Kế hoạch tuần 6 - Nhóm trẻ B

Thứ sáu - 11/10/2024 04:31
CHỦ ĐỀ: BÉ BIẾT GÌ VỀ BẢN THÂN
Tuần 6: Cơ thể kỳ diệu của bé
 
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3
Đón trẻ 50 – 60 p Cô đón trẻ vào lớp, trò chuyện với trẻ, dạy trẻ chào cô, chào bố mẹ
Thể dục sáng * Nội dung:
- Hô hấp: Gà gáy
- Tay: Đưa ra phía trước
- Lưng, bụng: Cúi người về phía trước
- Chân: Ngồi xuống đứng lên
* Mục tiêu
Trẻ thực hiện được động tác trong bài thể dục:Hô hấp, tay, lưng/bụng và chân
Trẻ có kỹ năng tập các động tác Trẻ có ý thức tham gia tập luyện
*Chuẩn bị: Trẻ thoải mái gọn gàng
Sân tập bằng phẳng
Chơi tập có chủ định 30 – 40 p Phát triển vận động
Bật qua vạch kẻ
TC: Con bọ dừa
Hoạt động nhận biết
Nhận biết đôi tay của bé
Dạo chơi ngoài trời 30 – 35 p  Dạo chơi ngoài trời: Trải nghiệm nhặt lá, quan sát cây ban, cây câu…
 Trò chơi vận động: Con bọ rùa, tập tầm vông, lăn bong….
 Chơi tự do: chơi với nước, chơi với lá cây, chơi vơi đồ chơi ngoài trời…
Chơi tập ở các khu vực chơi 30 - 35 p * Nội dung:
- Góc thao tác vai: Vai Bác sĩ: Khám bệnh, tiêm thuốc
- Góc vận động: Chơi với xe kéo
- Góc sách: Xem sách
- Góc HĐVĐV: Chơi với phấn
* Mục tiêu:
- Trẻ biết được các nhóm chơi, biết vai chơi: Bác sĩ, biết kéo xe, biết xem sách, biết chơi với phấn.
- Trẻ có kỹ năng khám bệnh, tiêm thuốc, kéo xe, lật sách, cầm phấn vẽ ngoạch ngoạc.
- Trẻ đoàn kết khi chơi
Ăn chính 50 - 60 p Trẻ thích nghi với chế độ ăn , ăn được các loại thức ăn khác nhau.
Ngủ trưa 140 -150p Trẻ thực hiện được ngủ 1 giấc buổi trưa. Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định
Ăn bữa phụ 20 - 30 p Trẻ thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau
Chơi, - tập 50 - 60 p - Trò chơi mới: Úm ba la, cái gì biến mất ? cái gì xuất hiện?
- Xem tranh về cơ thể bé
- LQKTM: Thơ - ''Đôi mắt của em''
- Chơi luồn day
Ăn chính 50-60p Trẻ thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau          
Trả trẻ 50 - 60p  Trao đổi thông tin của trẻ trong ngày với phụ huynh.

Thời gian thực hiện 4 tuần: Từ ngày 30/9 đến ngày 25/10/2024
Tuần 6: Từ ngày 14 tháng 10 đến ngày 18 tháng 10 năm 2024
* GV dạy sáng: Đinh Giang                                               chiều: Thiều Dương
 
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
cho trẻ chơi với đồ chơi, trò chuyện các bạn trong lớp.
* Tổ chức hoạt động
1.Khởi động: Đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm,
đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng thành vòng tròn.
2. Trọng động: Tập mỗi động tác 3-4 lần.
3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng
VĐTN: Cả nhà thương nhau
Chơi tập có chủ định
Văn học - Thơ: Đôi mắt của em

 
Hoạt động với đồ vật
 Làm quen với đất nặn
Chơi tập có chủ định
VĐTN: Múa ồ sao bé không lắc
NDKHNH “Tay thơm tay ngoan

 
* Chuẩn bị:
- Búp bê, giường búp bê, áo bác sĩ
- Sách, xe kéo, giấy
 
* Tổ chức hoạt động:
` Trước khi chơi: Cô giới thiệu góc chơi,nội dung chơi ở các góc. Nhắc trẻ chơi đoàn kết không tranh dành đò chơi. 
` Quá trình chơi: Cô hướng dẫn trẻ về góc chơi, nhập vai Bác sĩ khám bệnh, tiêm thuốc. Chơi cùng trẻ ở góc HĐVĐV: Chơi với phấn.
*Nhận xét: Cô đi đến  từng góc, nhận xét, cho trẻ cất đồ chơi           

 
trong khi ngủ không được nói chuyện
dạy dạy trẻ tự xúc ăn.
                   
- Chơi với hột hạt
- Chơi ở các góc theo ý
- Chơi với bóng
- Ôn vận động: Bật qua vạch kẻ
- Chơi ở các góc theo ý thích
- Nghe ca nhạc thiếu nhi về chủ đề bản thân.
- Chơi theo ý thích
Uống nước xúc miệng


 
Dạy trẻ chào bố mẹ, lấy ba lô, chào cô.
 
       
TUẦN 6
NHÁNH 3: CƠ THỂ KỲ DIỆU CỦA BÉ
Thời gian thực hiện 2 tuần: (Từ ngày 14/10 - 25/10/2024)
Ngày dạy: Thứ 2/14/10/2024
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
 Bật qua vạch kẻ
Trò chơi: Con bọ dừa
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng giữ được thăng bằng trong vận động, biết nhún chân lấy đà bật tiến lên qua vạch kẻ, không chạm vạch, tiếp đất bằng mũi bàn chân, oó kỹ năng chơi  trò chơi.
-  Trẻ biết tên bài vận động, biết bật qua vạch kẻ theo hưỡng dẫn của cô,  biết cách chơi trò chơi “con bọ rùa”.
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động, kiên trì, nghe lời cô giáo, đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: vạch kẻ, sắc xô, chiếu.                        
2. Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô cho trẻ hát bài hát: Ồ sao bé không lắc
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói đến bộ phận gì trên cơ thể nhỉ?
- Ngoài tay ra còn có những bộ phận gì nữa?
=> Ngoài tay còn có rất nhiều bộ phận khác như chân. mắt, mũi... để cơ thể khỏe mạnh hôm nay cô con mình cùng nhau đi tập thể dục nhé.
2. Khởi động
- Cô cho trẻ đi thường, đi nhanh, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng thành vòng tròn.
3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- Tay: Hai tay đưa ra phía trước.
- Bụng: Cúi người về phía trước
- Chân: Ngồi xuống đứng lên.
b. Vận động cơ bản:                                                                                                                                                                    * Cô giới thiệu tên bài Bật qua vạch kẻ
- Cô tập mẫu:
+ Lần 1: Tập trọn vẹn bài tập.
+ Lần 2: Làm mẫu và phân tích:
- Khi có hiệu lệnh chuẩn bị cô bước lên đứng trước vạch kẻ, hai tay chống hông. Khi có hiệu lệnh bật cô nhún chân khụy đầu gối xuống lấy đà bật nhảy lên phía trước qua vạch kẻ, cô tiếp đất bằng mũi bàn chân và giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi bật chú ý bật lên trước không giẫm vào vạch.
+ Lần 3: Cô bật lại cho trẻ xem
- Trẻ thực hiện:
+ Cô cho 1 trẻ tập mẫu.
+ Lần lượt cho 2 trẻ tập, mỗi trẻ tập 2-3 lần
- Cô bao quát, động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ.
- Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài
c. Trò chơi: Con bọ dừa
- Cô nói tên trò chơi
- Cô nói cách chơi:
+ Cô đọc bài thơ khi chơi:
Bọ dừa mẹ đi trước
  Bọ dừa con theo sau
         Gió thổi ngã chỏng quèo
  Bọ dừa kêu ối! …ối!
Cô làm “bọ dừa mẹ” bò đi trước, trẻ làm “bọ dừa con” theo sau. Khi đọc đến câu: Gió thổi ngã chổng quèo cô và trẻ cùng ngã ra sân 2 chân đạp đạp và kêu “ối!..ối!..ối!”
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ chơi cô bao quát chú ý sửa sai cho trẻ.
4. Hồi tĩnh: Cho trẻ làm chim bay đi nhẹ nhàng quanh sân tập.                          
 

- Trẻ hát
- Ồ sao bé không lắc
- Tay, eo, đầu, chân
- Trẻ nói
- Trẻ lắng nghe




- Thực hiện theo hiệu lệnh của cô



- Tập 3 Lx 2 nhịp
- Tập 3 Lx 2 nhịp
- Tập 4 Lx 2 nhịp

- Trẻ chú ý nghe



- Quan sát cô tập mẫu và nghe cô hướng dẫn tập.





- Chú ý quan sát


- Mỗi trẻ tập 2-3 lần


- Cả lớp nhắc lại


- Trẻ lắng nghe





- Trẻ chơi.





- Đi khoảng 1 phút






Ngày dạy: Thứ 3/15/10/2024
 HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT
Nhận biết: Đôi tay của bé
I. Mục tiêu
- Trẻ nói được tên và chức năng của đôi bàn chân, gọi tên đúng  bộ phận trên cơ thể,  trẻ nói được tên trò chơi, biết chơi trò chơi.
- Trẻ có kỹ năng nhận biết, kỹ năng quan sát nhận xét, ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ có ý thức tham gia hoạt động, trẻ biết giữ vệ sinh thân thể.
II. Chẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Giáo án điện tử
- Thiết bị: Máy chiếu, máy tính.
2. Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế: Trẻ thải mái gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động 
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô giới thiệu tên bài “Ồ sao bé không lắc” cô cùng trẻ hát vận động 1 lần
- Các con vừa hát vận động bài gì?
- Bài hát nói đến bộ phận nào?
=> Bài hát nói đến tay, chân, tai, để  biết trên cơ thể của chúng mình có những bộ phận gì và tác dụng của chúng hôm nay cô con mình cùng nhau nhận biết đôi tay của chúng mình nhé.
2. Nhận đôi tay.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Tay đâu, tay đâu
- Cho trẻ chỉ vào tay và hỏi trẻ:
+ Đây là gì ?
+ Chúng mình có mấy tay ?
+ Đôi tay chúng mình có gì ?

+ Đôi tay chúng mình để làm gì ?
+ Chúng mình làm gì để giữ gìn đôi tay sạch sẽ, an toàn?
=> Đôi tay của chúng ta có ngón tay , mu bàn tay, long bàn tay... Chúng mình phải thường xuyên rửa tay sạch sẽ, bảo vệ đôi chân, không chơi bẩn, vật sắc nhọn..
* Trò chơi: Đôi tay kỳ diệu
- Cách chơi: Cho trẻ thực hiện 1 số hiệu lệnh với đôi tay như:  xòe ngón tay, co duỗi tay, cầm nấm,  đếm ngón tay.
- Luật chơi: Ai không chơi đúng nhảy lò cò
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét đông viên trẻ chơi
3. Kết thúc:  Cô nhận xét nhẹ nhàng, cho trẻ chuyển hoạt động.

- Hát vân động 1 lần.

- Trẻ trả lời
- Nói đến tay, tai....
- Chú ý nghe




- Trẻ chơi

- Đôi tay
- Có 2 tay
- Ngón tay, mu bàn tay, long bàn tay.
-  Cầm bát, cầm thìa..
- Rửa tay sạch sẽ, không chơi dao..


- Trẻ lắng nghe



- Trẻ chơi





- Trẻ ra chơi


 
 
 

Ngày dạy: Thứ 4/16/10/2024                                         
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
Thơ: Đôi mắt của em
I. Mục tiêu
- Trẻ đọc được bài thơ với sự giúp đỡ của cô giáo, trẻ nhớ tên bài thơ.
- Trẻ có kỹ năng đọc to, rõ lời, có khả năng ghi nhớ có chủ định
- Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động, biết bảo vệ mắt.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Giáo án điện tử
- Thiết bị: Máy chiếu, máy tính
2. Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.    
III. Tổ chức hoạt động   
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô cho trẻ chơi “Bé nhìn bằng gì”
- Cô cho trẻ quan sát xung quanh và hỏi:
+ Các con nhìn thấy gì ?
+ Khi nhắm mắt các con có thấy gì không ?
=> Nói đến mắt giúp chúng mình nhìn thấy mọi vật xung quanh  có một nhà thơ đã viết một bài thơ rất hay nói về đôi mắt để biết bài thơ đó như thế nào các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ đôi mắt của em
2. Đọc điễn cảm
- Cô đọc lần 1 diễn cảm nói nội dung của bài thơ.
- Cô đọc lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa
3. Giúp trẻ hiểu tác phẩm
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Đôi mắt của em như thế nào?
- Mắt giúp nhìn thấy những gì?
=> Đôi mắt của em xinh xinh, tròn tròn. Giúp em nhìn thấy mọi vật xung quanh
- Trích:             
                 Đôi mắt của em
Đôi mắt xinh xinh
Đôi mắt tròn tròn
Giúp em nhì thấy
Mọi vật xung quanh
- Bạn nhỏ có tình cảm với đôi mắt thế nào?
- Bạn giữ cho đôi mắt ngày càng như thế nào?
=> Bạn nhỏ yêu quý đôi mắt và giữ cho đôi mắt ngày càng sáng hơn
- Trích:     
                 Em yêu em quý
Đôi mắt xinh xinh
Giữ cho đôi mắt
Ngày càng sáng hơn
- Qua bài thơ các con làm gì để bảo vệ đôi mắt của mình?
=> Qua bài thơ các con không dụi tay bẩn lên mắt, không chơi đồ chơi sắc nhọn....
4. Cho trẻ đọc thơ
- Cô cho cả lớp đọc cùng cô ( Khuyến khích trẻ làm động tác minh họa)
- Nhóm đọc cùng cô
- Cá nhân đọc
- Cả lớp đọc
- Cô hỏi trẻ tên bài:
+ Các con vừa học bài thơ gì?
5. Kết thúc  
- Cô nhận xét và cho trẻ chuyển hoạt động.

- Trẻ chơi.

- Trẻ kể





- Chú ý nghe





- Đôi mắt của em
- Xinh xinh....
- Mọi vật xung quanh
- Chú ý nghe







- Yêu quý
- Sáng hơn
- Chú ý nghe






- Không dụi tay bẩn lên mắt....

- Chú ý nghe


- 4-5 lần

- 3 - 4 nhóm
- 1-2 trẻ
- 1 lần
- Cả lớp trả lời
- Đôi mắt của em

- Trẻ ra chơi

Ngày dạy: Thứ 5/ 17/10/2024
                                            HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
      Làm quen với đất nặn
 I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng khéo léo của những ngón tay, Nhằm phát triển tư duy, trí tưởng tượng của trẻ.
- Trẻ được tiếp xúc và làm quen với đất nặn, biết chia đất ra làm nhiều phần nhỏ, xong gộp lại
- Trẻ không di đất trên nền nhà, trẻ biết chia đồ chơi cho bạn, không tranh đồ chơi vơi bạn
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Đất nặn, bảng con
2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Đất nặn, bảng con
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.   
III. Tổ chức hoạt động 
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô và trẻ đọc bài thơ “Chia đồ chơi”
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Khi các con đến lớp các con chơi với bạn phải thế nào?
=> Khi các con đến lớp các con chơi với bạn phải đoàn kết yêu thương nhau.
2. Quan sát, làm mẫu.
- Các con xem cô có gì đây?
- Đúng rồi, cô có đất nặn đấy.
- Đất nặn dùng để làm gì?
- Trước khi nặn ta phải làm gì?
- Các con ạ, đất nặn có rất nhiều màu khác nhau, trước khi mang ra để nặn các con hãy chú ý lắng nghe cô nói nhé.
- Cô cầm một miếng đất nặn màu xanh trên tay, sau đó cô dùng bàn tay, ngón tay bóp đất cho mềm, để miêng đất nặn xuống bảng con, dùng dao cắt miếng đất ra làm nhiều phần nhỏ, sau đó gộp lại.
3. Trẻ thực hiện
- Cô tặng cho chúng mình mỗi bạn 1 hộp đất nặn để làm quen nhé.
- Trước tiên chúng mình phải làm như thế nào?
- Bóp đất xong các con phải làm gì?
- Cô cho trẻ thực hiện
- Cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ thực hiện.
4. Nhận xét.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ làm đẹp, động viên trẻ chưa làm tốt.
- Hôm nay chúng mình được làm quen với gì?
5. Kết thúc:
- Cô cho trẻ ra ngoài chơi.

- Trẻ đọc thơ
- Chia đồ chơi
- Đoàn kết

- Lắng nghe cô


- Đất nặn

- Trẻ nói
- Làm cho đất mềm
- Trẻ lắng nghe









- Bóp đất cho mềm
- Trẻ nói
- Trẻ thực hiện



- Trẻ lắng nghe

- Đất nặn

- Trẻ ra chơi






Ngày dạy: Thứ 6 - 18/10/2024
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH
NDTT: Dạy hát “Dấu tay”
NDKH- NH: Xòe bàn tay, nắm ngón tay
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng hát, nghe nhạc thông qua bài hát: Dấu tay. Trẻ có kỹ năng nghe nhạc với âm thanh và ngữ điệu khác nhau qua bài hát: Xòe bàn tay, nắm ngón tay
- Trẻ biết tên bài hát,  hát được theo cô  bài hát " Dấu tay". Trẻ biết tên bài hát, biết hưởng ứng cùng cô bài hát “Xòe bàn tay, nắm ngón tay”
- Trẻ có ý thức tham gia hoạt động trẻ biết yêu quý trường lớp.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Giáo án điện tử
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu loa
2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Trống, sắc  xô
- Tâm thế: Trẻ thoải mái.
III. Tổ chức các hoạt động
 
   Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
- Cô giới thiệu tên bài thơ “Đôi mắt của em” cô cùng trẻ đọc
+ Các con vừa đọc bài thơ gì?
+ Ngoài đôi mắt ra trên cơ thể chúng mình còn có bộ phận gì?
- Trên cơ thể chúng mình có rất nhiều bô phận như: Mắt, mũi, miêng… và thể hiện qua bài “Con chim hót trên cành cây”
2. Dạy hát “ Dấu tay”
- Cô hát thể hiện tình cảm bài hát 1-2 lần.
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát cùng cô
- Nhóm hát cùng cô
- Cá nhân trẻ hát cùng cô
- Cả lớp hát
- Cô hỏi trẻ tên bài hát và giáo dục trẻ biết yêu quý trường lớp.
3. Nghe hát “Xòe bàn ta, nắm ngón tay”
- Cô giới thiệu tên bài hát
- Cô hát lần 1 hát trọn vẹn bài hát trên nền nhạc
- Cô hát lần 2 kết hợp vận động minh họa bài hát.
+ Các con vừa nghe cô hát bài gì ?
+ Bài hát nói đến bộ phận nào trên cơ thể?
- Lần 3 cô mời trẻ hưởng ứng cùng cô. Cô động viên khuyến khích trẻ.
- Cô nhận xét trẻ.
4. Kết thúc
- Cô nhận xét nhẹ nhàng, cho trẻ ra chơi.

- Trẻ đọc.

- Đôi mắt của em

- Trẻ kể

- Trẻ nghe


- Trẻ nghe
- Trẻ hát



- Trẻ nghe



- Nghe cô hát

- Trẻ trả lời

- Trẻ hưởng ứng cùng cô



- Trẻ chơi
                   
                      

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây