Kế hoạch tuần 31 lớp MG bé A

Thứ năm - 10/04/2025 22:22
CHỦ ĐỀ 8: NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
Chủ đề nhánh 3: Mùa hè
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3
  1. Đón trẻ
80 – 90 phút - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng
- Trò chuyện với trẻ về một số nguồn nước, xem tranh ảnh về mùa hè
- Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích
  1. Thể dục sáng
* Nội dung
- Hô hấp: Hít vào, thở ra
- Tay:  Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực.
 - Lưng, bụng; lườn: Cúi về phía trước.
- Chân: Bước sang ngang
* Mục tiêu
- Trẻ thực đủ các động tác trong bài thể dục theo hướng dẫn
- Trẻ có kỹ năng vận động
- Trẻ có ý thức trong tập luyện
* CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng
HĐ học 20    - 25 p Thể dục
               Đập bắt bóng
 Trò chơi: Chuyền bóng
 
TCXH
     Trò chuyện về mùa hè
 
HĐ chơi ngoài trời 30 –40 phút -  Quan sát ông mặt trời, quần áo mùa hè, quan sát cái ô, quan sát cái mũ,
- Trò chơi: Trời nắng trời mưa, nhảy qua suối nhỏ, mèo đuổi chuột, nhảy lò
- Chơi theo ý thích: Chơi hột hạt, ném vòng cổ trai, phấn, đồ chơi ngoài trời
Chơi, hoạt động ở các góc 40 - 50 phút * Nội dung
- GPV: Cô giáo, Bán hàng, gia đình, bác sỹ
- GXD: Xây ao cá, xây giếng, xây bể
- Góc tạo hình: Vẽ, in hình một số hiện tượng tự nhiên
- Sách truyện: Xem tranh ảnh về mùa hè
* Mục tiêu
- Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, tạo hình.
-Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi.
- Trẻ có kỹ năng vẽ tô màu
- Trẻ biết yêu quí, chăm sóc bảo vệ cây
Ăn trưa 60 -70 phút - Hướng dẫn trẻ kê bàn ăn trẻ rửa tay theo đúng quy trình, khi rửa
- Sắp xếp, cất bát, xếp ghế, ăn hết xuất đảm bảo sức khỏe
Ngủ trưa 140 -150 p - Mặc quần áo ấm, đeo tất để giữ ấm cơ thể, xắp xếp gối và đắp chăn khi ngủ
Ăn bữa phụ 20-30 phút Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn - Sắp xếp, cất bát , xếp ghế, ăn hết xuất đảm bảo sức khỏe
Chơi, theo ý thích 70- 80 phút - HĐKIDSMART: Chơi trong ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy Hộp cát biểu tượng.
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
- TCM: Nắng và mưa
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
Trả trẻ 60-70 - Giờ trả trẻ cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa
- Nhắc trẻ chào cô, chào các bạn, chào bố mẹ
         
Thời gian thực hiện 3 tuần từ ngày 31 tháng 03 đến ngày 18/4/2025
Tuần 31: Từ ngày 14/04 đến ngày 18 tháng  04  năm 2025
 GV sáng: Phạm Nguyệt                                                           chiều: Phạm Thuý
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
Cá nhân vào đúng nơi quy định.
 xem tranh ảnh về một số hiện tượng tự nhiên: Ngày và đêm, mùa hè, nước, các mùa
*Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi, chuyển  đội hình 3 hàng dọc theo tổ
  *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung: 2 lần x 8 nhịp
 *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng làm động tác chim bay quanh sân tập
 VĐ theo nhạc bài Nắng sớm.
Văn học
Thơ: Mùa hè
 
LQVT
Toán: Nb phía trên phía dưới; phía trước phía sau của bản thân

 
Âm nhạc
NDTT: NH: Em yêu mùa hè quê em                             
NDKH: VĐ múa: Mùa hè đến
TC: Bước nhảy vui nhộn
 
 - Quan sát thời tiết mùa hè
 Dung dăng dung dẻ
* Chuẩn bị
- Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng,
- Bộ lắp ghép, hoa, khối gỗ, cây xanh. các loại hoa...
- chậu nước, vật nổi, chìm, chai nhựa
 - Sắc xô, thanh gõ.
- Tranh ảnh về một số  nguồn nước.
* Tổ chức hoạt động
- Cô giới thiệu tên chủ đề mới, cho trẻ cùng thảo luận nhanh đưa ra những góc chơi vai chơi phù hợp chủ đề.
- Cô hướng cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận phân vai chơi, cô gợi ý cho trẻ sản phẩm của góc XD xây công viên nước, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi trẻ chơi đoàn kết, không quăng ném đồ chơi đồ dùng.
- Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan tại góc XD, cho trẻ tự giới thiệu, cô động viên trẻ, cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi, vệ sinh cá nhân rửa tay
tay không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo/quần, rửa tay không có mùi xà phòng
Không nói chuyện, không  làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước,  lau mồm
- Xếp gối và đắp chăn khi đi ngủ.
được ăn hàng ngày, các loại thực phẩm cung cấp từ động vật, ăn đủ chất và đủ lượng
 
- Nhặt lá rụng để chơi xé lá…
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
- Thực hiện vở toán
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
- HĐPÂN: VĐTN - Mây và gió
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
Quần áo gọn gàng
       
                                                               TUẦN 31
Chủ đề nhánh 3: Mùa hè
(Thực hiện từ 14/04 đến 18/04/2025)
Ngày dạy: Thứ 2/14/04/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thể dục: Đập bắt bóng
Trò chơi: Chuyền bóng
I. Mục tiêu
 - Trẻ có kỹ năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định, trẻ có kỹ năng đập và bắt bóng
 - Trẻ biết dùng sức đập mạnh bóng xuống đất và bắt bóng, biết sử dụng sự khóe léo của bàn tay. Biết tên trò chơi, cách chơi
   - Trẻ có ý thức tích cực tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
 - Đồ dùng: Sắc xô, 3 quả bóng
     - Thiết bị: Loa, máy tính
     - Địa điểm: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng
2. Chuẩn bị của trẻ
     - Tâm thế: Tâm thế thoải mái, vui vẻ
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
  - Cho trẻ hát bài hát: Nào chúng ta cùng tập thể dục
+ Các con vừa hát bài gì?
 
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Để cơ thể khỏe mạnh các con cần ăn uống như thế nào?
+ Ngoài ăn uống đủ chất các con cần phải làm gì nữa?
 => Để cơ thể khỏe mạnh ngoài ăn uống đủ chất chúng mình cần phải tập thể dục thường xuyên đấy. Bây giờ cô và các con cùng nhau tập thể dục nhé.
2. Khởi động                                                                                              - Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, về đội hình 3 hàng theo tổ
 3. Trọng động
 a. Bài tập phát triển chung
- Để có một cơ thể khỏe mạnh cô con mình cùng nhau tập bài tập đồng diễn nhé.
- Tay: Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực
- Bụng, lườn: Cúi về phía trước
- Chân: Bước sang ngang
b. Vận động cơ bản:“Đập bắt bóng”
- Đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau
- Cô giới thiệu tên vận động
- Cô tập mẫu cho trẻ xem 2 lần
+ Lần 1: Cô làm không phân tích
+ Lần 2: Cô vừa làm vừa phân tích: TTCB: Cô đứng 2 chân rộng bằng vai khi có hiệu lệnh cô dùng sức đập mạnh bóng xuống sàn đợi bóng nảy lên cô bắt bóng không để bóng rơi xuống đất.
- Cô 2 trẻ nhanh nhẹn lên tập trước
* Trẻ thực hiện
- Cho trẻ lần lượt trẻ ở hai hàng lên tập cho đến hết
- Mỗi trẻ thực hiện 2- 3 lần
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cô hỏi trẻ tên bài tập
+ Các con vừa thực hiện bài vận động gì?
c. Trò chơi: "Chuyền bóng”
  - Cô giới thiệu tên trò chơi: Chuyền bóng
  - Cô nói cách chơi, luật chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần

  - Trẻ chơi cô bao quát sửa sai cho trẻ
  - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
4. Hồi tĩnh
 - Cho trẻ đi lại, hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng cơ thể theo nhạc bài "Chim mẹ chim con "
5. Kết thúc
 - Cho trẻ chuyển hoạt động


- Nào chúng ta cùng tập thể dục.
- 1- 2 trả lời
- Ăn uống đủ chất

- Tập thể dục

-Trẻ chú ý nghe





- Trẻ thực hiện





- 3 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- 3 lần x 8 nhịp


- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chú ý quan sát


- Chú ý quan sát

- Trẻ lên tập

- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện


- Trẻ trả lời


- Lắng nghe
- Trẻ chơi

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ đi nhẹ nhàng


- Trẻ chuyển hoạt động

Ngày dạy: Thứ 3/15/04/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
  KPKH: Trò chuyện về mùa hè
I. Mục tiêu
 - Trẻ nhận biết các dấu hiệu cơ bản của mùa hè: Trời nóng nực, có ve kêu, có hoa
phượng nở, thường có mưa giông xảy ra. Nhận biết trang phục mùa hè
 - Trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ vốn từ cho trẻ, trẻ trả lời được các câu hỏi của cô.
      - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi để tự bảo vệ mình khi đi ngoài trời.
 II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
     - Đồ dùng: Tranh về mùa hè, que chỉ
    - Thiết bị: Loa, máy tính
2. Chuẩn bị của trẻ
    - Tâm thế: Tâm thế thoải mái, vui vẻ
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.Gợi mở gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài hát “Mùa hè đến”
- Trò chuyện về nội dung bài hát
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Chúng mình có biết mùa hè đến thời tiết như thế nào?
=> Bây giờ đang là mùa hè hay có những cơn mưa rào trước khi mưa thì có sấm, chớp, mưa nhiều làm cho cây cối xanh tốt, trời nắng nóng. Hôm nay cô cùng các con trò chuyện về mùa hè nhé
2. Trò chuyện về mùa hè
* Nhận biết cảnh vật và thời tiết mùa hè
- Cô đưa bức tranh về cảnh vật mùa hè cho trẻ quan sát.
+ Cô có bức tranh gì đây?
+ Tranh có những gì?
+ Bầu trời mùa hè như thế nào?
+ Cây cối mùa hè ra sao?
+ Làm sao các con biết đây là mùa hè?
+ Thời tiết mùa hè như thế nào?
+ Vào mùa hè các con thấy có hiện tượng gì?
+ Mọi người như thế nào?
=> Đây là bức tranh về cảnh vật mùa hè đấy. Mùa hè trời nóng bức, đi học, đi làm phải đội mũ, nón. mùa hè thường sẩy ra bão giông lên khi đi ra đường các con phải đi cùng người lớn...
* Nhận biết sinh hoạt của con người trong mùa hè
- Cô cho trẻ xem tranh và hỏi trẻ
+ Đây là bức tranh gì?
+ Mọi người trong bức tranh đang làm gì?
=> Về mùa hè thời tiết rất oi bức và nóng nực nên mọi người thường đi du lịch, tắm biển và đi bơi...
 + Các con đã được bố mẹ cho đi nghỉ mát ở đâu chưa?
+ Các con đã được đi chơi ở công viên chưa?
=> Về mùa hè thời tiết rất nóng nực, khó chịu. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe các con cần tắm gội hàng ngày, mặc quần áo mỏng, mát, ăn uống hợp vệ sinh để chống bệnh về mùa hè...
3. Trò chơi: Trời nắng, trời mưa
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
* Cách chơi: Khi cô nói trời nắng các con lấy tay che nắng, cô nói gió thổi nhẹ các con giả vờ nghiêng ngả, gió thổi mạnh các con nói ào ào nghiêng mạnh hơn, cô nói trời mưa các con nói che mưa, mưa nhỏ các con nói tí tách, mưa to các con nói lộp bộp, lộp bộp, sấm chớp đùng đùng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi
+ Các con vừa được chơi trò chơi gì?
4. Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi

- Trẻ hát

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời


- Trẻ lắng nghe







- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý nghe





- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe



- Trẻ trả lời

- Trẻ chú ý nghe



- Lắng nghe






- Trẻ chơi

- Trẻ trả lời

- Trẻ ra chơi


Ngày dạy: Thứ 4/16/04/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
Văn học: Thơ: Mùa hè
I. Mục tiêu
  - Trẻ nhớ được tên bài thơ và tên tác giả. Thuộc bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ: Mùa hè ánh nắng chói chang có hoa phượng nở, râm ran tiếng ve kêu.
- Trẻ có kỹ năng đọc thơ diễn cảm, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mở rộng vốn từ cho trẻ, trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc                                                                                                                                                               
  - Trẻ có ý thức học bài, yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên., biết bảo vệ sức khỏe, ăn mặc phù hợp với thời tiết
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
     - Đồ dùng: Tranh minh họa thơ: Mùa hè
   - Thiết bị: Máy tính, loa
2. Chuẩn bị của trẻ
  - Đồ dùng: Tranh cầu vồng cho trẻ tô, sáp màu  
  - Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô và trẻ trơi trò chơi “Trời nắng- trời mưa”
+ Các con vừa chơi trò chơi gì?
+ Trong bài có nhắc đến hiện tượng gì?
+ Khi trời vừa mưa xong sẽ thấy có gì xuất hiện?
+ Cầu vồng có những màu gì?
+ Trời nắng thường xuất hiện vào mùa gì?
=> Trời mưa rào tạnh thường có cầu vồng xuất hiện rất đẹp, còn có những trận mưa bất chợt, hoa phượng nở rực rỡ đó cũng là nội dung bài thơ “ Mùa hè” của tác giả Vũ Thị Ngọc Minh
2. Đọc thơ  diễn cảm
- Cô giáo đọc diễn cảm  lần 1
- Lần 2 kết hợp chỉ hình ảnh minh họa trên máy tính.
3. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn
+ Cô vừa  đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Trong bài thơ nói về gì?
+ Tác giả miêu tả hoa phượng như thế nào?
=> Mùa hè đến hoa phượng nở chói chang, ánh mặt trời rực rỡ.
* Trích dẫn: 
“Chói chang hoa phượng nở
                        Rực rỡ ánh mặt trời”
+ Thời tiết mùa hè như nào?
+ Mùa hè thường xuất hiện tiếng con gì kêu râm ran ?
=> Mùa hè thường có những cơn mưa dào bất chợt, tiếng ve kêu dâm dan.
* Trích dẫn: 
                       “Rào rào cơn mưa tới
 Tắm mát chiều tiếng ve
=> Cô chốt lại giáo dục trẻ
4. Dạy trẻ đọc thuộc thơ
- Cô đọc cùng cả lớp 2 lần
- Cho nhóm đọc
- Cho đọc nối tiếp theo tổ
- Cho cá nhân đọc
- Trong khi trẻ đọc cô bao quát sửa sai cho trẻ hỗ trợ những trẻ phát âm chưa rõ
- Cô hỏi lại tên bài thơ, tác giả
+ Các con vừa đọc bài thơ gì?
+ Do ai sáng tác
5. Tô màu cầu vồng
- Cô cho trẻ về nhóm
- Tô màu tranh cầu vồng
- Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút tô màu
- Cô bao quát khích lệ động viên trẻ
- Cô nhận xét tranh của trẻ
6. Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi

- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe




- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe


- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe


- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe


- Trẻ đọc
- Trẻ đọc
- Trẻ thực hiện



- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời


- Trẻ thực hiện


- Trẻ lắng nghe

- Trẻ ra chơi

 
   




Ngày dạy: Thứ 5/17/04/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
Toán: Nb phía trên phía dưới; phía trước phía sau của bản thân
I. Mục tiêu
      - Trẻ nhận biết, xác định được phía trên phía dưới, phía trước phía sau của bản thân, Rèn khả năng diễn tả mạch lạc, rõ ràng, chính xác
      - Phát triển ngôn ngữ, tư duy, sự ghi nhớ, chú ý của trẻ.
      - Trẻ hứng thú tham gia học tập
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
     - Những quả bóng bay treo phía trên đầu trẻ
     - Một số đồ dùng đồ chơi trong lớp để phía trên và phía dưới của trẻ
2. Chuẩn bị của trẻ
     - Tâm thế trẻ thoải mái vui vẻ
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Bắt bướm”
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
+ Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?
+ Muốn biết được chú bướm chúng mình phải làm thế nào?
+ Sao con biết đó là phía trên
- Để biết được phía trên như thế nào hôm nay cô có món quà tặng các con đấy
2. Nhận biết phía trên phía dưới, Phía trước phía sau
Trời tối! trời sáng
* Nhận biết phía trên
- Xuất hiện chùm bóng bay
+ Cô tặng các con món quà gì?
+ Những quả bóng bay có màu gì?
+ Những quả bóng bay được treo ở đâu?
+ Làm thế nào để nhìn thấy những quả bóng bay nhỉ?
+ Vì sao lại phải ngẩng đầu lên mới nhìn thấy bóng bay?
- Cô hỏi nhiều trẻ và gợi ý để trẻ nhấn mạnh “Phía trên”
=> Những thứ mà chúng ta phải ngẩng đầu lên mới nhìn thấy được goi là ở ”Phía trên” đấy
- Trẻ đọc ”phía trên”
* Nhận biết phía dưới
- Cho trẻ chơi trò chơi “Giấu chân”
+ “Chân đâu”?
+ Chúng mình có nhìn thấy chân của chúng mình không nào?
+ Làm thế nào để nhìn thấy chân của chúng mình?
+ Vì sao phải cúi xuống mới nhìn thấy?
+ Vì chân ở phía nào của con?
- Cho trẻ đọc: “phía dưới”
* Nhận biết phía trước phía sau
- Cô cho trẻ chơi giấu tay
- “Giấu tay”2
+ Các con có nhìn thấy tay không của con không?
+ Vì sao? Tay ở phía nào?
- Các con ơi, các con không nhìn thấy tay của các con vì nó ở phía sau của các con đấy, phía sau là phía các con phải quay mặt lại mới nhìn thấy
- Cho cả lớp, tổ, cá nhân đọc: Phía sau.
- Cô hỏi trẻ:
- “Tay đâu”2
+  Các con có nhìn thấy tay không?
+ Vì sao các con nhìn thấy?
- Các con nhìn thấy tay vì tay ở phía trước các con đấy
- Cô cho cả lớp, tổ, cá nhân đọc “phía trước”
+ Ngoài tay ở phía trước con còn nhìn thấy gì ở phía trước nữa?
- Sau mỗi câu hỏi cô cho cả lớp, nhiều trẻ nhắc lại và cô sửa sai cho trẻ.
3. Luyện tập
- Trò chơi 1: Ai nhanh nhất
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
* Cách chơi: Cô cho trẻ chia thành 3 đội: Lần 1 chạy lên lấy những đồ dùng nằm ở phía trên và phía dưới của búp bê
+ Lần 2: Chọn những đồ dùng nằm ở phía trái phải
+ Lần 3: Chọn những đồ dùng nằm ở phía trước sau,
nếu đội nào lấy được nhiều và đúng thì đội đó sẽ dành chiến thắng
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô kiểm tra kết quả chơi của hai đội sau mỗi lần chơi
- Cô nhận xét giờ chơi
4. Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi


- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe





- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Ngẩng đầu lên
- Trẻ trả lời

- Trẻ chú ý

- Trẻ đọc

- Trẻ chơi

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc


- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe


- Trẻ đọc


- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời

- Trẻ nhắc lại
- Trẻ trả lời






- Trẻ lắng nghe


- Trẻ lắng nghe



- Trẻ chơi

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ ra chơi

 
   

Ngày dạy: Thứ 6/04/04/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
                                Âm nhạc : NDTT: NH: Em yêu mùa hè quê em    
                                                   NDKH: VĐM: Mùa hè đến
                                                   Trò chơi: Bước nhảy vui nhộn
 I. Mục tiêu
    - Trẻ lắng  nghe và  cảm thụ giai điệu của bài hát “Em yêu màu hè quê em”, múa bài hát “Mùa hè đến”. Chơi được trò chơi: Bước nhảy vui nhộn
    - Trẻ có kỹ năng hưởng ứng cùng cô khi nghe hát, Múa “Mùa hè đến”. Nhớ cách chơi và luật chơi: Bước nhảy vui nhộn
    - Trẻ thể hiện tình cảm vui tươi  khi hưởng ứng cùng cô, và  hát và chơi trò chơi với các bạn hứng thú. Trẻ yêu cảnh đẹp thiên nhiên, quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
 - Đồ dùng: 15 – 20 cái vòng
 - Thiết bị: Máy tính, loa, nhạc bài hát: "Em yêu mùa hè quê em"," Mùa hè đến", nhạc trò chơi bước nhảy vui nhộn
 2. Chuẩn bị của trẻ
 - Tâm thế trẻ thoải mái, vui vẻ
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
- Cô đọc câu đố:
“Mùa gì nóng bức
Trời nắng chang chang
Đi học, đi làm
Phải mang nón, mũ?”
+ Đố đó là mùa gì?
+ Các con thấy mùa hè như thế nào?
+ Mùa hè mọi người thường đi đâu chơi?
+ Mùa hè  ở quê mình như thế nào?
=> Mùa hè đến nóng bức, oi ả, với tiếng ve kêu ra rả, khi ra đường phải đội mũ che ô. Và ở quê mình mùa hè đến cũng vậy, hôm nay cô sẽ hát cho các con bài hát về mùa hè quê mình nhé.
2. Nghe hát “Em yêu mùa hè quê em”- Trần Minh Đặng
- Cô thấy lớp mình học rất ngoan và giỏi cô thưởng cho chúng mình một bài hát nhé!
- Cô hát lần 1: Cô thể hiện tình cảm với bài hát
+ Cô vừa hát bài hát gì?                                       
=> Bài hát có giai điệu vui tươi nói về mùa hè đến có nắng và gió, có ve kêu râm ran, có trâu tắm mát, có lỹ tre xanh, có ong đi tìm mật, hè về có lúa chín, có cánh cò, có hoa phượng đỏ tươi
- Cô hát lần 2: Cô hát kết hợp vận động theo nhịp bài hát
- Cô hát lần 3: Cho trẻ nghe băng đĩa và hưởng ứng cùng cô
3. Vận động múa “Mùa hè đến”- Nguyễn Thị Nhung
- Cô cho trẻ hát lại bài hát 1 lần
- Cả lớp thực hiện vận động
- Cô cho từng tổ vận động
- Cô cho 2 – 3 nhóm vận động
- Cho cá nhân vận động
- Cô cho cả lớp vận động
- Cô bao quát động viên, sửa sai cho trẻ
3. Trò chơi Bước nhảy vui nhộn”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi                    * Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn, khi bản nhạc bật lên trẻ sẽ nhún dậm chân di chuyển theo tiết tấu của đoạn nhạc,  nhạc nhanh trẻ sẽ nhảy vào vòng sau đó nhảy ra và chuyển sang vòng bên cạnh tiếp tục chơi cho đến khi bản nhạc kết thúc.
* Luật chơi: Yêu cầu mỗi trẻ phải nhún dậm chân ,di chuyển , nhảy vào vòng theo đúng tiết tấu của bản nhạc. Kết thúc bạn nào không nhảy đúng vào vòng thì sẽ thua, sẽ thực hiện theo yêu cầu của cả lớp
  - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
  - Trẻ chơi cô bao quát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ.
  + Các con vừa chơi trò chơi gì?
5. Kết thúc
 - Cô nhận xét giờ học,cho trẻ ra ngoài chơi.
 

- Lắng nghe



- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời


- Lắng nghe





- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe



- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hưởng ứng cùng cô




- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện


 - Lắng nghe

- Trẻ lắng nghe



- Trẻ lắng nghe



- Trẻ chơi


- Trẻ trả lời

- Trẻ ra chơi

ĐÓNG CHỦ ĐỀ
- Cô cùng trẻ đàm thoại về chủ đề vừa học: Trẻ kể tên nêu dấu hiệu rõ nét về các hiện tượng tự nhiên, các nguồn nước
- Tổ chức cho trẻ múa hát, đóng kịch, kể chuyện, đọc thơ, ca dao câu đố về chủ đề.
- Cho trẻ chơi trò chơi có nội dung về chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên.
- Cô cùng trẻ làm tranh ảnh, làm sách lưu lại trong lớp.
- Cô giới thiệu cho trẻ biết một số nội dung có liên quan đến chủ để mới: Quê hương đất nước, Bác hồ
- Cô cùng trẻ làm tranh trang trí lớp cho chủ điểm sau.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây