Kế hoạch tuần 30 lớp MG bé B

Thứ năm - 03/04/2025 21:23
CHỦ ĐỀ 8: NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
NHÁNH 2: NƯỚC
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3

Đón trẻ

80 – 90 phút - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá
- Trò chuyện với trẻ về một số nguồn nước, xem tranh ảnh về các nguồn nước
 - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích

Thể dục sáng

* Nội dung
- Hô hấp: Hít vào, thở ra
- Tay:  Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực.
 - Lưng, bụng; lườn: Cúi về phía trước.
- Chân: Bước sang ngang
* Mục tiêu
- Trẻ thực đủ các động tác trong bài thể dục theo hướng dẫn
- Trẻ có kỹ năng vận động
- Trẻ có ý thức trong tập luyện
* CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
HĐ học 20    - 25 p Nghỉ giỗ tổ Thể dục
               Trườn về phía trước
 Trò chơi: Nhảy qua suối nhỏ
 
HĐ chơi ngoài trời 30 –40 phút  -  Quan sát nước sạch, bẩn, các thí nghiệm hoa nở trong nước....
- Trò chơi: Trời nắng trời mưa, cò bắt ếch, mèo đuổi chuột, nhảy lò cò.
 - Chơi theo ý thích: Chơi hột hạt, ném vòng cổ trai, phấn, đồ chơi ngoài trời.
Chơi, hoạt động ở các góc 40 - 50 phút * Nội dung:
- GPV: Cô giáo, Bán hàng, gia đình, bác sỹ.
- GXD: Xây ao cá, xây giếng, xây bể
- GKP: Tìm hiểu sự hòa tan của nước.
- Sách truyện: Xem tranh ảnh về một
số nguồn nước, ích lợi của nước.
* Mục tiêu
- Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình.
-Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi.
- Trẻ có kỹ năng vẽ tô màu
- Trẻ biết yêu quí, chăm sóc bảo vệ cây
Ăn trưa 60 -70 phút - Hướng dẫn trẻ kê bàn ăn trẻ rửa tay theo đúng quy trình,  khi rửa
- Sắp xếp, cất bát, xếp ghế, ăn hết xuất đảm bảo sức khỏe
Ngủ trưa 140 -150 p - Mặc quần áo ấm, đeo tất để giữ ấm cơ thể, xắp xếp gối và đắp chăn khi ngủ
Ăn bữa phụ 20-30 phút Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn - Sắp xếp, cất bát , xếp ghế, ăn hết xuất đảm bảo sức khỏe
Chơi, theo ý thích 70- 80 phút Nghỉ 10/3 - TCM: Vật chìm, vật nổi
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
Trả trẻ 60-70 - Giờ trả trẻ cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa
- Nhắc trẻ chào cô, chào các bạn, chào bố mẹ
         
Thời gian thực hiện 3 tuần từ ngày 31 tháng 03 đến ngày 17/4/2025
Tuần 30: Từ ngày 07/04 đến ngày 11 tháng  04  năm 2025
 GV sáng: Trần Huyền                                                                     chiều: Nguyễn Thắm
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
nhân vào đúng nơi quy định.
 - Xem tranh ảnh về một số hiện tượng tự nhiên: Ngày và đêm, mùa hè, nước, các mùa
*Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi, chuyển  đội hình 3 hàng dọc theo tổ
  *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung: 2 lần x 8 nhịp
 *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng làm động tác chim bay quanh sân tập
 VĐ theo nhạc bài Nắng sớm.
TCXH
     Trò chuyện về nước
 
Văn học
Thơ: Mưa
 
Âm nhạc
NDTT: VTTN: Mây và gió                             
NDKH: NH: Giọt mưa và em bé
TC: Chiếc ô chuyển động
 
 - Quan sát thời tiết mùa hè
* Chuẩn bị
- Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng,
- Bộ lắp ghép, hoa, khối gỗ, cây xanh. các loại hoa...
- chậu nước, vật nổi, chìm, chai nhựa
 - Sắc xô, thanh gõ.
- Tranh ảnh về một số  nguồn nước.
* Tổ chức hoạt động:
- Cô giới thiệu tên chủ đề mới, cho trẻ cùng thảo luận nhanh đưa ra những góc chơi vai chơi phù hợp chủ đề.
- Cô hướng cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, cô gợi ý cho trẻ sản phẩm của góc XD xây công viên nước, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi trẻ chơi đoàn kết, không quăng ném đồ chơi đồ dùng.
- Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan tại góc XD, cho trẻ tự giới thiệu, cô động viên trẻ, cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi, vệ sinh cá nhân rửa tay
tay không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo/quần, rửa tay không có mùi xà phòng
Không nói chuyện, không  làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước,  lau mồm
- Xếp gối và đắp chăn khi đi ngủ.
được ăn hàng ngày, các loại thực phẩm cung cấp từ động vật, ăn đủ chất và đủ lượng

 
- Chuẩn bị nguyên liệu cho tiết “làm bức tranh mưa”
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
 
- Làm bức tranh mưa
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
- Ôn bài hát trong chủ đề
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
Quần áo gọn gàng
 
       
TUẦN 30
Chủ đề nhánh: Nước
          Thời gian thực hiện 1 tuần (Từ ngày 7/4 đến ngày 11 tháng 4)
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 8/4/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thể dục: Trườn về phía trước
Trò chơi:  Nhảy qua suối nhỏ
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng quan sát, kỹ năng khéo léo của tay,chân, biết phối hợp chân nọ tay kia để trườn về phía trước.
- Trẻ biết kết hợp chân mắt nhịp nhàng để trườn về phía trước.    
- Trẻ biết đoàn kết với bạn, có ý thức tổ chức kỉ luật trong khi tập
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
     - Đồ dùng: Xắc xô, chiếu
2. Chuẩn bị của trẻ
     - Tâm thế: Trẻ gọn gàng,thoải mái
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
-  Cho trẻ chơi trò chơi: “Trời nắng, trời mưa”
+ Khi đi trời nắng hay trời mưa chúng ta phải làm gì ?
=> Khi đi ra trời nắng hay trời mưa chúng ta phải đội mũ hoặc che ô nếu không sẽ rất dễ bị ốm, và hôm nay chúng mình cùng thể dục để tăng cường sức khỏe nhé
2. Khởi động
- Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, về đội hình 3 hàng theo tổ.
3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- Tay:  Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực.
- Lưng, bụng; lườn: Cúi về phía trước.
- Chân: Bước sang ngang
  b. Vận động cơ bản
- Đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau
- Giới thiệu bài tập: “Trườn về phía trước’’
- Cô làm mẫu:
+ Lần 1: Làm mẫu trọn vẹn
+ Lần 2: Làm mẫu kết hợp giải thích: Cô đứng trước vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh chuẩn bị cô nằm xuống sàn, hai tay thẳng xuống đất, khi có hiệu lệnh : “Trườn” cô trườn tay nọ chân kia, cô trườn sát sàn mắt nhìn thẳng, cô trườn không cong lưng sau đó cô đứng lên đi về cuối hàng đứng.
- Cô cho 1 trẻ khá lên thực hiện, cô chú ý trẻ tập
- Cô lần lượt cho trẻ 2 hàng lên thực hiện, cô bao quát sửa sai, động viên trẻ tập.
- Cho 2 hàng thi đua cùng thực hiện 
- Củng cố cho cả lớp nhắc lại tên bài
 c. Trò chơi: Nhảy qua suối nhỏ
 - Cô giới thiệu tên rò chơi: Nhảy qua suối nhỏ
 - Cô mời một trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi, cô nhắc lại.
 - Tổ chức cho trẻ chơi 2(3) lần
 - Trẻ chơi cô bao quát động viên khuyến khích trẻ
 4. Hồi tĩnh
   - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng vòng quanh sân tập.
 5. Kết thúc
   - Cô nhận xét, cho trẻ ra chơi.

- Trẻ chơi TC

- Trả lời cô
- Trẻ lắng nghe






- Trẻ thực hiện


- 4 lần x 8 nhịp
- 3 lần x 8 nhịp
- 4 lần x 8 nhịp




- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ chú ý xem và lắng nghe.




- 1 trẻ lên tập
- Cả lớp tập





- Trẻ nhắc lại

- Trẻ chơi



- Trẻ đi nhẹ nhàng

- Trẻ ra chơi

_____________________________







Ngày dạy: Thứ 4 ngày 9/4/2025
HOẠT DỘNG HỌC
TCXH: Trò chuyện về nước
I. Mục tiêu                                  
       - Trẻ biết nhận xét một số đặc điểm nổi bật của nước như không màu, không mùi, không vị biết được ích lợi của nước trong cuộc sống hàng ngày đối với con người, cây cối và con vật, trẻ biết một số nguồn nước sạch và nước bẩn.
       - Trẻ có kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
       - Trẻ có ý thức sửng dụng nước sạch đúng mục đích, sử dụng tiết kiệm.
II. chuẩn bị
1.Chuẩn bị của cô
       - Đồ dùng: Hình ảnh về 1 số nguồn nước, 1 chai nước sạch, 1 chai nước bẩn
       -  Thiết bị: Máy tính, loa
2. Chuẩn bị của trẻ
       - Đồ chơi: Chai nhựa, xô đựng nước, ca cốc
       - Tâm thế: Trẻ thoải mái, tự tin
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.Gợi mở giới thiệu bài
 - Cho trẻ hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với”
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Mưa mang đến cho chúng ta gì?
+ Con nhìn thấy nước có ở những đâu?
- Các con cùng nhìn lên màn hình và chú ý quan sát xem nước có ở những đâu? Cho trẻ quan sát đoạn phim ở biển, ở sông, ở hồ.

+ Vừa rồi các con xem thấy nước có ở những đâu?
+ Các con rửa tay bằng nước ở đâu?
+ Nước ở vòi đã uống được chưa? Vì sao?
- Nước có ở khắp nơi, nước còn mạng lại cho chúng ta rất nhiều kì diệu. Cô mời các con cùng cô khám phá
2. Trò chuyện về một số nguồn nước
a. Quan sát nước sạch
- Cô đưa chậu nước và chai sạch cho trẻ quan sát, nếm, ngửi, lấy tay bốc nước.
- Hãy nhận xét về tính chất của nước? (qua nhìn, nếm, ngửi)
=> Nước sạch là nước trong suốt không mầu, không mùi, không vị, nước sạch rất hiếm vì vậy khi dùng nước phải tiết kiệm.
+ Gia đình con thường dùng nước để làm gì?
+ Chuyện gì xẩy ra với con người và động vật, thực vật nếu không có nước?
+ Nước cần thiết như thế nào đối với người, động vật? thực vật?
 =>Nước rất cần thiết đối với người, động vật, thực vật. Nếu không có nước thì không tồn tại, sinh trưởng và phát triển được...
- Cho trẻ kể các nguồn nước sạch. Nước máy, nước giếng, nước mưa, bể, bình..
b. Quan sát nước bẩn
- Cô xuất hiện 1 chai nước đục cho trẻ quan sát.
+ Cô có chai nước như thế nào?
+ Nước có màu gì?
+ Có đảm bảo vệ sinh không? tại sao?
+ Nguyên nhân gì dẫn đến nước bị ô nhiễm?
+ Để không có nguồn nước bị ô nhiễm cần phải làm gì?
+ Con đã làm gì để cho nước không bị ô nhiễm?
=> Chai nước đục là nước không đảm bảo vệ sinh. có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước như: vứt rác thải xuống nguồn nước, nguồn nước gần nhà vệ sinh, chuồng gia súc, gia cầm...để không có nguồn nước bị ô nhiễm thì không vứt rác thải xuống nước, nhà vệ sinh, chuồng gia súc, gia cầm phải xa nguồn
- Cho trẻ kể các nguồn nước bẩn. Ao, hồ, sông
 * Mở rộng
- Cô mở máy tính cho trẻ quan sát gọi tên một số nguồn nước, tác dụng của nước. Nước mưa, nước giếng, nước ao, hồ….cho trẻ nêu tác dụng của nước
- Cho trẻ xem các phương tiện giao thông trên nước (tầu, thuyền..), các môn thể thao dưới nước (bơi, đua thuyền, nhẩy cầu, lướt ván..), các con vật sống dưới nước (cá, tôm,cua..)
3. Trò chơi Chuyển nước
- Giới thiệu trò chơi: Chuyển nước
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 tổ, mỗi tổ có 2 trẻ ngồi đong nước vào chai, sau đó chuyển cho bạn đầu hàng, bạn đầu hàng chuyển cho bạn tiếp theo cứ thế đến hết, bạn cuối cùng cầm chai nước để lên bàn của tổ mình (thời gian là một bản nhạc tổ nào chuyển được nhiều chai nước là tổ đó thắng cuộc)
- Luật chơi: Nước phải được đong đầy chai, khi chuyền lần lượt từng bạn
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô bao quát hướng dẫn động viên trẻ chơi
4. Kết thúc 
  - Cho trẻ thu dọn đồ dùng, ra chơi

- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Nước
- Trẻ nói
- Trẻ chú ý quan sát lắng nghe.

- Trẻ nói
- Nước máy...
- Chưa , vì chưa đun sôi
- Trẻ lắng nghe





- Trẻ quan sát, nếm, sờ,



- Trẻ trả lời



- Sẽ chết khô

- Trẻ trả lời



- Trẻ kể

- Trẻ lắng nghe

- Đục, bẩn
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn




- Trẻ lắng nghe





- Trẻ kể

- Trẻ chú ý quan sát







- Trẻ lắng nghe







- Trẻ chơi


- Trẻ thu dọn đồ dùng

 
   


Ngày dạy: Thứ 5 ngày 10/4/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
Văn học: Thơ - Mưa
I. Mục tiêu
        - Trẻ nhớ tên bài thơ, trẻ hiểu nội dung bài thơ: Mưa ở khắp mọi nơi như trên trời, dưới đất...và tuy không có chân nhưng nơi nào cũng đến được, trẻ thuộc thơ
        - Trẻ có kỹ năng quan sát chú ý, ghi nhớ có chủ định, trả lời các câu hỏi của cô, phát triển ngôn ngữ.
       - Trẻ biết quý trọng nguồn nước, tiết kiệm nước...
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
       - Đồ dùng: Tranh minh họa nội dung bài thơ.
       - Thiết bị : Máy tính, loa.
2. Chuẩn bị của trẻ
       - Đồ dùng: Cây xanh cắt sẵn, giấy nền, keo dán
       -  Tâm thế: Tâm thế thoải mái
III. Tổ chức hoạt động 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
 1: Gợi mở
- Cho trẻ hát"Trời nắng, trời mưa"
+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?
+ Các con có biết vì sao lại trời nắng và trời mưa không?
+ Trời mưa giúp ích cho cây cối và con người như thế nào?
+ Nếu không có mưa điều gì sẽ xảy ra?
=> Muốn biết khi từng giọt mưa rơi xuống có điều gì sẽ xảy ra các con hãy cùng lắng nghe cô đọc bài thơ “Mưa rơi ”sáng tác của nhà thơ Lê Lâm nhé.
2. Đọc diễn cảm
+ Lần 1: Cô đọc diễn cảm
+ Lần 2: Cô đọc kết hợp tranh minh hoạ
3 Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn
+ Cô vừa đọc bài thơ gì ?
+ Do ai sáng tác ?
=>  Bài thơ nói lên ích lợi của mưa đối với đời sống con người và các sinh vật trên trái đất
- Trong bài thơ nói về hiện tượng gì?
Mưa rơi từ đâu?
+ Mưa rơi xuống đâu?
+ Mưa vừa ngồi ở đâu?
+ Mưa còn nhào ra đâu?
=> Mưa ở trên trời rơi xuống đất, ngồi trong nước lại nhào ra sân. Mưa ở ở khắp mọi nơi
“ Mưa ở trên trơi
..........................
Đã nhào ra sân
+ Hạt mưa có chân không?
Mưa có đến được mọi nơi không?
=> Tuy mưa không có chân nhưng ở đâu mưa cũng đến được đấy
“Mưa không có chân
Ở đâu cũng đến”
+ Mưa đã giúp cho chúng ta những gì?
=> Các con ạ! Mưa là một hiện tượng tự nhiên, mưa mang đến cho chúng ta nguồn nước uống sạch sẽ và mát lành vì vậy chúng mình hãy bảo vệ môi trường trong sạch để có những hạt mưa trong và sạch nhé.
4. Dạy trẻ đọc thơ.
- Cho cả lớp đọc
- Cho tổ đọc luân phiên.
- Nhóm, cá nhân.
- Cho tổ đọc nối tiếp.
- Cô giáo chú ý sửa sai động viên khuyến khích trẻ.
5. Trò chơi:  Mưa to mưa nhỏ
- Cô giới thiệu tên trò chơi: Mưa to mưa nhỏ
- Cô nói cách chơi cho trẻ vừa đọc và vừa làm theo lời ca
- Tổ chức cho trẻ chơi 1 - 2  lần
- Cô và trẻ kiểm tra kết quả và nhận xét
6. Kết thúc  
  - Cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi

- Cả lớp hát1 lần
- Trời nắng, trời mưa

- Trẻ trả lời...
- Cây cối tốt tươi đâm chồi nảy lộc...



- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe

- Mưa
- Lê Lâm
- Trẻ lắng nghe

- Mưa
- Từ trên trời
- Xuống đất
- Trong nước
- Ra sân


- Trẻ lắng nghe


- Không có
- Có

- Lắng nghe

- Trả lời







- Cả lớp cùng đọc
- Tổ đọc thơ
- 2, 3 trẻ đọc

- Trẻ lắng nghe



- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi


- Trẻ ra chơi.

 
   

Ngày dạy: Thứ 6 ngày 11/4/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
Âm nhạc: NDTT: VTTN: Mây và gió   
NDKH: NH: Giọt mưa và em bé
                                                     Trò chơi: Chiếc ô chuyển động
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng vỗ tay theo nhịp của bài hát “Mây và gió”. Phát triển tai nghe nhạc và khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ
- Trẻ hát và vố tay theo đúng nhịp bài hát “Mây và gió”. Trẻ nhớ tên bài hát Giọt mưa và em bé”, Trẻ chú ý nghe, tỏ ra thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát bản nhạc. trẻ chơi được trò chơi “Chiếc ô chuyển động”
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, qua giờ học trẻ biết yêu quý và biết cách giữ gìn nguồn nước sạch.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Cái ô
- Thiết bị: Máy tính, loa
2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Mỗi trẻ 1 vòng thể dục
- Tâm thế : Trẻ thoải mái vui vẻ
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú
- Cô đọc câu đố:
"Mùa gì nóng bức
Trời nắng chang chang
đi học đi làm
Phải dội mũ nón".
mùa gì?

- À! Đúng rồi đó là mùa hè.
+ Mùa hè thời tiết như thế nào?
  + Khi thời tiết nắng các con đi ra đường các con phải làm gì?
  + Các con có biết bài hát nào nói về hiện tượng gió không?

2. Vỗ tay theo nhịp “ Mây và gió”
- Cô cho trẻ nghe nhạc bài “Mây và gió” để đoán tên bài hát
+ Các con vừa nghe giai điệu bài hát gì của tác giả nào?
- Để bài hát được hay hơn các con hãy cùng quan sát cô giáo hát và vỗ tay theo nhịp bài hát nhé
- Cô hát và vỗ tay theo nhịp bài hát
- Cho trẻ thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân và cả lớp
=> Trong quá trình trẻ hát, cô bao quát trẻ,sửa sai cho trẻ. Khuyến khích động viên trẻ .
3. Nghe hát: Giọt mưa và em bé
- Hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe bài “Giọt mưa và em bé” nhạc và lời Quang Huấn xin mời các con cùng lắng nghe cô hát bài hát nhé!
+ Lần 2: Cô hát và thể hiện cử chỉ, điệu bộ.
+ Lần 3: Cô cho trẻ nghe nhạc và hưởng ứng cùng cô.
4. Trò chơi: Chiếc ô chuyển động
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi: Cho mỗi trẻ đứng vào 1vòng tròn. Cô đứng giữa cầm ô và cho trẻ vận động theo nhạc và theo chuyển động của chiếc ô
- Cô cho nhóm trẻ chơi
- Cô cho cả lớp chơi
- Cô động viên, khuyến khích trẻ
5. Kết thúc
- Trẻ ra chơi


- Chú ý nghe



- Trẻ đoán

- Nắng nóng

- Đội mũ nón




- Lắng nghe
- Mây và gió của NS Minh Quân


- Quan sát cô thực hiện

- Trẻ thực hiện






- Lắng nghe

- Trẻ hưởng ứng cùng cô


- Trẻ quan sát, lắng nghe



- Trẻ chơi TCÂN


- Trẻ ra chơi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây