Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | |
Đón trẻ |
80 – 90 phút | - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, trẻ cất đồ dùng cá - Trò chuyện về một số phương tiện giao thông dường thuỷ- đường hàng không - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
||
Thể dục sáng |
* Nội dung - Hô hấp: Hít vào thở ra - Tay:Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên kết hợp với vẫy bàn tay - Lườn: Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái. Chân: Nhảy lên, đưa 2 chân sangngang |
* Mục tiêu - Trẻ biết tập các động tác đúng nhịp, chính xác các động tác - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. - Nhạc em đi chơi thuyền |
||
Hoạt động học | 30 – 40 phút | Thể dục Đi nối bàn chân tiến lùi 4m-5m T/c : Nhảy tiếp sức |
LQVT Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ |
|
HĐ chơi ngoài trời | 30 – 40 phút | - Quan sát: Quan sát hoa ban, hoa dạ yến thảo, trải nghiệm gấp thuyền, gấp - TC: Chạy tiếp sức, kéo co, oản tù tì, thi đi nhanh, trồng nụ trồng hoa, chèo - Chơi theo ý thích |
||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung - GPV: Gia đình, bán hàng - GXD: Xây bến cảng, cảng hàng không, - GTH: Xé dán PTGT đường thuỷ, đường hàng không, bằng nguyên vật liệu thiên nhiên len…hột hạt - GTN: Chăm sóc cây |
* Mục tiêu - Trẻ biết phân vai chơi, thể hiện, nắm được công việc của vai chơi. Biết sử dụng đồ chơi xây bến xe - Trẻ có kĩ năng hoạt động theo nhóm, tô, vẽ, xé dán để tạo thành sản phẩm.Trẻ có kĩ năng chăm sóc cây trồng - Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động |
|
Ăn trưa | 60 - 70 phút | - Trẻ kê bàn ăn, rửa tay theo đúng quy trình, khi rửa tay không vẩy nước ra - Cô giáo giới thiệu món ăn, cô động viên trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn không |
||
Ngủ trưa | 140 -150 phút | - Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt - Kỹ năng xếp dép, xếp dọn đồ chơi, kê bàn ghế ngay ngắn |
||
Ăn bữa phụ | 20 - 30 phút | Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn | ||
Chơi, HĐ theo ý thích | 70 - 80 phút | - HĐPÂN: Xướng âm em đi chơi thuyền - Đồng dao: Đi cầu đi quán - Nêu gương cuối ngày |
- Học tiêng anh - TCM: Cá sấu lên bờ - Nêu gương cuối ngày |
|
Trả trẻ | 60 - 70 phút | Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân Trao đổi với phụ huynh về | ||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
nhân vào đúng nơi quy định. - HĐLĐ: Kỹ năng Xếp dép, xếp dọn đồ chơi, kê bàn ghế ngay ngắn |
|||
* Tổ chức hoạt động *Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung , mỗi động tác tập 3lần x 8 nhịp *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - VĐ theo nhạc bài Em đi chơi thuyền |
|||
LQCC Làm quen chữ cái h, k |
Tạo hình Thiết kế thuyền buồm (EDP) |
Âm nhạc NDTT: VTTTC:Em đi chơi thuyền NDKH: Nghe: Anh phi công ơi TC: Hạt mưa vui vẻ |
|
máy bay… thuyền, máy bay |
|||
* Chuẩn bị - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng - Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi.. -, Giấy vẽ, giấy màu, keo dán, nguyên vật liệu thiên nhiên - Bình tưới, hạt rau, dụng cụ sới đất |
* Tổ chức hoạt động - Cô tập trung trẻ cho trẻ hát” bạn ơi có biết ” Cho trẻ nhắc lại các góc đã thực hiện trong chủ đề trò chuyện về các góc và nội dung các góc chơi - Cô cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc, cô gợi ý cho trẻ cách bày đồ trong cửa hàng, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi , không ném đồ chơi - cô cho trẻ nx góc chơi, tại góc xây dựng, cho trẻ tự giới thiệu, cô động viên trẻ, cho trẻ thu dọn đd đc, vệ sinh cá nhân rửa tay |
||
ngoài, không ướt áo, quần, rửa tay không có mùi xà phòng nói chuyện, không làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước, lau mồm |
|||
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở bài hát ru cho trẻ nghe |
|||
bữa ăn |
|||
- Thực hiên vở BLQVT - Chơi hoạt động theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Học tiêng anh - HĐPMT: CTNNTH của nàng bò Millie- Căn phòng: Bing và Boong(T1) - Nêu gương cuối ngày |
- Dạy KN nhận biết và phòng tránh những nơi không an toàn ... - Nêu gương cuối ngày, cuối tuần |
|
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn Tình hình học tập, sức khỏe của trẻ |
|||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề + Tuần này là chủ đề gì ? + Kể cho cô PTGT đường thủy? + Khi ngồi trên các phương tiện này con phải làm gì? => Tham gia giao thông các con nhớ phải tuân thủ theo luật giao thông cũng như muốn cở thể khỏe mạnh thì phải ăn uống đầy đủ và tập thể dục hàng ngày. - Cô giới thiệu vào bài học 2. Khởi động - Cho trẻ đi các kiểu đi, theo đội hình vòng tròn: Đi thường, đi bằng gót chân đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, chạy chậm,chạy nhanh, chạy chậm, đi thường chuyển về đội hình 3 hàng ngang. 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung: +Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên kết hợp với vẫy bàn tay + Lườn: Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái. + Chân: Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang b. Vận động cơ bản: Đi nối bàn chân tiến lùi - Cô làm mẫu 2 lần. + Lần 1: Cô tập trọn vẹn + Lần 2: Cô tập kết hợp phân tích động tác: Cô đứng trước vạch, hai tay chống hông để giữ thăng bằng. Khi có hiệu lệnh cô chuyển đứng chân trước chân sau và bước đi thẳng hướng, mũi bàn chân sau sát với gót bàn chân trước. Cô tiến về phía trước, một chân bước lên trước rồi bước chân kia lên sau cho mũi bàn chân sau sát với gót của bàn chân trước, cứ thế đi thẳng. Khi lùi lại thì một chân lùi trước, sau đó bước lùi chân còn lại sau cho mũi bàn chân sau chạm gót bàn chân trước. Tập xong cô đi về cuối hàng đứng + Cho 2 khá lên tập + Lần lượt cho nhóm, tổ thi đua nhau tập + Cô bao quát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ + Cho 2 hàng thi đua nhau thực hiện c. Trò chơi: Nhảy tiếp sức - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô bao quát động viên trẻ chơi 4. Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân tập. * Kết thúc: - Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, chuyển hoạt động |
- Trẻ trả lời - Tàu, thuyền... - Chú ý lắng nghe - Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô - Trẻ tập cùng cô - 3 lần x 8 nhịp - 3 lần x 8 nhịp - 4 lần x 8 nhịp - Trẻ quan sát - Trẻ quan sát và nghe hướng dẫn - 2 trẻ tập - Trẻ thực hiện theo yêu cầu -Trẻ lắng nghe -Trẻ chơi -Trẻ đi nhẹ nhàng - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở, gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài hát Em đi qua ngã tư đường phố - Trò chuyện với trẻ về các phương tiện giao thông: + Trên đường đi học các con nhìn thấy những PTGT nào? => Có rất nhiều phương tiện khác nhau nhưng tất cả các phương tiện đó đều dùng để chở người và hàng hóa. - Hôm nay chúng ta sẽ tổ chức chơi một số trò chơi để chuẩn bị cho ngày hội giao thông. - Chia trẻ thành 2 nhóm: + 1 nhóm chơi với bóng như: Đá bóng, chuyền bóng, lăn bóng… + 1 nhóm chơi với các lon bia, lon nước có dạng khối cầu như: Xếp chồng các khối lên nhau, xếp thẳng hàng, lăn… - Cho đại diện các nhóm nhận xét về nhóm chơi của mình như: + Nhóm của con chơi với đồ chơi gì? + Đã chơi được những trò chơi gì? Hoặc đã tạo ra được sản phẩm gì: 2. Nhận biết, phân biệt, gọi tên khối cầu, khối trụ - Cho trẻ về chỗ ngồi - Tiếp tục hỏi trẻ: Đã dùng những hộp bia, lon nước…để xếp, tạo ra các sản phẩm gì? - Nhóm chơi với bóng có thể tạo ra được các sản phẩm như vậy không? Tại sao? - Cô và trẻ trẻ thực hành với khối cầu, khối trụ: (cô cùng làm với trẻ) + Cho mỗi trẻ 1 khối cầu và 1 khối trụ. + Yêu cầu trẻ lăn cả hai khối và cho trẻ nhận xét: + Khối cầu lăn được không? tại sao + Khối trụ lăn được không? Tại sao?) - Cho trẻ dùng tay sờ xung quanh khối cầu, khối trụ, nhận xét và gọi tên khối. - Cô giải thích thêm: Đường bao quanh của khối cầu đều tròn nên lăn được về mọi hướng còn khối trụ có 2 mặt phẳng ở 2 bên nên chỉ lăn được về một hướng. + Yêu cầu trẻ xếp chồng 2 loại khối lên nhau. (2 trẻ thực hành với nhau). - Cho trẻ đàm thoại dựa trên kết quả của bước 3: + Khối cầu chồng lên nhau được không? Vì sao? + Khối trụ chồng lên nhau được không? Vì sao? - Cô và trẻ rút ra kết luận : Các khối trụ chồng lên nhau được vì hai đầu có hai mặt phẳng, khối cầu các mặt tiếp xúc đều cong tròn nên không chồng lên nhau được. 3. Ôn nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ. * Trò chơi: Đội nào nhanh tay: - Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội xếp thành 2 hàng dọc, phía trước mỗi hàng xếp 5 vật cản là các khối cầu, khối trụ (các quả bóng nhựa, các hộp rượu hình trụ). Để mỗi hộp cách nhau 40cm để trẻ đi zích zắc qua 5 vật cản. cuối đoạn đường để 2 hộp giấy to bịt kín chỉ để một lỗ nhỏ đủ cho trẻ thò tay vào. Khi có hiệu lệnh yêu cầu mỗi đội lên chọn và lấy khối, trẻ đi theo đường zích zắc lên thò tay vào hộp, dùng tay sờ và lấy khối theo yêu cầu của cô và mang về cho đội của mình. Mỗi lần mỗi đội một trẻ lên lấy, khi trẻ đó mang khối về tới vạch xuất phát trẻ khác mới được lên. - Luật chơi: Mỗi lần 1 trẻ đi theo đường zích zắc lên thò tay vào hộp (không được nhìn) lấy khối theo yêu cầu của cô giáo ví dụ: (đội 1 tìm và lấy khối tròn, đội 2 tìm và lấy khối trụ). Nếu khi đi zích zắc chạm và làm đổ hộp hoặc lăn bóng thì không được tính và phải quay về để lên lần khác. Cuối lần chơi đội nào lấy được đúng và nhiều khối theo yêu cầu thì đội đó thắng. - Kiểm tra: Cho trẻ đếm các khối chọn được đúng theo yêu cầu của cô. - Cho trẻ chơi 2 lần, đổi yêu cầu cho 2 đội ví dụ: lần 1 đội 1 tìm và lấy khối tròn, đội 2 tìm và lấy khối trụ. Lần 2 đội 1 tìm và lấy khối trụ, đội 2 tìm và lấy khối tròn. * Kết thúc - Cô và trẻ cùng nhận xét kết quả chơi - Cho cả lớp nhẹ nhàng ra ngoài dạo chơi. |
- Trẻ hát - 2 trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi theo nhóm - Trẻ đá, lăn bóng, chuyền - Xếp chồng các khối trụ… - Xếp hàng rào, xếp tháp… - Không xếp được thành hình tháp… - Lăn được về nhiều hướng - Lăn được nhưng chỉ lăn được về một hướng - Khối cầu xung quanh tròn đều, không có góc cạnh, không có mặt phẳng. Khối trụ có 2 mặt phẳng 2 bên. - Khối trụ chồng lên nhau được, khối cầu không chồng lên nhau được - Không được, vì các mặt đều cong tròn - Chồng lên được, vì hai đầu có 2 mặt phẳng - Trẻ lắng nghe - Trẻ nghe - Đếm sản phẩm cùng cô - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài: Chúng em với an toàn giao thông + Bài hát nói về điều gì ? + Hãy kể những phương tiện giao thông mà con biết? + Khi tham gia giao thông các con phải như thế nào? => Có rất nhiều phương tiện khi tham gia giao thông, các con nhớ phải luôn đảm bảo an toàn giao thông, ra đường phải có người lớn đi cùng... 2. Làm quen chữ cái: h, k a. Làm quen chữ" h" - Cô có hình ảnh gì đây? - Dưới hình ảnh có từ : "Thuyền buồm", cả lớp cùng đọc nào. - Từ thẻ chữ rời cô ghép được từ: "Thuyền buồm" - Cho cả lớp đọc từ vừa ghép. - Cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ Thuyền buồm - Cô giới thiệu chữ cái "h" và phát âm mẫu. - Cho cả lớp, tổ nhóm, cá nhân phát âm - Chữ" h" có đặc điểm gì? - Cho trẻ tri giác chữ h in rỗng. - Cô khẳng định lại: Chữ h gồm một nét sổ thẳng bên trái và nét móc bên phải. - Cho trẻ nhắc lai. - Cô giới thiệu 3 kiểu chữ h khác nhau. b. Làm quen chữ " k" - Kể cho cô những phương tiện giao thông đường hàng không? - Cô có hình ảnh gì đây? - Dưới hình ảnh có từ : "Khinh khí cầu", cả lớp cùng đọc nào. - Từ thẻ chữ rời cô ghép được từ: "Khinh khí cầu" - Cho cả lớp đọc từ vừa ghép. - Cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ "Khinh khí cầu" - Cô giới thiệu chữ " k" và phát âm mẫu - Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm - Chữ k có đặc điểm gì? - Cho trẻ sờ chữ k in rỗng. - Chữ k gồm một nét sổ thẳng bên trái,và 1 nét xiên trái, 1 nét xiên phải. - Cho trẻ nói đặc điểm chữ k - Cô giới thiệu 3 kiểu chữ k khác nhau. * So sánh chữ h, k: - Chữ h và chữ k có điểm gì giống và khác nhau? - Cô chốt lại + Giống nhau: Đều có nét sổ thẳng bên trái + Khác nhau: Chữ h có nét móc phía dưới bên phải, chữ k có 1 nét xiên trái, 1 nét xiên phải. + Củng cố; Hôm nay chúng mình đã được làm quen với chữ gì? 3. Trò chơi : Tìm chữ - Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội, các đội có nhiệm vụ bật qua vòng thể dục lên tìm chữ cái vừa học gắn vào bảng của đội mình, bạn thứ nhất bật lên chọn xong về đứng cuối hàng thì bạn thứ 2 mới được tiếp tục, cứ như vậy trò chơi tiếp tục và thời gian 2 phút. - Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được chọn 1 chữ cái. - Trẻ chơi 2-3 lần. - Cô kiểm tra trẻ. 4. Kết thúc - Cô nhận xét nhắc nhở trẻ, cho trẻ ra chơi |
- Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ kể - Thuyền buồm - Cả lớp đọc. - Trẻ đọc. - Trẻ tìm. - Trẻ lắng nghe - Trẻ phát âm. - Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Trẻ sờ chữ h in rỗng. - Trẻ chú ý lắng nghe. - 1 - 2 trẻ nhắc lại. - Trẻ chú ý. - Trẻ kể - Khinh khí cầu - Trẻ đọc - Trẻ đọc - Trẻ lên tìm - Trẻ lắng nghe - Trẻ nhận xét - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nhắc lại - Trẻ chú ý. - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Chữ cái h,k - Trẻ chú ý lắng nghe cô nói cách chơi và luật chơi - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
Bước 1: Hỏi - Cô tập trung trẻ lại - Các con ơi, bạn gà con gửi tới lớp mình 1 bức thư, các con ngồi đẹp và lắng nghe xem bạn gà con nói gì trong thư nhé “Thân gửi các bạn lớp MG Lớn A, trong trận mưa vào mấy ngày trước đã làm con đường đi vào nhà tớ bị ngập thành 1 cái ao gia đình tớ không thể ra ngoài để kiếm thức ăn được. Tớ không biết có cách nào để đi qua cái ao được? Các bạn giúp tớ với”. - Ai đã gửi thư đến lớp mình? - Gia đình gà con đang gặp vấn đề gì? - Có cách nào để giúp gia đình bạn gà con nhỉ? => Các bạn vừa nêu rất nhiều giải pháp để giúp gà con đấy cô thấy ý tưởng nào cũng hay cô khen cả lớp. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện một giải pháp đó là làm một chiếc thuyền để giúp gia đình gà con đi qua cái áo nhé. Bước 2: Tưởng tượng + Có những loại thuyền nào? - Có rất nhiều loại thuyền khác nhau: Thuyền thúng, thuyền nan, thuyền buồm (cho trẻ xem hình ảnh). + Loại thuyền nào di chuyển được nhờ sức gió? + Thuyền buồm có tác dụng là gì? + Thuyền buồm có cấu tạo như thế nào? -> Thuyền buồm để chở người và hàng; thuyền buồm gồm có thân thuyền, cột buồm và cánh buồm. - Con sẽ thiết kế chiếc thuyền của mình như thế nào? + Con định làm thuyền bằng nguyên vật liệu gì? + Con định chọn thân thuyền làm bằng gì? + Làm cánh buồm bằng gì? Cánh buồm hình gì? + Làm xong chiếc thuyền con có định trang trí gì cho thuyền của mình thêm đẹp không? - Cô đã chuẩn bị rất nhiều nguyên vật liệu, dụng cụ để chúng mình làm thuyền buồm tặng bạn gà con đấy. + Chúng mình xem nguyên liệu gì đây? (Giơ cho trẻ gọi tên: Chai nhựa, vỏ hộp sữa, lá cây, xốp màu, giấy trắng, ống hút, que tre, đất nặn, màu sáp, bút chì, tẩy. Các dụng cụ: kéo, keo dán.) - Trẻ thảo luận, thống nhất trong nhóm về cách thiết kế, nguyên vật liệu, kích thước, màu sắc của thuyền buồm. Bước 3: Thiết kế - Vừa rồi các con đã đưa ra được cách thiết kế bây giờ các con hãy cùng nhau về nhóm bàn bạc, thảo luận và đưa ra ý tưởng rồi vẽ thiết kế lên giấy nhé. - Trẻ sử dụng sáp màu, giấy vẽ để trẻ vẽ bản thiết kế - Quá trình trẻ vẽ giáo viên có thể gợi ý cho trẻ thêm về màu sắc, chi tiết để trang trí cho thuyền buồm - Cô bao quát tất cả các nhóm + Các con đang thiết kế gì? + Các con có khó khăn gì khi thiết kế? + Con có cần sự giúp của cô và các bạn không? - Sau khi trẻ hoàn thiện xong bản thiết kế thì cô cho trẻ lên treo bản thiết kế lên giá và lựa chọn nguyên vật liệu Bước 4: Chế tạo - Cô cho trẻ thực hiện thiết kế thuyền buồm theo bản vẽ đã thiết kế và thống nhất. - Cô theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ khi cần thiết. + Nhóm các con phân công nhiệm vụ như thế nào? + Các con đang làm gì? Làm như thế nào? + Chiếc thuyền của con làm bằng vật liệu gì? + Cánh buồm đâu? Là hình gì? Có mấy cánh buồm? + Cột buồm làm bằng gì? + Con gắn đính như thế nào? + Các con có cần sự trợ giúp nào không? + Các con thấy kết quả ra sao? + Khi làm xong các con sẽ trang trí thế nào? + Cô cùng một trẻ đi chụp ảnh quá trình các nhóm làm thuyền buồm) (Cắt, cuốn, dán, gắn) Bước 5: Chia sẻ - Cô mời các nhóm lên trưng bày sản phẩm + Cô mời đại diện của từng nhóm lên thuyết trình, chia sẻ về quá trình thiết kế thuyền buồm của nhóm mình + Trước tiên nhóm con đã làm được gì? Và đã lựa chọn những nguyên liệu nào để thiết kế thuyền buồm - Cô đã chuẩn bị một bể nước các con hãy mang những chiếc thuyền buồm lên thả vào bể nào - Khi thả thuyền vào nước con thấy thế nào? - Thuyền buồm đã đủ bộ phận chưa? - Cô nhờ 3 bạn dùng quạt để tạo ra gió các con cùng quan sát điều gì xảy ra? (Thuyền có di chuyển không? Có chắc chắn, cân bằng không?) + Con có muốn thay đổi gì trong thiết kế hoặc sản phẩm của mình không? + Nếu được chỉnh sửa các con sẽ chỉnh sửa gì? – Cho trẻ trình bày ý tưởng nếu trẻ muốn thiết kế lại. => Ngày hôm nay các đội rất là có gắng và có ý tưởng vô cùng sáng tạo đã thiết kế ra được thuyền buồm làm bằng nhiều vật liệu khác nhau để giúp bạn gà con đi qua ao rồi. Bây giờ các con hãy mang những chiếc thuyền buồm các con đã thiết kế mang đến tặng bạn gà con cùng cô nào - Cô cho trẻ mang thuyền để lên bàn có bạn gà con - Cô nhận xét, khen ngợi trẻ * Kết thúc - Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi và ra chơi |
- Trẻ lắng nghe - Gà con - Đường vào nhà bị ngập nước - Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ lắng nghe - Trẻ kể - Thuyền buồm - Chở người, chở hàng - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ thảo luận - Trẻ thiết kế - Thuyền buồm - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ trưng bày - Trẻ thực hiện - Thuyền di chuyển - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ dọn đồ và ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Cô đọc câu đố: Làm bằng gỗ Nổi trên sông Có buồm dong Nhanh tới bến? + Cô vừa đọc câu đố về cái gì? + Khi ngồi trên thuyền con phải như thế nào? + Chuyện gì xảy ra nếu không có luật giao thông? =>Mọi người khi tham gia giao thông đều phải chấp hành đúng luật: khi ngồi trên tàu thuyền không được nô nghịch chạy nhảy, chấp hành đúng luật giao thông. - Có một bài hát nói về các bạn nhỏ rất vui khi được đi thuyền đây. Đó là nội dung bài hát nào? - Cô giới thiệu bài Em đi chơi thuyền – Tác giả Trần Kiết Tường 2. Hát vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát "Em đi chơi thuyền " - Cô cho cả lớp hát + Bài hát nói về ai? Bạn nhỏ đi chơi thuyền ở đâu? =>Bài hát với giai điệu rộn ràng tươi vui nói về các bạn nhỏ được mẹ đưa đi chơi trong thảo cầm viên, bạn nhỏ rất thích khi được chơi thuyền con vịt, con rồng. Và bạn nhỏ được mẹ dặn khi đi chơi thuyền phải ngồi yên để đảm bảo an toàn giao thông đấy. - Để bài hát vui nhộn hơn cô con mình cùng hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm - Cô cho cả lớp thực hiện - Cho cá nhân trẻ thực hiện - Cho trẻ thực hiện theo tổ - Cho trẻ thực hiện theo nhóm - Cả lớp thực hiện kết hợp đệm dụng cụ âm nhạc - Cô động viên, sửa sai cho trẻ khuyến khích trẻ vận động tự nhiên, vui tươi 3. Nghe hát “Anh phi công ơi” - Cô giới thiệu tên bài hát"Anh phi công ơi" tác giả: Xuân Giao - Cô hát 1 lần. - Cô giảng giải nội dung bài hát: nói về tình cảm của bạn nhỏ dành cho anh phi công, bạn nhỏ trong bài hát ước mong rằng sau này lớn lên sẽ được làm anh phi công lái máy bay để giữ yên bầu trời. - Lần 2 cô hát kết hợp làm động tác minh họa - Cô cho trẻ xem vi deo hưởng ứng cùng cô. 4. Trò chơi: Hạt mưa vui vẻ - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cách chơi: Cô cho trẻ xếp vòng sát nhau thành 1 vòng tròn, trẻ nghe theo nhạc và thực hiện theo yêu cầu của cô. Khi cô nói "Mưa to" thì trẻ vỗ tay thật to, khi cô nói "Mưa rơi xuống đất" thì trẻ nhảy vào vòng, khi cô nói "Mưa rơi ra ngoài" thì trẻ nhảy ra ngoài. - Luật chơi: Trẻ thực hiện không đúng theo yêu cầu thì phải nhảy lò cò. - Tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm - Trẻ chơi theo tổ (3 tổ chơi) - Cả lớp cùng chơi 1 lần - Cô cùng trẻ nhận xét kết quả chơi. * Kết thúc: - Cô nhận xét giờ học, cho trẻ ra chơi nhẹ |
- Thuyền buồm - 2 trẻ kể. - Xảy ra tai nạn - Trẻ chú ý nghe - Trẻ đoán tự do - Cả lớp hát 1 (2) lần - Trẻ chú ý nghe - Trẻ thực hiện theo yêu cầu - Trẻ thực hiện theo yêu cầu - Trẻ lắng nghe - Trẻ hưởng ứng - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ ra chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn