Kế hoạch tuần 30 - Nhóm trẻ B

Thứ sáu - 04/04/2025 10:26
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
NHÁNH 3: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ
 
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3
Đón trẻ 50 – 60 phút Cô đón trẻ vào lớp, cô ân cần vỗ về trẻ để trẻ nín, dạy trẻ chào cô, chào, bố mẹ
 Điểm danh
Thể dục sáng - Hô hấp: Hít vào, thở ra
- Tay: Đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay
- Bụng: Cúi người về phía trước
- Chân:Ngồi xuống, đứng lên
* Mục tiêu
Trẻ tập được các động tác theo nhịp
Trẻ có  kỹ năng tập các động tác theo

Trẻ có ý thức tham gia tập luyện
*Chuẩn bị: Trẻ thoải mái gọn gàng
Sân tập bằng phẳng
Chơi tập có chủ định 30 – 40 phút
Nghỉ giỗ tổ Hùng Vương
Phát triện vận động
Tung bắt bóng cùng cô.
 Trò chơi: Ô tô và chim sẻ
 
Dạo chơi ngoài trời 30 – 35 phút - Dạo chơi ngoài trời:         
-  Trò chơi vận động: Thuyền vào bến, bánh xe quay, ô tô và chim sẻ
- Chơi tự do: Lá cây, hột hạt, rợm, lõi ngô, bể nước..    
Chơi tập ở các khu vực chơi 30 - 35 phút * Nội dung:
- Góc thao tác vai: Bán hàng PTGT, xây ga ra ô tô, bế em..
- Góc vận động: Ô tô, con ong..
- Góc sách: Xem tranh ảnh về  PTGT
- Góc hoạt động với đồ vật: Búa cọc, xâu hạt, xếp ô tô.
* Mục tiêu:
- Trẻ biết thực hiện thao tác bế em, cho em ăn, biết kéo, đẩy ô tô,  nói
tên PTGT trong tranh, xếp ô tô
- Trẻ có kỹ năng bế em, cho em ăn, kéo
đẩy ô tô, xem tranh, xếp ô tô
- Trẻ đoàn kết khi chơi
Ăn chính 50 - 60 phút - Cho trẻ lấy ghế kê vào bàn ăn, cho trẻ đi rửa tay, tập bê cơm ngồi vào -  Dạy trẻ biết xin  cơm, xin canh khi ăn hết                   
Ngủ trưa 140 -150 phút - Cô lấy gối xếp vào chỗ ngủ, tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh trước khi                                   
Ăn bữa phụ 20 - 30 phút - Cô kê ghế vào bàn ăn, rửa tay trước khi ăn, dạy Trẻ tự xúc ăn, ăn hết
- Dạy trẻ biết nhận quà bằng 2 tay; xin  uống nước khi khát nước .
Chơi, - tập 50 - 60 phút   - Trò chơi mới: Thuyền vào bến
- Chơi ở các góc  theo ý thích
Ăn chính 50-60p - Cô kê ghế vào bàn ăn, rửa tay trước khi ăn. Dạy trẻ tự xúc cơm, trẻ ăn cơm
Trả trẻ 50 - 60p - Trao đổi thông tin của trẻ trong ngày với phụ huynh.

Thời gian thực hiện chủ đề: 4 tuần từ ngày 24/03- 18/04/2025                  
Tuần 30: Từ ngày 7 tháng  04  đến ngày 11 tháng 04 năm 2025                      
* GV dạy sáng: Đinh Giang                                                       Chiều: Thuỳ Dương
 
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
cho trẻ chơi với đồ chơi, trò chuyện về tên gọi và công dụng một số đồ dùng trong gia đinh                                                           
* Tổ chức hoạt động
1.Khởi động: Đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm,                   
đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng thành vòng tròn.                 
2. Trọng động: Tập mỗi động tác 3-4 lần.           
3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng   
VĐTN: Đoàn tàu nhỏ xíu.                          
Hoạt động nhận biết
 Tàu thủy, thuyền buồm

 
Chơi tập có chủ định
Văn học - Thơ: Con tàu
 
Hoạt động với đồ vật
 Dán cánh buồm

gieo hạt, kéo cưa lừa sẻ
* Chuẩn bị:
- Búp bê, giường búp bê, bát,đĩa,thìa
- Ô tô, con ong
- Tranh về PTGT

Khối gỗ, búa cọc, hột hạt
* Tổ chức hoạt động:
`Trước khi chơi: Cô giới thiêu góc chơi, đồ ở chơi, nội dung ở các góc. Nhắc trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của bạn
` Quá trình chơi: Cô hướng dẫn trẻ về góc chơi, cô  nhập vai  
 trong các nhóm chơi, hướng dẫn trẻ chơi và chơi cùng trẻ ở góc sách        
* Nhận xét: Cô đi đến  từng góc, nhận xét nhẹ nhàng                
mình, ăn gọn gàng, không làm rơi vãi cơm, cầm thìa bằng tay phải                

 
đi ngủ, trong khi ngủ không được nói chuyện                
ăn xong uống nước xúc miệng.                  
- KTM: Thơ Con Tàu
- Chơi với giấy
- ÔN vận động: Tung bắt bóng cùng cô.
- Chơi ở các góc  theo ý thích
- Âm nhạc- NH: Em đi chơi thuyền, TC: Tai ai tinh.
- Chơi theo ý thích
Uống nước xúc miệng
Dạy trẻ chào bố mẹ, lấy ba lô, chào cô.   
       

TUẦN 30
NHÁNH 3: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ
Thực hiện: 1 tuần (từ ngày 7/04 - 11/4/2025)
Ngày dạy: Thứ 3/8/4/2025
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
 Tung bắt bóng cùng cô.
    Trò chơi: Ô tô và chim sẻ
 I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng tung bắt bóng cùng cô
- Trẻ biết tên bài vận động, biết cầm bóng bằng 2 tay và tung bóng với cô, biết chơi trò chơi “Ô tô và chim sẻ”
- Trẻ có ý thức tham gia tập luyện
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Chăn, vòng  cho trẻ chơi trò chơi
2. Chuẩn bị của trẻ                  
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Trò chuyện với trẻ về phương tiện giao thông đường thủy
+ Con biết những PTGT đường thủy nào ?
+ Phương tiện giao thông đường thuỷ chạy ở đâu ?
=> Phương tiện giao thông  đường thủy có rất nhiều PTGT như: Thuyền, ca nô, tàu thủy…. muốn đi được các PTGT này các con phải có sức khỏe tốt. Hôm nay cô dạy các con tập bài “ Tung bắt bóng cùng cô  để tập tốt các con cùng khởi động
2. Khởi động
- Cô cho trẻ đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng vòng tròn.
3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung:
- Tay: Đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay
- Bụng: Cúi người về phía trước
- Chân: Ngồi xuống, đứng lên
b. Vận động cơ bản:
* Tung bắt bóng cùng cô.
- Cô giới thiệu tên bài ''Tung bắt bóng cùng cô”
- Cô tập mẫu:
+ Lần 1 : Tập trọn vẹn bài tập.
+ Lần 2: Cô đứng đối diện với trẻ cách 1,2-1,5m cầm bóng bằng 2 tay, cô tung bóng sang ngang cho trẻ, trẻ đưa 2 tay đón bóng và trung lại cho cô. Tung 3-4 lần sau đó đổi bạn khác tung bắt bóng cùng cô.
- Trẻ thực hiện:
+ Cô cho 1 trẻ tập mẫu.
+ Lần lượt cho 2 trẻ tập; cô bao quát, động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ.
- Cô bao quát, động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ
- Củng cố: cô hỏi lại trẻ tên bài
  c. Trò chơi: Ô tô và chim sẻ
* Cô giới thiệu trò chơi: Ô tô và chim sẻ
- Cách chơi: Một bạn cầm  vòng làm ô tô các bạn khác làm chim sẻ đi kiếm ăn khi nghe thấy tiếng ô tô: Bim…bim….thì các chú chim sẻ phải chạy nhanh về tổ của mình.
- Luật chơi: Các chú chim sẻ chay nhanh ra khỏi đường trước khi xe ô tô đến gần
 - Tổ chức cho trẻ chơi; cô cùng chơi với trẻ             
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi và nhận xét sau khi chơi
4. Hồi tĩnh. cho trẻ làm các chú chim bay nhẹ nhàng quanh sân tập 1 - 2 rồi cho trẻ ra chơi.
5. Kết thúc. Cô nhận xét sau đó cho trẻ ra chơi



- Trẻ kể
- Ở dưới nước
- Trẻ chú ý nghe
      




   - Thực hiện theo hiệu lệnh của cô
  


- Tập 4 lần x 2 nhịp
- Tập 3 lần x 2 nhịp
- Tập 4 lần x 2 nhịp



 

- Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu bài và quan sát cô tập mẫu và nghe cô hướng dẫn tập.


- 1 lần
- Mỗi trẻ tập 2 lần



- Cả lớp nhắc lại

- Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu bài và quan sát bạn tập và cô tập nghe cô hướng dẫn



- Trẻ chơi 3 - 4 lần

- Đi khoảng 1 phút

- Trẻ ra chơi

Ngày dạy: Thứ 4/9/04/2025
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT
Nhận biết: Tàu thủy, thuyền buồm
I. Mục tiêu
- Trẻ nhận biết tên gọi một số đặc điểm nơi hoạt động của thuyền buồm, tàu thủy
- Trẻ có kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định, phát âm đúng các từ và nói đủ câu.
- Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động. Trẻ biết cách ngồi trên thuyền an toàn
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Giáo án điện tử, lô tô thuyền, tàu thủy
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, loa
2. Chuẩn bị của trẻ        
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô giới thệu tên bài hát “ Em đi chơi thuyền” cô cùng trẻ hát
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói đến phương tiện giao thông gì?
+ Thuyền là phương tiện giao thông đường nào?
=> Thuyền là phương tiện giao thông đường thủy. Hôm nay cô cùng các con nhận biết “Thuyền, tàu thủy”
2. Nhận biết thuyền buồm, tàu thủy.
a. Thuyền buồm:
- Cô xuất hiện hình ảnh thuyền.
+ Cô có hình ảnh gì?
+ Thuyền buồm có đặc điểm gì ?
+ Thuyền là phương tiện giao thông đường nào?          
+ Thuyền  buồm dùng để làm gì?
(Cô cho cả lớp, cá nhân, trẻ dân tộc trả lời các câu hỏi của cô)
=> Thuyền  buồm là phương tiện giao thông đường thủy, để thuyền đi được phải có người chèo thuyền, thuyền dùng để chở người, chở hàng.
b. Tàu thủy:
- Cô cho trẻ chơi trời tối trời sáng, cô xuất hiện hình ảnh tàu thủy.
+ Phương tiện này gọi là gì?
+ Tàu thủy có đặc điểm gì
+ Tàu thủy là phương tiện giao thông đường nào?
+ Tàu thủy dùng để làm gì?
(Cô cho cả lớp, cá nhân, trẻ dân tộc trả lời các câu hỏi của cô)
=> Tàu thủy đi dưới nước, tàu thủy to hơn thuyền, tàu thủy chạy bằng đông cơ, là phương tiện giao thông đường thủy, tàu thủy dùng để chở người, chở hàng.
* Mở rộng:
- Ngoài thuyền, tàu thủy còn có phương tiện giao thông đường thủy nào?
- Khi ngồi trên các phương tiện giao thông này phải như thế nào?
=> Ngoài thuyền, tàu thủy còn có ca nô, thuyền lan,bè…là phương tiện giao thông đường thủy, khi ngồi trên cá phương tiện này phải ngồi ngay ngắn không đùa
3. Trò chơi “Về bến”
- Cô giới thiệu tên trò chơi: Về bến
- Cách chơi: Cô phát cho trẻ lô tô thuyền và tàu thủy cho trẻ, Cô chuẩn bị 2 bến có hình ảnh tàu thủy và thuyền. Trẻ vùa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “Về bến” thì trẻ phải nhanh chân tìm về bến có hình ảnh giống với lô tô trẻ cầm trên tay.
- Luật chơi: Ai về sai phải tìm về bến của mình
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
4. Kết thúc: Cô nhận xét nhẹ nhàng, cho trẻ chuyển hoạt động.

- 1 lần

- Em đi chơi thuyền
- Thuyền
- Đường thủy
- Chú ý nghe





- Thuyền buồm
- Có cánh buồm, khoang thuyền..
- Đường thủy
- Chở hàng, chở người


- Chú ý nghe





- Tàu thủy
- Trẻ kể
- Đường thủy
- Chở hàng, chở người


- Chú ý nghe




- Ca nô…

- Ngồi ngay ngắn…
- Chú ý nghe




- Chú ý nghe



- Chơi: 2-3 lần.
- Trẻ thực hiện


- Trẻ ra chơi
  
Ngày dạy: Thứ 5/ 10/04/2025
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
Thơ: Con tàu
I. Mục tiêu
- Trẻ nhớ tên bài thơ và đọc được bài thơ “ Con tàu” cùng cô. Trẻ  kể tên 1 số phương tiện giao thông đường thủy
- Trẻ có kỹ năng đọc thơ to, rõ lời cùng cô
- Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động.Trẻ thực hiện đúng tín hiệu đèn giao thông.
II. Chuẩn bị              
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Giáo án điện tử.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, loa
2. Chuẩn bị của trẻ
 - Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.   
III. Tổ chức hoạt động  
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô cùng trẻ hát bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu
+ Chúng mình vừa hát bài gì ?
+ Chúng mình có thích làm đoàn tàu không?
=> Đoàn tàu nhỏ xíu là một bài hát rất hay và sô động.  Hôm nay Có một bài thơ rất hay nói về con tàu đấy  đó là bài thơ “Con tàu”
2. Đọc diễn cảm
- Cô đọc lần 1 diễn cảm
- Cô đọc lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa.
3. Giúp trẻ tìm hiểu tác phẩm
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ nói đến PTGT gì?
+ Con tàu có màu gì ?
+ Tàu chạy như thế nào?
+ Còi tàu kêu thế nào?
- Cho trẻ bắt chiếc tiếng còi tàu
=> Con tàu có màu xanh nó chạy nhanh nhanh, còi reo rất vui.
- Trích:     
Con tàu xanh xanh
Nó chạy nhanh nhanh
Còi reo vui quá
Tu..Tu..Tu ..Tu

4. Dạy trẻ đọc thơ:
- Cả lớp đọc
- Tổ đọc thơ
- Nhóm đọc
- Cá nhân đọc
- Cả lớp đọc (Cô cho trẻ làm động tác minh họa)
- Cô hỏi trẻ tên bài thơ và giáo dục trẻ thực hiện đúng tín hiệu đèn giao thông
5. Trò chơi: Đoàn tàu nhỏ xíu
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chới 1-2 lần
6. Kết thúc:  Cô nhận xét và cho trẻ ra chơi

- Trẻ hát



- Chú ý nghe





- Con tàu
- Con tàu
- Màu xanh
- Chạy nhanh
- Tu tu tu tu

Trẻ nghe







- 3 - 4 lần
- Mỗi tổ 1 lần
- 2- 3 nhóm.
- 2-3 trẻ

- Cả lớp trả lời và chú ý nghe.

- Trẻ chú ý nghe

- Trẻ chơi 1-2 lần
- Trẻ thực hiện
 
Ngày dạy: Thư 6/11/4/2025
HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
Dán cánh buồm

I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng khéo léo của đôi tay: Dùng tay phết hồ vào mặt sau của giấy và dán cẩn thận lên thuyền.
- Trẻ  biết màu sắc, hình dáng của cánh buồm
- Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng:  tranh dám mẫu, hồ dán, khăn lau tay
2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Mỗi trẻ 1 rổ đựng  2 cánh buồm cắt sẵn, tranh thuyền đã tô màu, keo dán, khăn lau tay
- Tâm thế: Trẻ thải mái gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô giới thệu tên bài hát “ Em đi chơi thuyền” cô cùng trẻ hát
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói đến phương tiện giao thông gì?
- Thuyền là phương tiện giao thông đường nào?
=> Thuyền là phương tiện giao thông đường thủy. Hôm nay cô dạy các con“Xếp thuyền” muốn xếp được các con xem cô xếp trước.
2. Dán cánh buồm.
a. Quan sát mẫu:
+ Cô có gì đây?
+ Có máy cánh buồm?
+ Cánh buồm có dạng hình gì ?màu gì?
=> Cánh buồm cô dán có 2 cánh buồm, cánh buồm có dạng hình tam giác, có màu đỏ.
b. Làm mẫu:
- Cô dán lần 1 không hướng dẫn
- Cô dán mẫu lần 2 và hướng dẫn:  Cô cầm cánh buồm  lên cô phết hồ vào mặt sau của cánh buồm và dán lên chiếc thuyền chưa có cánh buồm. Dán xong cánh buồm thứ nhất cô dán đến cánh buồm thứ 2. Khi dán cô dán ngay ngắn và dán  xong phải để cẩn thận. Sau đó cô dùng khăm lau tay.
3. Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ nhắc lại cách dán
- Cho 1 trẻ dán mẫu
- Cô cho trẻ lấy đồ dùng.
- Trẻ xếp: cô bao quát hướng dẫn trẻ xêp, khi trẻ xếp cô hỏi trẻ: Con đang xếp cái gì?
4. Nhận xét
- Cô nhận xét chung.
- Cô tuyên dương trẻ xếp tốt và động viên trẻ cần cố gắng
5. Kết thúc: Cô trẻ chơi với thuyền trẻ xếp được

- Trẻ hát

- Trẻ trả lời
- Đường thủy

- Chú ý nghe




- Thuyền buồm
- Có 2
- Hình tam giác, màu đỏ





- Trẻ chú ý quan sát





- Cả lớp nhắc lại
- Quan sát bạn dán
- Xếp 8-10 phút




- Chú ý nghe

- Trẻ thực hiện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây