Kế hoạch tuần 3 - Nhóm trẻ A

Thứ sáu - 20/09/2024 04:11
CHỦ ĐỀ: BÉ VUI ĐẾN TRƯỜNG
Chủ đề nhánh 3: Các cô, bác trong trường bé
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ
Đón trẻ 50– 60 phút Cô đón trẻ vào lớp, cô ân cần vỗ về trẻ để trẻ nín, dạy trẻ chào cô, chào, bố mẹ; TCTV: Chào cô giáo, chào các bạn…
Thể dục sáng * Nội dung:
- Hô hấp: Thổi bóng
- Tay: Đưa hai tay lên cao hạ xuống
- Lườn: Nghiêng người sang 2 bên
- Chân: Co duỗi từng chân
* Mục tiêu
-Trẻ thực hiện được động tác trong bài thể dục: hít thở, tay, lưng/bụng và chân.
Trẻ có kỹ năng tập các động tác theo

Trẻ có ý thức tham gia tập luyện
*Chuẩn bị: Trẻ thoải mái gọn gàng
Sân tập bằng phẳng
Chơi tập có chủ định 30– 40 phút Phát triển vận động
Bật tại chỗ
TC: Dung dăng, dung dẻ
Hoạt động nhận biết
Nhận biết màu vàng
Dạo chơi ngoài trời 30– 35 phút - Dạo chơi ngoài trời: quan sát cây lan ý, cây nha đam, cây hoa mào gà,
- Trò chơi vận động:  Con bọ rùa, nu na nu nống, gieo hạt….;
- Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời, chơi với lá cây, bắt óc..….
Chơi tập ở các khu vực chơi 30- 35 phút * Nội dung:
- Góc thao tác vai: Chơi ru em ngủ
- Góc vận động: Chơi với túi cát, xe kéo
- Góc sách: Xem tranh ảnh nhận biết về cô y sỹ, cấp dưỡng
- Góc hoạt động với đồ vật: chơi với khối gỗ
* Mục tiêu:
- Trẻ biết các nhóm chơi, biết vai chơi: ru em ngủ
- Trẻ có kỹ năng bế em ru em ngủ, kéo xe, ném túi cát bắt
- Trẻ đoàn kết khi chơi
Ăn chính 50- 60 phút - Rửa tay cho trẻ. Cho trẻ gọi tên món ăn, dạy trẻ tập xúc cơm ăn, cầm cốc uống nước.
 
Ngủ trưa 140-150 phút - Cô kê ghế vào bàn ăn, rửa tay trước khi ăn, dạy dạy trẻ tự xúc ăn, ăn hết xuất,
 
Ăn bữa phụ 20- 30 phút - Cô kê ghế vào bàn ăn, rửa tay trước khi ăn
 
Chơi, - tập 50- 60 phút - LQKTM: Nhận biết màu vàng
- Chơi theo ý thích
- Trò chơi mới: Xé giấy, xé lá
- Chơi với bộ đồ chơi lắp ghép, tháo lắp vòng
Ăn chính 50-60p Trẻ thích nghi với chế độ ăn , ăn được các loại thức ăn khác nhau      
Trả trẻ 50 - 60p - Trao đổi thông tin của trẻ trong ngày với phụ huynh.
         
Thời gian thực hiện chủ đề: 3 tuần từ ngày 09/9 - 27/9/2024
Từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 27 tháng 9 năm 2024
* GV  Sáng: Lò Phúc                                                                  Chiều: Đoàn Giang
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
cho trẻ chơi với đồ chơi, trò chuyện về  các cô các bác trong trường mầm non
* Tổ chức hoạt động
1.Khởi động: Đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm,
đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng thành vòng tròn.
2. Trọng động: Tập mỗi động tác 3-4 lần.
3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng
VĐTN: Cả nhà thương nhau
Chơi tập có chủ định
Thơ “Cô và mẹ”

 
Hoạt động với đồ vật
Xếp cái bàn
Chơi tập có chủ địn
NDTT: Hát “Em búp bê”
NDKH: TC Hãy lắng nghe.
cây sen cạn…
* Chuẩn bị:
- Búp bê, giường búp bê
- Xe kéo, túi cát
- Tranh về cô y sĩ, cô cấp dưỡng

- Khối gỗ
* Tổ chức hoạt động:
`Trước khi chơi: Cô giới thiêu các góc chơi, vai chơi, trẻ chọn nhóm chơi. Nhắc trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của bạn
` Quá trình chơi: Cô hướng dẫn trẻ về góc chơi, cô nhập vai
 trong các nhóm chơi, hướng dẫn trẻ chơi và chơi cùng trẻ ở các góc
* Nhận xét: Cô đi đến từng góc, nhận xét nhẹ nhàng

- Động viên trẻ ăn hết xuất,
 
- Dạy trẻ biết nhận bát cơm bằng 2 tay; xin uống nước khi khát nước
- Dạy trẻ tự xúc ăn, ăn hết xuất
- Ôn thơ: Cô và mẹ
- Chơi theo ý thích.
- Ôn vận động: Bật tai chỗ
- Chơi với hạt vòng, khối, hột hạt
- Nghe các bài há trong chủ đề
- Chơi trò chơi con bọ dừa+ chơi theo ý thích
 
 
Dạy trẻ chào bố mẹ, lấy ba lô, chào cô.

 
       
Tuần 3
Chủ đề nhánh: Các cô, các bác trong trường bé
Thời gian thực hiện: 1 tuần( Từ tuần ngày 23/9 - 27/9/2024)
Ngày dạy: T2. Ngày 23/9/2024
 PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
Thể dục: Bật tại chỗ                                                                                                                   
                                            Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong thực hiện vận động “Bật tại chỗ”: Đứng tự nhiên người hơi khom, khuy gối, lấy đã nhún bật 2 chân lên cùng cô, có kỹ năng chơi trò chơi.
- Trẻ biết tên  vận động, biết bật tại chỗ theo hưỡng dẫn của cô, biết cách chơi
- Trẻ có ý thức trong giờ học, đoàn kết với bạn
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Sân tập bằng phẳng
2. Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế: Tâm thế trẻ thoải mái vui vẻ.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Các con đang học chủ đề gì?
- Lớp học của con có những đồ dùng gì ?
- Các đồ dùng này dùng làm gì?
=> Các con đang học chủ đề “Lớp học thân yêu của bé” Trong lớp cần có nhiều đồ dùng như bàn, ghế, bảng, rổ, vòng, bóng…
 Hôm nay cô dạy các con vận động bài “đi theo hiệu lệnh” để tập tốt các con cùng khởi động.
2. Khởi động
- Cô cho trẻ đi thường, đi nhấc cao chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng thành vòng tròn.
3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- Động tác tay: Hai tay giơ lên cao, hạ xuống.
- Động tác bụng: Nghiêng người sang 2 bên phải,
  trái.
- Động tác chân: Co duỗi từng chân.
b. Vận động cơ bản: Bật tại chỗ
- Cô giới thiệu tên bài: Bật tại chỗ
- Cô tập mẫu:
+ Lần 1: Tập trọn vẹn động tác
+ Lần 2: Làm mẫu và hướng dẫn: Cô cùng trẻ đứng thành vòng tròn. Cô đứng tự nhiên người hơi khom, khuy gối, đồng thời vung 2 tay để lấy đà và nhún cả 2 chân bật thẳng lên cao.
  + Lần 3: Làm mẫu trọn vẹn
  4. Trẻ thực hiện
a. Trẻ thực hiện 
+ Cô cho 1 trẻ tập mẫu
  + Lần lượt cho 2 trẻ tập; cô bao quát, động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ.
  - Củng cố: cô hỏi lại trẻ tên bài; cô hoặc 1 trẻ tập lại                    b.  Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô bao quát động viên trẻ chơi
- Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi
c. Hồi tĩnh
- Cho trẻ làm chim bay đi nhẹ nhàng quanh sân tập.                                   
5. Kết thúc
- Cho trẻ chuyển hoạt động

- Trẻ trả lời
- Trẻ kể tên

- Chú ý nghe





- Thực hiện theo hiệu lệnh của cô



- Tập 3L x 2 nhịp
- Tập 3L x 2 nhịp

- Tập 4L x 2 nhịp

- Trẻ chú ý nghe


- Quan sát cô tập mẫu và nghe cô hướng dẫn tập.


- Chú ý quan sát



- Mỗi trẻ tập 2-3 lần

- Cả lớp nhắc lại
                                                                                                                                                                                                                                                                              
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi                                                                                                                                                                      

- Trẻ trả lời

- Đi khoảng 1 phút

- Trẻ chuyển sang hoạt động khác

Ngày dạy: T3. Ngày 24/09/2024
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT                                                                                                                                  Nhận biết màu vàng
I. Mục tiêu
- Trẻ biết gọi tên được màu vàng, nhận biết được đồ vật xung quanh trẻ có màu vàng.
- Trẻ có kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ nhận biết có chủ định.
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động,  giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
II. Chẩn bị
1. Chuẩn bị của cô  
- Đồ dùng: Giỏ quà , lá cờ, lọ, một số đồ dùng trong lớp có màu vàng.
- Thiết bị: máy tính,loa
2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Mỗi trẻ một rổ đựng hạt vòng màu vàng
- Tâm thế: Trẻ thải mái gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô cho trẻ hát và vận động cùng cô bài "Vui đến trường" chào đón các cô
- Các con vừa hát bài gì?
- Đến trường mầm non các con có vui không?
=>  Chúng mình vừa hát bài “ Vui đến trường”
Chào  đón các cô này, khi đến trường cô thấy bạn nào cũng rất là vui vì đến trường chúng mình được khám phá nhiều điều thú vị.  Đến thăm lớp mình hôm nay các cô còn mang đến cho chúng mình một giỏ quả rất đẹp, giờ cô mời các con nhẹ nhàng về chỗ ngồi để cùng nhau khám phá giỏ quà mà các cô đã tặng chúng mình nào.
2. Nhận biết màu vàng
- Cho trẻ mở giỏ quà
- Bên trong giỏ quà có gì?
- Cho trẻ mở giỏ quà
- Bên trong giỏ quà có gì?
- Mời 1 trẻ lên chọn 1 chiếc vòng  để khám phá màu sắc của chiếc vòng đó.
- Cô phát rổ đựng vòng cho trẻ:
+ Các con hãy cầm chiếc vòng  trong rổ lên và  khám phá chiếc vòng nào.
- Đây là cài gì các con ?
- Cái vòng có màu gì ?
- Cô nói “màu vàng” 3-4 lần
- Cho cả lớp nói  3- 4 lần
- Mời tổ, nhóm cá nhân trẻ nói 3 – 4 lần: Màu vàng cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô con mình vừa nhận biết màu gì ?
* Mở rộng
 - Cô con mình vừa nhận biết màu vàng, ngoài chiếc vòng  này có màu vàng thì cô thấy trong lớp mình còn có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi có màu vàng cô mời một số bạn đi tìm và mang về giúp cô
- Cô cho trẻ gọi tên đồ vật mà trẻ  tìm được
3. Trò chơi:  Thi xem đội nào nhanh
- Cô giới thiệu cách chơi: Trên bàn cô giáo đã chuẩn bị nhiều là cờ và lọ màu vàng cô chia lớp làm 2 đội, các đội sẽ lần lượt từng người lên chọn lá cờ màu vàng cắm vào lọ màu vàng. Thời gian chơi là một bản nhạc kết thúc đội nào chọn được nhiều lá cờ thì dành chiến thắng
- Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được lấy một lá cờ.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô bao quát trẻ chơi
- Cô nhận xét động viên trẻ
4. Kết thúc
-  Cô cho trẻ cất đồ chơi và ra chơi

- Trẻ hát

- Bài hát: Vui đến trường
- Vui ạ.
- Trẻ lắng nghe









- Có nhiều vòng ạ
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời



- Trẻ thực hiện

- Cái vòng
- Màu vàng
- Trẻ nói



- Màu vàng

- Chú ý nghe






- Chú ý nghe cô nói cách chơi




- Trẻ lắng nghe




- Trẻ cất đồ chơi

Ngày dạy: T4. Ngày 25/09/2024
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH                                                                                                                       Thơ “ Cô và mẹ”
I. Mục tiêu
  - Trẻ nhớ và nói được tên bài thơ “ Cô và mẹ”, đọc được cùng cô từ cuối câu bài  thơ.
  - Trẻ phát âm và nói đúng  các từ “ Chào mẹ, ôm cổ cô, chào cô, mọc, lặn, lon ton”
  - Trẻ biết yêu cô và mẹ, biết chào hỏi lễ phép với người lớn khi gặp.
  II. Chuẩn bị
   1. Chuẩn bị của cô
       - Đồ dùng: Giáo án điện tử
       - Thiết bị: Máy chiếu, máy tính
   2. Chuẩn bị của trẻ       
      - Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.
  III. Tổ chức hoạt động                           
 Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô cùng trẻ hát bài hát “Cô và mẹ”  
- Cô và các con vừa hát bài hát gì?
- Con chim hót chào ai?
=> Bài hát nói về cô và mẹ là những nhười yêu thương chăm sóc chúng mình, khi đến lớp chúng mình được cô yêu thương vỗ về và chăm sóc, khi về nhà thì  được mẹ chăm sóc yêu thương. Nhà thơ Trần Quốc Toàn đã sáng tác bài thơ "Cô và mẹ" để biết bài thơ đó nói điều gì các con hãy nghe cô đọc bài thơ
2. Đọc diễn cảm
- Cô đọc 1 lần diễn cảm
- Cô vừa đọc bài thơ “cô và mẹ”. bài thơ nói về cô giáo là người yêu thương chăm sóc các con khi đến lớp, mẹ là người yêu thương chăm sóc các con khi ở nhà.
- Lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa
3. Giúp trẻ tìm hiểu tác phẩm
- Chúng mình vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài thơ 3 -4 lần
- Bài thơ nói về ai ?
- Buổi sáng bé làm gì ?
- Bé làm gì nữa ?
- Buổi chiều bé làm gì?
- mỗi câu hỏi cô cho 4 – 5 trẻ trả lời
=> Bạn nhỏ trong bài thơ rất ngoan biết chào cô,chào bác nên được các cô khen, chào các bác bác rất vui
- Trích:            Buổi sáng bé chào mẹ
Chạy đến ôm cổ cô
Buổi chiều cháu chào cô
Rồi sà vào lòng mẹ
- Mỗi ngày của bé như thế nào?
- Mặt trời của bạn nhỏ là ai?
=> Qua bài thơ ta thấy mẹ và cô như ánh mặt trời  ấm áp vỗ về trẻ
- Trích:  Mặt trời mọc rồi lăn                                                                                                                                                                                                                                  Trên đôi chân lon ton                                                 Và mặt trời của con                                                                                                                                                                                                                             Là mẹ và cô giáo                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             
4. Dạy trẻ đọc thơ                                                                                       - Cô cho cả lớp đọc cùng cô 4 – 5 lần
- Tổ đọc cùng cô
- Nhóm, cá nhân đọc, cả lớp đọc
- Trong khi trẻ đọc cô chú ý bao quát, sửa sai cho trẻ.
- Cô vừa dạy các con bài thơ gì?
5. Trò chơi “thi xem ai nhanh”
- Cô nói cách chơi: Cô nói chào cô các con khoanh tay nói “ con chào cô”, cô nói chào bác các con khoanh tay nói “ con chào bác”, cô nói chào mẹ các con khoanh tay nói “ con chào mẹ”…
- Cho trẻ chơi 3- 4 lần
- Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi
- Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?
6. Kết thúc
- Cô nhận xét và cho trẻ nghe bài hát “cô và mẹ”

- Trẻ hát
- Cô và mẹ
- Chào các bạn đến trường
- Chú ý nghe








- Chú ý nghe cô đọc


                                                                                                                                     
 
                                                                                                                                                                                                                              
- Cô và mẹ

- Cô và mẹ
- Buổi sáng bé chào mẹ
- Ôm cổ cô
- Trẻ trả lời


- Trẻ lắng nghe


- Trẻ lắng nghe


- Như mặt trời mọc rồi lăn
- Là mẹ và cô giáo
- Trẻ lắng nghe
                                                                                    
- Trích thơ cùng cô                                                                            




- Trẻ đọc thơ                                                                                   
- Mỗi tổ 1 lần
- trẻ đọc thơ
- Trẻ trả lời


- T

rẻ chú ý lắng nghe


- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời


- Trẻ lắng nghe

Ngày dạy: T5.  Ngày 26/9/2024                                                                                                                                                      
HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
Xếp cái bàn
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng xếp chồng tạo thành cái bàn và ghế. Kỹ năng sự quan sát, khéo léo, ghi nhớ của trẻ.
- Trẻ biết cầm các khối gỗ bằng các ngón tay để xếp chồng, xếp cạnh, xếp thành bàn và ghế.
- Trẻ có ý thức tham gia hoạt động, giữ gìn đồ dùng và yêu quý sản phẩm của mình làm ra. Tự hào với cái bàn mình xếp được.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
    - Đồ dùng: Túi, 10 khối chữ nhật, khỗi vuông, mô hình nhà bạn búp bê
2. Chuẩn bị của trẻ
    - Đồ dùng: Mỗi trẻ 1 bảng, 4 - 5 khối chữ nhật, khối vuông
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.   
III. Tổ chức hoạt động  
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi: Chiếc túi kỳ diệu
- Cô cho trẻ đếm 1,2,3 mở túi quà
- Chúng mình cùng đoán xem trong túi quà có gì nhé (Cô để sẵn các khối gỗ trong túi).
- Các bạn ơi bạn gấu bông muốn lớp mình giúp bạn ấy xép bàn để  vì nhà bạn gấu chưa có bàn. Để giúp bạn gấu có những chiếc bàn đẹp, hôm nay bằng những đôi bàn tay khéo léo, các con cùng cô "Xếp cái bàn" nhé.
2. Xếp cái bàn
a.  Quan sát mẫu
- Cô dẫn trẻ đi đến thăm bàn bạn gấu mang tới.
- Bàn của bạn gấu  được xếp bằng khối gỗ gì?
- Bàn xếp như thế nào?
=> Cô chốt lại
b. Làm mẫu:
- Cô xếp mẫu lần 1: Cô làm hoàn chỉnh
- Cô xếp lần 2 kết hợp hướng dẫn trẻ: Đầu tiên cô xếp một khối vuông màu đỏ làm chân bàn, sau đó cô xếp 1 khối chữ nhật màu xanh đặt chồng lên khối vuông để làm mặt bàn. Tiếp theo cô xếp 1 khối vuông màu đỏ xuống làm mặt ghế và xếp một khối chữ nhật màu vàng đứng cạnh khối vuông làm thành ghế và cô đã xếp được một cái ghế rồi.
3. Trẻ thực hiện
- Cô phát đồ dùng cho trẻ
- Trẻ xếp: Cô bao quát hướng dẫn trẻ
- Cô hỏi trẻ: Con xếp cái gì?
- Cái bàn con xếp bằng những khối gì?
4. trưng bày và nhận xét sản phẩm
- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày.
- Hỏi nhận xét của trẻ
- Cô nhận xét bài của trẻ
- Con thích cái bàn của bạn nào nhất? hỏi 4 – 5 trẻ.
- Cô động viên khích lệ trẻ.
- Cô nhận xét khen trẻ xếp đẹp, động viên trẻ làm chưa tốt cần cố gắng.
5. Kết thúc
- Cô và trẻ hát “ Ồ sao bé không lắc” và ra ngoài.

- Trẻ chơi
- Chúng tôi chào bạn búp bê
- Trẻ trả lời
- Trẻ đếm
- Trẻ trả lời

- Lắng nghe cô




                                                                                                                                                                        - Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe



- Chú ý quan sát và nghe cô hướng dẫn

- Chú ý quan sát

                                                                                                                                                           


- Trẻ xếp
- Trả lời


- 4 - 5 trẻ nhận xét



- Trẻ lắng nghe


- Trẻ hát và ra ngoài

Ngày dạy: T6. Ngày 27/09/2024
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
NDTT: Nghe hát: Em búp bê
NDKK: TCAN. Hãy lắng nghe
  I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi “ hãy lắng nghe” biết nhún theo giao điệu bài hát.
- Trẻ nhớ tên bài hát "Em búp bê", trẻ biết tên trò chơi “ hãy lắng nghe.
- Trẻ có ý thức tham gia hoạt động, trẻ đi học không khóc nhè
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Nhạc bài “Em búp bê”
- Thiết bị: Máy tính, loa
2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Trống, sắc  xô
- Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ.
III. Tổ chức các hoạt động
   Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô cho trẻ xem hình ảnh về búp bê
- Cô trò chuyện với trẻ về búp bê?
=> Đây là là bạn búp bê rất đáng yêu, hôn nay cô sẽ hát cho các con nghe bài “Em búp bê” nhé!
2. Nghe hát: "Em búp bê"
- Cô hát thể hiện tình cảm bài hát 2 - 3 lần
- Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát “ em búp bê” bài hát nói về em búp bê bé nhưng rất đáng yêu, không khóc nhè.
- Cả lớp hát cùng cô 2 lần
- Cho trẻ xem vi deo bài hát.
- Cô và chúng mình vừa hát bài gì?
3. Trò chơi “Hãy lắng nghe”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô giới thiệu cách chơi: Cô lắc sắc xô, gõ trống cho trẻ nghe, sau đó cô cho trẻ đội mũ chóp cô lắc hoặc gõ trống cho trẻ đoán xem đó là âm thanh của nhạc cụ nào.
- Tổ chức cho trẻ chơi 4 – 5 lần
- Cô nhận xét sau khi chơi.
4. Kết thúc
-  Cô nhận xét nhẹ nhàng, cho trẻ ra chơi.

- Trẻ xem
- Trẻ nói
-Trẻ lắng nghe


- Nghe cô hát
- Trẻ chú ý lắng nghe


- 2 lần
- 1 lần
- Em búp bê

- Chú ý nghe




- Trẻ chơi
- Cả lớp trả lời.

- Trẻ ra ngoài chơi


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây