Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | ||
Đón trẻ |
80 – 90 phút | - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá - Trò chuyện với trẻ về đồ dùng, sản phẩm của nghề nông |
|||
Thể dục sáng |
* Nội dung - Hô hấp: Hít vào thở ra - Tay: Co duỗi tay - Bụng; lườn: Cúi người về trước - Chân: Bật tại chỗ |
* Mục tiêu - Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm: Hô hấp, tay, chân, bụng - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
|||
Hoạt động học | 20 -25 phút | Thể dục Đi thay đổi hướng theo hiệu lệnh TC: Đuổi bóng |
KPXH Trò chuyện về nghề cắt tóc |
||
HĐ chơi ngoài trời | 30 -40 phút |
|
|||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - GPV: Gia đình, bán hàng, bác sỹ - GXD: Xếp chuồng nuôi động vật, xếp nhà, xây vườn rau - GTH: Vẽ, nặn, in,xé, cắt dán đồ dùng, sản phẩm của nghề nông - Góc HT: xem tranh, làm am bum các nghề - GTN: Chăm sóc cây cảnh |
* Mục tiêu - Trẻ thực hiện được yêu cầu đơn giản trong cuộc sống. - Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi. - Trẻ cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao (chia giấy vẽ, xếp đồ chơi..) - Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ. |
||
Ăn trưa | 60 - 70 phút | - Trò chuyện với trẻ về thực phẩm và các món ăn trong các bữa cơm gia đình: Trứng - Trò chuyện về sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật. |
|||
Ngủ trưa | 140 -150 p | - xắp xếp gối và đắp chăn khi đi ngủ. |
|||
Ăn bữa phụ | 20 - 30 p | - Trẻ có thói quen giữ vệ sinh ăn uống. - Có thói quen ăn xong xúc miệng. |
|||
Chơi, HĐ theo ý thích | 70 -80 phút | - Nhặt rác , bỏ rác đúng nơi quy định - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- TCM: Người làm vườn - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
||
Trả trẻ | 60 - 70 phút | - Giờ trả trẻ cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa - Nhắc trẻ chào cô, chào các bạn, chào bố mẹ |
|||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
nhân vào đúng nơi quy định, cô và trẻ cùng nhau làm tranh ảnh về chủ đề - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
|||
* Tổ chức hoạt động - Khởi động: Trẻ kết hợp đi các kiểu đi, chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 2l x 8n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - Tập theo nhạc bài Cháu yêu cô chú công nhân |
|||
Văn học Truyện: Lợn và Cừu |
LQVT Nhận biết hình tròn, hình chữ nhật |
Âm nhạc NDTT: VĐ Em tập lái ô tô NDKH:NH: Đi đường em nhớ TC: Bước nhảy vui nhộn |
|
cây rau cải, quan sát cây rau muống… Dế ……. trên cát, đồ chơi ngoaì trời…. |
|||
* Chuẩn bị - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng - Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi.. - Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán - Nước, bình tưới, giẻ lau |
* Tổ chức hoạt động: - Cô tập trung trẻ lại giới thiệu tên chủ đề nghề nghiệp, cho trẻ cùng thảo luận nhanh đưa ra những góc chơi vai chơi phù hợp - Cô hướng cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi trẻ biết chơi đoàn kết, không quăng ném đồ chơi - Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan góc tạo hình cho trẻ tự giới thiệu, cô động viên trẻ, cho trẻ thu dọn đd đc, vệ sinh cá nhân rửa tay |
||
rán, cá kho, thịt luộc, canh rau. |
|||
- Trẻ có thói quen, lễ phép khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh. | |||
- Có thói quen ăn xong xúc miệng. | |||
LQKTM : Nhận biết hình tròn, hình chữ nhật - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Thực hiện vở toán - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Tập hát các bài trong chủ đề - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
|
Quần áo gọn gàng |
|||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Cho trẻ hát bài: Em thích làm chú bộ đội + Các con vừa hát bài gì? + Nhà các con có ai làm bộ đội không? + Bộ đội thì làm nhiệm vụ gì? + Các con có thích làm chú bộ đội không? => Các chú bộ đội làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc để làm được nhiệm vụ đó thì các chú phải có sức khỏe vì vậy để làm được độ đội các con hãy cùng tập luyện nâng cao sức khỏe đã nhé! 2. Khởi động - Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, về đội hình 3 hàng theo tổ. 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung + Tay: Co duỗi tay + Lưng, bụng: Cúi người về trước + Chân: Bật tại chỗ b) Vận động cơ bản: Đi thay đổi hướng theo hiệu lệnh - Giới thiệu tên bài: Đi thay đổi hướng theo hiệu lệnh - Cho trẻ chuyển đội hình 2 hàng ngang đối diện - Cô làm mẫu + Lần 1: Cô làm mẫu trọn vẹn. + Lần 2: làm mẫu kết hợp giảng giải: Cô đứng trước vạch chuẩn khi có hiệu lệnh lắc xắc xô chậm, cô đi chậm, khi có hiệu lệnh lắc xắc xô nhanh, cô đi nhanh, đến vạch đích cô quay về cuối hàng đứng. + Lần 3 cô cho 2 trẻ khá lên tập + Trẻ thực hiện - Cô lần lượt cho từng nhóm trẻ thực hiện, cô bao quát, sửa sai động viên trẻ tập. - Cho từng hàng thi đua nhau tập - Củng cố cho cả lớp nhắc lại tên bài c. Trò chơi: “ Đuổi bóng” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Nhận xét giờ chơi 4. Hồi tĩnh - Cô nhận xét giờ học nhẹ nhàng, cho trẻ đi 1-2 vòng quanh sân. 5. Kết thúc - Cho trẻ vệ sinh, chuyển hoạt động. |
- Em thích làm chú bộ đội - Trẻ trả lời - Có ạ - Lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - 3 lần x 4 nhịp - 3 lần x 4 nhịp - 4 lần x 4 nhịp - Trẻ chú ý quan sát - Trẻ chú ý xem và lắng nghe. - 2 trẻ lên tập - Cả lớp tập - Trẻ nhắc lại - Trẻ chơi - Trẻ đi nhẹ nhàng - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho trẻ hát cùng cô bài hát: ”Em muốn làm”. + Cô con mình vừa hát bài hát gì? + Nội dung bài hát nói về điều gì? - Đúng rồi nội dung bài hát nói về một bạn nhỏ muốn được làm nhiều nghề khác nhau như: Làm cảnh sát, phi công, bác sỹ…., để mang hạnh phúc đến cho đời. Trong xã hội của chúng ta có rất nhiều ngành nghề khác nhau, mỗi 1 ngành nghề đều mang lại cuộc sống ấm no cho mọi người, đặc biệt có một nghề làm đẹp mang lại niềm vui cho con người. + Chúng mình có biết đó là nghề gì không? + Vậy các con có biết nghề cắt tóc thường làm những công việc gì, dụng cụ của nghề cắt tóc là gì không? => Để biết cô, chú làm nghề cắt tóc thường làm những công việc gì, dụng cụ của nghề cắt tóc như thế nào? Tất cả những thắc mắc này, hôm nay cô con mình sẽ cùng nhau giải đáp qua bài học " nghề cắt tóc " nhé! 2. Trò chuyện về nghề cắt tóc * Công việc của nghề làm tóc - Nghề làm tóc rất vất rất là vui vì đã đem đến niềm vui, mái tóc đẹp cho mọi người. Để biết được các công việc của thợ làm tóc cô mời các con cùng quan sát lên đây nhé! (Cô cho trẻ xem tranh về các công việc của thợ làm tóc) + Sau khi quan sát tranh các con cho cô biết các công việc của thợ làm tóc? + Cô thợ đang làm gì? + Cô đã đưa gì ra để tư vấn khách + Sau khi tư vấn kiểu thì cô thợ làm gì? => Công việc của người cắt tóc là tư vấn, cắt tỉa những kiểu tóc hợp với khuôn mặt người khách hàng * Dụng cụ của nghề cắt tóc - Cô thấy các con biết khá nhiều về nghề làm tóc rồi. Để tạo ra những bộ tóc đẹp cô thợ sẽ phải dùng đến những dụng cụ gì? - Cô mời các con lên lấy một đồ dùng của nghề làm tóc mà các con thích nhất và về chỗ ngồi thành 2 nhóm và xem các bạn của nhóm mình đã lấy được những đồ dùng gì. (Cô đến từng nhóm trò chuyện với trẻ về những đồ dùng trẻ lấy) - Mời trẻ mang lần lượt các dụng cụ lên cho cô. - Cô có một câu đố muốn đố các con, các con lắng nghe cô đọc câu đố: Cái gì nho nhỏ Mà có nhiều răng Giúp bé siêng năng Chải tóc hàng ngày. + Cô đố các con là cái gì? + Cái lược dùng để làm gì? - À đúng rồi! Lược cô dùng để chải tóc cho tóc mượt. + Ở nhà các con có cái lược để chải tóc không? - Ở tiệm tóc của cô có rất nhiều loại lược. (Cô giới thiệu thêm cho trẻ các loại lược). + Các con có muốn chải tóc bằng các cái lược của cô không? (Mời 1 trẻ lên ngồi và cho 1 trẻ chải thử) + Có một dụng cụ cũng rất cần thiết của nghề làm tóc đó là gì nào? (Cô đưa máy sấy tóc ra cho trẻ xem) + Ai biết máy sấy tóc dùng để làm gì? - Máy sấy tóc dùng để sấy tóc cho nhanh khô tóc khi chúng mình gội đầu xong đấy. - Máy sấy tóc muốn sấy được cần có gì? => Cô giáo dục: Máy sấy tóc là đồ dùng cần phải có điện nên rất nguy hiểm, các con còn nhỏ không được tự ý sử dụng. + Để tạo được bộ tóc đẹp một đồ dùng không thể thiếu đó là gì đây các con? - Chúng mình cùng gọi tên với cô nào! - Mở rộng: Ngoài những đồ dùng mà cô đã cho các con xem thì ở tiệm làm tóc các cô chú còn có rất nhiều dụng cụ làm tóc khác như: Máy là tóc, máy uốn tóc, kẹp tóc .. + Con thấy nghề cắt tóc có quan trọng không? Vì sao = > Cô giáo dục: Nghề cắt tóc rất quan trọng vì không có những thợ cắt tóc thì tóc của chúng ta sẽ quá dài và không được cắt tỉa gọn gàng và khuôn mặt sẽ không đẹp nữa đấy vì vậy chúng ta phải biết yêu quí, tôn trọng những người thợ cắt tóc nhé ! 4. Trò chơi: Nhà tạo mẫu tóc - Lớn lên các con có muốn làm nghề làm tóc không? - Hôm nay cô cho các con làm những người thợ làm tóc để tạo nên những kiểu tóc đẹp các con có thích không? - Cô mời các con đến tiệm tóc của cô lấy đồ dùng và thực hiện các công việc của cô, chú thợ làm tóc mà các con thích nhất. Cô tin chắc rằng với những đôi bàn tay khéo léo của các con chắc chắn các con sẽ tạo ra nhiều kiểu tóc rất đẹp. - Tổ chức cho trẻ chơi - Nhận xét, tuyên dương khuyến khích trẻ. 5. Kết thúc - Cho trẻ hát bài: “Chòm tóc xinh” và ra chơi. |
- Trẻ hát và vân động cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ đoán - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ xem tranh - Trẻ trả lời - Hỏi khách hàng - Các kiểu tóc - Cắt tóc - Lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lên lấy đồ cắt tóc - Cái lược - Chải tóc - 2-3 trẻ trả lời - Quan sát - Trẻ làm theo yêu cầu - Quan sát - Sấy tóc - Có điện - Trẻ lắng nghe - 2-3 trẻ trả lời - Cái kéo - Cắt tóc - Trẻ lắng nghe và quan sát - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Có ạ - Trẻ lấy kéo, lược để trải nghiệm cắt tóc - Trẻ lắng nghe - Trẻ trải nghiệm cắt tóc - Trẻ hát và ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô và trẻ cùng đọc đồng dao “ Đi cầu đi quán” và đi mua một số đồ dùng . + Cô và chúng mình vừa được đi đâu? + Các con đã được đi mua, bán hàng gì chưa? => Có 2 bạn Lợn và Cừu đã tập đi bán hàng và không biết bạn đó bán hàng gì và có bán được hàng không, cô con mình sẽ cùng tìm hiểu qua câu truyện “Lợn và Cừu” nhé 2. Cô kể chuyện cho trẻ nghe - Lần 1: Cô kể chuyện diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ + Cô vừa kể các con nghe câu chuyện gì? - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện “Lợn và Cừu” của tác giả Tú Quỳnh đấy. Để hiểu rõ hơn về nội dung của câu chuyện này thì các con hãy lắng nghe cô kể lại câu chuyện này 1 lần nữa kết hợp với tranh minh hoạ nhé. - Lần 2: Kể kết hợp hình ảnh minh hoạ câu chuyện. => Câu chuyện nói về bạn Lợn và Cừu đã cùng rủ nhau đi bán hàng Lợn bán bánh rán còn Cừu bán khoai lang luộc nhưng bán mãi không ai mua hàng cuối cùng với 1 đồng xu của Cừu mà 2 bạn đã bán hết hàng và là khách hàng duy nhất của nhau đấy. 3. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? + Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? + Cừu đã rủ Lợn đi đâu? Và 2 bạn đã bán hàng gì? + Hai bạn có bán được hàng không? => Cừu đã rủ bạn lợn đi bán bánh rán còn mình thì bán khoai lang luộc nhưng ngồi mãi mà chẳng thấy ai mua hàng Trích dẫn: “ Cừu là hàng xóm của lợn…..vẫn còn nguyên” + Nhìn rỏ bánh rán thơm ngon, Cừu thấy sao? + Cừu đã làm gì? + Đến trưa khi không bán được gì lợn đã làm gì? + Thấy lợn ăn khoai ngon lành Cừu cảm thấy sao? + Cuối cùng 2 bạn Lợn và Cừu có bán hết hàng không? + Hai bạn thấy như thế nào? => Vì không có ai mua hàng mà 2 bạn Lợn và Cừu thì đang đói nên đã trở thành khách hàng của nhau 2 bạn trở về vui vẻ với cái bụng “no kềnh”. Trích dẫn “Nhìn giỏ bánh rán thơm ngon….trên tay Cừu vẫn còn nguyên 1 đồng xu” + Hai bạn Cừu và Lợn đã biết bán hàng chưa? + Vậy khi bán hàng chúng mình phải như thế nào? => Nghề bán hàng rất cần sự khéo, nhanh nhẹn vì vậy chúng ta phải học các cô, bác bán hàng thì mới bán được hàng đấy + Con hiểu thế nào là “Hết nhẵn”? - “Hết nhẵn” là hết sạch không còn chút nào. - Cho trẻ nói “Hết nhẵn” - Lần 3: Cô cho trẻ kể chuyện cùng cô 4. Kết thúc - Hát bài hát “ Múa cho mẹ xem ” và ra ngoài |
- Trẻ đọc đồng dao và đi cùng cô - Mua đồ - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát lắng nghe - Lắng nghe - Lợn và Cừu - Có Cừu và lợn - Đi bán hàng - Không bán được - Lắng nghe - Lắng nghe - Đói bụng - Bỏ 1 đồng xu ra mua khoai - Cũng thấy đói bụng - Có hết hàng - Thấy rất vui - Lắng nghe - Lắng nghe - Chưa biết bán hàng - Lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ nói từ “Hết nhẵn” - Trẻ kể cùng cô - Trẻ hát và ra ngoài |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Cô và trẻ cùng nghe bài hát về hình học + Các con vừa nghe bài hát nói về điều gì? + Con biết có những hình gì? => Đển biết hình tròn và hình chữ nhật có đặc điểm gì. Hôm nay cô con mình cùng tìm hiểu nhé! 2. Nhận biết hình chữ nhật, hình tròn a. Nhận biết hình tròn - Cô chọn hình tròn giơ lên + Các con có biết đây là hình gì? - Cho trẻ gọi tên “Hình tròn” theo cả lớp, cá nhân trẻ - Yêu cầu trẻ chọn hình tròn trong rổ cho trẻ nhận xét đặc điểm của hình + Hình tròn có đặc điểm gì? - Cho trẻ lăn hình tròn + Hình tròn có lăn được không, vì sao? - Cô sửa sai khích lệ động viên trẻ. - Cô nói đặc điển hình tròn: Đây là hình tròn, có màu vàng, hình tròn là hình học phẳng có đường bao cong, và lăn được - Cô cho trẻ chọn các hình tròn mầu khác b. Nhận biết hình chữ nhật + Các con có biết đây là hình gì? - Cho trẻ chọn hình giống cô cho cả lớp, cá nhân trẻ gọi tên hình + Cho trẻ sờ hình nói đặc điểm của hình + Hình chữ nhật có đặc điểm gì? + Hình chữ nhật có mấy cạnh? - Cho trẻ đếm cạnh - Cô nói đặc điểm chữ nhật: đây là hình chữ nhật màu đỏ, có 4 cạnh, 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau, hình chữ nhật không lăn được - Cô sửa sai, động viên trẻ. - Chúng ta vừa được tìm hiểu về hình gì? + Xung quanh lớp chúng ta có những đồ vật gì có dạng hình chữ nhật. => Cô chốt lại, giới thiệu thêm + Các con tìm xem có đồ dùng gì giống hình tròn không - Những đồ dùng hình tròn hơi khó tìm. Cô sẽ cho chúng mình chơi trò chơi: “Nhìn bóng đoán đồ” - Cô chiếu bóng 1 số đồ dùng hình tròn cho trẻ đoán và chốt lại. 3. Trò chơi: “Thi ai nhanh” - Giới thiệu trò chơi: “Thi ai nhanh”. - Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội. các thành viên của mỗi đội đi theo đường có ký hiệu hình giống hình trên bảng của mình lên lấy hình giống với hình ký hiệu rồi dính lên bảng. Trong 1 khoảng thời gian là 1 đoạn nhạc. Đội nào gắn được nhiều hình chính xác đội đó thắng cuộc. - Luật chơi: Mỗi lượt lên trẻ chỉ được lấy 1 hình. - Cho trẻ chơi 2 lần - Cô kiểm tra kết quả - Động viên, khuyến khích trẻ. 4. Kết thúc - Cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng |
- Trẻ lắng nghe - Nói về các hình - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Hình tròn - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ tìm, trả lời - Trẻ lăn hình - Có lăn được - Trẻ chọn hình tròn - Hình chữ nhật - Trẻ thực hiện - Trẻ sờ và nêu đặc điểm. - Có 4 cạnh - Trẻ đếm cạnh - Trẻ lắng nghe - Hình tròn, hình chữ nhật - Trẻ tìm và nói tên - Không thấy - Trẻ lắng nghe - Trẻ đoán đồ, nói tên hình - Lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ ra chơi. |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú giới thiệu bài. - Cô đọc câu đố: “Tay cầm vô lăng Mắt nhìn phía trước Đưa bạn, đưa tôi Khắp miền đất nước Là nghề gì?” + Nhà các con có ai làm nghề lái xe không? + Con có thích nghề lái xe không? => Nghề lái xe là nghề đưa con người, hàng hóa đi khắp muôn nơi. Hôm nay cô con mình cùng nhau vận động bài " Em tập lái ô tô" nhé! 2. Dạy vận động "Em tập lái ô tô" tác giả Nguyễn Văn Tý - Cho cả lớp hát 1 lần - Các con vừa hát bài gì? Do ai sáng tác? - Để bài hát được hay hơn các con hãy cùng hướng mắt lên xem cô Huyền hát và vận động theo lời bài hát này nhé - Cô hát và vận động theo nhạc - Cho trẻ thực hiện theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân. Cô bao quát, sửa sai, khích lệ động viên 3 đội - Chúng mình vừa vận động bài hát gì? - Cho cả lớp hát và vận động 1 lần - Khi trẻ vận động cô khuyến khích và sửa sai cho trẻ 3. Nghe hát “ Đi đường em nhớ ” tác giả Hoàng Văn Yến - Hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe bài “ Đi đường em nhớ” + Cô vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác? + Nội dung bài hát nói lên điều gì? - Cô giảng nội dung bài hát và giáo dục: Bài hát nói về cô giáo dạy khi đi trên đường không được đi bên trái mà phải đi bên tay phải, và khi đi trên phố phải đi đúng đúng phần đường quy định nhé - Lần 2: Cô hát và thể hiện cử chỉ, điệu bộ. - Lần 3: Cô cho trẻ nghe nhạc và hưởng ứng cùng cô. 4. Trò chơi “ Bước nhẩy vui nhộn ” - Cô nói tên trò chơi “Bước nhảy vui nhộn” - Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi - Cách chơi: Cô chuẩn bị một bản nhạc, nhiệm vụ của các con là lắng nghe giai điệu của bản nhạc để bước và nhảy vào vòng tròn một cách nhịp nhàng theo tiết tấu của bản nhạc đó - Cô tổ chức cho cả lớp chơi 2-3 lần - Trẻ chơi cô bao quát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ. - Cô hỏi tên trò chơi. 5. Kết thúc - Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi. |
- Trẻ lắng nghe - Nghề lái xe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe -Trẻ hát cùng cô - Em tập lái ô tô, tác giả Nguyễn Văn Tý - Trẻ chú ý nghe cô hát và vận động - Cả lớp vận động 3 lần - Tổ, nhóm, cá nhân vận động - Trẻ trả lời - Cả lớp vận động - Trẻ lắng nghe - Đi đường em nhớ, của tác giả Hoàng Văn Yến - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe và quan sát - Trẻ hưởng ứng cùng cô - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ ra chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn