Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | |
Đón trẻ |
80 – 90 phút | - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng - Trò chuyện với trẻ, xem tranh ảnh một số loại hoa. - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
||
Thể dục sáng |
* Nội dung - Hô hấp: Hít vào thở ra - Tay: Co và duỗi từng tay kết hợp kiễng chân - Lườn: Nghiêng người sang 2 bên kết hợp chân bước sang phải. - Chân: Đưa chân ra phía trước |
* Mục tiêu - Trẻ biết tập các động tác đúng nhịp, chính xác các động tác - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
||
Hoạt động học | 30 – 40 phút | Thể dục Ném trúng đích bằng 2 tay TC: Chạy tiếp cờ |
KPKH Khám phá hoa hồng |
|
HĐ chơi ngoài trời | 30 – 40 phút | - Quan sát: Trải nghiệm làm hoa, Quan sát hoa giấy Quan sát hoa dạ yến - Trò chơi: chạy cướp cờ, nhảy vào nhảy ra; Trồng nụ trồng hoa, bán hoa - Chơi theo ý thích: Chơi với giấy, lá cây, cát |
||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - GPV: Gia đình, bác sĩ, bán hàng - GXD: Xây vườn hoa - GTH: Vẽ, in, xé, nặn, làm hoa từ những nguyên vật liệu thiên nhiên - GTN: Trồng, chăm sóc, lau lá cây, gieo hạt theo dõi sự phát triển của cây.. - ÂN: Biểu diển các bài về CĐ |
* Mục tiêu - Trẻ biết phân vai chơi, thể hiện, nắm được công việc của vai chơi. Biết sử dụng đồ chơi xây dựng các công trình khác nhau từ các khối xây dựng để lắp ghép, xây vườn hoa - Trẻ có kỹ năng lắp ghép, tô, vẽ, xé dán - Trẻ biết yêu quí, chăm sóc bảo vệ các loại hoa |
|
Ăn trưa | 60 - 70 phút | - Hướng dẫn trẻ kê bàn ăn, hướng dẫn trẻ rửa tay theo đúng quy trình, khi rửa - Cô giáo giới thiệu món ăn, cô động viên trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn không - Đàm thoại với trẻ không cười đùa trong khi ăn, uống dễ bị hóc, sặc... |
||
Ngủ trưa | 140 -150 phút | - Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt , | ||
Ăn bữa phụ | 20 - 30 phút | Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn Đàm thoại không tự ý uống thuốc, không ăn thức ăn có mùi ôi; ăn lá, quả lạ dễ bị ngộ độc; uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá không tốt cho sức khoẻ. |
||
Chơi, HĐ theo ý thích | 70 - 80 phút | - HĐPÂN: Xướng âm Hoa trường em - Trồng cây: Cây được tưới nước và không tưới - Nêu gương cuối ngày |
- Học tiếng anh - TCM: Chọn hoa - Nêu gương cuối ngày |
|
Trả trẻ | 60 - 70 phút |
Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân Trao đổi với phụ huynh về | ||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
nơi quy định, TC để trẻ nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức,….., . hãi qua lời nói. |
|||
* Tổ chức hoạt động *Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 4lần x 8nhịp *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - Tập theo nhạc bài Em yêu cây xanh |
|||
Văn học Thơ: Hoa cúc vàng |
Tạo hình Vẽ hoa mùa xuân |
ÂN: Dạy VTTTC” Hoa trường em” NH: Hoa trong vườn TC: Vòng tròn tiết tấu |
|
Trải ngiệm nông trại vui vẻ Quan sát hoa thu hải đường chạy tiêp sức, Chạy tiếp cờ, cắp cua bỏ giỏ |
|||
* Chuẩn bị - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ, hoa - Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi.. - Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán - Bình tưới cây, khăn lau - Dụng cụ âm nhạc |
* Tổ chức hoạt động: - Cho trẻ nhắc lại các góc đã thực hiện trong chủ đề trò chuyện về các góc và nội dung các góc chơi - Cô cho trẻ về góc chơi đã nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Cô bao quát gợi ý để trẻ làm phong phú nội dung chơi và gợi ý về SP góc tạo hình in xé dán các loại hoa - Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan bộ sưu tập hoa tại góc tạo hình, cho trẻ giới thiệu, cô động viên trẻ,cho trẻ thu dọn đdđc, VSCN đồ dùng sp các nghề tại góc sách, cho trẻ giới thiệu, cô động viên trẻ,cho trẻ thu dọn đdđc, VSCN |
||
tay không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo/quần, Rửa tay không có mùi xà phòng Không nói chuyện, không làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước, lau mồm - Lau chùi, xếp dọn đồ chơi, kê bàn ghế, xếp gọn giầy dép.. |
|||
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở băng hát ru cho trẻ nghe |
|||
bữa phụ` Trò chuyện về tự chải răng, rửa mặt |
|||
- Đọc đồng dao Lúa ngô là cô đậu lành - Gạch bỏ những hành động đúng,sai bẻ cành, hái hoa. - Nêu gương cuối ngày |
- Học tiếng anh - HĐPMT: CTNNVHCV - Tập tô chữ : h, k, l, m, n - Nêu gương cuối ngày |
- Làm hoa từ các nguyên vật thiên nhiên - Biểu diễn văn nghệ cuối tuần - Nêu gương cuối ngày |
|
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn Tình hình học tập, sức khỏe của trẻ |
|||
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho trẻ hát bài: Màu hoa + Trong bài hát có những màu hoa gì? + Hãy kể các loại hoa mà con biết? + Muốn có nhiều hoa đẹp các phải làm gì? => Có rất nhiều loại hoa xung quanh chúng ta như hoa hồng, hoa mai, hoa đào…và muốn hoa luôn đẹp phải trồng, chăm sóc cấy hoa cũng như chúng mình muốn mau lớn khoẻ mạnh thì phải thường xuyên tập luyện thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh. - Cô giới thiệu bài thể dục bài ném trúng đích bằng 1 tay. 2. Khởi động - Cho trẻ đi chạy theo đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, chậy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường chuyển về đội hình 3 hàng dọc theo tổ. 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung + Tay: Co và duỗi từng tay kết hợp kiễng chân + Lườn: Nghiêng người sang 2 bên kết hợp chân bước sang phải. + Chân: Đưa chân ra phía trước b.Vận động cơ bản - Đội hình: Hai hàng ngang đối diện - Giới thiệu bài: Ném trúng đích bằng 1 tay - Cô làm mẫu: + Lần 1: Cô tập không phân tích động tác + Lần 2: Cô tập và phân tích động tác: Cô đứng 2 chân rộng bằng vai, chân trước chân sau tay cầm túi cát cùng chiều với chân sau, khi có hiệu lệnh đưa túi cát ngang tầm mắt, nhằm đích và ném vào đích - Hỏi lại tên vận động? Cô vừa thực hiện vận động gì? - Trẻ thực hiện + Cho 2 trẻ khá lên tập + 2 trẻ 2 tổ lần lượt lên tập + Trẻ thực hiện theo tổ - Quá trình trẻ thực hiện cô giáo bao quát động viên khuyến khích trẻ, cô kết hợp sửa sai c. Trò chơi: Chạy tiếp cờ - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cho trẻ nhắc lại cách chơi - Tổ chức cho trẻ chơi - Cô bao quát, khuyến khích trẻ. 4. Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1,2 vòng * Kết thúc: Cho trẻ ra chơi |
- Trẻ hát - Trẻ kể - Trồng, chăm sóc... - Trẻ lăng nghe -Trẻ làm theo hiệu lệnh của cô - Trẻ tập cùng cô 2 lần - 5 lần x 8 nhịp - 3 lần x 8 nhịp - 3 lần x 8 nhịp - Chú ý quan sát cô làm mẫu, và nghe hướng dẫn - 2 trẻ tập - Mỗi lần 2 trẻ thực hiện - Chú ý quan sát nghe hướng dẫn - Trẻ chơi - Trẻ đi vòng quanh sân tập 2 vòng - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1.Gây hứng thú - Cô kể một câu chuyện ngắn về “Sự tích hoa hồng” “Ngày xưa hoa hồng chỉ có một màu trắng tinh. Một hôm các cô hoa hồng nói với nhau: Ước gì chúng ta có nhiều màu sắc như những bông hoa khác nhỉ? Các cô hoa hồng vừa nói xong thì bỗng xuất hiện một bà tiên bà đã nghe được câu chuyện mà các cô hoa hồng nói với nhau và bà tiên đã ban cho các cô hoa hồng nhiều sắc màu rực rỡ, nhưng nổi trội nhất vẫn là cô hồng nhung cô có một màu đỏ thật rực rỡ, các cô rất là vui mừng và không quên đáp lại lòng tốt của bà tiên bằng cách mang hương sắc của mình làm đẹp cho cuộc sống. Thế là từ đó hoa hồng có nhiều màu sắc như bây giờ đấy các con ạ.” - Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu truyện gì? 2. Khám phá cây hoa hồng - Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về hoa hồng nhé - Trên bàn của cô có một 1 lọ hoa hồng nhiều màu sắc mỗi bông hoa có một màu sắc khắc nhau. Vậy bây giờ các con có muốn sờ và ngửi mùi hương của hoa hồng không? - Cô cho trẻ sờ và ngửi hoa hồng + Các con vừa được ngửi và quan sát hoa hồng vậy hoa hồng có đặc điểm gì? + Cánh hoa hồng có dạng hình gì? + Các con sờ vào cánh hoa con thấy như thế nào? + Hoa có màu gì? Thế các con có biết hoa hồng đỏ này người ta còn gọi là hoa hồng gì không? (hoa hồng nhung) + Cô cho trẻ đọc từ “Hoa hồng nhung” + Bông hoa còn có gì? ( nhụy hoa) + Nhụy hoa màu gì? + Ngoài cánh hoa và nhụy hoa chúng mình thấy còn có gì? ( đài hoa) + Đài hoa màu gì? + Hoa hồng còn có gì nữa? + Lá hoa hồng như thế nào? + Lá hoa có màu gì? + Ngoài những đặc điểm mà các con vừa nêu thì hoa hồng còn có gì? + Chúng mình thấy cành hoa có gì đặc biệt?( có gai) - Khi các con cầm cành hoa có loài hoa có gai nhưng có loài hoa lại không có gai vì vậy khi các con cầm hoa phảI thật cẩn thận nếu không gai đâm vào tay rất là đau. - hôm nay cô cũng đã chuẩn bị một loại hoa hồng không có gai chúng mình cùng quan sát xem hai bông hoa này có gì khác nhau nào? - Cô cho trẻ quan sát hai bông hoa một loại có gai và một loại không có gai + Ai có nhận xét gì về hai bông hoa này? + Vì sao lại như vậy?(Vì hoa hồng có gai là hoa hồng ta còn hoa hồng không có gai là hoa hồng pháp) - Các con đã bao giờ tận mắt nhìn thấy hoa hồng nở chưa? chúng mình có muốn xem hoa hồng nở như thế nào không? ( cô mở clip hoa hồng nở cho trẻ xem) - Ngoài hoa hồng ra các con còn biết những loại hoa gì?( cô cho trẻ kể tên một số loại hoa mà trẻ biết) + các con có biết hoa còn được dùng để làm gì không? => Đúng rồi đấy các con ạ! Hoa được dùng để trang trí nhà cửa trang trí công viên, hoa hồng còn được dùng để làm nước hoa đấy. Hoa có mặt trên khắp mọi nơI vì vậy muốn cho cây hoa tươI tốt các con phảI làm gì? 3. Trò chơi: Ai nhanh nhất - Cách chơi: Trên bàn của cô có các tranh lô tô hoa hồng có màu sắc khác nhau. Mỗi bạn sẽ cầm một hình lô tô có hoa màu đỏ, hồng, vàng và các con sẽ đi vòng tròn vỗ tay theo nhạc bài hát khi cô nói” hoa hồng màu đỏ về vườn” thì những bạn có trên tay lô tô hoa hồng màu đỏ sẽ nhảy thật nhanh vào vòng tròn và giơ lô tô của mình lên. Nếu bạn nào sai thì phảI nhảy lò cò một vòng. - Cô tổ chức cho cả lớp chơi - Trẻ chơi 1-2 lần 4. Kết thúc Cô nhận xét giờ học động viên khuyến khích trẻ và cho trẻ ra ngoài. |
- Trẻ ngồi nghe cô kể chuyện - Cây hoa hồng - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Có hoa, lá… - Dạngtròn - Mịn - Trẻ trả lời - Trẻ đọc - Trẻ trả lời - Màu vàng - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Lá hoa - Có răng cưa - Cành hoa - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ ra ngoài |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài Màu hoa - Mùa xuân là mùa ngàn hoa đua nở, có một loài hoa luôn mong đợi ngày xuân đến để được nở bung ra đem không khí vui tươi ấm áp đến cho mọi người đố các bạn biết đó là hoa gì? +Trên đầu các con đội mũ gì? +Vẻ đẹp của hoa cúc làm ta liên tưởng tới bài thơ nào? => Chúng mình cùng đọc bài thơ để thấy được vẻ đẹp của hoa cúc mùa xuân nhé! 2. Đọc diễn cảm - Lần 1: Đọc diễn cảm - Lần 2: Đọc kết hợp hình ảnh minh họa 3. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn + Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác? + Bài thơ nói về ai? - Trong bài thơ tác giả nói đến những mùa nào. + Thời tiết mùa đông được tác giả miêu tả như thế nào? + Vì sao mùa đông lại không có nắng. (Thời tiết lạnh, bầu trời nhiều mây che khuất hết nắng) + Cây phải chịu thời tiết mùa đông như thế nào? ( Đoạn thơ nào cho con biết điều đó?) - Trích “Suốt cả mùa đông....................chịu rét” + Trong bài thơ hoa cúc nở nhiều vào mùa nào?. + Hoa cúc vàng nở làm ta tưởng điều gì đã về? + Hoa cúc đã gom ai vào với mình. - Gom có nghĩa là thu gọn tất cả lại, màu vàng của hoa cúc như nắng được gom lại - Khi đã gom được nhiều nắng đến thời điểm nào hoa cúc nở bung ra. - Nở bung có nghĩa là tất cả những cánh hoa cúc cùng nở vào một lúc rộng hết cỡ - Trích “ Sớm nay nở hết ………………. Ấm vui mọi nhà - Cho trẻ làm động tác gom nắng và nở bung. (2 lần) + Qua bài thơ các con học tập được điều gì? => Qua bài thơ chúng mình yêu quý mọi điều xung quanh luôn biết nghe lời cô, yêu quý và kính trọng đúng không nào. 4. Dạy trẻ đọc thơ - Cả lớp đọc cùng cô - Cho trẻ tự đọc cả lớp - Luân phiên theo tổ - Nhóm đọc - Cá nhân - Cô chú ý sửa sai trong quá trình dạy trẻ đọc thơ. * Kết thúc - Nhận xét động viên trẻ, cho trẻ ra chơi |
- Trẻ hát - Hoa cúc ạ - Đội mũ hoa cúc ạ - Hoa cúc vàng - Trẻ lắng nghe - Nhà thơ Nguyễn Văn Chương. - Mùa đông, mùa xuân - Trẻ trẻ lời - Trẻ trả lời - Cảnh mùa đông - Liên tưởng đến nắng - Gom nắng - Trẻ trả lời - Đến tết ạ - Trẻ làm động tác gom nắng, nở bung. - Cá nhân trẻ trả lời - 2 lần - 2 lần - Mỗi tổ đọc 1 lần - 2 nhóm trẻ đọc - 2 trẻ đọc - Trẻ đi ra ngoài. |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gây hứng thú - Cho trẻ hát bài “Mùa xuân đến rồi” - Cô và trẻ trò chuyện: + Các con vừa hát bài hát gì? + Có những loài hoa nào nở vào mùa xuân? + Ngày tết các gia đình mua hoa để làm gì? - Hôm nay, cô tổ chức 1 cuộc thi vẽ về hoa mùa xuân. 2. Quan sát tranh - Cho trẻ xem tranh vẽ các loại hoa. - Cho trẻ quan sát và đàm thoại về bức tranh: + Các loài hoa đó được vẽ bằng nét gì? + Hình dáng cánh hoa như thế nào? + Những cánh hoa vẽ màu gì? + Những lá hoa vẽ màu gì? + Có mấy loài hoa trong tranh? => Mỗi loài hoa đều có hình dáng và mầu sắc khác nhau. Hoa đào có cánh tròn màu hồng, hoa đồng tiền có cánh dài màu đỏ, hoa cúc có nhiều màu và mỗi bông hoa cúc có nhiều cánh…. - Hỏi trẻ ngoài những tranh vẽ các loại hoa cô đã cho lớp xem, các con thích vẽ các loại hoa nào nữa 3.Trẻ thực hiện - Cô hướng dẫn trẻ cách bố cục trên giấy, tư thế ngồi, cách xé - Cho trẻ thực hiện, cô bao quát, động viên gợi ý hướng dẫn trẻ . 4. Nhận xét sản phẩm - Cho trẻ dừng tay nhảy theo điệu Chikendan - Cô giáo trưng bày bài xé dán của trẻ, động viên cả lớp - Cho trẻ nhận xét bài của bạn. Cô gợi ý : Con thấy bài xé dán của bạn A như thế nào ? Con có nhận xét gì về màu sắc, bố cục của bức tranh ?... - Cho trẻ giới thiệu bài của mìmh - Cô giáo tuyên dương những bài vẽ đẹp, khuyến khích các trẻ có bài vẽ còn hạn chế . 5. Kết thúc - Cho trẻ đọc bài thơ " Hoa cúc vàng" và ra ngoài |
- Trẻ hát - Mùa xuân đến - Hoa hồng, cúc, đào... - Trang trí - Cong tròn, nét thẳng - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ chăm chú thực hiện - Trẻ dừng tay, VĐ - Trẻ lên trưng bày. - 2(3) trẻ nhận xét - 1(2)trẻ - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc thơ rồi ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho trẻ chơi trò chơi : Gieo hạt + Muốn trồng cây trước tiên phải làm gì? + Cây xanh cho ta những gì? + Cho trẻ kể tên về các loài hoa mà trẻ biết - Cho trẻ xem hình ảnh về 1 số loại cây hoa trò chuyện với trẻ về tác dụng của cây đó => Có rất nhiều loại hoa, hoa trồng để làm cảnh, rang trí trong nhà...Trồng nhiều cây hoa sẽ góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp… => Mùa xuân giúp cho các loài hoa đua nhau khoe sắc ,không khí mùa xuân tràn ngập khắp mọi nơi trong bài hát “ Hoa trong vườn”. 2. Nghe hát: Hoa trong vườn - Cô giới thiệu bài Nghe hát Hoa trong vườn của tác giả Hoàng Yến. - Cô hát lần 1: Hát tự nhiên + + Cô vừa hát bài gì ? + + Tên bài hát nói về gì? + + Có những loại hoa quý gì? =>Bài hát có giai điệu mềm mại thiết tha thể hiện Trong vườn có nhiều màu hoa Bao nhiêu là loài hoa quý hóa thơm tưởng rằng trong rừng đầy hương, trong rừng đầy hương người vun xới cỏ tranh đêm ngày, cỏ tranh đêm ngày Với bao loài hoa cùng nhau chăm sóc cho hoa đẹp mùa xuân. - Lần 2: Cô hát và minh hoạ - Lần 3: Cho trẻ xem video và hưởng ứng cùng cô - Lần 4: Cô hát cùng trẻ biểu diễn. 3. VĐTTTC: Hoa trường em - Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài Hoa trường em + Bài hát nói lên điều gì? =>Bài hát nói về ngắm chiếc lá. Em ngắm cánh hoa. Hai chiếc lá có một đoá hoa. Lá màu xanh bông hoa tươi màu vàng. Bông hoa thơm ngát ở trường lớp em - Để bài hát hay hơn cô cùng các con vận động vỗ tay bài hát - Cô hát và vận động 2 lần - Cho cả lớp hát và vận động - Cho trẻ luân phiên theo tổ - Cho nhóm hát và vận động - Cho cá nhân - Cho cả lớp hát kết hợp múa minh hoạ - Quá trình trẻ thực hiện cô giáo bao quát 4. Trò chơi" Vòng tròn tiết tấu" - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm - Quá trình trẻ chơi cô giáo bao quát động viên trẻ 5. Kết thúc - Trẻ ra chơi chuyển hoạt động |
- Cả lớp chơi 1 lần - 2 trẻ kể - 2 trẻ kể - 2 trẻ kể - Trẻ quan sát trò chuyện cùng cô - Trẻ chú ý nghe - Trẻ suy nghĩ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý nghe - Trẻ minh hoạ cùng cô - Trẻ chú ý nghe - Trẻ hát 1 lần - Trẻ suy nghĩ trả lời - Trẻ chú ý nghe và quan sát - Trẻ thực hiện - Trẻ thưc hiện -Trẻ thực hiện theo yêu cầu. - Trẻ nói cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi theo yêu cô - Trẻ ra chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn