Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | |
Đón trẻ |
80 – 90 phút | - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá - Trò chuyện với trẻ, con côn trùng TCTV: Côn trùng có ích, côn trùng có hại - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
||
Thể dục sáng |
* Nội dung: - Hô hấp: Hít vào thở ra - Tay: Đưa 2 tay lên cao ra phía trước kết hợp kiễng chân - Bụng: Quay sang trái sang phải kết hợp tay sang ngang - Chân: Nhảy lên đưa 1 chân về sau. |
* Mục tiêu - Trẻ biết tập các động tác đúng nhịp, chính xác các động tác - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
||
Hoạt động học | 30 – 40 phút | Thể dục Trèo lên xuống 7 gióng thang TC : Chạy tiếp cờ |
KPKH Tìm hiểu con bướm |
|
HĐ chơi ngoài trời | 30 – 40 phút | - Quan sát :Làm trải nghiệm: Đổi vị của nước, quan sát con chuồn chuồn, con - Trò chơi: Lộn cầu vồng, thỏ đổi chuồng, bắt chước tạo dáng, mèo đuổi - Chơi theo ý thích: |
||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - GPV: Gia đình, bác sĩ, bán hàng - GXD: Xây công viên - GTH: Vẽ, in, nặn, xé dán, cắt dán con côn trùng -GST: Góc sách truyện: Dạy giở lần lượt từng trang sách, biết đọc truyện theo tranh,Làm tranh truyện về chủ đề thế giới động vật |
* Mục tiêu - Trẻ biết phân vai chơi, thể hiện, nắm được công việc của vai chơi - Biết sử dụng đồ chơi xây dựng các công trình khác nhau từ các khối xây dựng để lắp ghép, xây công viên. Trẻ biết phân nhóm con vật côn trùng - Trẻ có ý thức trong giờ học, hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động |
|
Ăn trưa | 60 - 70 phút | - Hướng dẫn trẻ kê bàn ăn, rửa tay theo đúng quy trình, khi rửa tay không vẩy - Cô giáo giới thiệu món ăn, cô động viên trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn không |
||
Ngủ trưa | 140 -150 phút | - Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt , | ||
Ăn bữa phụ | 20 - 30 phút | Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn | ||
Chơi, hoạt động theo ý thích | 70 - 80 phút | - HĐPÂN: Hướng đẫn múa cuộn cổ tay - Chơi: Mô phỏng cách chăm sóc con vật - Nêu gương cuối ngày |
- Học tiếng anh - TCM: Những con vật nào - Nêu gương cuối ngày |
|
Trả trẻ | 60 - 70 phút | Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân Trao đổi với phụ huynh về | ||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
nhân vào đúng nơi quy định, |
|||
* Tổ chức hoạt động *Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 4l x 8n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - Tập theo nhạc bài Tiếng chú gà trống gọi |
|||
LQCC Tập tô chữ i, t, c |
LQVT Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau |
Âm nhạc Biểu diễn: Vật nuôi, tôm cua cá thi tài, con chuồn chuồn, Nghe hát: Gọi bướm Tc: Hãy làm theo hiệu lệnh tết |
|
Dán, dạo chơi .... chuột , câu ếch , |
|||
* Chuẩn bị - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ - Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi.. - Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán, mẫu in - Tranh ảnh con vật |
* Tổ chức hoạt động: - Cô tập trung trẻ cho trẻ đọc thơ” ong và bướm, cho trẻ nhắc góc chơi vai chơi đã thực hiện trong chủ đề - Cô cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc, cô gợi ý cho trẻ biểu diễn các bài hát có trong chủ đề, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi trẻ biết chơi đoàn kết - Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan góc có sản phẩm nổi bật, cho trẻ tự giới thiệu, cô động viên trẻ, cho trẻ thu dọn đd đc, vệ sinh cá nhân rửa tay |
||
nước ra ngoài, không ướt áo quần, không có mùi xà phòng Không nói chuyện, không làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước, lau mồm |
|||
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở bài hát ru cho trẻ nghe |
|||
bữa phụ |
|||
- Hoàn thiện vở tập tô - Trò chuyện để trẻ đặt câu hỏi: tại sao? như thế nào? làm bằng gì?. - Nêu gương cuối ngày - Nêu gương cuối ngày |
- Học tiếng anh - HĐPKM: NNTHtoán học của nàng bò Millie: Căn phòng: Làm con bọ: HĐcùng chơi: Con bọ kỳ lạ - Trò chuyện để trẻ đặt câu hỏi: tại sao? như thế nào? làm bằng gì?. - Nêu gương cuối ngày |
- Dạy kiến thức mới - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày, cuối tuần |
|
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn Tình hình học tập, sức khỏe của trẻ |
|||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Cô trò chuyện với trẻ + Các con đang học chủ đề gì? + Hãy kể những con côn trùng có ích, có hại? + Những con côn trùng có ích giúp ích gì cho con người? - Muốn cho cơ thể khỏe mạnh nhanh nhẹn các con phải thường xuyên luyện tập thể dục...Hôm nay cô cho cả lớp tập luyện “Trèo lên xuống 7 gióng thang ” 2. Khởi động - Mở đầu buổi tập luyện hôm nay xin mời các bé cùng đi chạy kết hợp các kiểu khác nhau theo hiệu lệnh của cô. Cho trẻ về 3 hàng dọc. 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung: + Tay: Đưa 2 tay lên cao ra phía trước kết hợp kiễng chân + Bụng: Quay sang trái sang phải kết hợp tay sang ngang + Chân: Nhảy lên đưa 1 chân về sau. b. Vận động cơ bản: Trèo lên xuống 7 gióng thang - Tập mẫu: + Lần 1: Cô tập không phân tích động tác + Lần 2: Cô tập phân tích động tác: Cô đi từ đầu hàng lên sát thang, chuẩn bị 2 tay cô vịn vào 2 mép thang, đầu hơi cúi, mắt nhìn vào thang, khi có hiệu lệnh “ Trèo” Cô nhẹ nhàng mỗi chân lên 1 bậc thang. Cô bước chân trái lên bậc thứ nhất, cô dịch tay lên tiếp cô bước chân phải lên bậc thứ 2, xong cô lại dịch tay lên và cứ như vậy cô bước tiếp đến hết 7 bậc thang. Khi trèo hết thang bước xuống cô cũng bước mỗi chân 1 bậc thang. - Mời 2-3 trẻ lên làm mẫu lại để các bạn xem. - Cho trẻ thực hiện: + Lần lượt cho 2 trẻ tập đến hết lớp sau đó đi về cuối hàng + Cô bao quát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ + Cho 2 hàng thi đua nhau thực hiện c. Trò chơi: Chạy tiếp cờ - cô giơi thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi - Hỏi lại tên trò chơi 4. Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân tập. 5. Kết thúc: - Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, chuyển hoạt động. |
- Trẻ trả lời - Trẻ kể - Trẻ lắng nghe - Khởi động theo hiệu lệnh của cô - Trẻ tập cùng cô: - 5 lần x 8 nhịp - 3 lần x 8 nhịp - 5 lần x 8 nhịp - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý quan sát - 2 trẻ tập - Trẻ thực hiện theo yêu cầu. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi .- Trẻ đi vòng tròn - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Cho trẻ hát bài: Kìa con bướm vàng + Các con vừa hát bài hát nói về con vật gì? + Nó thuộc nhóm con vật nào? + Hãy kể những con côn trùng mà con biết? => Có rất nhiều con côn trùng xung quanh chúng ta, có những con có ích, có con có hại vì vậy các con phải bảo vệ những loại côn trùng có ích lợi đối với con người. Hôm nay cô còn mình cùng nhau tìm hiểu con bướm. 2. Tìm hiểu về con bướm - Cô xuất hiện hình ảnh con bướm + Đây là con gì? Con bướm có những đặc điểm gì? + Bướm di chuyển bằng cách nào? + Bướm có mấy cánh? - Bướm có 4 cánh, mỗi bên 2 cánh xếp lớp lên nhau. + Màu sắc của cánh bướm thế nào? + Tại sao trên cánh bướm lại có nhiều những đốm trông như đôi mắt? =>Bướm là côn trùng rất nhỏ bé, rất nhiều loài vật có thể bắt bướm làm thức ăn như các loài chim, nhện…cho nên màu sắc luôn sặc sỡ nhiều màu, giống như màu sắc của hoa để trông bướm như những bông hoa nên kẻ thù không phát hiện ra. Trên cánh bướm có các đốm trông giống như đôi mắt khiến cho kẻ thù khiếp sợ không dám đến gần. + Bướm có mấy chân? + Thức ăn của bướm là gì? Bướm thường sống ở đâu? + Tại sao bướm lại sống ở những nơi có nhiều hoa? Bướm đẻ con hay đẻ trứng =>Bướm có 6 chân, chân bướm có nhiều đốt giúp bướm đậu được trên những bông hoa. Phấn của những bông hoa dính vào chân bướm, khi bướm bay từ bông hoa này sang bông hoa khác sẽ giúp hoa thụ phấn đấy. Thức ăn của hầu hết các loài bướm là mật hoa. Những chú bướm sẽ dùng vòi dài hút mật hoa để sống. Bướm sống ở những nơi như rừng rậm nhiệt đới và cả những khu rừng thấp hơn. Bướm đẻ trứng lên các lá non, hoặc cành cây đấy. - Cho trẻ xem đoạn video: “Bướm nở từ kén”. Các con đã biết bướm sinh sản như thế nào chưa? - Qua bài học các con đã biết được điều gì? - Cô đưa hình ảnh khái quát, cho trẻ nói - Giới thiệu có rất nhiều các loài bướm và mỗi loài bướm có một màu sắc rất độc đáo và đặc trưng. - Đây chỉ là một số ít trong rất nhiều các loài bướm khác nhau trên thế giới. Các con về nhà tìm và sưu tầm thêm hình ảnh các loài bướm nhé. 3. Trò chơi: Bướm đi tìm hoa - Co giới thiệu tên trò chơi - Cách chơi: Cho trẻ đội mũ bướm hoặc hoa, trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh cho bướm đi hút mật, bạn đội mũ hoa và bạn đội mũ bướm phải ghép được thành đôi. - Luật chơi: Mỗi chú bướm tìm cho mình một bông hoa - Cho trẻ chơi 2-3 lần. * Kết thúc: - Cô nhận xét giờ học, cho trẻ thu dọn đồ dùng |
- Cả lớp hát - Con bướm - Con côn trùng - Trẻ kể - Trẻ lắng nghe - Con bướm - Trẻ trả lời - Nhiều màu - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Bướm hút mật hoa - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Ôn chữ cái. - Cô xuất hiện chữ cái i, t, c.cho trẻ phát âm - Cô cho từng tổ đọc, động viên khuyến khích trẻ 2. Tập tô chữ i, t, c: *Tập tô chữ i - Cô xuất hiện tranh mẫu và hỏi trẻ + Cô có bức tranh gì ? - Cho trẻ đọc đồng dao mèo và ngựa cùng cô - Cô giáo giới thiệu, cho trẻ đọc từ dưới tranh: Chi diều hâu, con nhím, con vịt - Yêu cầu trẻ gạch chân chữ cái i trong từ. - Cho trẻ đếm xem có bao nhiêu con kiến trong mỗi ô, tô mầu số hạt gạo trong đĩa tương ứng với số con kiến. - Cô giới thiệu chữ i in hoa, i viết thường - Cô tô mẫu và hướng dẫn tô chữ i viết thường trên dòng kẻ ngang: Tô từ trên xuống dưới, tô từ trái sang phải tô theo chiều của mũi tên, tô trùng khít với các dấu chấm mờ trên dòng kẻ ngang, tô lần lượt. - Trẻ thực hiện: cô bao quát., hướng dẫn trẻ tập tô - Cho trẻ nhắc tư thế ngồi, cách cầm bút và cách tô. Cô QS hướng dẫn trẻ tô, nhắc trẻ tô trùng khít lên nét in mờ. Tô xong nhắc trẻ tô màu cho bức tranh - Cho trẻ dừng tay thể dục. *Tập tô chữ t - Cô xuất hiện tranh mẫu và hỏi trẻ : + Cô có bức tranh gì ? - Cho trẻ đọc thơ con mèo mà trèo cây cau cùng cô - Cô giáo giới thiệu, cho trẻ đọc từ dưới tranh: Con thỏ, con tôm, con trâu - Yêu cầu trẻ gạch chân chữ cái t trong từ. - Tìm và gạch chân chữ cái trong từ - Cô giới thiệu chữ t in hoa, t viết thường - Cô tô mẫu và hướng dẫn tô chữ t viết thường trên dòng kẻ ngang: Tô từ trên xuống dưới, tô từ trái sang phải tô theo chiều của mũi tên, tô trùng khít với các dấu chấm mờ trên dòng kẻ ngang, tô lần lượt. - Trẻ thực hiện: cô bao quát., hướng dẫn trẻ tập tô - Cho trẻ nhắc tư thế ngồi, cách cầm bút và cách tô. Cô QS hướng dẫn trẻ tô, nhắc trẻ tô trùng khít lên nét in mờ. Tô xong nhắc trẻ tô màu cho bức tranh - Cho trẻ dừng tay thể dục. *Tập tô chữ c - Cô xuất hiện tranh mẫu và hỏi trẻ : + Cô có bức tranh gì ? - Cho trẻ đọc đồng dao con gà cục tác lá tranh cùng cô - Cô giáo giới thiệu, cho trẻ đọc từ dưới tranh: Con chó, cá heo, chim sâu. - Yêu cầu trẻ gạch chân chữ cái c trong từ. - Yêu cầu trẻ tô mầu các con vật sống dưới nước - Cô giới thiệu chữ c in hoa, c viết thường - Cô tô mẫu và hướng dẫn tô chữ c viết thường trên dòng kẻ ngang: Tô từ trên xuống dưới, tô từ trái sang phải tô theo chiều của mũi tên, tô trùng khít với các dấu chấm mờ trên dòng kẻ ngang, tô lần lượt. - Trẻ thực hiện: cô bao quát., hướng dẫn trẻ tập tô - Cho trẻ nhắc tư thế ngồi, cách cầm bút và cách tô. Cô QS hướng dẫn trẻ tô, nhắc trẻ tô trùng khít lên nét in mờ. Tô xong nhắc trẻ tô màu cho bức tranh 3. Nhận xét: - Cô nhận xét 1 số bài đẹp và 1 số bài chưa đẹp động viên trẻ. * Kết thúc: Cho trẻ thu dọn đồ dùng ra chơi nhẹ nhàng. |
- Cả lớp đọc 3 lần - Trẻ trả lời - Trẻ đọc cùng cô - 1 trẻ lên tìm chữ cái i - Trẻ gạch chân chữ cái i - Trẻ thực hiện - Cả lớp đọc - Trẻ quan sát và thực hiện cùng cô - Trẻ tô chữ - Trẻ trả lời - Trẻ đọc cùng cô - 1 trẻ lên tìm chữ cái t - Trẻ gạch chân chữ cái t - Trẻ gạch chân chữ trong từ - Trẻ quan sát và thực hiện cùng cô - Trẻ tô chữ - Trẻ trả lời - Trẻ đọc cùng cô - 1 trẻ lên tìm chữ cái c - Trẻ gạch chân chữ cái c - Trẻ tìm số tương ứng - Trẻ quan sát và thực hiện cùng cô - Trẻ tô chữ - Trẻ chú ý quan sát và nhận xét - Trẻ thu dọn đồ dùng |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Ổn định tổ chức - Cô giới thiệu: Hôm nay đến với lớp mình cô có một câu chuyện rất hay muốn kể cho các con nghe. " Ở một làng nọ có hai mẹ con nhà hoa Hồng họ rất yêu thương nhau. Hoa hồng có một mùi hương thơm ngát, cánh hoa Hồng mỏng và mịn. Một hôm mẹ bảo hoa Hồng. Hôm nay là lễ hội của các loài hoa con hãy mang những bông hoa tươi thắm này đến tham gia lễ hội. Nhưng đi đến ngã ba đường hoa Hồng thấy có một tấm biển chỉ đường trên tấm biển có 3 con đường, 1 con đường màu đỏ, 1 con đường màu vàng, 1 con đường màu xanh. Hoa hồng băn khoăn không biết đi con đường nào ngắn nhất để tới được lễ hội của các loài hoa. Hoa hồng muốn nhờ các con chỉ cho hoa Hồng biết con đường nào ngắn nhất để tới được lễ hội của các loài hoa. - Cô xuất hiện 3 con đường màu đỏ, màu xanh, màu vàng. - Đây chính là 3 con đường mà hoa Hồng muốn đi qua. - Các con thấy con đường nào ngắn nhất. - Cô gọi 2-3 trẻ cho ý kiến. Để biết được con đường nào ngắn nhất hôm nay cô sẽ dạy các con đo độ dài các vật bằng một đơn vị đo, so sánh và diễn đạt kết quả đo để tìm ra con đường ngắn nhất giúp hoa Hồng . 2. Đo độ dài các vật bằng một đơn vị đo nào đó, so sánh và diễn đạt kết quả đo + Nhưng để đo được độ dài của các vật các con cần đến những đồ dùng gì? - Cô cũng đã chuẩn bị mỗi bạn 1 rổ đồ dùng, các con quan sát xem trong rổ có những đồ dùng gì? - Những dải băng giấy tượng chưng cho những con đường mà Hoa hồng muốn đi qua . - Cho trẻ xếp băng giấy màu đỏ ra. - Để biết được chính xác băng giấy màu đỏ dài bằng bao nhiêu lần thước đo các con cùng chú ý xem cô đo mẫu. - Cô đặt một đầu của thước đo trùng với một đầu của băng giấy sao cho cạnh của thước đo sát với cạnh của băng giấy. Cô dùng bút gạch sát vào đầu kia của thước đo để đánh dấu trên băng giấy rồi nhấc thước đo lên, đặt tiếp thước đo theo chiều dài băng giấy sao cho một đầu trùng với vạch đánh dấu, đánh dấu tiếp đầu kia và cứ tiếp tục làm tương tự cho đến khi đo hết chiều dài của băng giấy. - Giờ các con cùng giúp hoa Hồng đo chiều dài của băng giấy màu đỏ nào? - Tổ chức cho trẻ đo. - Băng giấy màu đỏ các con đo được bao nhiêu lần thước đo? - Các con cùng kiểm tra lại bằng cách đếm số đoạn đo được trên băng giấy. + Vậy chiều dài của băng giấy màu đỏ dài bằng mấy lần chiều dài thước đo? - Với 2 lần chiều dài thước đo con sẽ đặt thẻ số mấy tương ứng? - Các con cùng tìm và đặt thẻ số 2 đặt ở bên phải băng giấy màu đỏ. - Tương tự như đo bằng giấy màu đỏ các con cùng lấy băng giấy màu vàng ra đo. - Tổ chức cho trẻ đo - Bạn nào đo xong rồi cho cô biết băng giấy màu vàng đo được bao nhiêu lần thước đo. - Để kiểm tra xem các bạn nói đúng không bằng cách các con đếm số đoạn đo được trên băng giấy - Vậy chiều dài của băng giấy màu vàng dài bằng mấy lần chiều dài thước đo. - Cô cho cả lớp nhắc lại. - Các con sẽ đặt thẻ số mấy tương ứng với kết quả đo là 3 lần chiều dài thước đo. - Trong rổ các con còn băng giấy nào chưa đo? - Cho trẻ lấy băng giấy màu xanh ra đo chiều dài của băng giấy. - Tổ chức cho trẻ đo Ai có nhận xét gì về kết quả đo chiều dài băng giấy màu xanh? - Băng giấy màu xanh đo được bao nhiêu lần thước đo? - Để kiểm tra xem các bạn nói đúng không bằng cách các con đếm số đoạn đo được trên băng giấy màu xanh. + Vậy chiều dài của băng giấy màu xanh dài bằng mấy lần chiều dài thước đo. + Chiều dài của băng giấy màu xanh dài bằng 4 lần chiều dài thước đo các con đặt thẻ số 4 tương ứng. Các con ơi ! Sau khi các con đã có kết quả số lần đo trên băng giấy các con thấy băng giấy nào có số lần đo nhiều nhất? + Băng giấy nào có số lần đo ít nhất - Cô cho trẻ cất băng giấy màu vàng và thẻ số 3. + Cô hỏi trẻ băng giấy nào ngắn nhất. Vì sao + Băng giấy nào dài nhất. Vì sao? + Khi đo các vật có độ dài khác nhau cùng một đơn vị đo thì cho ta kết quả như thế nào? => Khi đo các vật có độ dài khác nhau cùng một đơn vị đo. Vật đo có số lần đo nhiều nhất thì dài nhất, vật nào có số lần đo ít lần nhất thì ngắn nhất. - Cô thấy các con đo rất là giỏi giờ cô và các con cùng chơi trò chơi " Thi xem ai nói nhanh và đúng". - Cô nói tên băng giấy màu nào các con nói số lần thước đo của băng giấy đó. + Băng giấy màu xanh. + Băng giấy màu đỏ. - Các con chơi rất giỏi ! - Lần chơi này khó hơn, cô nói tên màu của băng giấy nào thì các con nói dài nhất hoặc ngắn nhất. + Băng giấy màu xanh. + Băng giấy màu đỏ. - Cô nhận xét kết quả chơi. - Cho trẻ cất các băng giấy. - Vậy hoa hồng sẽ đi con đường nào ngắn nhất để tới được lễ hội của các loài hoa. - Trên đường đi Hoa hồng thấy hai bên đường có những luống hoa rất đẹp. Hoa Hồng muốn biết chiều dài của những luống hoa đó như thế nào? Các con giúp hoa Hồng đo những luống hoa đó nào. - Cô cho trẻ về nhóm đo. - Các nhóm có nhiệm vụ đo các luống hoa tìm ra thẻ số tương ứng với kết quả đo. - Cô đến kiểm tra cách trẻ đo và trao đổi với trẻ. - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. - Ngoài những luống hoa đó ra hai bên đường còn có rất nhiều các loại cây xanh khác như cây trồng lấy gỗ, cây ăn quả cây cho hoa, cây ăn lá chúng có rất nhiều ích lợi đối với con đời sống của con người, chúng giữ cho môi trường xanh sạch đẹp không khí trong lành và mát mẻ.Vì vậy các con phải chăm sóc, bảo vệ cây không hái hoa, ngắt lá, bẻ cành. 3. Trò chơi: Cắm hoa - Các con ơi lúc này Hoa hồng đã đến được lễ hội của những loài hoa. Trong Lễ hội của các loài hoa tổ chức rất nhiều trò chơi như trò chơi cắm hoa. Các con có muốn cùng nhau tham gia trò chơi cắm hoa không? - Để chơi được trò chơi "Cắm hoa" các con cùng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi. - Cách chơi: Cô chia lớp ra thành 3 đội. Đội trưởng của 3 đội có nhiệm vụ lên đo khoảng cách từ vạch xuất phát đến bàn cắm hoa dài bằng bao nhiêu bước chân bằng cách đi nối gót bàn chân tiến lên. Luật chơi: Mỗi bạn lên chơi chỉ được cắm 1 bông hoa. - Thời gian chơi được tính bằng một bản nhạc. - Tổ chức cho trẻ chơi. - Cô nhận xét kết quả chơi, khuyến khích động viên trẻ. 4. Kết thúc: Cô nhận xét cho trẻ hát bài hát " Ra vườn hoa" nhẹ nhàng đi ra ngoài |
- Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Trẻ nêu ý kiến - Trẻ lắng nghe - Trẻ nói ý kiến - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ quan sát và lắng - Trẻ thực hiện - Trẻ nêu ý kiến - Trẻ nói kết quả đo - Thẻ số 2 - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ đếm số đoạn trên băng giấy. - Trẻ nói kết quả đo. - Thẻ số 3 - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ nhận xét kết đo chiều dài của băng giấy màu xanh. - Trẻ đếm số đoạn trên băng giấy. - Thẻ số 4 -Trẻ nêu ý kiến - Trẻ nêu ý kiến - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ nói kết quả - Trẻ nêu ý kiến - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ đo và đặt thẻ số tương ứng - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát bài hát "Ra vườn hoa " |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Xin chào các bé đến với chương trình biểu diễn văn nghệ của lớp mẫu giáo lớn A -> Mở đầu chương trình là một câu đố các bé hãy lắng nghe xem câu đố nói về con vật nào? Con gì bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng Bay vừa thì râm? Đó là con vật nào? + Hãy kể con côn trùng mà con biết? => Có rất nhiều con côn trùng, có con có ích, có con có hại 2. Biểu diễn: Vật nuôi, tôm cua cá thi tài, con chuồn chuồn * Ca hát: Vật nuôi + Cho trẻ hát theo nhịp bài Vật nuôi + Cho cá nhân, nhóm biểu diễn * Hát vận động: Tôm cua cá thi tài - Trong rừng có rất nhiều các con vật, có loài sống thành từng đàn, có loài sống riêng rẽ, có loài sống trên cây, có loài sống trong hang..Nhưng mỗi con vật có một hình dáng và cách vận động riêng. Bài hát Tôm cua cá thi tài của tác giả Hoàng Thị Dinh đã nói về dáng vẻ và cách vận động của các con vật đó. + Cho trẻ hát và vận động theo bài hát với các hình thức nhóm bạn trai, nhóm bạn gái * Ca hát: Con chuồn chuồn - Mở đầu chương trình tập thể lớp mẫu giáo lớn A biễu diễn bài Con chuồn chuồn của nhạc sỹ Vũ Đình Lê. - Cô giáo cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân biểu diễn kết hợp sử dụng xắc xô, phách tre, thìa gõ theo tiết tấu chậm 3. Nghe hát « Gọi bướm » - Để góp vui chương trình văn nghệ cô giáo xin gửu đến khán giả bài hát Gọi bướm sáng tác của Đào Ngọc Dung + Cô giáo hát lần 1 + Bài hát Gọi bướm được gửu đến các con qua giọng hát của bé Xuân Mai. Cho trẻ nghe băng, khuyến khích trẻ hưởng ứng theo băng. - Câu hỏi dành cho khán giả: Bài hát vừa rồi nói lên điều gì? => Các chú bướm thường thích rong chơi la cà bên vườn hoa để khoe đôi cánh sặc sỡ mà không chịu làm việc.Chúng ta sẽ không học tập bạn bướm suốt ngày chỉ rong chơi phải biết vâng lời cha mẹ chịu khó học, không đi chơi khi bố mẹ chưa cho phép, bố mẹ giao cho việc gì phải làm cho xong không đi rong chơi. 4. Trò chơi: Hãy làm theo hiệu lệnh - Để chương trình văn nghệ thêm sôi nổi chúng mình tham gia phần trò chơi Hãy làm theo hiệu lệnh - Cách chơi: Trẻ hãy chú ý lắng nghe cô hát, khi cô hát đến đoạn có từ tay thì tất cả giơ tay lên đầu và lắc cổ tay, cô giáo hát đến từ chân thì tất cả hạ tay xuống và dậm chân. VD: Cô giáo hát "Chân đi chưa vững" trẻ đứng dậy dậm chân... - Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần - Cô là người điều khiển cuộc chơi - Cô cùng trẻ nhận xét kết quả chơi * Kết thúc: Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi |
- Trẻ đoán - Trẻ kể - Trẻ lắng nghe - Trẻ biểu diễn theo nhóm, cá nhân - Trẻ lắng nghe - Nhóm trẻ biểu diễn - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ ra chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn