Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | ||
Đón trẻ |
80 – 90 phút | - Cô giáo đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ chào bố mẹ, cô giáo nhăc trẻ cất đồ dùng cá - Trò chuyện vơi trẻ về tên gọi đồ dùng, đồ chơi trong lớp… các bạn trong lớp, - Cho trẻ chơi đồ chơi mà trẻ thích |
|||
Thể dục sáng |
* Nội dung - Hô hấp: Gà gáy - Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra trước, sang 2 bên - Lưng, bụng; lườn: + Cúi gập người về phía trước - Chân: Bước sang ngang |
* Mục tiêu - - Thực hiện được các động tác phát triển hô hấp, tay, chân, bụng - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
|||
Hoạt động học | 20 – 25 phút |
Thể dục Lăn bắt bóng với cô TC: Kéo co |
KPXH Trò chuyện về lớp mẫu giáo |
||
HĐ chơi ngoài trời | 30 – 40 phút |
|
|||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 -50 phút | * Nội dung: - GPV: Cô giáo, gia đình, bán hàng, - GXD: Xây lớp học của bé - GTH: Vẽ, tô màu về lớp học - Góc âm nhạc: hát các bài hát về trường, lớp mầm non. - Tô màu tranh đồ dùng đồ chơi của lớp. |
* Mục tiêu - Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi. - Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ - Trẻ có kỹ năng lắp ghép, vẽ, tô màu về lớp mầm non - Trẻ biết hát các bài vế trường mầm non |
||
Ăn trưa | 60 -70 phút | - Kê ghế khi ăn, Trẻ hình thành thói quen trật tự khi ăn, ăn chậm nhai kỹ loại quả có hạt. Gọi tên các món ăn trong các bữa ăn. |
|||
Ngủ trưa | 140 -150 phút | - Trẻ biết nói với cô giáo nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh bằng câu đơn - Thực hiện đúng quy định của giờ ngủ, không nghịch đc khi ngủ |
|||
Ăn bữa phụ | 20 -30 phút | - Trẻ biết dùng bát thìa đúng cách, dùng cốc uống nước đúng cách. |
|||
Chơi, hoạt động theo ý thích | 70 -80 phút | - HĐPMT: Chơi trong căn phòng: Ngôi nhà chuột - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- TCM: Kéo co - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
||
Trả trẻ | 60 -70 phút | - Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa quần áo gọn |
|||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
nhân vào nơi quy định |
|||
*Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường – Đi nhanh - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm – đi nhanh đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 2l x 4n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - Tập theo nhạc bài Trường chúng cháu là trường mầm non. |
|||
LQVT Nhận biết gọi tên hình tròn, hình tam giác |
Văn học Truyện: Có một bầy hươu |
Âm nhạc: NDTT: Múa: Vui đến trường NDKH: Nghe hát: Em đi mẫu giáo TC: Ai đoán giỏi |
|
- Quan sát thời tiết trong ngày... | |||
* Chuẩn bị: - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, sách vở... - Bộ lắp ghép, hoa, khối gỗ, cây xanh. - Màu sáp, giấy vẽ, giấy mà - Dụng cụ âm nhạc xắc xô.. |
* Tổ chức hoạt động: ` Cô trò chuyện với trẻ về góc chơi trong chủ đề trường MN ` Cô hướng cho trẻ về góc chơi đã nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi, trẻ biết chơi đoàn kết, không quăng ném đồ chơi đồ dùng. ` Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan trường MN tại góc XD, cho trẻ tự giới thiệu, thu dọn đdđc, VS cá nhân rửa tay |
||
- Trẻ ăn các món ăn ở trường, uống nước đun sôi - Trò chuyện và nhận biết việc khi ăn không cười đùa, không uống hoặc ăn các |
|||
- Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt - Nhận biết và thực hiện đúng quy định về chỗ ngủ riêng theo giới tính |
|||
- Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi v ệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn | |||
- LQKT: một và nhiều - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Thực hiện vở toán - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- HĐPÂN: Làm quen với phím, xướng âm. - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
|
gàng, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, và học tập của trẻ. | |||
Ngày dạy: T2/23/09/2024 | HOẠT ĐỘNG HỌC Thể dục: Lăn bóng với cô TC: Kéo co |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho Trẻ hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Đến trường các con được cô giáo dạy những gì? - Các con thích học gì nhất? - Đến trường rất vui, chúng mình được cô giáo dạy hát múa, đọc thơ, còn được cô cho chơi các trò chơi rất thích, để có đôi mắt tinh, đôi bàn tay khéo léo, hôm nay cô và các con cùng các con cùng nhau lăn và bắt bóng với cô nhé. bây giờ chúng mình cùng khởi động nào. 2. Khởi động - Trẻ đi vòng tròn - Đi kiễng chân - đi thường - đi bằng gót chân - đi thường - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường - xếp 3 hàng dọc. 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung - Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra trước - Bụng: Cúi gập người về phía trước - Chân: Bước sang ngang b. Vận động cơ bản: Lăn bóng với cô - Cô giới thiệu tên bài tập - Cô làm mẫu lần 1: Cô tập không phân tích. - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích đông tác: - Cô cho lớp đứng vòng tròn, cô đứng ở giữa vòng tròn: Cô giáo cầm bóng đứng ở giữa vòng tròn, khi cô đặt bóng xuống sàn, cô dùng lực của lòng bàn tay lăn bóng về phía của bóng về phía của bạn đối diện, khi bóng lăn tới chỗ mình thì bạn đó nhanh tay bắt lấy bóng bằng 2 tay, khi bắt được bóng bạn đó dùng tay lăn bóng trở lại phía cô. * Trẻ thực hiện - 2 trẻ khá thực hiện 1 lần. - Cho 2 trẻ lên tập lần lượt - Cho nhóm 5-6 trẻ thực hiện - Cô quan sát sửa sai và động viên trẻ kịp thời. c. Trò chơi vận động - Cô giới thiệu tên trò chơi: “ Kéo co” - Cô nói cách chơi, luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô động viên, khuyến khích trẻ sau mỗi lần chơi. 4. Hồi tĩnh - Trẻ đi nhẹ nhàng làm chim bay 1- 2 vòng quanh sân. 5. Kết thúc - Cho trẻ ra chơi. |
- Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời.. - Học hát, học thơ.. - Trẻ lắng nghe - Trẻ đi theo cô - Trẻ tập cùng cô - 4 lần x 4 nhịp - 3 lần x 4 nhịp - 4 lần x 4 nhịp - Quan sát cô tập mẫu - Trẻ thực hiện - Trẻ chú ý nghe - Trẻ trả lời - Trẻ chơi hứng thú - Đi nhẹ nhàng - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở: Hát ''vui đến trường'' - Cô và cả lớp hát “Vui đến trường” - Các con vừa hát bài hát gì? - Đến lớp các con được gặp ai? => Đến lớp các con được gặp cô giáo và các bạn rất vui, Hôm nay cô cùng các con cùng trò chuyện về lớp học của chúng mình nhé. 2. Trò chuyện với trẻ về lớp học của trẻ * Tên lớp, địa chỉ, một số đồ chơi - Lớp các con đang học tên là gì? - Con hãy nhận xét về lớp học con có những đặc điểm gì? ( Khu học bài, Khu vui chơi, nhà vs...) - Con đã biết tên cô giáo của mình chưa? =>Trường của các con đang học là trường mầm non Hoàng Công Chất , lớp học của chúng mình là lớp mẫu giáo bé A, trong trường còn có các lớp mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn, có sân trường và các khu vực - Trường các con kể tên một số đồ chơi mà các con biết tên nào. - Khi sử dụng các đồ chơi này thì các con phải như thế nào? - Cho trẻ quan sát hình ảnh, nhận xét cô chốt lại đặc điểm =>Trường của chúng mình có rất nhiều lớp học, các phòng chức năng, nhà bếp, khu vui chơi, Trong trường còn có rất nhiều đồ chơi như: Cầu trượt, đu quay, xich đu, bập bênh... khi chơi chúng mình phải chơi đoàn kết, chơi an toàn. Tránh những nơi nguy hiểm như bể nước, bếp củi * Công việc của các cô, các bác trong trường mầm non - Trường chúng mình có những hoạt động gì? - Có những ai chăm sóc giáo dục các con? => Trong trường của chúng mình có các cô giáo, các cô, các cô ban giám hiệu, các bác cấp dưỡng, kế toán… mỗi người có 1 công việc riêng của mình. - Đối với các cô các bác trong trường các con đối như thế nào? => Hằng ngày đến lớp chúng mình được cô giáo dạy học, được vui chơi, các cô chăm sóc chúng mình cẩn thận lo lắng cho các con từng bữa ăn, giấc ngủ. Các bác cấp dưỡng nấu rất nhiều những món ăn ngon cho chúng mình: Thịt canh , rau, cơm…., cô y sỹ theo dõi chăm sóc sức khỏe cho chúng mình.....Mỗi người có 1 công việc riêng của mình nhưng tất cả những việc làm đó đều làm để phục vụ cho các con. - Để tỏ lòng biết ơn các cô, bác chúng ta phải làm gì? - Các con nhớ phải biết vâng lời cô giáo, kinh trọng và lễ phép với các cô, các bác trong trường. - Cả lớp đọc bài thơ: Cô và mẹ 3. Trò chơi: Kết bạn - Cô nói tên trò chơi - Cô nói cách chơi và luật chơi. + Để thể hiện tình đoàn kết cô cháu mình cùng chơi trò chơi “ Kết bạn” chúng mình vừa đi vừa hát tìm bạn thân khi nghe cô hô kết bạn thì 2 bạn nắm tay nhau và giới thiệu tên mình tên bạn nhé - Cho trẻ chơi 2-3 lần( nhắc trẻ đổi bạn) - Cô cùng cả lớp kiểm tra kết quả chơi - Cô nhận xét động viên khuyến khích trẻ sau mỗi lần chơi - Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi 4. Kết thúc: - Cô cùng trẻ hát bài " Vui đến trường '' ra chơi. Chuyển hoạt động |
- Trẻ hát theo cô - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Lớp mẫu giáo bé A - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý quan sát -Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Ngoan, lễ phép, khi gặp phải chào… - Trẻ đọc thơ - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi hứng thú - Trẻ trả lời - Trẻ hát và nhẹ nhàng ra chơi. |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở: Hát “vui đến trường” - Các con vừa hát bài hát gì? + Các con đến trường được cô dạy những gì? + Hôm nay cô cũng mang đến cho các con một đồ dùng thường dùng ở lớp đấy các con hãy xem đó là đồ dùng gì? lắng nghe nhé “ Gió thổi, gió thổi”, 2. Nhận biết hình tròn, hình tam giác - Các con có biết trong rổ có những hình gì không? a. Hình tròn: Nhận biết, gọi tên hình tròn - Cô cho trẻ lấy hình tròn giơ lên - Các con có biết đây là hình gì không? - Cho trẻ gọi tên cả lớp, cá nhân trẻ - Yêu cầu trẻ chọn hình tròn trong rổ cho trẻ nhận xét đặc điểm của hình - Cô nói đặc điển hình tròn: Đây là hình tròn, có màu trắng, hình tròn là hình học phẳng có đường bao cong, và lăn được - Cô sửa sai khích lệ động viên trẻ. - Cô cho trẻ chọn các hình tròn mầu khác b. Hình tam giác: Nhận biết, gọi tên hình tam giác. - Trong rổ của con có hình gì khác hình tròn? - Các con có biết đây là hình gì không? - Cho trẻ chọn hình giống cô cho cả lớp, cá nhân trẻ gọi tên hình - Cho trẻ sờ hình nói đặc điểm của hình - Trên đây cô có “tam giác” - Cô nói đặc điểm hình tam giác: đây là hình tam giác màu đỏ, có 3 cạnh, có góc nhọn, không lăn được - Cô sửa sai khích lệ động viên trẻ. => Hình tam giác có ba cạnh là đường bao thẳng, có góc nhọn, không lăn được. - Hãy tìm xung quanh lớp có đồ dùng gì dạng hình tam giác 3. Luyện tập: Trò chơi thi xem đội nào nhanh - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô nói cách chơi: Cô chia trẻ làm 4 đội chọn hình theo yêu cầu của cô + Lần 1: Cô nói đặc điểm của hình yêu cầu trẻ trọn + Lần 2: Cô nói tên hình. - Tổ chức cho trẻ chơi: 2-3 lần - Cô bao quát, khích lệ động viên trẻ - Nhận xét chung 4. Kết thúc - Cho trẻ thu dọn đồ dùng ra chơi |
- Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời - Thổi gì, thổi gì? - Trẻ trả lời - Trẻ lấy hình tròn giơ lên - Hình tròn - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ tìm, trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ tìm, gọi tên - Trẻ sờ và nói đặc điểm hình - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ quan sát - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ ra ngoài chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở, giới thiệu bài - Trong trường gồm có những ai? => Trong trường MN có rất nhiều người có các thầy cô giáo, các bạn, các bác cấp dưỡng, ngoài ra còn có các phòng học cho chúng mình ngồi học nữa đấy. - Cô giáo là người luôn chăm lo và thương yêu các con, dạy các con nên người dạy các con phải biết yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. - Có một câu truyện nói về chú hươu bị đau chân chú ta không kiếm được thức ăn và chú đã tìm đến bạn của mình nhờ giúp đỡ, không biết các bạn có giúp đỡ hươu không xin mời các con đến với câu truyện” có một bầy hươu” 2. Kể truyện diễn cảm - Lần 1: Cô kể diễn cảm câu truyện + Cô vừa kể câu truyện gì? => Câu chuyện kể về một bầy hươu gặm cỏ bên dòng suối, bỗng một chú hươu bé nhỏ bị đau chân không kiếm được thức ăn nên hươu con đã đến nhờ các bạn giúp đỡ và các bạn hươu đã sẵn sàng giúp đỡ bạn hươu nhỏ, hươu con rất cảm động, vì các bạn đã giúp đõ mình trong lúc khó khăn, đúng lúc đó một bác hươu già từ trong rừng đi tới bác hươu già đã khen bầy hươu con vì đã biết giúp đỡ bạn. - Lần 2: Kể diễn cảm kết hợp cho trẻ xem tranh 3. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn - Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? - Trong câu truyện có những nhân vật nào? - Chú hươu con bị làm sao vậy các con? - Chú nói với các bạn như thế nào? - Các chú hươu có giúp đỡ hươu con không? - Khi được các bạn giúp đỡ hươu con như thế nào? - Được bác hươu già khen cả bầy hươu cảm thấy như thế nào? - Tập tễnh: Có nghĩa là bị đau chân, chân đi không thẳng, di chuyển khó khăn - Trích dẫn: “Có một bầy hươu gặm cỏ bên dòng suối trong vắt, chú hươu nào cũng có đôi mắt to tròn, đen nháy....ngã rất đau” - Các bạn hươu có giúp đỡ hươu con không? - Thấy các chú hươu giúp đỡ hươu con bác hươu già đã nói gì? - Các con thấy các bạn hươu như thế nào? - Chúng mình học tập điều gì ở các bạn ấy? - Trích dẫn: “Đúng lúc ấy bác hươu già từ trong rừng đi tới thấy bầy hươu giúp đõ bạn ....vì đã làm được một việc tốt giúp bạn” - Giáo dục trẻ biết chia sẻ giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Trong câu chuyện bầy hươu đã· rất tốt vì đã chia sẻ, giúp đỡ bạn hươu con khi gặp khó khăn. Các con hãy học tập bầy hươu này nhé! Chóng mình hãy chơi cùng nhau và biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. 4. Kể truyện cùng cô - Cô cho trẻ xem vi deo câu truyện - Cho trẻ kể cùng cô. Cô động viên khuyến khích trẻ 5. Kết thúc - Cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi. |
- Trẻ kể - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Có một bầy hươu - Bị đau chân - Các bạn ơi cho tôi ăn cùng với nhé - Rất cảm động - Rất vui - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ xem - Trẻ kể cùng cô - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở Cho trẻ đọc bài thơ “ Mẹ và cô” - Trò chuyện với trẻ: + Các con vừa đọc bài thơ gì? + Đến lớp các con thấy như thế nào? - Các con đã được học nhiều bài hát về trường, lớp Mầm non, Ai hãy kể tên những bài hát đó giúp cô nào? - Bây giờ chúng mình cùng nghe xem đây là giai điiệu của bài hát nào nhé! - Bài hát “ Vui đến trường” được nhạc sĩ nào sáng tác? 2. Dạy vận động múa: Vui đến trường - Hồ Bắc - Cô cho trẻ nghe giai điệu của bài hát + Đó là giai điệu của bài hát gì? - Cô cho trẻ hát 1 lần + Cả lớp hát theo nhịp bài hát - Để bài hát được hay hơn các con đã nghĩ ra cách vận động nào ? - Cô thống nhất cách vận động với trẻ + Cô vận động 1 lần + Cô cho cả lớp vận động cùng cô + Cho tổ vận động + Nhóm, cá nhân trẻ vận động + Cả lớp hát vận động lại 1 lần - Cô bao quát động viên khuyến khích, sửa sai cho trẻ =>Giáo dục trẻ yêu quý các bạn, yêu quý trường lớp 3. Nghe hát : Em đi mẫu giáo - Cô thấy lớp mình học rất ngoan và giỏi cô thưởng cho chúng mình một bài hát nhé! - Cô hát lần 1: Cô thể hiện tình cảm với bài hát - Hỏi tên bài hát. - Hát lại vận đông theo lời bài hát. Tóm tắt nội dung bài hát: “ Khi trời vừa nắng lên em bé đi học rất vui vẻ, phấn khởi khi đến trường được gặp các bạn và cô giáo. - Lần 2: Cô hát kết hợp vận động theo nhịp bài hát - Lần 3: Cho trẻ nghe băng và hưởng ứng cùng cô. 4. Trò chơi âm nhạc: Ai đoán giỏi - Cô giới thiệu tên trò chơi Cách chơi: Cho trẻ A đứng ở giữa lớp, đầu đội mũ che kín mặt (Hoặc quay lên trên). Cô chỉ định 1 bạn hát. Bạn đứng tại chỗ hát. Cháu A phải đoán được bạn nào vừa hát. Nếu nói đúng thì cả lớp vỗ tay hoan hô, nói sai thì phải hát một bài. Cho trẻ chơi 3- 4 lần, nhận xét sau mỗi lần trẻ chơi. 5. Kết thúc - Trẻ nhẹ nhàng ra chơi |
- Trẻ đọc. - Bài thơ “ Mẹ và cô”. - Vui ạ! - Trẻ kể. - Trẻ đoán. - Hồ Bắc ạ! - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ hát - Cả lớp hát - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ chú ý quan sát - Trẻ vận động cùng cô - Cả lớp hát và vận động - Trẻ chú ý nghe - Trẻ quan sát. - Trẻ quan sát. - Trẻ chú ý nghe - Trẻ lắng nghe cách chơi. - Trẻ chơi. - Trẻ ra ngoài |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn