Kế hoạch giáo dục tuần/ngày - Tuần 6 - Lớp MG lớn B

Thứ sáu - 11/10/2024 01:09
CHỦ ĐỀ 2: BÉ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: CẢM XÚC CỦA BÉ
*GV dạy: Sáng: Nguyễn Thị Nga
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3

Đón trẻ

80 – 90 phút - Cô giáo đón trẻ vui vẻ, hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp,
- Trò chuyện với trẻ về  các  nhóm  thực phẩm cần thiết cho bé, vệ sinh cơ thể
- Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích

Thể dục sáng

* Nội dung
- HH: Hít vào thở ra
- Tay: Đưa 2 tay lên cao sang 2 bên
- Bụng: Quay sang trái sang phải kết hợp tay chống hông
- Chân: Nhảy lên phía trước 
* Mục tiêu
- Trẻ biết tập các động tác đúng nhịp, chính xác các động tác
- Trẻ có kỹ năng vận động
- Trẻ có ý thức trong tập luyện
* CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
Hoạt động học 30 – 40 phút Thể dục
Trườn kết hợp trèo qua ghế dài
Trò chơi: Cáo và Thỏ
TCXH
Trạng thái cảm xúc của
(Đ/c Cà Huyền  - PHT dạy thay)
 
chơi ngoài trời 30 – 40 phút - Quan sát cây hoa mai địa thảo, cây ngô đồng, cây hoa lan, cây hoa cúc in
- Trò chơi: Cướp cờ, mèo và chim sẻ, luồn luồn cổng dế, cáo và thỏ, chó sói
-  Chơi theo ý thích: Chơi cá ngựa,  chơi bô ing , vẽ viết ngệch ngoạc trên sân,
Chơi, hoạt động ở các góc 40 - 50 phút * Nội  dung
- GPV: Gia đình, cô giáo, bác sỹ, cửa hàng thực phẩm
- GXD: Lắp ráp, xếp nhà, xây cửa hàng, hàng rào.
- GTH: Vẽ, tô màu các nhóm thực phẩm
- GTN: Chăm sóc cây, lau lá, tưới cây
* Mục tiêu
 - Trẻ biết về nhóm chơi phân vai chơi lấy đồ chơi, Biết sử dụng đồ chơi  để xây,lắp ghép,biết chăm sóc cây, trẻ biết chia sẻ cùng bạn chơi.
- Trẻ có kỹ năng lắp ghép, thể hiện vai chơi, vẽ, tô màu các nhóm thực phẩm
- Trẻ có ý thức khi hoạt động
 
Ăn trưa 60 - 70 phút - Hướng dẫn trẻ kê bàn ăn, hướng dẫn trẻ rửa tay theo đúng quy trình, khi rửa
- Cô giáo giới thiệu món ăn, cô động viên trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn không
 
Ngủ trưa 140 -150 phút - Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt ,
- Xếp ghế theo tổ, quyét lớp, thu dọn đồ chơi, xếp dép
- Thực hiện đúng quy định của giờ ngủ, không nghịch đc khi ngủ
Ăn bữa phụ 20 - 30 phút Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
 
Chơi, hoạt động theo ý thích 70 - 80 phút - Soi gương để nhận ra cảm xúc
- Trò chuyện về khả năng sở thích của bản thân
` Chơi theo ý thích
` Nêu gương cuối ngày
` HĐPAN: Xướng âm: Mời bạn ăn”
` Học tiếng anh
- TCM: Đếm các bộ phận trên cơ thể
` Nêu gương cuối ngày
Trả trẻ 60 - 70 phút                                                Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân                                                                     Trao đổi với phụ huynh v
 
         
Thời gian thực hiện chủ đề lớn: 4 tuần, từ  ngày 30/9  đến ngày 25 tháng 10 năm 2024
Tuần 6:  Từ ngày 14/10 đến 18  tháng 10 năm 2024
*GV dạy chiều: Lò Thị Yên                               
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
nhân vào nơi quy định . Chơi trò chơi tìm bạn thân Chơi các trò chơi về thể hiện cảm xúc của bé Chơi các trò chơi về thể hiện cảm xúc của bé. - Thực hành đánh răng

của bản thân
 
* Tổ chức hoạt động
*Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường – Đi nhanh - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm – đi nhanh đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ
  *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 3lx8n
 *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng
  - Tập theo nhạc bài  Mời bạn ăn
LQCC
Tập tô chữ a, ă, â
 
Tạo hình
Nặn búp bê (đề tài)
ÂN: NDTT: VĐ bộ gõ cơ thế: Gọi tên cảm xúc
NDKH: NH: Vui đền trường
Trò chơi: Ai nhanh nhất
 
đô, cây kim tiền
xấu tính…….
trên cát, vòng,phấn, đồ chơi ngoaì trời…..
 
* Chuẩn bị
- Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ
- Các loại hình, đồ chơi lắp ghép sỏi, cây xanh,
- Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán
- tranh ảnh về các nhóm thực phẩm
 
* Tổ chức hoạt động
` Cô cho trẻ hát “Mời bạn ăn” trò chuyện về các góc và nội dung các góc chơi
` Cô cho trẻ về góc chơi đã nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi không quăng ném đồ chơi,  nói đủ nghe cô đóng vai chơi cùng trẻ và gợi ý về sản phẩm góc PV có cửa hàng bán thực phẩm sạch
` Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan cửa hàng rau sạch tại góc PV, cho trẻ giới thiệu, thu dọn đdđc, VSCN
tay không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo/quần, Rửa tay không có mùi xà phòng
Không nói chuyện, không  làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước,  lau mồm
Trẻ biết cảm ơn, xin phép, thưa, dạ, vâng

 
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở băng hát ru cho trẻ nghe
Trò chuyện về các món ăn, không uống nước lã, ăn quà vặt ngoài đường liên quan với bệnh tật
bữa phụ
- Trò chuyện cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ.
` Chơi theo ý thích
` Nêu gương cuối ngày
- Trò chuyện với trẻ về cách che miệng khi ho . Soi gương để nhận ra cảm xúc
- Học tiếng anh
` Nêu gương cuối ngày
` HĐPMT:  Chơi trong ngôi nhà toán học của nàng bòMillie:  Căn phòng: Lớn - vừa - nhỏ
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày, cuối tuần phát phiếu bé ngoan
 
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn
  Tình hình học tập, sức khỏe của trẻ

 
       
TUẦN 6
NHÁNH 3: CẢM XÚC CỦA BÉ
Thời gian thực hiện 1 tuần từ ngày 14/10 – 18/10/2024
Ngày dạy:  Thứ 2/14/10/2024   
HOẠT ĐỘNG HỌC 
                                Thể dục: Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm
Trò chơi: Cáo và thỏ
I. Mục tiêu
       - Trẻ có kỹ năng trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 3cm bằng tay nọ chân kia. Phát triển sức mạnh của các bắp và sự di chuyển nhịp nhàng
       - Trẻ biết nằm sát mặt đất đồng thời một tay co, một tay duỗi kết hợp giữa chân nọ tay kia về phía trước chân nọ tay kia mắt nhìn thẳng về phía trước
- Trẻ có khả năng nhanh nhẹn, khéo léo. Trẻ biết chơi trò chơi
- Trẻ có tính kỷ luật, tinh thần tập thể.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
 - Đồ dùng: 2 chiếu, ghế thể dục
2. Chuẩn bị của trẻ
 - Tâm thế: trẻ thoải mái, vui vẻ
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở giới thiệu bài
Cho cả lớp đọc bài thơ Bé ơi
+ Bài thơ chúng mình vừa đọc nhắc nhở chúng mình điều gì?
=> Bài thơ nhắc nhở chúng mình không được nghịch bẩn, không đi nắng…Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ…
+ Muốn cho cơ thể phát triển cân đối khoẻ mạnh chúng mình phải làm gì ?
 + Cho trẻ kể về 4 nhóm thực phẩm
=> Muốn cho cơ thể khoẻ mạnh, cân đối phải ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng ngoài ra để có sức khoẻ tốt chúng mình còn phải tập thể dục nữa. Hôm nay lớp mẫu giáo lớn B tổ chức hội thi bé vui khỏe. Xin mời các bé dự thi cùng lên chuyến tàu đặc biệt
Giới thiệu bài Bò dích dắc qua 7 điểm               
2. Khởi động :
- Cô cho trẻ đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường, chuyển đội hình.
 3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung:
+ Tay: Đưa 2 tay lên cao, sang  2 bên
+ Bụng: Quay sang trái sang phải kết hợp tay chống hông
+ Chân: Nhảy lên về phía trước
b. Vận động cơ bản: Trườn sấp trèo qua ghế thể dục               
- Giới thiệu tên bài:
- Làm mẫu :
- Cho một trẻ  lên làm mẫu
- Cô và các bạn nhận xét 
- Cô làm mẫu: Tư thế chuẩn bị: Đứng trước vạch chuẩn, từ từ quỳ gối nằm sát mặt đất đồng thời một tay co, một tay duỗi kết hợp giữa chân nọ tay kia. Khi trườn mắt nhìn về phía trước. Đến ghế thì đứng dậy, hai tay ôm ngang ghế, ngực sát ghế, rối lần lượt đưa từng chân qua ghế và đi về
cuối hàng.
- Cho trẻ thực hiện:
 + Lần lượt cho từng nhóm 2 trẻ tập đến hết lớp (Cô bao quát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ )
 + Cho 2 hàng thi đua nhau thực hiện
- Củng cố: Cho 1(2) trẻ tập lại, kết hợp hỏi trẻ lại tên bài
c. Trò chơi Cáo và thỏ
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức chơi: Cho 3 tổ  thi đua cùng chơi, cô bao quát hướng dẫn động viên trẻ chơi.
4. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân tập.
* Kết thúc: Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, chuyển hoạt động

- Đọc 1 lần

- Không nghịch bẩn


- Cá nhân trẻ trả lời, các bạn bổ sung
- 2 trẻ  kể
- Chú ý lắng nghe




-  Khởi động theo hiệu lệnh của cô


- Trẻ tập cùng cô:
- 3 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- 3 lần x 8 nhịp



- Trẻ chú ý quan sát





- Trẻ thực hiện theo yêu cầu.
- Cả lớp tập
-1, 2 trẻ tập

- Trẻ chú ý nghe.
- 1, 2 trẻ nhắc lại.
- Trẻ chơi 2, 3 lần.



- Trẻ đi vòng tròn

 
 

Ngày dạy:  Thứ 3/15/10/2024  
HOẠT ĐỘNG HỌC
TCXH: Trạng thái cảm xúc của bé
(Đ/c Cà Thị Thanh Huyền  -  dạy thay)

 
 

Ngày dạy:  Thứ 4/16/10/2024 
   HOẠT ĐỘNG HỌC
Làm quen chữ viết: Tập tô chữ a, ă, â
I. Mục tiêu
- Trẻ nhận biết và phát âm rõ đúng chữ cái a, ă, â
- Trẻ biết gạch chân chữ cái a trong đoạn thơ, và nối các chữ cái a, ă, â trong các từ dưới hình vẽ với các chữ cái a, ă, â trong vòng tròn
- Trẻ biết tạo hình và tô chữ cái a, ă, â theo chiều từ trên xuống dưới từ trái sang phải tô trùng khít với nét chấm mờ
- Trẻ có kỹ năng cầm bút, ngồi đúng tư thế
- Trẻ có nề nếp trong giờ học, biết nghe theo sự hướng dẫn của cô
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Tranh mẫu hướng dẫn trẻ tô a, ă, â
2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Vở bé tập tô, bút chì, sáp màu, bàn ghế cho trẻ ngồi
   - Tâm thế :
+ Trẻ thoải mái, vui vẻ, trang phục gọn gàng, sạch sẽ
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
 1. Gợi mở gây hứng thú
- Cho trẻ chơi trò chơi oản tù tì
+ Chúng mình vừa chơi trò chơi gì
 => Chúng mình đến lớp rất vui có nhiều bạn, được chơi nhiều trò chơi, đồ chơi, học tập...
- Bây giờ cô đố lớp mình xem bạn nào đoán giỏi
+ Chữ gì có 1 nét cong tròn khép kín và 1 nét sổ thẳng bên phải ?
+ Chữ cái giống chữ a nhưng thêm 1 nét cong ở phía trên là chữ gì?
+ Chữ giống chữ a nhưng thêm dấu mũ ở phía trên là chữ gì?
- Cô giơ thể chữ cái a, ă, â cho trẻ phát âm
- Giới thiệu hướng dẫn tô chữ cái a, ă, â
2. Hướng dẫn tô chữ cái
* Chữ a: Cô treo tranh
- Cô giới thiệu chữ a hoa, chữ a in thường, chữ a viết thường
- Cho trẻ phát âm
- Cô giới thiệu tranh vẽ hình ảnh gì?
- Cho trẻ đọc bài đồng cái bống là cái bống bang
- Cô giới thiệu hình ảnh bàn chải răng, cái áo, cái váy
- Cho trẻ  lên tìm và gạch chân chữ cái a trong các từ dưới hình vẽ  
- Hướng dẫn khoanh tròn các đồ vật có tên gọi chứa chữ cái a      
- Hướng dẫn tô màu chữ a in tô rỗng
- Hướng tô chữ a theo nét chấm mờ trên dòng kẻ ngang cầm bút bằng 3 ngón tay, tay trái cô giữ vở tay phải cô cầm bút cô tô chữ cái đầu tiên của hàng thứ nhất, cô tô từ trên xuống dưới và từ trái sang phải trùng khít với đường chấm mờ không tô chờm ra ngoài cứ như thế cô tô lần lượt từng chữ hếthàng thứ nhất cô mới tô xuống hàng thứ 2 và tô hết bài.
- Cho trẻ cầm bút bằng tay phải giơ lên
=>Khi ngồi tô các con nhớ ngồi đúng tư thế, ngồi ngay ngắn 2 chân vuông góc, lưng thẳng, đầu hơi cúi cầm bút bằng 3 ngón tay ngón cái, ngón giữa và ngón trỏ, cầm bút không cao quá hay thấp quá
- Trẻ thực hiên tô:
- Cô giao nhiệm vụ cho trẻ : Gạch chân chữ cái a trong từ bàn chải răng, cái áo, cái vái , khoanh tròn các đồ vật có tên gọi chứa chữ cái a, tô chữ a in rỗng, tô chữ a in mờ trên dòng kẻ ngang,
=>Trong quá trình trẻ tô cô bao quát chú ý sủa sai cho trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi của trẻ nếu thấy trẻ nào chưa biết cách tô cô đến bên trẻ đó hướng dẫn sủa sai cho trẻ
* Tô chữ  ă: Cô treo tranh
- Cô giới thiệu chữ ă hoa, chữ ă in thường, chữ ă viết thường . Cho trẻ phát âm
- Cô giới thiệu tranh vẽ hình ảnh gì?
- Cho trẻ đọc bài đồng dao “ Nhớ ơn”
  -  Cô giới thiệu  hình ảnh Găng tay, khăn mùi xoa, đôi mắt cho trẻ đọc từ dưới tranh,
- Cho trẻ lên tìm và gạch chân chữ cái ă trong các từ dưới hình vẽ
- Hướng dẫn tô màu đỏ cho những chiếc khăn có chứa chữ cái ă
- Hướng dẫn tô chữ ă in rỗng
- Hướng tô chữ ă theo nét chấm mờ trên dòng kẻ ngang cầm bút bằng 3 ngón tay, tay cô tô từ trên xuống dưới và từ trái sang phải trùng khít với đường chấm mờ không tô chờm ra ngoài  tô giống chữ a thêm một nét cong ở phía trên cứ như thế cô tô  lần lượt từng chữ hết hàng thứ nhất cô mới tô xuống hàng thứ 2
- Trẻ thực hiện 
- Cô giao nhiệm vụ cho trẻ : Gạch chân chữ cái trong từ Găng tay, khăn mùi xoa, đôi mắt, tô màu đỏ cho những chiếc khăn có chứa chữ cái ă, tô chữ ă in rỗng, tô chữ ă in mờ trên dòng kẻ ngang
- Cô bao quát  sửa tư thế ngồi cho trẻ
* Tô chữ cái â: Cô treo tranh
- Cô giới thiệu chữ â hoa, chữ â in thường, chữ â viết thường . Cho trẻ phát âm
- Cô giới thiệu tranh vẽ hình ảnh gì?
- Cho trẻ Cho trẻ đọc bài đồng dao “ Đi đâu mà vội mà vàng”
  -  Cô giới thiệu  hình ảnh Bập bênh, sợi chỉ khâu, đôi tất cho trẻ đọc từ dưới tranh
- Cho trẻ lên tìm và gạch chân chữ cái â trong các từ dưới hình vẽ
- Hướng dẫn trẻ đếm xem có bao nhiêu chữ cái â trong các từ dưới hình vẽ và khoanh tròn vào chữ số tương ứng
- Hướng dẫn tô chữ â in tô màu trong phần rỗng của chữ
- Hướng tô chữ â theo nét chấm mờ trên dòng kẻ ngang cầm bút bằng 3 ngón tay, tay cô tô từ trên xuống dưới và từ trái sang phải trùng khít với đường chấm mờ không tô chờm ra ngoài  tô giống chữ o thêm dấu mũ ở phía trên cứ như thế cô tô  lần lượt từng chữ hết hàng thứ nhất cô mới tô xuống hàng thứ 2
- Trẻ thực hiện 
- Trong quá trình trẻ tô cô bao quát chú ý sủa sai cho trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi, sau mỗi chữ tô cô cho trẻ thể dục nghỉ tay để chuyển tiếp
4.  Nhận xét tuyên dương 
- Cô chọn bài đẹp mang lên cho cả lớp quan sát
5. Kết thúc: Cho trẻ thu dọn đồ dùng ra chơi

- Trẻ chơi 1 lần
- Trẻ oản tù tì


- Trẻ lắng nghe

- Chữ a

- Chữ ă

- Chữ â
- Cả lớp đọc



- Trẻ quan sát
- Cả lớp  phát âm

- Sàng sẩy
- Trẻ đọc

- Trẻ phát âm
- Trẻ tìm và gạch chân


- Trẻ quan sát





- Trẻ cầm bút giơ lên








- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô



- Trẻ quan sát

- Trẻ phát âm

- Cậu bé đăng ăn cơm
- Cả lớp đọc
- Trẻ đọc

- 1 trẻ tìm

- Trẻ quan sát








- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô




- Trẻ đọc
- Cả lớp
- Em bé bị ngã

- Cả lớp đọc


- 1 trẻ

- Trẻ quan sát

- Trẻ lắng nghe






- Trẻ thực hiện



4-5 trẻ

 
 



Ngày dạy:  Thứ 5/17/10/2024   
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tạo hình: Nặn búp bê  (đề tài )
I. Mục tiêu
- Trẻ có  kỹ năng xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt để tạo thành hình người.
- Trẻ biết phối hợp cách lăn tròn, xoay dọc để nặn các bộ phận đầu, mình, chân tay tạo thành búp bê trai, búp bê gái.
- Trẻ nhận biết màu sắc, đếm.
- Trẻ hứng thú tham gia tiết học, tạo được sản phẩm.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
-  Đồ dùng: Mẫu nặn búp bê trai, búp bê gái, có màu sắc khác nhau.  
 2. Chuẩn bị của trẻ:
- Đồ dùng: Đất nặn, bảng con, dao nhựa cắt đất
- Tâm thế: Trẻ thoải mái, trang phục cô và trẻ gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
 - Cho trẻ hát: “ Tóm được rồi
 - Đàm thoại về nội dung bài hát
 - Cô gọi 2 trẻ lên cho trẻ tự giới thiệu họ tên đầy đủ, giới tính, trang phục 
=> Cô thấy các bạn rất mạnh dạn khi giới thiệu về mình. Mỗi bạn đều có một tên gọi sở thích khác nhau  bạn trai có mái tóc ngắn… , bạn gái thường để tóc dài  hay mặc váy …
- Giới thiệu nặn búp bê
2. Quan sát và thảo luận
 * Cô đưa mẫu nặn búp bê trai:
 - Cô xuất hiện mẫu nặn bé trai cho trẻ quan sát và nêu nhận xét, đặc điểm màu sắc.
 + Con hãy nhận xét về bé trai ? đầu, mìmh, chân, tay.
=> Đây là bé trai cô dùng đất nặn để nặn gồm có  đầu, thân,chân tay  ...
- Cho trẻ quan sát mẫu búp bê gái
 + Cho trẻ nhận xét nói đặc điểm về bé gái .
=> Đây là bé gái mặc váy trông rất xinh xắn buột tóc hai bên.
=> Đây là mẫu người cô nặn có đầu, thân, chân tay. Đầu tròn dạng khối cầu, có mắt , mũi , miệng, tai, thân dạng khối trụ to, chân và tay là khối trụ nhỏ hơn...
* Cho trẻ nêu ý định:
+ Con nặn búp bê trai, hay gái ? 
+ Con sẽ nặn như thế nào? Cô hỏi trẻ thao tác trước khi nặn.
3. Cho trẻ thực hiện
      +  Muốn nặn trước tiên phải làm gì?
=> Muốn nặn được trước tiên bóp đất cho mềm, chia đất thành từng phần  sau đó  mới nặn. 
Quá trình trẻ thực hiện cô hướng dẫn để trẻ thực hiện được ý định của mình.
4. Nhận xét sản phẩm
- Trưng bày bài của trẻ. Khen chung cả lớp
- Cho trẻ nhận xét bài của bạn
+ Tại sao con thích bài này  ?
+ Cho trẻ giới thiệu bài của mình
- Cô nhận xét lại những bài nặn đẹp có sáng tạo , động viên những trẻ chưa thực hiện được.
*Kết thúc:
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đc và vệ sinh rửa tay.

- Cả  lớp hát 1 lần

- Trẻ tự giới thiệu về bản thân mình
- Trẻ chú ý nghe






- Trẻ chú ý quan sát nhận xét
- 1-2 Trẻ  nhận xét
Trẻ chú ý  lắng nghe


- Cá nhân trẻ nhận xét


- Trẻ đếm cùng cô và nhận so sánh nhóm bạn trai và nhóm bạn gái

  - 2(3)trẻ nêu ý định

- Bóp đất cho mềm, chia đất.
-Trẻ thực hiện theo nhóm




- 2(3) trẻ nhận xét
- 1(2) trẻ có bài nặn đẹp

- Trẻ thu dọn đồ dùng, vệ sinh rửa tay



Ngày dạy:  Thứ 6/18/10/2024 
 HOẠT ĐỘNG HỌC
NDTT: Vận động bộ gõ cơ thể: Gọi tên cảm xúc
NDKH: Nghe hát: Vui đến trường
Trò chơi: Ai nhanh nhất
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng gõ theo tiết tấu âm nhạc với các hình thức khác nhau, có kỹ năng chú ý, ghi nhớ, phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
- Trẻ biết vận động theo bộ gõ cơ thể theo nhịp điệu, tiết tấu của bài hát “Gọi tên cảm xúc”. Biết sáng tạo ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động khác phù hợp với giai điệu bài hát. Trẻ biết chơi trò chơi và đặt tên khác cho trò chơi “Ai nhanh nhất”.Trẻ biết bài hát “Vui đến trường” cảm nhận được giai điệu và thể hiện cảm xúc của mình qua bài hát.
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng dụng cụ âm nhạc....
- Loa, máy tính, nhạc.
2. Chuẩn bị của trẻ
- Thùng nhựa, dung cụ âm nhạc, vòng tròn.
- Tâm thế thoải mái, trang phục gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Trò chơi âm nhạc “Ai nhanh nhất
- Cô xuất hiện và giới thiệu chương trình: "Những nốt nhạc vui"
- Giới thiệu 3 đội chơi.
- Giới thiệu trò chơi Ai nhanh nhất.
- Cách chơi: Cô có 4-5 vòng tròn. Cô quy định khi nào cô gõ xắc xô nhỏ, chậm thì các con đi ngoài vòng vừa đi vừa hát nhỏ. Khi cô gõ xắc xô to nhanh các con chạy nhanh vào vòng. Bạn nào ở ngoài vòng sẽ nhảy lò cò quanh vòng tròn
- Luật chơi: Nếu trẻ chậm ở ngoài vòng, trẻ đó phải nhẩy lò cò.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm 2 lần
- Cho trẻ chơi theo tổ 1 lần
- Cho cả lớp cùng chơi 2 lần
+ Các con vừa chơi trò chơi gì?
2. Vận động bộ gõ cơ thể: “Gọi tên cảm xúc”
- Cô cùng trẻ luyện thanh.
- Cho trẻ nghe giai điệu và đoán tên bài hát.
- Trò chuyện về nội dung bài hát “Gọi tên cảm xúc”
+ Bài hát nói về điều gì?
=> Bài hát nói về cảm xúc của thời tiết, khi vui thì có nắng, khi buồn thì có mưa và giận thì có sấm sét.
- Các con hãy suy nghĩ xem có cách vận động nào để bài hát thêm sôi động hơn?
- Những âm thanh như vỗ tay, vỗ đùi, vỗ ngực, vỗ lưng, dậm chân trong âm nhạc có tên gọi nghệ thuật “Bộ gõ cơ thể - Body percussion”
- Cho trẻ nhắc lại cùng cô “Bộ gõ cơ thể” – “ Body percussion”
- Bây giờ cô muốn chúng mình sử dụng “Bộ gõ cơ thể” cho bài hát “Gọi tên cảm xúcnào.
- Cô thấy có nhiều cách vận động khác nhau vì vậy các con cùng nhau thảo luận thống nhất cách vận động minh họa sáng tạo phù hợp cho bài hát này nhé!
- Trẻ về 3 đội thảo luận
- Trẻ thảo luận, thống nhất vận động theo nhịp, sử dụng bộ gõ cơ thể để minh họa.
- Trẻ chia sẻ về bản nhạc của mình và phân tích cách vận động mình đã xây dựng.
- Trẻ thực hiện vận động theo cách đã lựa chọn
- Đội Miệng xinh:  Các con đã lựa chọn hình thức vận động nào?
- 2 nhịp vỗ tay – 2 nhịp vỗ vào vai chúng ta sẽ bắt đầu tiếng vỗ đầu tiên vào từ Đùng và lặp lại cho đến hết bài
- Cô cho trẻ hát và vận động cùng cô
- Đội Tai thính:  Đội các con có hình thức vận động nào?
- Cô cho trẻ vận động cùng cô
- Đội Mắt tinh:  Đội con có hình thức vận động minh hoạ nào?
- Cô cho trẻ vận động cùng cô

- Cô có một yêu cầu các con sẽ vận động theo ý tưởng của đội bạn
- Trẻ thực hiện cả lớp:
+ Trẻ thực hiện liên hoàn tại chỗ với lời hát (1lần)
+ Trẻ thực hiện liên hoàn tại chỗ với giai điệu (1 lần)
- Cô mời một nhóm trẻ lên thực hiện vận động linh hoạt di chuyển
- Trẻ thực hiện cá nhân
- Cô hỏi lại trẻ tên bài hát
3. Nghe hát: Vui đến trường
- Cô hát cho trẻ nghe (1 cô hát, 1 cô múa minh họa)
- Cô hỏi trẻ tên bài hát
 + Các con có ý kiến khi nghe giai điệu của bài hát này?
 => Bài hát “Vui đến trường” các con tung tăng đến trường…
- Lần 2: cô hát và 1 nhóm trẻ múa minh họa
- Lần 3: Cô cho trẻ xem video về bài hát Vui đến trường
- Cô giáo dục trẻ vui tươi hồn nhiên đến trường….
4. Kết thúc
- Chương trình Những nốt nhạc vui đã thành công tốt đẹp, ban tổ chức sẽ dành tặng cho các đội chơi một buổi dã ngoại






- Trẻ chú ý lắng nghe














- Trẻ luyện thanh
- Trẻ nghe và đoán bài hát
- Trẻ trả lời theo ý hiểu

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời

- Dậm chân, vỗ tay...




- Trẻ nhắc lại 2 lần

- Trẻ hát và vận động



- Trẻ thảo luận (3 đội)



- Trẻ thảo luận, thống nhất

- 2 nhịp vỗ tay – 2 nhịp vỗ vào vai

- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ vận động cùng cô


- 2 nhịp vỗ ngực – 2 nhịp vỗ đùi

- 3 nhịp dậm chân – 1 nhịp nhảy 2 chân


- Trẻ vận động
 


- Trẻ thực hiện








- Gọi tên cảm xúc


- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ trả lời.


- Trẻ lắng nghe
 
- Trẻ hưởng ứng cùng cô.


- Trẻ cả hưởng ứng cùng cô.

  - Trẻ lắng nghe.

 




                               
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây