Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | ||
Đón trẻ | 80 – 90 phút | - Cô giáo đón trẻ vui vẻ, hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, chọn - Trò chuyện nhu cầu của trẻ, những đồ dùng đồ chơi bé thích phù hợp |
|||
Thể dục sáng | * Nội dung - Hô hấp: Thổi bóng bay - Tay: Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực. - Bụng; L: Quay sang trái, sang phải - Chân: Bước lên phía trước. |
* Mục tiêu - Thực hiện được các động tác phát triển hô hấp, tay, chân, bụng - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
|||
Hoạt động học | 20 -25 phút |
Thể dục Đập bắt bóng TC: Tạo dáng |
Dinh dưỡng và sức khỏe Trò chuyện về bé cần gì lớn lên và khỏe mạnh |
||
HĐchơi ngoài trời | 30 – 40 phút |
|
|||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - GXD: xây khu vui chơi của bé, - GTH: Tô màu chân dung bạn trai, bạn gái. Làm trang phục từ nguyên vật liệu phế thải - góc tạo hình: tô màu, vẽ họa tiết trang trí trang phục. - Góc âm nhạc hát các bài hát về các bộ phận, giác quan của cơ thể. |
* Mục tiêu: `Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi. ` Trẻ có kỹ năng lắp ghép, thể hiện vai chơi, tô màu... ` Trẻ có ý thức khi hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của mình ` Trẻ chú ý nghe, tỏ ra thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát bản nhạc |
||
Ăn trưa | 60 -70 phút | Nhận biết các bữa ăn trong ngày chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. |
|||
Ngủ trưa | 140 -150 phút | - Trẻ biết nói với cô giáo nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh bằng câu đơn - Thực hiện đúng quy định của giờ ngủ, không nghịch đc khi ngủ |
|||
Ăn bữa phụ | 20 -30 phút | - Trẻ biết dùng bát thìa đúng cách, dùng cốc uống nước đúng cách. |
|||
Chơi, HĐ theo ý thích | 70 -80 phút | - HĐPÂN: Xướng âm đồ, rê, mi,pha - Làm trang phục búp bê. - Nêu gương cuối ngày |
- TCM: Nhận đúng tên mình - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
||
Trả trẻ | 60 -70 phút | - Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa quần áo gọn |
|||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
TCTV: Đồ dùng, trang phục, đồng phục. với giới tính. Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
|||
*Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - đi nhanh - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi nhanh đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 2l x 8n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - Tập theo nhạc bài Nắng sớm |
|||
Văn học Truyện: Mỗi người một việc |
Toán Tách, gộp trong phạm vi 2. |
Âm nhạc NDTT: VĐ múa: Tay...ngoan NDKH: NH: Năm...ngoan TC: Hoá đá |
|
Quan sát sự thay đổi thời tiết, âm thanh xấu tính……. phấn, đồ chơi ngoaì trời….. |
|||
* Chuẩn bị: - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ - Các loại hình, đồ chơi lắp ghép sỏi, cây xanh, - Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán - tranh ảnh về các nhóm thực phẩm |
* Tổ chức hoạt động: ` Cô cho trẻ hát “ mời bạn ăn” trò chuyện về các góc và nội dung các góc chơi ` Cô cho trẻ về góc chơi đã nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi không quăng ném đồ chơi, nói đủ nghe cô đóng vai chơi cùng trẻ và gợi ý về sản phẩm góc PV có cửa hàng bán thực phẩm sạch ` Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan cửa hàng rau sạch tại góc PV, cho trẻ giới thiệu, thu dọn đdđc, VSCN |
||
Trẻ tập rửa tay bằng xà phòng đúng quy trình |
|||
- Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt - Nhận biết và thực hiện đúng quy định về chỗ ngủ riêng theo giới tính |
|||
Trẻ hình thành thói quen mời cô, mời bạn khi ăn, ăn từ tốn, nhai kỹ, uống nước đun sôi. |
|||
- LQVT: Tách gộp nhóm đối tượng có số lượng 2. - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Làm vở toán - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- HĐKIDSMART: Chơi trong ngôi nhà khoa học của Sammy. Căn phòng: Cỗ máy thời tiết - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
|
gàng, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, và học tập của trẻ. | |||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô và trẻ hát bài hát: Mời bạn ăn. + Các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về điều gì? + Mời bạn ăn những gì? => Bài hát mời các bạn ăn đầy đủ các chất để cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào. Để có cơ thể khỏe mạnh phải thường xuyên tập thể dục, hôm nay cô và các con cùng các con cùng nhau tung và bắt bóng với cô nhé. bây giờ chúng mình cùng khởi động nào. 2. Khởi động - Trẻ đi vòng tròn - Đi kiễng chân - đi thường - đi bằng gót chân - đi thường - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường - xếp 3 hàng dọc. 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung - Tay: Tay đưa ra trước, lên cao, sang ngang - Bụng lườn: Cúi người về phía trước - Chân: Bước chân sang 2 bên b. Vận động cơ bản: Đập bắt bóng - Cô giới thiệu tên bài tập - Cô làm mẫu lần 1: Cô tập không phân tích. - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: - Cô giáo cầm bóng bằng 2 tay, cô dùng lực của 2 bàn tay đập bóng bằng 2 tay, khi bóng lẩy lên cô bắt bóng bằng 2 tay. * Trẻ thực hiện - Cô mời 2 trẻ khá thực hiện 1 lần. - Cho 2 trẻ lên tập lần lượt - Cho nhóm 5-6 trẻ thực hiện - Cô quan sát sửa sai và động viên trẻ kịp thời. c. Trò chơi: Tạo dáng - Giới thiệu tên trò chơi tạo dáng - Cô nói cách chơi, luật chơi - Tổ chức trẻ chơi: Cả lớp chơi 2 - 3 lần - Cô bao quát động viên trẻ. 4. Hồi tĩnh - Trẻ đi nhẹ nhàng làm chim bay 1- 2 vòng quanh sân. Cho trẻ ra chơi. 5. Kết thúc - Cho trẻ ra chơi. |
- Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ lắng nghe - Trẻ đi theo cô - 4 lần x 4 nhịp - 3 lần x 4 nhịp - 3 lần x 4 nhịp - Quan sát cô tập mẫu - 2 trẻ lên tập - Trẻ thực hiện - Nghe cô nói - Trẻ chơi 2, 3 lần - Đi nhẹ nhàng - Trẻ ra chơi |
![]() |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô và trẻ hát bài hát: Mời bạn ăn. + Các con vừa hát bài hát gì? + Bài thơ nói về điều gì? + Mời bạn ăn những gì? => Bài hát mời các bạn ăn đầy đủ các chất để cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào. Để biết có những thực phẩm nào cần thiết hôm nay cô con mình cùng nhau đi tìm hiểu. 2. Trò chuyện về các nhóm thực phẩm - Cô cho trẻ xem hình ảnh một số loại thực phẩm * Chất béo + Cô có hình ảnh gì đây? + Mỡ các loại động vật cung cấp chất gì? + Ngoài ra còn loại thực phẩm nào cung cấp chất béo? => Có nhiều loại thực phẩm cung cấp chất béo như mỡ các loại động vật, bơ, lạc….Khi ăn các loại thực phẩm này cần ăn hạn chế. * Chất đạm. + Ngoài các loại thực phẩm cung cấp chất béo ra còn thực phẩm cung cấp chất gì? + Cô có hình ảnh gì đây? + Những loại thực phẩm này cung cấp chất gì? + Ngoài ra còn loại thực phẩm nào cung cấp chất đạm? => Có nhiều loại thực phẩm cung cấp chất đạm như thịt, trứng, cá…. * Chất bột đường + Ngoài các loại thực phẩm cung cấp chất béo, chất đạm ra còn thực phẩm cung cấp chất gì? + Cô có hình ảnh gì đây? + Gạo, ngô, khoai cung cấp chất gì? + Ngoài ra còn loại thực phẩm nào cung cấp chất bột đường? => Có nhiều loại thực phẩm cung cấp chất bột đường như gạo, ngô, khoai, sắn, mì…mà các con ăn hàng ngày * Chất vitamin và muối khoáng + Cô có hình ảnh gì đây? + Những loại thực phẩm này cung cấp chất gì? + Ngoài ra còn loại thực phẩm nào cung cấp chất vitamin và muối khoáng? => Có nhiều loại thực phẩm cung cấp chất Vitamin và muối khoáng như các loại rau, quả. * So sánh nhóm chất béo và vitamin và muối khoáng - Cô cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 nhóm chất. - Giống nhau: Đều là các nhóm thực phẩm cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, nhanh lớn - Khác nhau: Chất béo nên ăn hạn chế, chất vitamin và muối khoáng: ăn nhiều 3. Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh - Cô giới thiệu tên trò chơi cho trẻ. - Cô nói cách chơi và luật chơi. - Cô cho trẻ chơi 1-2 lần - Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi. - Cho trẻ kiểm tra kết quả của 3 đôi nhận xét quá trình trẻ chơi. 4. Kết thúc - Cho trẻ ra ngoài |
- Trẻ hát - Mời bạn ăn - Mời các bạn ăn - 2-3 trẻ kể - Trẻ lắng nghe - Bơ, mỡ… - Chất béo - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Thịt, cá, trứng… - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Rau, quả - Vitamin và muối khoáng - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ so sánh - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ ra ngoài |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Mũi, cằm, tai…” và hỏi trẻ: + Các con vừa chơi trò chơi về gì? => Cô giới thiệu câu chuyện mỗi người một việc 2. Cô kể chuyện diễn cảm - Cho trẻ xem tranh về các nhân vật có trong chuyện và trẻ đoán xem câu chuyện có tên là gì? - Cô kể cho trẻ nghe lần 1: Kết hợp sử dụng tranh minh hoạ, giới thiệu tên chuyện, - Cô kể lại lần 2: Cho trẻ nghe kết hợp sử dụng tranh rời về các bộ phận trong chuyện. 3. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? + Trong câu chuyện nói về các bộ phận nào? + Mắt nói như thế nào? Tai nói như thế nào? + Mũi, tay, chân nói như thế nào? => Trong câu chuyện nói về các bộ phận trên cơ thể mỗi bộ phận đều có chức năng riêng. * Trích: “Trong một gia đình hạnh phúc nọ có anh chị em. Họ sống với nhau vui vẻ, đầm ấm. …Chân nói: Tôi đi, tôi chạy, tôi nhảy” + Tất cả đều nói Mồm như thế nào? Mồm nghe thế đã làm gì? + Khi Mồm không ăn, không uống thì các giác quan đều thấy như thế nào? + Mắt nói gì? Tay, chân nói gì? Khi đó các bạn đã đưa gì đến cho mồm? + Khi mồm ăn thì các giác quan thấy thế nào? + Vậy qua câu chuyện này chúng ta rút ra được bài học gì? - Giải thích từ khó: “Uể oải” có nghĩa là cơ thể mệt mỏi, không có sức => Mỗi bộ phận đều có chức năng riêng thiếu bộ phận nào trên cơ thể thì cơ thể sẽ không hoàn thiện. * Trích “Mồm không làm gì cả, suốt ngày chỉ ăn và uống ! Mồm nghe vậy buồn lắm nó quyết định không ăn, uống gì nữa và bỏ đi nằm, im lặng…..Từ đó trở đi chúng sống với nhau thân ái và hòa thuận và ai ai cũng vui vẻ làm việc”. + Các bạn chơi với nhau phải như thế nào? - Giáo dục: Muốn có các giác quan luôn sạch sẽ, an toàn thì chúng ta phải làm gì?... 4. Dạy trẻ kể chuyện - Cho cả lớp kể chuyện cùng cô - Cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân - Cho trẻ tự đọc, cô khuyến khích trẻ làm động tác minh hoạ cho bài thơ. * Trẻ tập đóng kịch cùng cô - Cô mời 6 trẻ lên, mỗi trẻ chọn cho mình một vai và giới thiệu với khán giả về vai mình đóng. Cô là người dẫn chuyện và hướng dẫn cho trẻ đóng kịch cùng cô 5. Kết thúc - Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra ngoài chơi |
- Cả lớp chơi trò chơi cùng cô - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn. - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe cô kể chuyện - Mỗi người một việc - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ chú ý nghe cô giảng giải trích dẫn - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ chú ý nghe - Trẻ nghe cô trích dẫn - Đoàn kết - Trẻ chú ý nghe - Cả lớp kể 2-3 lần cùng cô - Tổ, nhóm, cá nhân đọc cùng cô - Trẻ đóng kịch - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở giới thiệu bài, ôn đếm đến 2, nhận biết nhóm 2 đối tượng - Cô cho trẻ hát bài “Mời bạn ăn” + Các con vừa hát bài gì? + Bài hát nói về điều gì? => Bài hát muốn khuyên các con nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để có một cơ thể khỏe mạnh, lớn nhanh, cô cũng có nhiều đồ chơi xung quanh lớp có số lượng 1,2 - Cô cho 2-3 trẻ lên tìm, trẻ tìm được cô cho cả lớp đếm và kiểm tra lại. 2. Dạy trẻ tách gộp nhóm đối tượng có số lượng 2 * Cho trẻ tách, gộp theo yêu cầu + Cô hỏi trẻ cô trong rổ có gì? + Các con hãy cầm lên và đếm xem có mấy viên sỏi? + Các con hãy chia 2 viên sỏi đều sang 2 tay + Cô hỏi mỗi tay có mấy viên sỏi? - Cô đếm cùng trẻ - Cô yêu cầu trẻ tách 1:1 - Tay phải của cô có một viên sỏi thì tay trái của cô có mấy viên ? + Cô gộp vào thì có tất cả mấy viên sỏi? - Cô chia cùng trẻ 2-3 lần * Cho trẻ tách, gộp theo ý thích của trẻ - Cô cho trẻ chia + Con tách như thế nào? + Tay trái cầm 1 viên sỏi, thì tay phải có mấy viên? + Tay phải có 1 viên thì tay trái có mấy viên? - Cô khích lệ động viên trẻ 3. Luyện tập - Cô cho trẻ giải câu đố + Cô có một cái kẹo cô Giang cho cô 1 cái, hỏi cô có + Cô có 2 quả táo cô ăn 1 quả hỏi cô còn mấy quả? + Bạn Nhi có 2 cái kẹo bạn cho Na Na một cái hỏi bạn Nhi có mấy cái? 4. Kết thúc - Cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi |
- Cả lớp hát 1 lần - Mời bạn ăn - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lên tìm số lượng 1, 2 - Lớp kiểm tra lại - Có sỏi - Trẻ đếm, 2 viên - Trẻ tách - Trẻ đếm, 1:1 - Trẻ tách - Trẻ trả lời - Có 2 viên sỏi - Trẻ thực hiện - Trẻ chia cùng cô - Trẻ chú ý - Có 1 viên sỏi - Có 1 viên sỏi - Cô có 2 cái - Có một quả - Có 1 cái - Trẻ nhẹ nhàng ra chơi |
![]() |
HOẠT ĐỘNG HỌC Âm nhạc: NDTT: VĐ múa: Tay thơm tay ngoan NDH: Nghe hát: Năm ngón tay Ngoan Trò chơi: Hoá đá |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô giới thiệu biểu chương trình biểu diễn văn nghệ - Cô giáo là người dẫn chương trình: - Mở đầu chương trình biểu diễn văn nghệ của lớp mẫu giáo bé A ngày hôm nay cô xin giới thiệu sự tham gia chương trình là 3 đội khách mời: Đội xanh, đội đỏ, đội vàng - Trương trình với các phần biểu diễn của 3 đội khách mời 2. Vận động múa: Tay thơm tay ngoan - Mở đầu chương trình biểu diễn hôm nay xin mời các bạn đến vớiđội khách mời “ Đội xanh” với bài hát “Tay thơm tay ngoan” - Cô giáo cho 2 đội đỏ, đội vàng hưởng ứng, kết hợp vận động theo lời bài hát - Cô mời từng đội vận động theo nhạc 1 lần - Cô mời nhóm trẻ, cá nhân trẻ lên vận động theo nhạc - Cô bao quát, sửa sai, khích lệ động viên 3 đội 3. Hát nghe hát: Năm ngón tay ngoan - Để góp vui chương trình văn nghệ cô giáo xin gửi đến các khán giả bài hát “Năm ngón tay ngoan” - Cô giáo lần 1 - Tiếp theo chương trình các quí vị thưởng thức bài hát “Năm ngón tay ngoan” và hưởng ứng cùng 3 đội khách mời nhé - Câu hỏi dành cho khán giả: + Các bạn vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói đến nhũng bộ phận nào trên cơ thể? - Cô giáo hát lần 2: Cô múa cho trẻ xem - Cô giáo hát lần 3: Cho trẻ xem video => Giáo dục trẻ biết chăm sóc gữi gìn các bộ phận để có một cơ thể khỏe mạnh. 4. Trò chơi “Hoá đá” - Để chương trình văn nghệ thêm sôi nổi chúng mình tham gia trò chơi: Hoá đá - Cô nói cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho 3 đội cùng chơi - Cô cho trẻ chơi 3-4 lần - Trẻ chơi cô bao quát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ. - Cô hỏi tên trò chơi. - Chương trình biểu diễn văn nghệ của lóp mẫu giáo bé A đến đây là kết thúc, chúc 3 đội khách mời luôn mạnh khỏe, chúc các bạn lớp bé luôn học giỏi chăm ngoan. Chương trình văn nghệ xin khép lại ở đây 5. Kết thúc - Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi |
- Trẻ lắng nghe - Ba đội ra mắt - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô - Mỗi đội thực hiện 1 lần - Trẻ biểu diễn - Trẻ chú ý nghe cô - Trẻ biểu diễn cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ ra chơi |
![]() |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn