Thứ hoạt động | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | ||
Đón trẻ |
50 – 60 phút | - Cô đón trẻ vào lớp, cô ân cần vỗ về trẻ để trẻ nín, dạy trẻ chào cô, - Cho trẻ chơi tự do. Điểm danh |
|||
Tắm nắng Thể dục sáng |
* Nội dung: - Hô hấp: Gà gáy - Tay: Đưa ra phía trước - Lưng bụng: Cúi người về phía trước. - Chân: Ngồi xuống đứng lên |
* Mục tiêu: - Trẻ biết tập theo cô các động tác đơn giản trong bài thể dục: Hít thở, tay, lưng/bụng và chân - Trẻ có kỹ năng tập các động tác theo cô - Trẻ có ý thức tham gia tập luyện *Chuẩn bị: Trẻ thoải mái gọn gàng. Sân tập bằng phẳng |
|||
Chơi – tập | Chơi tập có chủ định | 40 – 50 phút | Phát triển vận động Tung bóng bằng 2 tay TC: Các chú chim sẻ |
Hoạt động nhận biết Nhận biết đôi chân của bé |
|
Dạo chơi ngoài trời | 30 – 35 phút | - Dạo chơi ngoài trời: Hoa sen cạn, trải nghiệm - Trò chơi vận động: Chi chi chành chành, bóng tròn to, gieo hạt - Chơi tự do: Chơi hột hạt, lá cây, chơi với vòng, chơi thổi bong |
|||
Chơi – tập ở các khu vực chơi | 30 – 35 phút | * Nội dung: - Góc phân vai: Bế em, cho em ăn, ru em ngủ - Góc vận động: Chơi với bóng, ô tô - Góc hoạt động với đồ vật: Xâu vòng màu xanh - Góc sách: Xem tranh cơ thể bé, các bộ phận trên cơ thể bé |
* Mục tiêu: - Trẻ biết các nhóm chơi, biết vào vai chơi, bế em, cho em ăn và ru em ngủ dưới sự hướng dẫn của cô, biết bật vào vòng, xâu vòng, mở sách…. - Trẻ biết được các thao tác vai,.. - Trẻ có ý thức giữ gìn đồ chơi, sách vở… |
||
Ăn chính | 50 - 60 phút | - Cho trẻ đi rửa tay cho trẻ kê ghế vào bàn ngồi ăn, cô cùng trẻ gọi Rơi vãi cơm, ăn xong cho trẻ cầm cốc uống nước xúc miệng |
|||
Ngủ | 140 -150 Phút |
- Trẻ thực hiện ngủ trưa tại trường theo chế độ sinh hoạt. Trẻ tập | |||
Ăn phụ | 20 - 30 phút | - Trẻ thích nghi với chế độ ăn, ăn được các loại thức ăn khác nhau | |||
Chơi – tập | 50 - 60 phút | - LQKTM: Nhận biêt đôi chân của bé - Chơi ở các góc theo ý thích |
- Trò chơi mới: Tay đẹp - Trò chuyện với trẻ mặc quần áo phù hợp với thời tiết, đi dép, đeo khẩu trang tới lớp |
||
Ăn chính | 50- 60 Phút |
- Cô cho trẻ kê ghế vào bàn ăn, rửa tay trước khi ăn, dạy Trẻ tự xúc | |||
Trả trẻ | 50 - 60 phút | Trao đổi thông tin của trẻ trong ngày với phụ huynh, dạy trẻ chào | |||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
Chào bố mẹ cho trẻ chơi với đồ chơi. |
||
* Tổ chức hoạt động 1.Khởi động: Đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, dừng lại 2. Trọng động: Tập mỗi động tác 3-4 lần. 3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng VĐTN: Ồ sao bé không lắc |
||
Chơi- tập có chủ định Thơ: Năm ngón tay đẹp |
Hoạt động với đồ vật Nặn đôi đũa |
Chơi - tập có CĐ: Âm nhạc NDTT: VĐM: Ồ sao bé không lắc - NDKH: NH: Tay thơm ngoan |
Nhặt rau, in màu, cây lan ý.... Dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng, con bọ dừa.... Bóng xà phòng, …. |
||
* Chuẩn bị - Đồ chơi Búp bê, đồ chơi nấu ăn, giường, gối, chăn - Đồ chơi bóng, ô tô - Hạt vòng, dây xâu - Sách tranh về chủ đề |
* Tổ chức hoạt động `Trước khi chơi: Cô cùng trẻ đi xung quanh lớp xem các góc chơi có những góc chơi gì, cô giới thiệu các góc chơi và chơi như thế nào với những đồ chơi đó. Cô hướng dẫn trẻ về góc chơi ` Quá trình chơi: Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi và chơi cùng trẻ, cô nhập vai cùng trẻ * Nhận xét: Cô đến từng góc, nhận xét và hướng dẫn trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định. |
|
Tên các món ăn ở trường, trẻ tập xúc cơm ăn, cầm thìa bằng tay phải, ăn gọn gàng, không làm | ||
Đi vệ sinh, lấy gối xếp vào chỗ ngủvà cất gối sau khi ngủ dạy đúng nơi quy định | ||
Trẻ làm được 1 số việc với sự giúp đỡ của người lớn: xúc cơm, lấy nước uống. |
||
- ÔKTC: Thơ năm ngón tay đẹp - Chơi ở các góc theo ý thích |
- Ôn: PTVĐ: Tung bóng bằng 2 tay - Chơi với giấy, xem tranh về cơ thể bé |
Nghe các bài hát trong chủ đề - T/C: Lăn bóng - Chơi ở các góc theo ý thích |
Cơm, cô cùng trẻ gọi tên món ăn, Trẻ tập xúc cơm ăn, cầm thìa bằng tay phải, ăn gọn gàng, |
||
Hướng dẫn trẻ chào tạm biệt, cho trẻ nói từ: Chào cô, chào bố mẹ, các bạn |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô giới thiệu trò chơi "Dấu tay" cô cùng trẻ chơi - Dấu tay (2 tay dấu sau lưng) - Tay đẹp đâu? (2 tay đưa ra trước) Cô vừa thấy các con chơi rất là giỏi hôm nay cô con mình cùng vận động: Tung bóng bằng 2 tay cùng cô để thực hiện tốt các con cùng khởi động. 2. Khởi động - Cô cho trẻ đi thường, đi nhấc cao chân, đi thường, đi nhanh, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng thành vòng tròn. 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung - Động tác tay: Hai tay đưa ra phía trước - Động tác bụng: Cúi người về phía trước - Động tác chân: Ngồi xuống đứng lên - Di chuyển thành hai hàng ngang b. Vận động cơ bản: Tung bóng bằng hai tay - Cô giới thiệu tên bài: Tung bắt bóng cùng cô - Cô tập mẫu: + Lần 1 : Tập trọn vẹn. + Lần 2: Làm mẫu và hướng dẫn: TTCB cô đứng tự nhiên khi có hiệu lệnh chuẩn bị cô đứng 2 chân rộng bằng vai cầm bóng bằng 2 tay, lòng bàn tay ngửa ra phía trước, hơi cúi người xuống, khi có hiệu lệnh “ tung bóng” cô đưa thẳng 2 tay hất mạnh bóng về phía trước, sau đó cô đi nhặt bóng bỏ vào rổ rồi về cuối hàng đứng. + Lần 3: làm mẫu chọn vẹn - Trẻ thực hiện: + Cô cho 1 trẻ tập mẫu + Lần lượt cho 2 - 3 trẻ tập; cô bao quát, động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ. - Củng cố: cô hỏi trẻ tên bài. - Cô hoặc 1 trẻ tập lại c. Trò chơi: Các chú chim sẻ - Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi + Cách chơi: Cô cho một bạn làm mèo, còn các bạn khác làm các chú chim sẻ vừa đi vừa kêu tốc tốc khi nghe tiếng mèo kêu meo meo các chú chim sẻ chạy nhanh về tổ của mình + Luật chơi: chú chim sẻ nào chạy chậm mà bị mèo bắt được thì phải làm mèo - Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần - Cô bao quát động viên trẻ chơi - Củng cố cô hỏi trẻ tên trò chơi 4. Hồi tĩnh - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập. 5. Kết thúc: - Cho trẻ đi vệ sinh, chuyển hoạt động |
- 1 lần - Trẻ trả lời - Chú ý nghe - Thực hiện theo hiệu lệnh của cô - Tập 4L x 2 nhịp - Tập 3L x 2 nhịp - Tập 4L x 2 nhịp - Trẻ chú ý nghe - Quan sát cô tập mẫu và nghe cô hướng dẫn tập. - Chú ý quan sát - Mỗi trẻ tập 2-3 lần - Trẻ tập - Cả lớp nhắc lại - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Đi khoảng 1 phút - Trẻ đi vệ sinh |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô giới thiệu tên bài “Ồ sao bé không lắc” cô cùng trẻ hát vận động 1 lần - Các con vừa hát vận động bài gì? - Bài hát nói đến bộ phận nào? => Bài hát nói đến tay, chân, tai, mỗi 1 bộ phận trên cơ thể của chúng mình có những tác dụng riêng của chúng hôm nay cô con mình cùng nhau nhận biết đôi bàn chân nhé 2. Nhận biết đôi chân của bé - Cô cho trẻ cùng chơi dậm chân tại chỗ. Cô hỏi chúng mình vừa cử động bộ phận nào của cơ thể mình? + Cô chỉ vào chân và hỏi trẻ đây là gì? + Đúng rồi, chúng mình xem mình có mấy chân nào? Mình có 2 chân gọi là đôi chân đấy, cả lớp nhắc lại cùng cô đôi chân + Chân có gì nào? Cô chỉ vào bàn chân và hỏi trẻ - Bàn chân giúp chúng mình giữ thăng bằng đấy cả lớp nhắc lại cùng cô bàn chân + Bàn chân có gì nữa? Cô chỉ vào các ngón chân và hỏi trẻ - Đúng rồi có các ngón chân, cả lớp nhắc lại cùng cô ngón chân - Cô cho trẻ cùng đi lấy 1 số đồ chơi cô để xung quanh lớp theo ý thích của trẻ và cô hỏi trẻ - Chúng mình vừa đi lấy đồ chơi bằng cách nào? Vậy đôi chân giúp các con làm gì đấy? - À! hàng ngày các con đi lại, chạy nhảy là nhờ có đôi chân, để múa hát nữa.... Đôi bàn chân của mình giúp mình có thể đi đến nơi mình muốn phải không nào? => Giáo dục trẻ để giữ cho đôi bàn chân cũng như cơ thể của mình luôn được sạch sẽ và khỏe mạnh mỗi ngày thì hàng ngày các con phải biết đi dép để giữ đôi bàn chân được sạch, biết rửa chân khi bẩn nhé! 3. Kết thúc: - Cô nhận xét nhẹ nhàng, cho trẻ ra ngoài chơi |
- Hát vân động 1 lần. - Trẻ trả lời - Nói đến tay, tai.... - Chú ý nghe - Trẻ chơi - Trẻ chỉ và nói chân - Trẻ nhắc đôi chân - Bàn chân - Ngón chân - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe -Vâng ạ - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe và ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cùng trẻ hát bài hát “Tay thơm tay ngoan” - Cô và các con vừa hát bài hát gì? - Bài hát nới về điều gì? => Bài hát nói về tay 1 tay xòe ra thành 1 bông hoa, 2 tay xòe ra thành 2 bông hoa, mẹ khen đôi tay rất đẹp. có 1 bài thơ cũng nói về bàn tay của chúng mình đó là bài thơ "Năm ngón tay đẹp” để biết bài thơ đó nói điều gì các con hãy nghe cô đọc bài thơ 2. Đọc diễn cảm - Cô đọc 1 lần diễn cảm - Cô vừa đọc bài thơ “Năm ngón tay đẹp”. bài thơ nói về các ngón tay như những bông hoa đẹp. - Lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa 3. Đàm thoại - giảng giải - trích dẫn - Cô vừa đọc bài thơ gì? (Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ) - Năm ngón tay đẹp như thế nào? - Mười ngón tay đẹp như thế nào? => Năm ngón tay đẹp như năm cánh hoa, mười ngón tay đẹp như mười cánh hoa được thể hiện trong đoạn thơ sau. - Trích dẫn: “Năm ngón tay đẹp Như năm cánh hoa. Mười cánh hoa đẹp Như mười cánh hoa.” - Để giữ cho đôi tay sạch sẽ chúng mình phải làm gi? - Tay bé trắng hồng như gì? => Để giữ cho đôi tay đẹp chúng mình không nghịch bẩn để cho đôi tay trắng hồng như cánh hoa nở trong vườn mùa xuân. Được thể hiện trong đoạn thơ. - Trích dẫn: “Bé không nghịch bẩn Tay bé trắng hồng. Như cánh hoa nở Trong vườn mùa xuân”. 4. Dạy trẻ đọc thơ - Cô cho cả lớp đọc cùng cô 3 – 4 lần - Tổ đọc cùng cô - Nhóm đọc cùng cô - Cá nhân đọc - Cả lớp đọc - Trong khi trẻ đọc cô chú ý bao quát, sửa sai cho trẻ. - Cô hỏi trẻ tên bài, giáo dục trẻ giữ vệ sinh tay chân. 5. Kết thúc: Cô nhận xét và cho trẻ chuyển hoạt động. |
- Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời - Chú ý nghe - Chú ý nghe - Năm ngón tay đẹp - Như năm cánh hoa - Chú ý nghe - Như mười cánh hoa - Chú ý nghe - Không nghịch bẩn - Như cánh hoa nở - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc - Mỗi tổ 1 lần - 3 - 4 nhóm - 1-2 trẻ - 1 lần - Cả lớp trả lời và chú ý nghe - Trẻ nhắc lại tên bài - Trẻ lắng nghe và ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Cô giới thiệu trò chơi “Tay đẹp” Cô cùng trẻ chơi - Các con vừa chơi với bộ phận nào của cơ thể? - Tay dùng để làm gì? - Đúng rồi tay dùng để cầm, nắm, nặn…và hôm nay cô dạy các con nặn đôi đũa nhé. 2. Nặn đôi đũa a. Quan sát mẫu - Cô đưa đôi đũa cô đã nặn mẫu ra. - Cô có cái gì? - Đôi đũa của cô nặn như thế nào? => Đôi đũa của cô tròn, dài. Để nặn được đôi đũa các con chú ý xem cô nặn b. Cô nặn mẫu và hướng dẫn - Cô cầm đất nặn bằng tay phải và cô dùng các đầu ngón tay bóp đất cho đất mềm ra. Cô chia đất thành nhiều phần nhỏ, cô lấy 1 phần đất nặn đặt lên bảng, tay trái cô giữ bảng, cô đặt đất nặn trong lòng bàn tay phải các ngón tay cô cong lên, cô lăn dọc đất nặn cho đất dài ra. Cô chỉ lăn đất trong lòng bàn tay. Vậy là cô đã nặn được đũa rồi. - Cô vừa nặn đất màu gì? - Cô nặn được cái gì? - Nặn xong cô lau tay vào khăn cho đôi tay sạch sẽ. 3. Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ nặn trên không - Giáo dục: Trẻ không được bôi đất nặn lên quần áo, nặn xong lau tay vào khăn cho tay sạch sẽ. - Khi trẻ nặn cô quan sát bao quát trẻ + Con đang làm gì? + Con nặn đôi đũa như thế nào? + Đôi đũa con nặn có màu gì? - Nếu trẻ nào chưa biết làm mềm đất, chia đất cô đến bên hướng dẫn lại cho trẻ. 4. Nhận xét sản phẩm - Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn, của mình. - Cô nhận xét chung cả lớp, động viên, khen ngợi trẻ. 5. Kết thúc: Cô nhận xét nhẹ nhàng và cho trẻ chuyển hoạt động. |
- Chơi 1 lần - Tay - Để cầm nắm - Chú ý nghe - Đôi đũa - Tròn, dài - Chú ý nghe - Chú ý quan sát và nghe cô hướng dẫn - Màu đỏ - Đôi đũa - Thực hiện theo cô - Nặn bài của mình - Trẻ trả lời - 1-2 trẻ nhận xét - Chú ý nghe - Trẻ chuyển hoạt động |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cho trẻ chơi trò chơi dấu tay sau đó trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể. - Cho trẻ gọi tên các bộ phận. => Trên cơ thể của chúng ta có rất nhiều các bộ phận có một bài hát rất hay nói về các bộ phận để biết đó là bài hát gì cô con mình cùng nhau vận động bài hát "Ồ sao bé không lắc" 2. Vận động theo nhạc múa “Ồ sao bé không lắc” - Cô bắt nhịp cho trẻ hát 1-2 lần - Cô vận động mẫu 1- 2 lần. - Cô dạy trẻ vận động múa theo cô từng đoạn bài hát. - Cô cho cả lớp vận động cùng cô - Cho trẻ vận động theo nhóm - Cô cho cá nhân trẻ vận động. Cô hỏi trẻ tên bài. 3. Nghe hát “ Tay thơm tay ngoan” - Cô nói tên bài nghe hát - Cô hát cho trẻ nghe lần 1 - Cô vừa hát bài hát gì? - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả - Cô hát và thể hiện động tác minh họa bài hát. - Cô cho trẻ nghe bài hát qua giọng ca Xuân mai. Trẻ hưởng ứng cùng cô. 4. Kết thúc - Cô nhận xét nhẹ nhàng, giáo dục trẻ giữ gìn đôi tay sạch sẽ, cho trẻ ra chơi. |
- Trẻ kể - Trẻ gọi tên các bộ phận - Chú ý nghe - Trẻ hát - Chú ý quan sát - 2-3 lần - 3- 4 nhóm - 2-3 trẻ. Cả lớp trả lời. - Nghe cô hát - Trẻ trả lời - Chú ý nghe - Hưởng ứng cùng cô - Chú ý nghe - Cả lớp trả lời và chú ý nghe |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn