Kế hoạch giáo dục tuần/ngày - Tuần 17 - Lớp MG Lớn A

Thứ sáu - 23/05/2025 02:09
CHỦ ĐỀ 5: NHỮNG CON VẬT BÉ YÊU
NHÁNH 2: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
*GV dạy: Sáng: Nguyễn Thị Phương Thúy  
 
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3

Đón trẻ

80 – 90 phút - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ,  trẻ cất đồ dùng cá
- Trò chuyện với trẻ, về con vật sống trong rừng.
 - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích

Thể dục sáng

*Nội dung
 - Hô hấp: Hít vào thở ra
- Tay: Đưa 2 tay lên cao ra phía trước kết hợp kiễng chân
- Bụng:Quay sang trái sang phải kết hợp tay sang ngang
- Chân: Nhảy lên đưa 1 chân về sau.
* Mục tiêu
- Trẻ biết tập các động tác đúng nhịp, chính xác các động tác
- Trẻ có kỹ năng vận động
- Trẻ có ý thức trong tập luyện
* CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
Hoạt động học 30 – 40 phút Thể dục
Nhảy lò cò 5 m
Tc: Cáo và thỏ
 
KPKH
 Khám phá con voi
chơi ngoài trời 30 – 40 phút - Quan sát cây hoa ngọc thảo, cây lựu, dạo chơi , trải nghiệm chìm nổi
- Trò chơi: Đuổi bóng, cắp cua bỏ giỏ, chó sói xấu tính,  Chơi tạo dáng con vật
-  Chơi theo ý thích
Chơi, hoạt động ở các góc 40 - 50 phút * Nội  dung:
- GPV: GĐ, Cửa hàng bán con vật,
- GXD: Xây dựng vườn bách thú xếp hình con vật
- GTH: Vẽ, in, nặn, xé, cắt dán các tranh ảnh về các con vật, phối hợp các NVL để làm ĐC và đặt tên sản phẩm
- KPKH: Phân nhóm con vật
- GST: HĐC: Xem và đọc các loại sách về chủ đề thế giới động vật
* Mục tiêu
- Trẻ biết  phân vai chơi, thể hiện vai chơi. Biết sử dụng đồ chơi  để lắp ghép, xây vườn bách thú.
- Trẻ có kỹ năng  phân nhóm động vật, lắp ghép, vẽ, in, nặn, cắt dán…Trẻ thuộc, hát đúng giai điệu bài hát.
- Trẻ có ý thức trong giờ học, hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động
Ăn trưa 60 - 70 phút - Trẻ biết giúp đỡ bạn cùng khiêng bàn, cất ghế, thu dọn đồ chơi cùng
- Cô giáo giới thiệu món ăn, cô động viên trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn
Ngủ trưa 140 -150 phút - Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt ,
Ăn bữa phụ 20 - 30 phút Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
Chơi, hoạt động theo ý thích 70 - 80 phút - HĐPÂN: Hát  dân ca
- Giải câu đố về các con vật sống trong rừng
- Nêu gương cuối ngày
 
- Học tiếng anh
- TCM: Đua ngựa
- Nêu gương cuối ngày
Trả trẻ 60 - 70 phút Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân                                                                     Trao đổi với phụ huynh v
         
Thời gian thực hiện chủ đề lớn 4 tuần  từ  ngày23/12/2024 đến ngày 17/1/2025
Tuần 17 từ ngày 30/12 đến  ngày 3 tháng 1  năm 2025
*GV dạy chiều: Tạ Thị Ngọc Hà
 
Thứ  4 Thứ 5 Thứ 6
 
nhân vào đúng nơi quy định,

 
* Tổ chức hoạt động
*Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ
 *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác tập 4l x 8n
 *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng
  - Tập theo nhạc bài  Tiếng chú gà trống gọi  
Nghỉ tết dương lịch
 
Văn học
 Truyện: Chú dê đen
LQCC
Đo đọ dài  các vật bằng 1 đơn vị đo nào đó so sánh và diễn đạt kết quả đo 

 
* Chuẩn bị
- Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng
- Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi..
- Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán…
- Lô tô các con vật
- sách truyện về động vật
* Tổ chức hoạt động:
` Cô tập trung trẻ cho trẻ hát” Đố bạn”, cho trẻ nhắc góc chơi vai chơi phù hợp chủ đề
` Cô cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc, cô gợi ý cho trẻ cách chăm sóc con vật của bác sỹ thú y, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi trẻ biết chơi đoàn kết
` Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan bộ sưu tập các con đv trong rừng tại góc tạo hình, cho trẻ tự giới thiệu, cô động viên trẻ, cho trẻ thu dọn đd đc, vệ sinh cá nhân rửa tay
bạn, rửa tay không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo/quần, Rửa tay không có mùi xà phòng
không nói chuyện, không làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước, lau mồm

 
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở bài hát ru cho trẻ nghe
 
bữa phụ` Trò chuyện về tự chải răng, rửa mặt
 
Nghỉ tết dương lịch
 
- Học tiếng anh
- Chơi trong ngôi nhà những đồ vật biết nghĩ: Căn phòng: Chế tạo chim(T2)
-Chơi trong căn phòng: Hộp cát
biểu tượng
- Nêu gương cuối ngày
- Dạy kiến thức mới
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày, cuối tuần
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn
  Tình hình học tập, sức khỏe của trẻ
 
       
NHÁNH 2: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
Thời gian thực hiện 1 tuần từ ngày 30/1203/1/2025
Ngày dạy: Thứ 2/ 30 /1/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thể dục: Nhảy lò cò 5m
  TC: Cáo và thỏ
        I. Mục tiêu
        - Trẻ có kỹ năng nhảy lò cò, phát triển tố chất thể lực, sức mạnh
- Trẻ biết nhảy lò cò trên 1 chân, 1 chân co gối, biết chơi trò chơi Cáo và thỏ , yêu thích luyện tập, hứng thú với bài tập.
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, tuân theo hiệu lệnh của cô
        II. Chuẩn bị
        1. Chuẩn bị của cô
 - Đồ dùng: Xắc xô, mũ cáo
        2. Chuẩn bị của trẻ
 - Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ
        III. Tổ chức hoạt động
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở giới thiệu bài
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
+ Các con đang học chủ đề gì?
+ Hãy kể một số con vật sống trong rừng mà con biết?
+ Với các con thú quý hiếm các con phải làm gì?
=> Có rất nhiều các con vật sống trong rừng, đều là những động vật quý hiếm cần được bảo vệ.
- Cô giới thiệu bài thể dục “ Nhảy lò cò 5m ”
2. Khởi động
 - Cô cho trẻ đi các kiểu đi, chạy: đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi  nhanh, đi thường, chuyển đội hình.
3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung:
+ Tay: Đưa 2 tay lên cao ra phía trước kết hợp kiễng chân
+ Bụng: Quay sang trái sang phải kết hợp tay sang ngang
+ Chân: Nhảy lên đưa 1 chân về sau.
b. Vận động cơ bản: Nhảy lò cò 5m
- Đội hình:  Hai hàng ngang đối diện
* Vận động : Nhảy lò cò 5m
- Cô làm mẫu 2 lần.
+ Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích.
+ Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp giải thích: Cô đứng trước vạch chuẩn và đứng trên một chân, chân kia co gối tay chống hông, nghe hiệu lệnh nhảy lò cò trên một chân về trước sau đó đổi chân nhảy lò cò về chỗ.
 + Cho 2 trẻ khá lên tập
 + Lần lượt cho từng nhóm 2 trẻ tập đến hết lớp
 + Cô bao quát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ
 + Cho 2 hàng thi đua nhau thực hiện
c. Trò chơi: Cáo và thỏ
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô nói cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi, cô cho cả lớp chơi theo tổ
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi, nhận xét.
 4. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân tập.
5. Kết thúc
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, chuyển hoạt động.


- Động vật
- Trẻ kể
- Bảo vệ


- Trẻ lắng nghe


-  Khởi động theo hiệu lệnh của cô


- Trẻ tập cùng cô:
- 3 lần x 8 nhịp
- 3 lần x 8 nhịp
 - 5 lần x 8 nhịp



 


- Trẻ chú ý quan sát
-Trẻ quan sát
- Trẻ tập


- Trẻ thực hiện


- Cho trẻ chơi 2-3 lần
- 1, 2 trẻ nhắc lại.


- Trẻ đi vòng tròn

- Trẻ ra chơi

______________________________________
Ngày dạy: Thứ 3/ 31/12/2024                        
HOẠT ĐỘNG HỌC
KPKH:  Khám phá con voi
        I. Mục tiêu
        - Trẻ biết tên và một số đặc điểm nổi bật của con voi: Có hai tai, có vòi, ngà, có bốn chân, đuôi voi và chức năng của các bộ phận đó .
       - Trẻ biết một số thức ăn, vận động và môi truờng sống của voi .   
       - Trẻ tưởng tưởng, quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
       - Trẻ nói đủ câu, rõ ràng về đặc điểm của con voi .
       -  Trẻ yêu quý và bảo vệ con vật hiền lành, tránh xa con vật hung dữ
      II. Chuẩn bị
      1. Chuẩn bị của cô
      - Đồ dùng: Giáo án điện tử con Voi, hình ảnh con voi và một số hoạt động của con voi
      2. Chuẩn bị của trẻ
      - Đồ chơi: Lô tô các con vật sống trong rừng.
      - Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ
      III.Tổ chức hoạt động


 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú.
– Các con ngoan hãy lại gần cô nào! Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
    –  Bây giờ cô sẽ tổ chức cho các con một chuyến đi chơi. Đó là đi tham quan vườn bách thú. Các con có thích không?
   – Xin mời các con lên tàu!
   – Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài: “Đố bạn”        
   – Đã đến nơi rồi, các con quan sát xem trong khu vườn có gì nào?
   – Trông chúng thật là đáng yêu và ngộ nghĩnh phải không nào?
   – Vậy những con vật này thường sống ở đâu?
   – Đúng đấy các con ạ! Nhưng đã đến lúc chúng mình phải tạm biệt vườn bách thú rồi. Bây giờ chúng mình hãy trở về lớp học thân yêu để cùng nhau khám phá và trò chuyện về con voi này nhé!
- Trong thiên nhiên có rất nhiều các con vật mỗi con vật  có những đặc điểm và ích lợi khác nhau? Hôm nay cô cho chúng mình cùng làm quen với con voi sống trong rừng. Cho trẻ nhẹ nhàng đi về chỗ ngồi.
2. Quan sát và đàm thoại
* Hình ảnh con voi
+ Đây là con gì?
+ Con voi sống ở đâu?
+ Ai có nhận xét gì về con voi?
+ Cái vòi của voi như thế nào ?
+  Muốn biết vòi voi dùng để làm gì ? ( Để cuốn lấy thức ăn lá cây, uống nuớc, )
+ Voi thích ăn gì?
+ Cô làm vòi voi này
+ Các bạn có biết voi có gì ở hai bên miệng không?
+ Con ơi, voi còn có gì nữa ? - Tai voi như thế  nào ? tai voi giống cái gì
=> Cô chốt lại
* Hình ảnh Voi di chuyển
+ Các con thấy voi di chuyển như thế nào?

+ Chân voi giống cái gì?
+ Voi có mấy chân ?
+  Thế còn cái gì đây? Con nhìn xem đuôi  voi thế nào?
- Đuôi voi thẳng và hơi dài , thỉnh thỏang nó lại ngoe nguẩy.
=> Các con có biết không! trong câu chuyện  ngụ ngôn  “ Thầy bói xem voi”:  Có 5 thày bói ngồi xem voi, một thày bói ví “vòi voi như con đỉa”, còn thày khác bảo “ngà voi như đòn càn” , nhưng có thày lại nói “tai voi to bè như cái quạt”, Và một thày bảo “chân voi sừng sững như cột đình”, thày cuối cùng nói “còn cái đuôi giống như chổi xể”.
* H ình ảnh voi mẹ voi con
+  Các con thấy voi mẹ đang làm gì để chăm sóc voi con ?
- Các con ạ voi mẹ đẻ ra voi con và nuôi voi con lớn,voi là động vật sống trong rừng và đẻ ra con đấy!
- Cả lớp cùng đứng lên và vận động bài hát “Chú voi con ở bản đôn"
*  Hình ảnh voi  kéo gỗ 
+ Các con có biết chú voi con lớn lên để làm những việc gì?
- À đúng rồi với  thân mình khoẻ mạnh, voi có thể làm đựợc rất nhiều công việc để giúp con người như : Kéo gỗ, chở hàng. (Hình ảnh voi chở hàng kéo gỗ).
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Bắt chước tạo dáng.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
 3. Trò chơi : Thi xem đội nào nhanh
*Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội Bật qua các vòng lên chọn đúng tranh lô tô các con vật thuộc nhóm con vật hiền, dữ…theo yêu cầu. Kết thúc đội nào chọn đúng nhiều tranh lô tô là thắng..
*Luật chơi: Mỗi lần lên chỉ được chọn 1lô tô
- Tổ chức cho trẻ chơi 1,2 lần
- Sau mỗi lầm chơi cô cùng trẻ kiểm tra nhận xét kết quả của  2 đội chơi.
4. Kết thúc
- Cho trẻ bắt chước dáng đi của các con vật

- Trẻ lắng nghe




-Trẻ vừa đi vừa hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể

- Ở trong rừng












- Con voi
-  ở rừng , ở vườn thú
- Có vòi
- Dài
- Cuốn thức ăn , cỏ lá cây,uống nước,

- Ngà voi
- Tai voi giống cái quạt
- Có hai tai



- Di chuỷển từ từ bằng chân
- Giống cái cột 
- Có 4 chân
-  Dài


 
- Trẻ nghe cô nói






- Voi mẹ dẫn  voi con đi kiếm ăn, đi uống nước.


- Trẻ thực hiện


- Trẻ trả lời





- Trẻ chơi cả lớp

- Trẻ lắng nghe




- Trẻ chơi trò chơi



- Trẻ ra ngoài chơi
___________________________________

Thứ 4 ngày 01/1/2025: Nghỉ tết dương lịch
___________________________________
Ngày dạy: Thứ 5/02/1/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
Văn học: Truyện “ Chú dê đen”
        I. Mục tiêu 
        - Trẻ nhớ tên truyện và tên các nhân vật trong truyện, thuộc và hiểu nội dung truyện: Chú Dê trắng vì sợ hãi, nhút nhát nên đã bị sói ăn thịt, còn Dê đen rất dũng cảm, nhờ có sự dũng cảm nên mới chiến thắng được con chó sói hung ác. Trẻ kể truyện cùng cô, biết thể hiện ngữ điệu giọng của từng nhân vật, biết về những con vật sống trong rừng. Trẻ hiểu các từ: Nhút nhát, dũng cảm
        - Trẻ có kĩ năng nghe và kể lại truyện
        - Trẻ biết phải dũng cảm, mạnh  dạn , tự tin trong cuộc sống
       II. Chuẩn bị
       1. Chuẩn bị của cô
       - Đồ dùng: Hình ảnh minh họa truyện trên máy chiếu, hình ảnh một số con vật sống trong rừng
       - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu
       2. Chuẩn bị của trẻ
       - Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ
       III. Tổ chức hoạt động
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài " Đố bạn "
     + Các con vừa hát bài gì?
     + Trong bài hát có những con vật nào?
     + Con vật đó sống ở đâu?
     + Con biết những con vật nào sống trong rừng ?
- Cho trẻ xem một số hình ảnh con vật sống trong rừng
=> Cô củng cố, giáo dục trẻ biết được các loài vật quý hiếm sống trong rừng cần được bảo vệ.        
  -  Cô giới thiệu câu chuyện " Chú Dê Đen "
2. Kể truyện diễn cảm
- Kể diễn cảm một lần kết hợp với tranh minh hoạ, cô kể thể hiện giọng điệu của các nhân vật: Giọng Chó Sói hung ác, giọng Dê Trắng rụt rè, giọng Dê Đen rắn rỏi, cương quyết. 
3. Đàm thoại – giảng giải – trích dẫn
    + Cô vừa kể câu chuyện gì ?
    + Trong chuyện có những nhân vật nào ?
    + Chú Dê trắng đi vào khu rừng để làm gì?
    + Khi gặp Chó sói, Dê Trắng thế nào ?
    + Dê trắng đã trả lời như thế nào?
    + Thái độ của Dê trắng như thế nào?
    + Chó Sói đã làm gì Dê Trắng?
=>Câu chuyện Chú Dê Đen kể về 2 chú Dê đi vào rừng tìm lá non và nước suối mát đã gặp Chó Sói. Dê Trắng gặp Chó Sói thì rất run sợ, nên đã bị Chó Sói ăn thịt
- Giải thích từ: Nhút nhát có nghĩa là e dè, sợ sệt
- Trích dẫn: “Có một chú dê trắng đang đi vào một khu rừng tìm lá non để ăn ….nuốt chửng luôn Dê Trắng.
    + Chó Sói gặp Dê Đen thì Chó sói hỏi Dê Đen như thế nào?
    + Dê Đen trả lời như thế nào?
    + Thái độ của Dê Đen như thế nào?
    + Khi thấy Dê Đen trả lời, thái độ Sói như thế nào?
    + Chó Sói đã làm gì?
=>Dê Đen dũng cảm nên đã thoát chết và Sói sợ quá há rộng miệng, Dê Trắng liền nhảy ra,Sói chạy thẳng vào rừng sâu
-- Giải thích từ: Dũng cảm có nghĩa là gan dạ, tự tin, không run sợ trước nguy hiểm.
- Trích dẫn: “Một chú dê đen cũng đi tới khu rừng….,Sói chạy thẳng vào rừng sâu
    + Qua câu chuyện này con học tập bạn nào ? Vì sao?
 => Các con luôn phải biết  dũng cảm, tự tin, không rụt rè, sợ sệt trong cuộc sống....
- Cho trẻ đặt tên truyện, cô viết lại tên mà  trẻ đặt.
- Cô đặt và viết tên truyện.
- Cho trẻ tìm chữ cái đã học- gạch chân chữ cái đã học
4. Dạy trẻ kể truyện
- Trẻ kể cùng cô
- Cá nhân trẻ kể
- Cô cho trẻ đóng các nhân vật - kể chuyện theo tổ
- Cô động viên khuyến khích trẻ kể rõ ràng, diễn cảm, thể hiện giọng điệu của các nhân vật
5. Kết thúc
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng và ra chơi

- Cả lớp hát 1 lần
- Đố bạn
- Trẻ kể
- Trong rừng
- Hổ, voi, báo, sư tử...



- Trẻ lắng nghe




- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát

- Chú Dê Đen
- Sói, Dê Trắng, Dê Đen

- Run sợ

- Nhút nhát
- Ăn thịt





- Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời

- Mạnh dạn, dứt khoát
- Cương quyết, dũng cảm
- Sợ sệt
- Chạy thẳng vào rừng




- Trẻ lắng nghe


-Dê Đen dũng cảm


- Trẻ đặt tên theo ý thích
- 1-2 Trẻ tìm, gạch chân chữ cái đã học

- Trẻ kể
- 1 trẻ kể
- Trẻ kể theo tổ

 






Ngày dạy: Thứ 6/03/1/2025
                                                     HOẠT ĐỘNG HỌC
LQVT: Đo độ dài các vật bằng 1 đơn vị đo nào đó. So sánh và diễn đạt kết quả đo
       I. Mục tiêu
- Trẻ biết sử dụng các thước đo khác nhau để đo độ dài của các vật và nói đúng kết quả đo
-Trẻ có kỹ năng đo, so sánh và diễn đạt đúng kết quả đo.
- Trẻ có ý thức tham gia hoạt động, sử dụng và giữ gìn đồ dùng học tập.
       II. Chuẩn bị
       1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Mảnh vải hồng, mảnh vải vàng. Thảm sân khấu, bục hoa, Nhạc
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, loa, bảng, nam châm.
       2. Chuẩn bị của trẻ
- Mảnh vải vàng, một số mảnh vải.
- Thước đo hình vuông màu đỏ, thước đo hình chữ nhật màu xanh, que tính, khối vuông, hộp sữa.
- Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái.
       III. Tổ chức hoạt động
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cho trẻ xem vi deo lễ hội đường phố
- Đố các bé biết đó là phần biểu diễn trong lễ hội gì?
- Con có cảm nhận gì về lễ hội?
- Chúng mình có muốn tổ chức một chương trình nho nhỏ của lớp mình không?
- Theo các con tổ chức chương trình gì? Với chủ đề gì?
- Chúng mình sẽ làm những việc gì để chuẩn bị cho buổi biểu diễn đó?
Nào chúng mình cùng chuẩn bị sân khấu biểu diễn.
2. Ôn thao tác đo
- Trẻ cùng nhau chuẩn bị sân khấu
- Các bạn  giúp cô đo kiểm tra lại phần đường biểu diễn ngắn hơn xem đoạn đường đó bằng bao nhiêu lần bàn chân của con?
+ Phần đường biểu diễn phía trên đo bằng bao nhiêu lần bàn chân con?
Phần tiếp theo chúng mình cùng chọn nguyên vật liệu và kiểm tra nguyên vật liệu nhé.
3. So sánh kích thước 2 đối tượng dài hơn, ngắn hơn. Đo độ dài các vật bằng một đơn vị đo.
- Mỗi các con chọn được vật liệu gì? Màu sắc của vật liệu?
+ Để biết chiều dài của những mảnh vải này chúng mình phải làm gì?
+ Có thể đo bằng các cách nào?

+ Các con hãy ngồi lại với nhau theo nhóm và cùng đo chiều dài của những mảnh vải này nào?
- Cho trẻ tự so sánh
- Để chính xác được cách đo chúng mình xem cô hướng dẫn lại nhé
- Cô cầm thước hình vuông bằng tay trái, tay phải cô cầm bút, cô đặt 1 đầu của thước đo trùng khít với mép trải của mảnh vải dùng bút vạch một vạch sát phía phải của thước đo, cô nhấc thước đo đặt tiếp một đầu trùng khít với vạch và cô lại đánh dấu sát phái phải của thước đo cứ như vậy cô đo cho đến hết chiều dài của mảnh vải.
Sau đó cô đếm số vạch trên mảnh vải để biết kết quả đo. Cô chỉ và cho trẻ đếm cùng cô cho trẻ lên chọn số gắn với kết quả đo giúp cô.
+ Trong rổ con có thước đo là cái gì?
+ Hai thước đo của con như thế nào với nhau?

- Trẻ  đo bằng 2 thước đo và nói kết quả của mảnh vải trẻ đo
+ Với thước đo hình vuông con đo được chiều dài của mảnh vải màu vàng bằng bao nhiêu lần thước đo?
=> Với thước đo hình vuông: Chiều dài của mảnh vài màu Vàng dài bằng 6 lần của thước đo
+ Với thước đo hình chữ nhật con đo được chiều dài của mảnh vải màu vàng dài bằng bao nhiêu lần thước đo?
=>Với thước đo hình chữ nhật: Chiều dài của mảnh vài màu vàng dài bằng 3 lần của thước đo.
+ Sử dụng các thước đo khác nhau để đo một vật con có nhận xét gì?
=> Đo chiều dài của một vật bằng các thước đo khác nhau có các kết quả đo khác nhau.
4. Luyện tập
- Để có những bộ trang phục đẹp chúng mình còn cần những nguyên vật liệu khác nữa chúng mình các nhóm cử đại diện  chọn đồ để tạo trang phục nào?
- Đo và làm trang phục bạn gái bằng các thước đo khác nhau.
- Cho trẻ thao tác thời gian 1 bản nhạc, cô hỏi trẻ kq
5. Kết thúc
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi và ra chơi

- Trẻ chú ý xem
- Trẻ trả lời

- Có ạ

- Chương trình biểu diễn thời trang  sản phẩm nghề may
- Chuẩn bị sân khấu, tạo trang phục



- Trẻ thực hiện


- Trẻ trả lời





- Những mảnh vải, màu xanh, đỏ, hồng, vàng
- Phải đo

- Có thể so sánh, có thể dùng thước



- Trẻ quan sát








- Trẻ quan sát

- Hình vuông,, hình chữ nhật
- Thước hình vuông ngắn hơn thước hình chữ nhật
- Trẻ đo

- Chiều dài của mảnh vải dài bằng 6 lần của thước đo hình vuông


- Chiều dài của mảnh vải dài bằng 3 lần của thước đo hình chữ nhật


- Đo 1 vật bằng các thước đo khác nhau có kết quả khác nhau


- Trẻ đại diện lấy các nguyên vật liệu khác


- Trẻ nói kết quả đo

- Trẻ hưởng ứng


 
                                            

                 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây