Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | ||
Đón trẻ | 80 -90 phút | - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá - Trò chuyện với trẻ về nghề dịch vụ, công việc, đồ dùng, dụng cụ - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
|||
Thể dục sáng | * Nội dung - Hô hấp: Hít vào thở ra - Tay: Co duỗi tay - Bụng; lườn: Cúi người về trước - Chân: Bật tại chỗ |
* Mục tiêu - Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm: Hô hấp, tay, chân, bụng - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
|||
Hoạt động học | 20 -25 phút |
Thể dục Bật xa Trò chơi: chạy tiếp cờ |
TCKNXH Trò chuyện nghề khám chữa bệnh |
||
HĐ chơi ngoài trời | 30 -40 phút |
|
|||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - GPV: Gia đình, bán hàng, bác sỹ, cửa hàng ăn uống - GXD: Xây bệnh viện - GTH: Lựa chọn và dán hình ảnh thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe - GHT: Nhận biết trang phục theo thời tiết GKH: Đếm đồ dùng có số lượng 4 Đếm các đồ dùng dụng cụ các nghề |
* Mục tiêu - Trẻ thực hiện được yêu cầu đơn giản trong cuộc sống. - Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi. - Trẻ cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao (chia giấy vẽ, xếp đồ chơi..) - Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ. |
||
Ăn trưa | 60 -70 phút | - Kê ghế khi ăn, Trẻ hình thành thói quen trật tự khi ăn, ăn chậm nhai kỹ các loại quả có hạt. Gọi tên các món ăn trong các bữa ăn. |
|||
Ngủ trưa | 140 -150 phút | - Trẻ biết nói với cô giáo nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh bằng câu đơn - Thực hiện đúng quy định của giờ ngủ, không nghịch đc khi ngủ |
|||
Ăn bữa phụ | 20 -30 phút | - Trẻ biết dùng bát thìa đúng cách, dùng cốc uống nước đúng cách. | |||
Chơi, HĐ theo ý thích | 70 -80 phút | - HĐPÂN: Dạy hát Anh nông dân - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- TCM: Cửa hàng quần áo - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
||
Trả trẻ | 60-70 phút | - Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa quần áo gọn |
|||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
||
nhân vào đúng nơi quy định, cô và trẻ cùng nhau làm tranh ảnh về chủ đề của nghề dịch vụ. Trò chuyện nếu vứt rác thải y tế không đúng quy định sẽ gây hậu quả nghiêm trọng: ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới nguồn nước . |
||||
* Tổ chức hoạt động * Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi, chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ * Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 2l x 8n * Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - Tập theo nhạc bài Cháu yêu cô chú công nhân |
||||
Văn học Thơ: Làm bác sỹ |
Tạo hình Xé dán hoa (Mẫu) |
Âm nhạc BD: Anh nông dân, Em Tập lái ô tô Nghe hát: Đi cấy TC: Bước nhảy vui nhộn |
||
Quan sát thời tiết, qs cây hoa ngọc thảo…. Dung dăng dung dẻ… sân, trên cát, đồ chơi ngoaì trời…. |
||||
* Chuẩn bị - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng - Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi.. - Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán - Đồ dùng có số lượng 4 - Trang phục |
* Tổ chức hoạt động: - Cho trẻ đọc thơ” Làm bác sỹ” trò chuyện về các góc và nội dung các góc chơi - Cô cho trẻ về góc chơi đã nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Cô bao quát gợi gợi ý về sản phẩm góc TH vẽ, cắt dán đd, sản phẩm nghề chăm sóc sức khỏe - Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan bộ sưu tập đồ dùng sp nghề xd tại góc tạo hình, cho trẻ giới thiệu, cô động viên trẻ,cho trẻ thu dọn đdđc, VSCN |
|||
- Trẻ ăn các món ăn ở trường, uống nước đun sôi - Trò chuyện và nhận biết việc khi ăn không cười đùa, không uống hoặc ăn |
||||
- Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt - Nhận biết và thực hiện đúng quy định về chỗ ngủ riêng theo giới tính |
||||
- Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn | ||||
- LQKTM: Xé dán hoa - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Thực hiện vở bé LQVT - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- HĐKIDSMART: Chơi trong ngôi nhà những đồ vật biết nghĩ Căn phòng vẹt đánh nhạc - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
||
gàng, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, và học tập của trẻ. | ||||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho trẻ hát bài “Cô và mẹ” + Các con vừa hát bài gì? + Trong bài hát nói về ai? => Các con ở nhà có mẹ chỉ bảo, đến lớp có cô dạy dỗ, để thể hiện tình cảm của mình với mẹ và cô hôm nay cô và các con cùng tập thể dục thật giỏi nhé 2. Khởi động - Cô cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu đi: Đi thường - đi bằng gót chân; đi thường - đi bằng mũi chân; đi thường - đi nhanh - chạy chậm- chạy nhanh- chạy chậm- đi nhanh- đi thường . - Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung - Tay: Co duỗi tay - Lưng, bụng: Cúi người về trước - Chân: Bật tại chỗ b. Vận động cơ bản: Bật xa - Cô tập mẫu lần 1: Cô tập trọn vẹn không phân tích . - Cô tập mẫu lần 2: kết hợp phân tích động tác: Ở TTCB chân đứng tự nhiên tay thả xuôi, lấy đà chân hơi kiễng gót tay đưa cao lăng xuống, ra sau kết hợp khuỵu gối, nhún chân, lấy đà bật người về phía trước, phối hợp tay từ sau đưa ra trước, khi chân chạm đất hơi khuỵu gối, tay đưa ra trước để giữ thăng bằng, sau đó nhẹ nhàng đi về cuối hàng. - Cô gọi 1 trẻ tập lần. * Trẻ thực hiện - Lần lượt cho trẻ ở hai hàng lên thực hiện bài tập. - Cho các trẻ thực hiện chưa tốt tập lại - Cho từng nhóm trẻ tập - Cô bao quát sửa sai cho trẻ, trẻ nào tập sai hoặc chưa làm đúng theo hiệu lệnh của cô thì cô hướng dẫn trẻ tập lại - Cô hỏi lại tên bài, cho 2 trẻ tập tốt tập lại c. Trò chơi “Chạy tiếp cờ” - Cô thấy bạn nào bật cũng giỏi cô thưởng cho chúng mình 1 trò chơi đó là trò chơi “Chạy tiếp cờ” - Cô nói cách chơi và luật chơi cho trẻ nghe. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần - Trẻ chơi cô bao quát động viên sửa sai cho trẻ. 4. Hồi tĩnh - Cô cho trẻ làm chim bay 1-2 vòng. 5. Kết thúc - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng rửa tay và đi vệ sinh. |
- Cả lớp hát 1 lần - Trẻ trả lời -Cô giáo, mẹ - Trẻ lắng nghe - Trẻ đi các kiểu đi Theo hiệu lệnh của cô - Trẻ chuyển đội hình - 4 lần x 4 nhịp - 3 lần x 4 nhịp - 3 lần x 4 nhịp - Trẻ quan sát - Trẻ chú ý nghe và quan sát - Trẻ lên tập - Trẻ nhận xét bạn tập - Trẻ thực hiện - Trẻ nhắc lai tên bài tập - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chơi hứng thú - Trẻ đi 1-2 vòng. - Trẻ ra chơi. |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - “ Xúm xít, xúm xít”. - Các con nghe cô đọc đoạn thơ này nhé: “Thỏ Bông bị ốm …….. Nhờ bác sĩ khám”..... + Ai cho cô biết bạn Thỏ Bông trong đoạn thơ cô vừa đọc bị làm sao? + Mẹ bạn Thỏ Bông đã đưa bạn thỏ bông đến đâu? Để gặp ai? - Đúng rồi. Bạn Thỏ Bông bị ốm nên mẹ đã đưa bạn Thỏ Bông đến bệnh viện để “ Bác sĩ khám”. Bác sĩ là người khám và chữa bệnh cho bạn Thỏ Bông. - Ở bệnh viện, ngoài bác sĩ, còn có những ai cũng chăm sóc bệnh nhân? + Vậy chúng mình có muốn tìm hiểu về nghề bác sĩ không? - Hôm nay cô sẽ giới thiệu về nghề bác sĩ cho chúng mình biết nhé! 2. Tìm hiểu về nghề bác sĩ Cô có rất nhiều bức tranh nói về nghề bác sĩ. Bây giờ, chúng mình hãy xem và nói cho cô biết trong bức tranh có những gì nhé? * Trang phục làm việc của bác sĩ + Đây là bức tranh nói về ai? + Vì sao chúng mình biết đây là bức tranh nói về bác sĩ? + Trang phục của bác sỹ có đặc điểm gì => Bác sĩ mặc trang phục: áo blu trắng, đội mũ màu trắng và thường đeo khẩu trang trong khi làm việc. * Hình ảnh bệnh viện. + Bác sĩ làm việc ở đâu nhỉ? + Ngoài làm việc ở bệnh viện, bác sĩ còn làm việc ở đâu nữa? => Ngoài làm việc ở bệnh viện, bác sĩ còn làm việc tại các phòng khám tư nhân: gọi là bác sĩ tư nhân; bác sĩ còn đến tận nhà để khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, gọi là bác sĩ gia đình. Ngoài ra bác sĩ còn làm việc tại các trường học để chăm sóc sức khỏe cho chúng mình đấy. * Công việc của bác sĩ + Đố cả lớp biết, bác sĩ làm công việc gì? Đúng rồi hàng ngày bác sỹ làm công việc khám bệnh, kê đơn thuốc, chăm sóc người bệnh.. + Bạn nào đã từng đến bệnh viện để bác sĩ khám bệnh? + Bác sĩ khám bệnh cho con như thế nào? => Đầu tiên chúng mình sẽ đứng xếp hàng chờ khám bệnh. Tiếp đến, bác sĩ sẽ hỏi chúng mình bị đau chỗ nào, đau đã lâu chưa?... Sau đó bác sĩ sẽ khám bệnh cho chúng mình bằng các dụng cụ khám bệnh đúng không nào? + Con thấy khi bác sĩ khám bệnh cho con, bác sĩ có thái độ như thế nào? => Bác sĩ là những người chăm sóc sức khỏe cho moi người, giúp mọi người chữa khỏi bệnh để có cơ thể khỏe mạnh. + Vậy chúng mình phải có thái độ như thế nào đối với bác sĩ? + Ngoài ra, bác sĩ còn dặn chúng mình muốn có 1 cơ thể khỏe mạnh thì phải làm gì? * Dụng cụ khám bệnh của bác sĩ + Khi khám bệnh Bác sĩ cần những dụng cụ gì? - Cô chỉ lên hình ảnh những dụng cụ ống nghe…và cho trẻ nói lại tên dụng cụ đó + Ngoài bác sỹ ra trong bệnh viện còn có ai nữa? + Cô y tá làm gì ở trong bệnh viện? + Sau này lớn lên con sẽ làm nghề gì? Vì sao? + Nếu như bệnh nhân đến khám bệnh con sẽ nói với bệnh nhân như thế nào? + Khi khám bệnh bác sĩ phải như thế nào? + Vậy con có biết nghề khám chữa bệnh cho mọi người gọi là nghề gì không? => Hàng ngày bác sĩ làm việc ở bệnh viện. Khi làm việc bác sĩ mặc quần áo trắng, đội mũ màu trắng có chữ thập đỏ. Công việc hàng ngày là khám chữa bệnh cho tất cả mọi người. Vì vậy chúng mình phải biết yêu quí và kính trọng các bác sỹ và các cô y tá các con nhớ chưa? + Muốn trở thành bác sĩ chúng mình phải làm gì? - Cô giáo dục trẻ ngoan ngoãn học giỏi nghe lời cô giáo - Các con rất giỏi cô thưởng cho lớp mình rất nhiều trò chơi các con có muốn tham gia không? Vậy cô mời các con cùng đi nhẹ nhàng lấy đồ dùng của mình để đến với trò chơi thứ nhất nào! 3. Trò chơi: Tìm đồ dùng cho bác sĩ - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội chơi: đỏ, vàng và chúng mình sẽ đứng thành 1 hàng dọc. Mỗi đội sẽ có 1 rổ đựng nhiều đồ dùng của các nghề. Nhiệm vụ của các bạn Khi nghe thấy hiệu lệnh bắt đầu chơi thì các bạn đứng ở đầu hàng sẽ bật qua những chiếc vòng này, tìm thật nhanh 1 đồ dùng của bác sĩ và chạy thật nhanh lên bảng rồi dán đồ dùng vào tranh bác sĩ. Sau đó chạy thật nhanh về cuối hàng - Luật chơi: khi nghe hết 1 bài hát là thời gian chơi kết thúc. Đội nào tìm được nhiều đồ dùng bác sĩ và dán lên tranh bác sĩ nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng. - Cô tổ chức cho cả lớp chơi - Trẻ chơi cô bao quát động viên khuyến khích trẻ Cô cổ vũ và nhắc nhở trẻ thực hiện đúng. 4. Kết thúc - Cho trẻ thu rọn đồ dùng nhẹ nhàng ra ngoài |
- Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ chú ý nghe - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Có ạ - Trẻ chú ý - Bác sỹ ạ - Vì bác sỹ mặc quần áo màu trắng ạ! - Có màu trắng, mũ màu trắng,.. - Trẻ chú ý nghe - Ở bệnh viện - Trẻ kể - Trẻ chú ý nghe - Trẻ kể (Khám - chữa bệnh, chăm sóc người bệnh, kê đơn thuốc...) - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ chú ý nghe - Bác sĩ ân cần thăm hỏi, động viên, nhiệt tình với mọi người. - Phải kính trọng, yêu quý bác sĩ. - Thường xuyên tập thể dục - Ống nghe, cặp nhiệt độ - Cô y tá - Tiêm thuốc, phát thuốc - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý nghe - Chăm ngoan, học giỏi - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chơi hứng thú - Trẻ chọn theo yêu cầu của cô - Trẻ ra ngoài |
![]() |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho trẻ chơi trò chơi “tập tầm vông” (Cô cầm 1 bức tranh về bác sỹ đang khám bệnh cho bệnh nhân) - Trẻ đoán tay nào có, tay nào không. - Cho trẻ xem tranh vẽ hình ảnh Bác sỹ khám bệnh trò chuyện về nội dung bức tranh + Tranh vẽ về ai? + Bác sỹ đang làm gì? - Các con ạ! Có một bài thơ cũng nói về 1 em bé tập làm nghề bác sỹ đấy, Hãy xem em bé đó đã tập làm nghề bác sỹ như thế nào qua bài thơ “Làm bác sỹ” tác giả Lê Ngân nhé. 2. Đọc thơ diễn cảm - Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ - Cô giới thiệu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về em bé tập làm bác sĩ khám bệnh cho mẹ - Lần 2: Cô đọc kết hợp hình ảnh minh họa trên máy tính 3. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn + Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? + Trong bài thơ nói đến ai tập làm bác sỹ? Ai làm bệnh nhân? + Vì sao mẹ lại bị ốm? Mẹ bị bệnh gì? + Bác sỹ hiểu ý bệnh nhân như thế nào? - Yên nặng có nghĩa là ngồi nghiêm chỉnh tập chung các con ạ! => Bạn nhỏ tập làm bác sĩ khám bệnh cho mẹ hành động rất ân cần và nhẹ nhàng rất hiểu ý và biết dỗ dành bệnh nhân uống thuốc. - Trích: “Mời mẹ ngồi yên lặng ………………………. Bệnh này là bệnh ho” + Bạn nhỏ hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc như thế nào? - Bạn nhỏ đóng vai làm bác sĩ dỗ dành bệnh nhân uống thuốc rất khéo thể hiện qua đoạn thơ “ Thuốc ngọt chứ không đắng …………………………… Mẹ lại khóc nhè thôi” => Khi đi ra khỏi nhà, phải đội mũ nón để bảo vệ sức khỏe khỏi bị ốm. + Mẹ hỏi bác sĩ như thế nào? - Bạn nhỏ rất ngoan và biết nghe lời bạn rất thông minh và hiểu ý mẹ “ Mẹ bỗng hỏi bác sĩ ………………….. Uống sữa với bánh mì” 4. Dạy trẻ đọc thơ - Cho cả lớp, tổ đọc cùng cô - Cho trẻ đọc luân phiên theo tổ - Cho trẻ đọc theo nhóm - Cho cá nhân trẻ đọc - Trong quá trình trẻ đọc cô chú ý sửa sai, khuyến khích trẻ làm động tác minh họa phù hợp nội dung bài. 5. Trò chơi: Bé cùng thi tài - Cô nói tên trò chơi: Bé cùng thi tài - Cô nói luật chơi và cách chơi: Cô chia lớp làm 3 đội trẻ phải bật nhảy lên chọn đồ dùng và dụng cụ của nghề bác sĩ trong thời gian một bản nhạc đội nào chọn được nhiều sẽ thắng cuộc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 1(2) lần - Cô nhận xét động viên khuyến khích trẻ chơi. 6. Kết thúc - Cô nhận xét cho trẻ nhẹ nhàng ra ngoài cùng cô |
- Trẻ chơi tập tầm vông cùng cô - Trẻ quan sát - Bác sĩ khám bệnh - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ - Trẻ chú ý nghe - Làm bác sĩ, tác giả Lê Ngân - Bạn nhỏ, và mẹ - Đi đầu nắng - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho nhau - Trẻ chú ý - Uống với nước sôi - Trẻ chú ý - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý - Cả lớp đọc 2 - 3 lần - Mỗi tổ đọc 1 lần - 1(2) nhóm - 1(2) trẻ đọc. - Trẻ đọc - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chơi hứng thú -Trẻ ra chơi. |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cùng trẻ hát bài múa cho mẹ xem. + Bài hát có tên là gì? + Đôi bàn tay của bạn nhỏ đã làm gì? + Ngoài múa cho mẹ xem thì đôi tay còn làm gì nữa? - Đôi bàn tay của chúng mình múa dẻo và làm được rất nhiều việc.Đôi bàn tay còn rất khéo léo khi xé dán, vậy hôm nay cô và chúng mình cùng xé dán hoa tua nhé. 2. Quan sát đàm thoại + Các con nhìn xem cô có bức tranh gì đây? + Bức tranh xé dán hoa như thế nào? + Các con có biết đây là hoa gì không? + Bông hoa này có đặc điểm gì? + Hoa có màu gì? + Cánh hoa có dạng gì? + Bông hoa này được cô xé như thế nào? + Bông hoa được cô đặt ở vị trí nào của bức tranh? + Các con thấy bông hoa cô xé dán có đẹp không? => Cô có tranh xé dán hoa tua, cô dùng giấy màu để xé thành hoa và dùng keo để dán thành bức tranh hoa + Các con có muốn xé dán được bức tranh hoa đẹp như của cô không? 3. Cô làm mẫu - Cô lấy giấy làm mẫu, cô nói chậm, nói rõ để trẻ nghe: - Trước tiên, cô lấy tờ giấy hình tròn hình, tròn này đã dán sẵn nhị hoa rồi, cô sẽ cầm giấy bằng tay trái. Cô dùng ngón cái và ngón trỏ của tay phải và ngón cái và ngón trỏ của tay trái. Cô xé vặn một tay cô vặn vào trong và một tay cô vặn ra ngoài cô lân tay xé cứ thế cho đến gần với nhị hoa để làm cánh hoa tua. Mỗi cánh các con xé khoảng cách bằng 1 đốt ngón tay Cứ như vậy cô xé được bông hoa tua rồi đấy. Khi đã xé được cánh hoa, cô phết hồ và dán vào vở tạo hình. + Cô đã xé dán xong bông hoa tua rồi các con thấy cô làm có đẹp không? 4. Trẻ thực hiện - Trước khi thực hiện cô nhắc trẻ hoàn thành sản phẩm xong phải cất giấy vụn vào trong rổ, phết hồ xong phải lau tay sạch sẽ. - Quá trình trẻ làm, cô bao quát, hướng dẫn trẻ, đặc biệt những trẻ yếu. - Cô đến bên trẻ gợi ý trẻ làm, giúp đỡ trẻ còn chậm. - Cô động viên, khuyến khích trẻ xé nhiều hoa. 5. Trưng bày nận xét sản phẩm - Sau khi trẻ hoàn thành sản phẩm cô cùng trẻ trưng bày sản phẩm và nêu nhận xét: + Con xé dán hoa tua như thế nào? + Con thích bài của nào nhất? Vì sao con thích? + Con định xé hoa tua này để làm gì? - Cô nhận xét chung, động viên khuyến khích trẻ. - Giáo dục yêu thiên nhiên, hoa lá, giữ gìn, chăm sóc cây cối. 6. Kết thúc - Cho trẻ cất dọn đồ, nhẹ nhàng ra chơi đi rửa tay |
- Trẻ hát múa cùng cô - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ lắng nghe - Tranh hoa - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát cô xé mẫu - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ trưng bày bài - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ lắng nghe - Trẻ cất đồ, ra rửa tay |
HOẠT ĐỘNG HỌC: ÂM NHẠC NDTT: Biểu diễn: Anh nông dân, vận động em tập lái ô tô NDKH: Nghe hát: Đi cấy |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Giới thiệu biểu chương trình biêu diễn văn nghệ - Cô giáo là người dẫn chương trình: - Mở đầu chương trình biểu diễn văn nghệ của lớp mẫu giáo bé A ngày hôm nay cô xin giới thiệu sự tham gia chương trình là 3 đội khách mời: Đội xanh, đội đỏ, đội vàng - Trương trình với các phần biểu diễn của 3 đội khách mời 2. Biểu diễn: Anh nông dân, vận động em tập lái ô tô - Mở đầu chương trình biểu diễn hôm nay xin mời các bạn đến với đội khách mời “ Đội xanh” Với bài hát “Anh nông dân” - Cô giáo cho 2 đội đỏ, đội vàng hưởng ứng, kết hợp vận động theo lời bài hát - Cô bao quát, sửa sai, khích lệ động viên 3 đội - Tiếp theo là sự xuất hiện của đội đỏ với bài múa “Em tập lái ô tô” hát và minh họa bài hát, 2 đội hưởng ứng cùng đội bạn - Nhóm bạn trai 2 đội - Nhóm bạn gái 2 đội giao lưu với bài: “ Anh nông dân” - Xin mời tam ca 3 con mèo vận động với bài hát: “Em tập lái ô tô” - Xin mời đội bạn thân với bài hát: “Anh nông dân” - Tiếp theo là sự thể hiện của tài năng nhí Nguyên Hưng với bài hát: “Em tập lái ô tô” - Cô bao quát, sửa sai, khích lệ động viên 3 đội - Cô khích, sửa sai lệ cho 3 đội chơi 3. Hát nghe hát: Đi cấy - Để góp vui chương trình văn nghệ cô giáo xin gửi đến các khán giả bài hát “Đi cấy” - Cô giáo hát 1 lần - Tiếp theo chương trình các quí vị thưởng thức bài hát “Đi cấy” và hưởng ứng cùng 3 đội khách mời nhé - Câu hỏi dành cho khán giả: + Các bạn vừa hát bài hát gì? + Các con có yêu quý các nghề trong xã hội không? => Giáo dục trẻ biết chăm sóc yêu thương kính trọng ông bà bố mẹ. Yêu quý các nghề trong xã hội. 4. Trò chơi “Bước nhảy vui nhộn”. - Để chương trình văn nghệ thêm sôi nổi chúng mình tham gia phần trò chơi : Bước nhảy vui nhộn - Cô nói cách chơi, Luật chơi - Tổ chức cho 3 đội cùng chơi - Cô cho trẻ chơi 3-4 lần - Trẻ chơi cô bao quát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ. - Chương trình biểu diễn văn nghệ của lóp mẫu giáo bé A đến đây là kết thúc, chúc 3 đội khách mời luôn mạnh khỏe, chúc các bạn lớp bé luôn học giỏi chăm ngoan. Chương trình văn nghệ xin khép lại ở đây 5. Kết thúc - Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi |
- Trẻ lắng nghe - Ba đội ra mắt - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ hoạt động tùy hứng - Trẻ biểu diễn - Trẻ thực hiện theo yêu cầu - Trẻ hát - Trẻ chú ý nghe cô - Trẻ biểu diễn cùng cô - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chơi hứng thú - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ ra chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn