cử chỉ, điệu bộ. + Lần 3: Cô cho trẻ nghe nhạc và hưởng ứng cùng cô. 4. Trò chơi: “ Bước nhảy vui nhộn ” - Cô nói tên trò chơi cho trẻ , cô nói tên luật chơi và cách chơi. - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần trẻ chơi cô bao quát động viên trẻ - Cô hỏi tên trò chơi. 5. Kết thúc - Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi. |
- Trẻ xem hình ảnh - Nhà Rông - Trẻ kể - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Múa với bạn tây nguyên - NS Phạm Tuyên - Trẻ nói - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát - Lắng nghe - Quê hương tươi đẹp - Lắng nghe - Trẻ hưởng ứng - Lắng nghe - Trẻ chơi 2-3 lần. - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú: Cho trẻ đọc đồng dao “Hà Nội hồ thu Huế vàng nắng đổ Đà Lạt sương mơ Điện Biên reo cờ Cà Mau quê chợ Em ca đất nước thơ!” + Bài đồng dao nhắc đến những địa danh nào? + Các con đã được đi đến những nơi đó chưa? => Quê hương Điện Biên có rất nhiều các danh lam thắng cảnh như: Cánh đồng mường thanh, động pa thơm, hồ pa khoang, di tích lịch sử hào hùng như: Đồi A1, nghĩa trang A1, Bảo tang A1, Hầm Đờcat , để có súc khỏe đi thăm quan thì cả lớp cùng nhau khởi động với cô nhé 2. Khởi động - Cô cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu đi: Đi thường - đi bằng gót chân; đi thường - đi bằng mũi chân; đi thường - đi nhanh - chạy chậm- chạy nhanh- chạy chậm- đi nhanh- đi thường . - Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung - Tay: Đưa 2 tay ra trước, sang 2 bên - Bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải - Chân: Bật tại chỗ b. Vận động cơ bản: Bật về phía trước - Cô nói tên vận động - Cho 2 trẻ tập mẫu lại - Trẻ thực hiện: - Cô cho lầm lượt từng nhóm 2 trẻ lên tập. - Cho từng hàng thi đua nhau tập - Trong quá trình trẻ tập, cô động viên khuyến khích, sửa sai cho những trẻ còn lúng túng, động tác chưa chính xác. *Củng cố: - Cho trẻ nhắc lại tên vận động c. Trò chơi: Đuổi bóng - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô bao quát trẻ chơi 4. Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng, ra chơi |
Trẻ đọc - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - thực hiện theo hiệu lệnh của cô - Trẻ tập cùng cô - 3 lần 8 nhịp - 3 lần 8 nhịp - 4 lần 8 nhịp - Trẻ lắng nghe - 2 trẻ tập - 2 trẻ lên thực hiện - Trẻ thi đua nhau tập - Trẻ nhắc lại tên vận động - Trẻ chơi. - Trẻ thực hiện |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn