Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | ||
Đón trẻ |
80 – 90 phút | - Cô giáo đón trẻ vui vẻ, hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, chọn - Xem tranh và thể hiện cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói. |
|||
Thể dục sáng |
* Nội dung - Hô hấp: Thổi bóng bay - Tay: Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực. - Bụng; L: Quay sang trái, sang phải - Chân: Bước lên phía trước. |
* Mục tiêu - Thực hiện được các động tác phát triển hô hấp, tay, chân, bụng - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
|||
Hoạt động học | 20 – 25 phút |
Thể dục Bò theo đường dích dắc Trò chơi: Chó sói sấu tính |
Tình cảm xã hội Những cảm xúc của bé |
||
HĐ chơi ngoài trời | 30 -40 phút |
|
|||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - GPV: Bác sĩ, gia đình, bán hàng . - GXD: xây khu vui chơi của bé - GTH: Tô màu các gương mặt cảm xúc. - GST: xem tranh ảnh về cơ thể bé Chơi làm anbum, xem tranh về cảm xúc con người. - Góc âm nhạc hát các bài hát về các bộ phận, giác quan của cơ thể. |
* Mục tiêu: `Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi. ` Trẻ có kỹ năng lắp ghép, thể hiện vai chơi, tô màu... ` Trẻ có ý thức khi hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của mình ` Trẻ chú ý nghe, tỏ ra thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát bản nhạc |
||
Ăn trưa | 60 -70 phút | - Nhận biết các bữa ăn trong ngày chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. |
|||
Ngủ trưa | 140 -150 phút | - Trẻ biết nói với cô giáo nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh bằng câu đơn - Thực hiện đúng quy định của giờ ngủ, không nghịch đc khi ngủ |
|||
Ăn bữa phụ | 20 -30 phút | - Trẻ biết dùng bát thìa đúng cách, dùng cốc uống nước đúng cách. |
|||
Chơi, HĐ theo ý thích | 70 - 80 phút | - LQKTM: Cảm xúc của bé - Vặn nút chai - Nêu gương cuối ngày |
- Trò chơi mới: Vì sao bé buồn - LQKTM: Thơ - Cái lưỡi - Nêu gương cuối ngày |
||
Trả trẻ | 60 - 70 phút | - Giờ trả trẻ cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa - Nhắc trẻ chào cô, chào các bạn, chào bố mẹ |
|||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
- Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích | |||
*Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường – Đi nhanh - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm – đi nhanh đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 2l x 8n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - Tập theo nhạc bài Nắng sớm. |
|||
Văn học Thơ “Cái lưỡi” |
LQVT Đếm đến 2, nhận biết số lượng trong phạm vi 2 |
Tạo hình Nặn vòng cho bạn gái (mẫu) |
|
Cây hoa lan ý… xấu tính……. phấn, đồ chơi ngoaì trời…. |
|||
* Chuẩn bị: - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ - Các loại hình, đồ chơi lắp ghép sỏi.. - Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán. - Tranh, ảnh, sách truyện về cơ thể bé. |
` Cô tập trung trẻ cho trẻ nói nhanh các góc đã thực hiện trong chủ đề cùng thảo luận nhanh đưa ra những góc chơi phù hợp. ` Cô cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận phân vai chơi, công việc, cô gợi ý cho trẻ sản phẩm của góc ST làm anbum về các cảm xúc của bé, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi, trẻ biết chơi đoàn kết, không quăng ném đồ chơi đồ dùng. ` Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan bộ sưu tập cơ thể bé tại góc sách, cho trẻ tự giới thiệu, cô động viên trẻ, cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi. |
||
- Trẻ tập rửa tay bằng xà phòng đúng quy trình |
|||
- Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt - Nhận biết và thực hiện đúng quy định về chỗ ngủ riêng theo giới tính |
|||
- Trẻ hình thành thói quen mời cô, mời bạn khi ăn, ăn từ tốn, nhai kỹ, uống nước đun sôi. |
|||
- Làm trang phục búp bê - Đồng dao: Nu na nu nống. - Nêu gương cuối ngày |
- Thực hiện vở toán - LQKTM: Đếm đến 2 NBSL trong phạm vi 2 - Nêu gương cuối ngày |
- Ôn thơ: Cái lưỡi - Chơi tự do - Nêu gương cuối ngày |
|
Quần áo gọn gàng |
|||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Tay đâu là tay đâu - Cho trẻ đọc và làm theo động tác cùng cô “Tay đâu là tay đâu Đây là cao cao cao Còn đây là thấp thấp thấp Đây là to to to Còn đây là nho nho nho Đây là nhanh nhanh nhanh Còn đây là chậm chậm chậm Đây là cười cười cười Còn đây là khóc khóc khóc” + Chúng mình có thích chơi trò chơi không? - Để chơi được các trò chơi. cô con mình cùng tập thể dục nâng cao sức khỏe để chơi các trò chơi vui vẻ nhé! 2. Khởi động - Cho trẻ đi, chạy theo hiệu lệnh của cô: Đi thường, đi bằng mũi chân; đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi nhanh; chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh , đi thường theo vòng tròn và theo nhạc 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung - Tay: Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực - Bụng; lườn: Quay sang trái, sang phải - Chân: Bước lên phía trước. b. Vận động cơ bản - Giới thiệu tên bài: Bò theo đường dích dắc - Cô làm mẫu: 2 lần + Lần 1: Cô làm mẫu trọn vẹn. + Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích động tác: Tư thế chuẩn bị cô đứng trước vạch chuẩn khi có hiệu lệnh “bò” cô cúi xuống chiếu chống cả bàn tay và cẳng chân xuống chiếu, mắt nhìn phía trước, khi bò phối hợp chân nọ tay kia bò theo đường dích dắc không bò ra ngoài. - Trẻ thực hiện: + Cô cho 2 trẻ lên tập mẫu. + Cô lần lượt gọi 2 trẻ lên thực hiện, cô bao quát, sửa sai động viên trẻ tập. + Cô chu ý sửa sai cho trẻ + Cô cho 2 trẻ thi đua nhau tập + Cô cho cả lớp nhắc lại tên bài c. Trò chơi: Chó sói xấu tính - Cô giới thiệu tên trò chơi: Chó sói xấu tính - Cô cùng trẻ nhắc cách chơi, luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Cô bao quat động viên trẻ. - Cô nhận xét, động viên, khích lệ trẻ. 4. Hồi tĩnh - Cô cho trẻ làm chim bay, bay nhẹ nhàng 1-2 vòng 5. Kết thúc - Cho trẻ vệ sinh, chuyển hoạt động. |
- Trẻ chú ý nghe - Tay đây là tay đây - Trẻ đọc và làm theo hành động của cô - Trẻ thực hiện theo cô - Có thích chơi trò chơi - Trẻ khởi động - 3 lần x 4 nhịp - 2 lần x 4 nhịp - 3 lần x 4 nhịp - Trẻ quan sát - Trẻ chú ý quan sát và nghe hướng dẫn. - Trẻ lên làm mẫu - Trẻ chăm chú thực hiện bài tập của mình - Trẻ nhắc lại tên bài tập - Lắng nghe - Trẻ chơi - Lắng nghe - Trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân tập. - Trẻ đi vệ sinh |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở, gây hứng thú - Cô và trẻ cùng hát bài hát: “Khuôn mặt cười” + Chúng mình vừa hát bài hát gì? + Các con cảm thấy như thế nào khi vừa nhún nhảy cùng cô theo bài hát? => Có rất nhiều trạng thái cảm xúc mà con người chúng ta phải trải qua. Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu đặc điểm của từng khuôn mặt cảm xúc nhé. 2. Tìm hiểu về các cảm xúc + Các con chơi trò chơi có vui không? Vậy hãy cười thật tươi để thể hiện niềm vui của mình nào? - Cô đã nhìn thấy niềm vui rạng ngời trên gương mặt của các con. Gương mặt vui vẻ với nụ cười thật là xinh. - Bạn nào có thể lên đây thể hiện khuôn mặt vui vẻ với nụ cười thật tươi cho các bạn cùng xem nào. - Cô mời 2- 3 trẻ lên thể hiện cảm xúc: + Bạn đã thể hiện cảm xúc gì đây? + Khi vui thì mặt bạn như thế nào? + Các con cùng thể hiện cảm xúc giống bạn. - Bây giờ, các con cùng hướng lên màn hình xem đây là hình ảnh gì nhé? + Các bạn đang thể hiện cảm xúc gì? + Các con cùng thể hiện giống như các bạn nào - Cô thấy các con thể hiện khuôn mặt vui rất là xinh. + Vậy các con vui khi nào? - Các con rất ngoan, Cô khen tất cả các con + Khi được cô khen các con có vui không? + Vui thì chúng mình lại cùng cười thật tươi nào? - Cô đố các con: “ Ngược lại với cảm xúc vui là cảm xúc gì”? + Gương mặt cô Huyền đang thể hiện cảm xúc gì đây? + Các con cùng làm khuôn mặt buồn giống cô Huyền nào? + Các con có biết tại sao cô Huyền buồn không? + Cô Huyền buồn vì hôm nay còn có bạn chưa ngoan đấy + Các con có muốn làm cô không? Muốn cô vui thì các con phải làm gì? - Các con có khi nào buồn không? + Khi buồn khuôn mặt con như nào? Ai có thể lên thể hiện khuôn mặt buồn nào? - Các con cùng xem trên hình ảnh cô có khuôn mặt thể hiện cảm xúc gì nhé. + Em bé trong ảnh đang thể hiện cảm xúc gì? Vì sao em bé buồn nhỉ? + Các con hãy cùng thể hiện cảm xúc giống em bé + Theo các con, khuôn mặt buồn và khuôn mặtvui, khuôn mặt nào xinh hơn? - Vậy còn chần chừ gì nữa, các con hãy nở nụ cười thật tươi nào? + Các con có muốn nhìn thấy các cảm xúc của mình được biểu hiện qua khuôn mặt mình không ? + Có cách nào để nhìn thấy được ? - Cô tặng cho mỗi trẻ một chiếc gương - Cô yêu cầu trẻ làm mặt cười + Nhận xét khi mặt mình cười như thế nào? + Khi nào thì cười ? - Cho trẻ cười to cười mỉm - Trẻ làm mặt buồn ( mếu) , khóc nhè + Khi nào mình buồn và khóc? - Khi gặp trường hợp các bạn buồn, khóc nhè thì chúng mình phải làm gì? - Cho trẻ làm mặt giận giữ + Nhận xét khi mặt giận giữ thì như thế nào ? + Khi nào thì giận giữ ? + Khi giận giữ vì việc làm không đúng của bạn thì chúng mình sẽ làm thế nào? - Trẻ làm mặt ngạc nhiên + Nhận xét khi mặt ngạc nhiên thì như thế nào? + Khi nào thì ngạc nhiên ? - Cô cho trẻ xem các gương mặt: Sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ. cho nhóm khác lên nói lại từng tranh. => Các bạn ơi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ, sợ hãi đó là những cảm xúc của chúng ta đấy và bạn nào cũng có những cảm xúc đấy, khi gặp từng sự việc các bạn hãy thể hiện đúng cảm xúc nhé! Trong cuộc sống của chúng mình có nên tức giận không ? Trong cuộc sống chúng ta luôn có những cảm xúc: vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi nhưng chúng ta hãy luôn sống vui vẻ và kiềm chế được những lúc tức giận nhé. 3. Trò chơi: Biểu diễn khuôn mặt - Cô giới thiệu tên trò chơi: Biểu diễn khuôn mặt - Cô cho từng tổ chọn ô cửa xổ, tổ nào chọn được ô cửa nào thì tổ đứng lên biểu diễn gương mặt của cảm xúc đó. - Cô cho trẻ chơi, quan sát và nhận xét trẻ chơi - Cô và trẻ cùng nhận xét kết quả chơi. 4. Kết thúc - Cô nhận xét giờ học - Cho trẻ ra chơi |
- Cả lớp hát cùng cô - Khuôn mặt cười - Vui vẻ - Cười tươi - Trẻ cười - Lắng nghe - Trẻ làm theo yêu cầu - Vui vẻ - Ánh mắt vui vẻ, miệng cười - Trẻ thể hiện cười - Trẻ chú ý quan sát, trả lời - Trẻ lên thể hiện khuôn mặt cười - Trẻ trả lời - Trẻ thể hiện - Trẻ cười - Trẻ trả lời dự đoán - Trẻ trả lời - Trẻ làm khuôn mặt buồn - Trẻ xem - Trẻ trả lời - Trẻ thể hiện - Trẻ trả lời - Trẻ thể hiện gương mặt buồn - Cho 2-3 trẻ lên làm - Trẻ quan sát - Gương mặt buồn - Trẻ làm theo - Trẻ trả lời - Trẻ làm theo yêu cầu - Có ạ - Soi gương - Trẻ làm theo - Mắt sáng, mặt vui - Khi được quà, được khen - Trẻ cười - Trẻ làm theo - Bị bạn trêu, bị tranh đồ - An ủi, động viên bạn - Trẻ làm theo yêu cầu - Mắt trợn, mặt nhăn nhó - Khi bị bạn trêu, mất đồ… - Bảo cô giáo - Trẻ làm theo yêu cầu - Trẻ trả lời - Khi thấy cái khác lạ - Trẻ quan sát - Trẻ lắng nghe - Lắng nghe - Trẻ chơi - Lắng nghe - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở giới thiệu bài - Cô cùng trẻ hát bài hát "Nào cùng tập thể dục " - Các con vừa cùng cô hát bài hát gì? => Bài hát nói đến các bộ phận trên cơ thể ngoài những bộ phận đó còn có rất nhiều bộ phận khác trên cơ thể có một bài thơ nói đến lưỡi hôm nay cô con mình cùng nhau tìm hiểu bài thơ “Cái Lưỡi”. 2. Đọc diễn cảm - Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm - Cô đọc lần 2: Kết hợp hình ảnh minh họa - Cô đọc lần 3: Thể hiện động tác minh họa 3. Đàm thoại - giảng giải trích dẫn + Cô vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ nói đến cái gì? + Cái lưỡi dùng để làm gì? + Trong bài thơ thức ăn có vị gì? => Bài thơ nói đến cái lưỡi, cái lưỡi dùng để nếm thức ăn và để biết được vị thức ăn đó là ngọt, chua, mặn, đắng... " Tôi là cái lưỡi Giúp bạn hàng ngày Nếm vị thức ăn Nào chua nào ngọt" + Thức ăn nóng con nhớ tới điều gì? => Thức ăn nóng không nên ăn mà các con phải đợi để nguội mới được ăn các con nhớ chưa. " Những gì nóng quá Bạn chớ vội ăn Hãy chờ một tý Không thì đau tôi." 4. Dạy trẻ đọc thơ - Cả lớp đọc cùng cô - Tổ, nhóm đọc cùng cô - Cá nhân đọc cùng cô - Cả lớp đọc - Cô hỏi trẻ tên bài thơ 5. Trò chơi: Ghép tranh - Cô giới thiệu tên trò chơi ghép tranh theo nội dung bài thơ + Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội trong thời gian 1 bản nhạc đội nào ghép tranh theo nội dung bài thơ đúng và nhanh nhất đội đó thắng cuộc. - Tổ chức cho trẻ chơi - Nhận xét trẻ chơi 6. Kết thúc - Cô nhận xét, cho trẻ chuyển hoạt động. |
- Trẻ hát 1 lần. - Nào cùng tập thể dục - Chú ý nghe - Chú ý nghe cô đọc - Bài thơ Cái lưỡi. - Cái lưỡi. - Để nếm thức ăn - Chua, ngọt - Chú ý nghe - Chớ vội ăn - Trẻ lắng nghe - 3-4 lần - 1-2lần - 2-3 trẻ - 1-2 lần - Cả lớp nhắc lại - Lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở giới thiệu bài - Cho trẻ hát bài “ tìm bạn thân” - Bài hát nói về điều gì? -> Mỗi chúng ta đều có những người bạn và đã là bạn bè học cùng một lớp các con phải biết yêu thương đoàn kết , giúp đỡ nhau và hôm nay cô và các con sẽ cùng tham gia vào rất nhiều các hoạt động của lớp để hoàn thành nhiệm vụ các con hãy thể hiện quyết tâm của mình nào * Ôn nhận biết các nhóm có số lượng 1. - Cho trẻ lên tìm xung quanh lớp nhóm đồ dùng có số lượng là 1 2. Đếm đến 2, nhận biết số lượng trong phạm vi 2 - Cô phát cho mỗi trẻ một rổ đồ chơi và hỏi trẻ: Trong rổ có gì? - Cô yêu cầu trẻ xếp hết số thỏ trong rổ ra bảng xếp từ trái qua phải xếp cách đều nhau. + Thỏ thích ăn gì? - Cho trẻ lấy 1 củ cà rốt ra xếp phía trên thỏ - Đếm số thỏ và số cà rốt + Số cà rốt và số thỏ như thế nào? + Muốn số cà rốt nhiều bằng số thỏ phải làm thế nào? - Cho trẻ thêm 1 củ cà rốt. Sau đó đếm số thỏ và số cà rốt + Số thỏ và số cà rốt như thế nào với nhau? đều bằng mấy? - 1 chú thỏ đã ăn hết 1 củ cà rốt? ( Cất 1 củ cà rốt) + Còn mấy củ cà rốt? - Cứ tiếp tục như vậy cất hết số cà rốt vừa cất vừa đếm. - Cất số thỏ vừa cất vừa đếm( Cất từ phải sang trái) - Cho trẻ lên tìm xung quanh lớp nhóm đồ dùng có số lượng 2. * Trò chơi: “Tìm đôi” - Cô giới thiệu tên trò chơi + Cô nói cách chơi: Các con hát cùng cô, khi kết thúc một bản nhạc, cô hô “ Tìm đôi, tìm đôi” thì 2 bạn sẽ nhanh nhẹn nắm tay nhau lại + Cô tổ chức cho trẻ chơi + Cô bao quát, nhận xét trẻ và động viên khen trẻ kịp thời 3. Trò chơi: Tìm nhà - Cô giới thiệu tên trò chơi: Tìm nhà - Cách chơi : Xung quanh lớp có các ngôi nhà 1, 2, chấm tròn. Trên tay các con cũng có các thẻ chấm tròn tương ứng với các chấm tròn.ở các ngôi nhà. Các con vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm nhà thì phải chạy nhanh về nhà có số chấm tròn tương ứng với số chấm tròn trên tay - Luật chơi: Ai về nhầm nhà phải nhảy lò cò một vòng. - Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần đổi thẻ sau mỗi lần chơi. - Cô bao quát nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, chơi đúng luật. 4. Kết thúc - Cô nhận xét giờ học nhẹ nhàng, cho trẻ đi ra sân tắm nắng |
- Trẻ hát - 2, 3 trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Đoàn kết, đoàn kết, đoàn kết - Trẻ tìm - Thỏ, cà rốt - Trẻ thực hiện - Ăn cà rốt - Cả lớp thực hiện - Trẻ đếm - Không bằng nhau - Trẻ trả lời - Cả lớp thêm, đếm - Bằng nhau, bằng 2 - 1 - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô - Trẻ chơi - Cả lớp lắng nghe - Lắng nghe - Cả lớp chơi - Trẻ ra sân |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gây hứng thú.
+ Các con thấy vòng đeo tay này có đẹp không ? + Chiếc vòng này có màu gì ? + Chiếc vòng này có dạng hình gì ?
+ Cô có gì đây ? + Các con hãy xem cô đã dùng gì để nặn thành những chiếc vòng này? + Chiếc vòng này màu gì ? + Chiếc vòng có dạng hình gì ? - Để biết cô đã nặn những chiếc vòng này như thế nào các con hãy nhìn lên đây xem cô nặn. 3. Nặn mẫu - Muốn nặn được những chiếc vòng này đầu tiên cô nhào đất cho mềm sau đó cô chia đất, lăn dọc, uốn cong, nối 2 đầu lại với nhau sau đó miết đất. - Cô đã làm được 1 chiếc vòng rồi, bây giờ cô sẽ làm 1 cái nữa nhé. - Cô cho trẻ làm tay không, mô phỏng cách lăn dọc, uốn cong. - Khi nặn xong các con lau tay vào khăn cho sạch. + Bây giờ các con đã sẵn sàng làm vòng tặng búp bê chưa nào? 4. Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ ngồi vào bàn cô đã chuẩn bị đất nặn, bảng con, khăn lau (trước khi ngồi vào bàn cô nhắc trẻ tư thế ngồi thẳng lưng) - Bây giờ chúng mình cùng thi đua xem bạn nào nặn được nhiều vòng nhất nhé. - Khi trẻ nặn cô bao quát, gợi hỏi: Con đang nặn gì? Chọn đất màu gì? Nặn thế nào? - Những trẻ nào còn núng túng cô đến hướng dẫn, giúp đỡ trẻ. 5. Nhận xét, trưng bày sản phẩm - Khi trẻ thực hiện xong cô mời trẻ đưa sản phẩm của mình lên trưng bày quan sát, nhận xét. - Cô mời 1 số cá nhân trẻ lên nhận xét: Con thích cái vòng nào nhất? Vì sao cháu laị thích chiếc vòng này? Bạn đã nặn được chiếc vòng như thế nào? - Cô nhận xét tuyên dương cả lớp và những bạn có sản phẩm đẹp. 6. Kết thúc - Cho trẻ ra chơi |
- Trẻ hát. - Bài hát: “Tay thơm, tay ngoan” - Trẻ lắng nghe. - Trẻ xem và chú ý. - Vòng đeo tay. - Trẻ trả lời. - Dạng hình tròn. - Trẻ lắng nghe. - Vòng tay - Đất nặn - Trẻ trả lời. - Màu đỏ - Dạng hình tròn. - Trẻ quan sát và lắng nghe. - Trẻ quan sát. - Trẻ quan sát và trả lời. - Trẻ mô phỏng cách làm. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện. - Trẻ đưa sản phẩm lên trưng bày. - Trẻ nhận xét. - Lắng nghe - Trẻ ra chơi. |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn