Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | ||
Đón trẻ |
80 – 90 phút | - Cô giáo đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ chào bố mẹ, cô giáo nhăc trẻ cất đồ dùng cá - Trò chuyện vơi trẻ về tên gọi đồ dùng, đồ chơi trong lớp… các bạn trong lớp, Cho trẻ chơi đồ chơi mà trẻ thích |
|||
Thể dục sáng |
* Nội dung - Hô hấp: Gà gáy - Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra trước, sang 2 bên - Lưng, bụng; lườn: + Cúi gập người về phía trước - Chân: Bước sang ngang |
* Mục tiêu - Thực hiện được các động tác phát triển hô hấp, tay, chân, bụng - Trẻ có kỹ năng vận động các cơ hô hốp tay, bụng, chân. - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
|||
Hoạt động học | 20 -25 phút | Thể dục Bò theo hướng thẳng Trò chơi: Các chú chim sẻ |
KPKH Trò chuyện về tết trung thu |
||
HĐ chơi ngoài trời | 30 - 40 phút |
|
|||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 -50 phút | * Nội dung: - GPV: Cô giáo, gia đình, bán hàng, - GXD: Xây lớp học của bé - GTH: Vẽ, tô màu về đèn ông sao - Góc âm nhạc: hát các bài hát về tết trung thu. - Tô màu tranh về tết trung thu |
* Mục tiêu - Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi. - Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ - Trẻ có kỹ năng lắp ghép, vẽ, tô màu về lớp mầm non - Trẻ biết hát các bài về tết trung thu |
||
Ăn trưa | 60 -70 phút | - Kê ghế khi ăn, Trẻ hình thành thói quen trật tự khi ăn, ăn chậm nhai kỹ các loại quả có hạt. Gọi tên các món ăn trong các bữa ăn. |
|||
Ngủ trưa | 140-150 phút | - Trẻ biết nói với cô giáo nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh bằng câu đơn - Thực hiện đúng quy định của giờ ngủ, không nghịch đc khi ngủ |
|||
Ăn bữa phụ | 20 -30 phút | - Trẻ biết dùng bát thìa đúng cách, dùng cốc uống nước đúng cách. | |||
Chơi, HĐ theo ý thích | 70 -80 phút | - Học bù ngày 9/9 - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- TCM: Tai ai tinh - Chơi với giấy - Nêu gương cuối ngày |
||
Trả trẻ | 60 -70 phút | - Giờ trả trẻ cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa - Nhăc trẻ chào cô, chào các bạn, chào bố mẹ |
|||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
nhân vào nơi quy định trò chuyện về công việc của cô giáo khi đến lớp. |
|||
*Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường – Đi nhanh - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm – đi nhanh đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 2l x 8n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - Tập theo nhạc bài Trường chúng cháu là trường mầm non. |
|||
Tạo hình Tô màu đèn lồng (mẫu) |
LQVT Một – Nhiều |
Văn học Thơ – Rước đèn tháng 8 |
|
trời….vẽ trên sân.. | |||
* Chuẩn bị: - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, sách vở.... - Bộ lắp ghép, hoa, khối gỗ, cây xanh. - Màu sáp, giấy vẽ, giấy màu... - Bộ dụng cụ âm nhạc |
* Tổ chức hoạt động: ` Cô trò chuyện với trẻ về góc chơi trong chủ đề trường MN ` Cô hướng cho trẻ về góc chơi đã nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc Cô gợi ý cho trẻ sản phẩm của góc sách truyện cắt dán làm abum về tết trung thu, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi, trẻ biết chơi đoàn kết, không quăng ném đồ chơi đồ dùng. ` Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan trường MN tại góc XD, cho trẻ tự giới thiệu, thu dọn đdđc, VS cá nhân rửa tay |
||
- Trẻ ăn các món ăn ở trường, uống nước đun sôi - Trò chuyện và nhận biết việc khi ăn không cười đùa, không uống hoặc ăn |
|||
- Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt - Nhận biết và thực hiện đúng quy định về chỗ ngủ riêng theo giới tính |
|||
- Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi v ệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn | |||
- Học bù ngày 10/9 - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- LQKTM: VH - Rước đèn tháng 8 - Thực hiện vở toán - Nêu gương cuối ngày |
- Hát các bài hát về tết trung thu - Chơi với vật chìm – nổi - Nêu gương cuối ngày |
|
Quần áo gọn gàng |
|||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Cô cùng trẻ hát bài hát trường chúng cháu là trường mầm non - Các con vừa hát bài gì ?- Đến trường các con được tham gia những hoạt động gì? =>Đến trường được vui chơi, học tập và để có 1 cơ thể khỏe mạnh để vui chơi được thì các con phải có sức khỏe tốt, muốn có sức khỏe tốt các con phải chăm tập luyện thể dục thể thao. 2. Khởi động - Cho trẻ đi chạy theo hiệu lệnh của cô: Đi thường đi bằng mũi chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, Chuyển đội hình 3 hàng ngang theo tổ. 3. Trọng động a) Bài tập phát triển chung. - Tay: Đưa 2 tay lên cao ra trước sang 2 bên - Bụng: Cúi gập người về phía trước - Chân: Bước sang ngang b) Vận động cơ bản: - Giới thiệu bài: Bò theo hướng thẳng - Cô làm mẫu: 2 lần + Lần 1: Cô tập trọn vẹn + Lần 2: Cô tập kết hợp phân tích động tác: Cô từ đầu hàng bước lên, đứng trước vạch, cô quỳ xuống khi có hiệu lệnh bò cô cúi người xuống chiếu bò phối hợp chân nọ tay kia bò theo hướng thẳng đầu không cúi, đến hết chiếu đứng lên đi về phía cuối hàng đứng. - Trẻ thực hiện: + Cô cho 2 trẻ lên tập mẫu. Cô chỉnh sửa cho trẻ + Cho lần lượt 2 trẻ đầu hàng lên tập đến hết số trẻ. Mỗi trẻ tập 1-2 lần + Cô chú ý sửa sai cho trẻ + Cho 2 tổ thi đua nhau tập c. Trò chơi : Các chú chim sẻ - Giới thiệu tên trò chơi: Các chú chim sẻ - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi 4-5 lần. Cô bao quát động viên trẻ. - Cô nhận xét, động viên, khích lệ trẻ. 4. Hồi tĩnh - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng. 5. Kết thúc - Cho trẻ ra chơi. |
- Trẻ hát cùng cô - Trẻ nói - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện theo cô - 3 lần x 8 nhịp - 2 lần x 8 nhịp - 3 lần x 8 nhịp - Trẻ chú ý quan sát và nghe hướng dẫn. - Trẻ chăm chú thực hiện bài tập của mình - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân tập. - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Ổn định tổ chức - Cô cho trẻ xem video về tết Trung Thu - Các con vừa được xem video về dịp gì? - Tại sao con biết đó là video về tết trung thu? - Con đã được đi rước đèn bao giờ chưa? => Để biết Trung là ngày gì, và có những hoạt động gì cô con cùng tìm hiểu nhé! 2. Trò chuyện về tết trung thu - Cô đưa đèn ông sao ra giới thiệu + Cô có gì đây? + Ngoài đèn ông sao ra các con còn nhìn thấy đèn gì nữa? + Đèn ông sao và các loại đèn khác dùng để làm gì? + Trong lễ rước đèn con còn thấy những gì? + Con thấy múa lân có vui không? Có mấy chú Kỳ lân + Ngoài 2 con kỳ Lân nhảy múa ra còn có nhân vật nào? => Rước đèn là hoạt động không thể thiếu trong ngày tết trung thu. Trong lễ rước đèn thường có rất nhiều nhân vật như: Kỳ Lân, Ông Địa, chú hề còn có cả 1 đội trống đánh trống cho Lân nhảy múa nữa rất là vui - Ngày tết Trung Thu diễn ra vào thời gian nào? - Vào ngày tết trung thu bố mẹ thường chuẩn bị những gì? - Con làm gì để giúp bố mẹ ? - Vào ngày tết này người ta thường tổ chức hoạt động gì? - Trong ngày tết TT này chúng mình được làm gì? - Khi đi rước đèn chúng mình cần chu ý điều gì? => Tết TT diễn ra vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, vào ngày này nhà nào cũng chuẩn bị 1 mâm ngũ quả và bánh TT cúng tổ tiên và đặc biệt buổi tối sẽ có lễ rước đèn đi quanh làng xóm sau đó về nơi rộng rãi để phá cỗ liên hoan đấy các con ạ. Các con lưu ý khi đi rước đèn chúng mình không được chen lấn xô đẩy nhau và phải làm theo sự chỉ dẫn của người lớn nhé. - Bánh Trung Thu là những bánh gì vậy các con? - Các con có thích tự tay mình nặn ra những chiếc bánh Nướng, bánh Dẻo thật đẹp để bày cố TT không? 3. Nặn bánh trung thu - Cho trẻ thực hiện theo nhóm 3 nhóm - Cô nhận xét và tuyên dương. - Cho trẻ bày bánh thành cỗ trung thu - Cho trẻ hát vận động bài: Rước đèn dưới ánh trăng và đi 1 vòng quanh lớp 5. Kết thúc - Cho trẻ cùng cô thu dọn bàn ghế, bỏ rác vào đúng nơi quy định. |
- Trẻ xem Video - Tết TT - Có lễ rước đèn TT - Trẻ trả lời. - Đèn ông sao - Trẻ kể - Rước đèn, múa Lân - Trẻ kể - Rất vui - Trẻ kể - Lắng nghe - Rằm tháng tám - Trẻ kể - Trẻ kể - Đi rước đèn - Đi cẩn thận không xô đẩy - Lắng nghe - Bánh dẻo, bánh nướng - Trẻ hứng thú nặn bánh - Trẻ bày bánh - Hát, và đi vòng quanh lớp 1 vòng. - Trẻ thu dọn đồ cùng cô |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1.Gợi mở - Cô và trẻ hát bài: “Chiếc đèn ông sao” và trò chuyện với trẻ: - Bài hát nói về cái gì? - Ai biết gì về đèn ông sao kể cho cô và các bạn cùng nghe? - Dẫn dắt vào bài 2 . Quan sát và nhận xét tranh mẫu - Cô cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại cùng trẻ: + Tranh vẽ cái gì? + Đèn ông sao được tô bằng những màu gì? + Vòng tròn bên ngoài được tô màu gì? + Ông sao bên trong tô màu gì? + Khi tô màu các con phải chú ý điều gì? - Các con ạ! Hôm nay cô cùng các con sẽ thể hiện niềm vui của mình khi tết trung thu sắp đến qua tác phẩm tạo hình: “Tô màu đèn ông sao”, cô muốn các con hãy tô các bức tranh đèn ông sao thật đẹp nhé! 3. Cô tô mẫu - Cô vừa tô vừa nói cách tô kết hợp đàm thoại cùng trẻ. Trước tiên cô cầm bút bằng tay phải cô chọn màu màu đỏ tô cho vòng tròn bên ngoài còn tô màu vàng cho ông sao bên trong . Cô tô màu khéo léo không chờm ra ngoài... - Cô nhấn mạnh cách tô, cách chọn màu sắc phù hợp để tô. 4. Trẻ thực hiện - Cô nhắc trẻ ngồi đúng tư thế, cách để vở, cầm bút đúng cách. - Cô cho trẻ tô, cô đến từng nhóm quan sát, hướng dẫn, động viên trẻ kịp thời. 5. Trưng bày và nhận xét sản phẩm - Cô cho trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm của nhau, tìm ra sản phẩm đẹp. - Cô nhận xét chung, động viên tuyên dương trẻ. 6. Kết thúc - Cho trẻ ra ngoài chơi |
- Trẻ cùng cô hát và trò chuyện cùng . - Chiếc đèn ông sao. - Đèn ông sao có 5 cánh - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát và nêu nhận xét. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hưởng ứng. - Trẻ lắng nghe và chú ý quan sát. - Trẻ chú ý. - Trẻ lắng nghe và làm theo hướng dẫn. - Trẻ thực hiện. - Trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm. |
Hoạt động của cô: | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở giới thiệu bài - Cô cùng trẻ hát bài “Cháu đi mẫu giáo” - Các con vừa hát bài hát gì? - Đến lớp các con được gặp những ai? - Gặp cô giáo, gặp các bạn con thấy như thế nào? => Lên ba tuổi các con đều đi học mẫu giáo đến lớp các con được gặp cô gặp các bạn khi đến lớp có một số các bạn mới đi học còn lạ lẫm vẫn còn khóc các con phải chú ý quan tâm đến các bạn… 2. Nhận biết Một và nhiều - Ai đây lớp mình? + Có mấy bạn búp bê đây? Cô hỏi 3 - 4 trẻ trả lời. - Cô xuất hiện các bạn búp bê trên bàn + Trên bàn cô có gì? + Cô có một hay nhiều bạn búp bê? Cô hỏi 3-4 trẻ - Cô để búp bê trai lên bàn và hỏi + Cô có mấy bạn búp bê trai ? + Cô có mấy bạn búp bê gái? + Số bạn búp bê trai và búp bê gái có bằng nhau không? + Vì sao con biết? Cô cho 3-4 trẻ nhắc lại - Cả lớp nhắc lại 3 lần. - Cá nhân nhắc lại - Trong rổ chúng mình có gì? + Cô cho trẻ xếp hoa ra bảng cô hỏi + Có mấy bông hoa? + Chúng mình tách cho cô hai bông hoa sang hai bên thì mỗi bên có mấy bông hoa? - Vậy khi tách ra chúng mình có mấy bông hoa? - Khi gộp lại số hoa như thế nào? - Cô mở máy tính cho trẻ quan sát và nói số lượng một và nhiều. 3. Luyện tập: Trò chơi “Tìm đúng nhà” - Cách chơi: Cô có ngôi nhà một chấm tròn và ngôi nhà nhiều chấm tròn, cô phát cho mỗi bạn một thẻ chấm tròn ai có thẻ có một chấm tròn thì về nhà có một chấm tròn, ai có thẻ có nhiều chấm tròn thì về nhà có nhiều chấm tròn. - Luật chơi: Phải tìm về đúng nhà, ai về nhà sai thì phải nhảy lò cò về nhà của mình - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ chơi cô bao quát sửa sai cho trẻ chủ yếu là cô khen và động viên trẻ - Cô hỏi trẻ tên trò chơi? 4. Kết thúc - Cho trẻ ra ngoài chơi. |
- Trẻ hát cùng cô. - Cháu đi mẫu giáo - Cô giáo và các bạn. - Thấy vui - Trẻ lắng nghe. - Bạn búp bê - Một bạn búp bê trai - bạn búp bê gái - Nhiều bạn búp bê - Có một bạn… - nhiều bạn - Không bằng nhau - Vì có một bạn trai có nhiều búp bê gái. - Trẻ nhắc lại - Có hoa - Trẻ xếp - Nhiều bông hoa - Một bông hoa - Một bông hoa - Nhiều bông hoa - Trẻ quan sát và nói kết quả - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ trả lời - Trẻ ra chơi. |
Ngày dạy: Thứ 6 - 20 /09 /2024 | HOẠT ĐỘNG HỌC Văn học - Thơ : Rước đèn tháng tám |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô và trẻ hát bài “ Đêm trung thu” - Hỏi trẻ bài hát nói đến sự kiện gì ? - Đêm trung thu có những hoạt động gì ? Múa sư tử , trăng sáng , các bạn múa hát ca... + Các con ạ Trung thu là tết của thiếu nhi , vào ngày tết trung thu có trăng rất sáng , các bạn nhỏ được cầm đèn lồng đi rước dưới ánh trăng , được ca múa hát rất vui vẻ ! Đó cũng là nội dung bài thơ hôm nay cô dạy chúng mình đấy !cô mời các con cùng nghe cô đọc bài thơ “ Rước đèn tháng tám” 2. Đọc diễn cảm - Lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp với cử chỉ, điệu bộ. - Cô vừa đọc cho cả lớp chúng mình nghe bài thơ gì? Của nhà thơ nào? - Bài thơ nói về đêm trung thu , các bạn nhỏ rất vui vẻ đi rước đèn , có rất nhiều loại đèn ông sao , khiến cho phố phường lung linh muôn màu, tay cầm đèn sáng , miệng vui ca hát múa ca để chào đón chị Hằng xuống chơi đấy ! - Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp với hình ảnh 3. Đảm thoại, giảng giải, trích dẫn + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? + Bài thơ nói đến ngày gì ? + Đêm trung thu các bạn ấy đi đâu ? + Có những đèn ông sao được nhắc tới trong bài thơ ? + Thành phố dưới ánh đèn ông sao đẹp như thế nào? =>Rằm tháng 8 hay còn gọi là tết trung thu, vào ngày này mọi người thường đi rước đèn vào buổi tối với đủ loại hình hài, màu sắc rực rỡ làm cho thành phố thêm lung linh -Trích: Hôm nay là tết trung thu Lòng vui như hội em đi rước đèn Đèn cá chép , đèn ông sao Muôn màu muôn vẻ lung linh phố phường. - Giải thích từ khó: “Rước đèn” có nghĩa là cùng nhiều người cầm đèn trung thu đi quanh bản làng có ý nghĩa xua đuổi tà khí, mang lại niềm vui hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. + Còn các bạn nhỏ còn làm gì nữa? + Các bạn nhỏ chào đón ai? => Các bạn nhỏ cũng đi rước đèn, hát vang ca múa để chào đón chị “Hằng” xuống chơi đấy -Trích: em cùng chúng bạn đi chơi .................. Vui tươi chào đón chị Hằng xuống chơi. => Cô giáo dục trẻ: biêt yêu quý gia đình của mình, biết giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, chơi đoàn kết với bạn bè khi đi rước đèn - Cô và trẻ cùng đọc lại 1 lần nữa 4. Dạy trẻ đọc thơ - Cô đọc lại bài thơ cùng cả lớp. - Cả lớp đọc 2-3 lần. - Mỗi tổ đọc 1 lần. - 1-2 nhóm trẻ đọc. - 1-2 cá nhân trẻ lên đọc - Cô bao quát, khích lệ trẻ, sửa sai cho trẻ - Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác? - Cô mời cả lớp đọc lại bài thơ với cô một lần nữa. 5. Trò chơi - Cô giới thiệu trò chơi dán trang trí đèn ông sao - Cô phổ biến cách chơi: Chia lớp làm 3 nhóm cho trẻ ngồi dán trang trí vào đèn ông sao, nhóm nào dán được nhiều họa tiết hơn trong khoảng thời gian nhất định, nhóm đó thắng. - Tổ chức cho trẻ chơi - Nhận xét, động viên khuyến khích trẻ. 6. Kết thúc - Cô nhận xét giờ học cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi |
- Trẻ hát - Rằm trung thu - Trẻ kể - Trẻ nghe cô đọc thơ. - 2-3 trẻ trả lời. - Trẻ nghe cô đọc thơ. - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Ngày tết TT - Đi rước đèn - Đèn ông sao, đèn cá chép - Trẻ lắng nghe - Hát ca - Đón chị Hằng - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc thơ. - Cả lớp đọc 3 lần - 2 tổ đọc thơ - 1 nhóm đọc thơ - 3 trẻ đọc thơ - 2-3 trẻ trả l - Lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ nhẹ nhàng ra chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn