Kế hoạch tuần 29 - Nhóm trẻ A

Thứ sáu - 28/03/2025 10:24
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3
Đón trẻ 50 – 60 phút Cô đón trẻ vào lớp, cô ân cần vỗ về trẻ để trẻ nín, dạy trẻ chào cô, chào, bố mẹ
 Điểm danh.
Thể dục sáng * Nội dung:
- Hô hấp: Hít vào, thở ra
+ Đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay
- Bụng:
+ Cúi người về phía trước
- Chân:
+ Ngồi xuống, đứng lên
* Mục tiêu
Trẻ tập được các động tác theo nhịp
Trẻ có  kỹ năng tập các động tác theo

Trẻ có ý thức tham gia tập luyện
*Chuẩn bị: Trẻ thoải mái gọn gàng
Sân tập bằng phẳng
Chơi tập có chủ định 30 – 40 phút Phát triển vận động
Nhún bật về phía trước
TC: Dung dăng dung dẻ
 
Hoạt động nhận biết
Nhận biết ô tô, tàu hỏa
Dạo chơi ngoài trời 30 – 35 phút - Dạo chơi ngoài trời, trải nghiệm nhặt hoa ban, bóc quả quýt…
- Trò chơi vận động: Con bọ dừa, con sên, ô tô và chim sẻ, các chú gà con,
- Chơi tự do: Chơi với hột hạt, lá cây khô, phấn, tháo vặn nút chai, đồ chơi
Chơi tập ở các khu vực chơi 30 - 35 phút * Nội dung:
- Góc thao tác vai: Chơi bế em, chơi bác sỹ, bán hàng
- Góc vận động: Ô tô, con ong, ...
- Góc sách: Xem tranh ảnh, làm sách về các phương tiện giao thông
- Góc HĐVĐV: Búa cọc, xâu hột hạt, xếp ga ra xe ô tô
* Mục tiêu:
- Trẻ biết thực hiện thao tác bế em,
bác sỹ khám chữa bệnh, bán hàng, biết kéo, đẩy ô tô, làm sách tranh và nói tên 1 số phương tiện giao thông
- Trẻ có kỹ năng bế em, cho em ăn, kéo
đẩy ô tô, xem tranh, xếp ga ra
- Trẻ đoàn kết khi chơi
Ăn chính 50 - 60 phút - Cho trẻ rửa tay, lấy ghế kê vào bàn ăn, tập bê cơm ngồi vào chỗ của mình.
-  Dạy trẻ biết xin cơm, xin canh khi ăn hết, ăn xong biết cầm cốc uống nước                       
Ngủ trưa 140 -150 phút - Trẻ thực hiện ngủ trưa tại trường. Trẻ đi vệ sinh, lấy gối xếp vào chỗ ngủ và                        
Ăn bữa phụ 20 - 30 phút - Trẻ thích nghi với chế độ ăn và ăn được các loại thức ăn khác nhau. Trẻ làm
Chơi - tập 50 - 60 phút - LQKTM: Truyện chuyến du lịch của chú gà trống choai
- Chơi ở các góc theo ý thích
- Trò chơi mới: Bánh xe quay
- Chơi với các hình khối, xâu vòng hoa lá
 
Ăn chính 50-60p - Cô cho trẻ kê ghế vào bàn ăn, rửa tay trước khi ăn, dạy trẻ tự xúc cơm,
- Ăn xong trẻ uống nước xúc miệng
Trả trẻ 50 - 60 p - Trao đổi thông tin của trẻ trong ngày với phụ huynh.
         


Thời gian thực hiện chủ đề: 4 tuần từ 24/3 - 18/4/2025       
Tuần 29: Từ ngày 31 tháng  3 đến ngày 4 tháng 4 năm 2024   
* GV phụ trách chính: Sáng: Lò Hà                                              Chiều: Lò Phúc
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
cho trẻ chơi đồ chơi, xem tranh ảnh và trò chuyện về các phương tiện giao thông đường bộ
                                                           
* Tổ chức hoạt động
1.Khởi động: Đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng thành vòng tròn.   
2. Trọng động: Tập mỗi động tác 3-4 lần.           
3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng   
VĐTN: Em tập lái ô tô                   
Chơi tập có chủ định
Truyện: Chuyến du lịch của chú gà trống choai
Hoạt động với đồ vật
Tô màu đỏ cho ô tô
Chơi tập có chủ định
NDTT: DH- Em tập lái ô tô
NDKH: TCVĐ- Ai đoán giỏi
thảo, dạo chơi ngoài trời
Dung dăng dung dẻ...
ngoài trời…
* Chuẩn bị:
- Búp bê, bộ đồ chơi bán hàng, bác sỹ
- Ô tô, con ong
- Tranh về các phương tiện giao thông đường bộ
- Búa cọc, khối gỗ, hột hạt
* Tổ chức hoạt động:
`Trước khi chơi: Cô giới thiêu các góc chơi, nội dung chơi ở các góc. Nhắc trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của bạn
`Quá trình chơi: Cô bao quát hướng dẫn trẻ về góc chơi, cô nhập vai trong các nhóm chơi và chơi cùng trẻ
* Nhận xét: Cô đi đến từng góc, nhận xét nhẹ nhàng và hướng dẫn trẻ cùng cô thu dọn đồ chơi vào nơi quy định          
Cô cùng trẻ gọi tên các món ăn, trẻ ăn gọn gàng, không làm rơi vãi cơm, cầm thìa bằng tay phải                       

 
đi ngủ, trong khi ngủ không được nói chuyện, trẻ cất gối sau khi ngủ dậy
Được 1 số việc với sự giúp đỡ của người lớn: Xúc cơm ăn, lấy nước uống
- Ôn: Thơ xe đạp
- Chơi ở các góc theo ý thích
- Ôn PTVĐ: Nhún bật về phía trước - Chơi với đồ chơi con ong, bóng, ném vòng cổ chai - Nghe các bài hát trong chủ đề - T/C: Cái gì biến mất
- Chơi ở các góc theo ý thích
Cùng trẻ gọi tên món ăn, trẻ tập xúc cơm ăn cầm thìa bằng tay phải, ăn gọn gàng.
dạy trẻ chào bố mẹ, lấy ba lô, chào cô.                

 
       


TUẦN 29
CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Thời gian thực hiện: 1 tuần (Từ ngày 31/3 – 4/4/2025)
Ngày dạy: T2 /31/3/2025
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
Nhún bật về phía trước
  Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
I. Mục tiêu
   - Trẻ có kỹ năng thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động  bật, phát triển cơ cánh tay, cơ chân cho trẻ
     - Trẻ biết nhún bật về phía trước, biết chơi trò chơi “Dung dăng dung dẻ
     - Trẻ có ý thức tham gia tập luyện, đoàn kết với bạn
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô  
      - Đồ dùng: Vạch chuẩn, xắc xô
2. Chuẩn bị của trẻ
     - Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng
II. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô giới thiệu bài hát “Em tập lái ô tô” cô cùng trẻ hát
- Các con vừa hát bài hát gì?
=> Các con vừa hát bài lái ô tô, bây giờ các con cùng lên xe
2. Khởi động
- Cô nói ô tô chuẩn bị chuyển bánh cho trẻ đi thường, ô tô đi nhanh, ô tô chạy chậm, ô tô chạy nhanh, ô tô chạy chậm, ô tô đi nhanh, ô tô đi thường, ô tô dừng lại đứng vòng tròn.
3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- Tay:  Đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay
- Bụng: Cúi người về phía trước
- Chân: Ngồi xuống, đứng lên
b. Vận động cơ bản: Nhún bật về phía trước
- Cô giới thiệu bài
- Cô tập mẫu
+ Lần 1 : Tập trọn vẹn.
+ Lần 2: Làm mẫu và phân tích: Từ đầu hàng cô đi đến đứng trước vạch chuẩn, khi có hiệu lệnh chuẩn bị cô đứng tự nhiên người hơi khom, khụy gối, khi có tín hiệu xắc xô “ Bật”. Cô vung hai tay lấy đà và nhún cả 2 chân bật tiến lên qua vạch chuẩn về phía trước. Bật xong rồi về cuối hàng đứng
+ Cô cho 1 trẻ tập mẫu.
- Trẻ thực hiện:
+ Lần lượt cho 2- 4 trẻ tập; cô bao quát, động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ.
- Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài; cô hoặc 1 trẻ tập lại.
c. Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô cùng trẻ nhắc lại cách chơi
- Tổ chức chơi: Cô chơi cùng trẻ và bao quát trẻ chơi
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi
4. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập                             
5. Kết thúc
- Cho trẻ chuyển hoạt động

- Hát 1 lần
- Trẻ trả lời
- Chú ý nghe


- Thực hiện theo hiệu lệnh của cô




- Tập 3 lần x 2 nhịp
- Tập 4 lần x 2 nhịp
- Tập 4 lần x 2 nhịp

- Chú ý nghe


- Trẻ chú ý quan sát cô tập mẫu và nghe cô hướng dẫn .



-1 trẻ lên tập

- Mỗi trẻ tập 2-3 lần

- Cả lớp nhắc lại

- Chú ý nghe
- 1-2 lần
- Chơi 3-4 lần
- Trẻ trả lời

- Đi khoảng 1 phút

- Trẻ ra chơi



Ngày dạy: T3 /01/4/2025
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT
Nhận biết ô tô , tàu hỏa
I. Mục tiêu
    - Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của ô tô khách, tàu hỏa
    - Trẻ có kỹ năng quan sát, nhận biết và ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ, nói rõ từ.
    - Trẻ có ý thức trong giờ hoạt động, biết khi đi ô tô khách không thò đầu, thò tay ra ngoài
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
    - Đồ dùng: Đồ chơi ô tô khách, ô tô tải, một số ô tô khác, lô tô xe ô tô, tàu hỏa
2. Chuẩn bị của trẻ
    - Đồ dùng: Lô tô phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt
    - Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng khi tham gia hoạt động
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô giới thiệu bài hát em tập lái ô tô, cô cùng trẻ hát
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói đến xe gì?
+ Ô tô là phương tiện giao thông đường nào?
=> Ô tô là phương tiện giao thông đường bộ, bây giờ cô con mình cùng nhận biết ô tô khách nhé
2. Nhận biết ô tô khách, tàu hỏa
* Ôtô khách
- Cô xuất hiện đồ chơi « Ô tô khách »
+ Đây ô tô gì?
- Cho cho lớp, tổ, cá nhân nói.
+ Ô tô khách có những phần nào? Màu gì ?
- Cô cho 2 - 3 trẻ lên chỉ và nói
+ Ô tô khách dùng để làm gì ?
+ Khi ngồi trên ô tô khách thế nào cho an toàn ?
=> Ô tô khách có thân xe màu đỏ, có buồng lái cho chú lái xe, có nhiều nghế cho người ngồi, bánh xe tròn, màu đen, xe dùng để chở người (Chở khách), khi đi ô tô khách không thò đầu, thò tay ra ngoài
*Tàu hỏa
- Cô cho trẻ chơi trò chơi "Trời tối trời sáng"
- Cô xuất hiện tàu hỏa
+ Đây là gì?
- Cho cả lớp, tổ, cá nhân nói.
+ Tàu hỏa có những phần nào? Màu gì ?
- Cô cho 3-4 trẻ lên chỉ và nói (chú ý trẻ dân tộc)
+ Tàu hỏa dùng để làm gì ?
=> Tàu hỏa có đầu xe, toa xe, bánh xe. đầu xe để cho chú lái xe ngồi lái, toa xe dùng để chở hàng, đầu xe màu xanh, thùng xe màu đỏ, bánh xe tròn màu đen tùa hỏa chạy trên đường sắt
* Mở rộng
- Ngoài ô tô khách, tàu hỏa ra chúng mình còn biết loại xe nào?
- Cô cho trẻ gọi tên ô tô, tàu hỏa qua đồ chơi.
- Là phương tiện giao thông đường nào?
3. Trò chơi: Chung sức
- Cô giới thiệu cách chơi, cả lớp chia thành 2 đội, đội xanh và đội đỏ, đi theo đường hẹp lên lên chọn lô tô ô tô khách, và tàu hỏa cho vào rổ của đội mình, thời gian là 1 bản nhạc, kết thúc bản nhạc đội nào chọn đúng và được nhiều tranh là đội đó thắng cuộc
- Luật chơi: Chỉ được chọn lô tô là ô tô khách và ô tô tải
- Tổ chức chơi: Cô cho 2 đội thi đua nhau.
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả chơi
4. Kết thúc
- Cô cho trẻ chuyển hoạt động

- Hát 1 lần
- Trẻ trả lời
- ô tô
- Đường bộ
- Chú ý nghe




- Ô tô khách
- Trẻ trả lời.


- Chở người
- Không thò đầu…
- Chú ý nghe







- Tàu hỏa
- Trẻ trả lời.

- Chở hàng
- Chú ý nghe






- Trẻ kể
- Trẻ nói tên gọi
- Trẻ trả lời

- Trẻ chú ý nghe







- Trẻ chơi
- Cả lớp trả lời

- Trẻ ra chơi



Ngày dạy: T4 /02/4/2025
CHƠI – TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
Truyện: Chuyến du lịch của chú gà trống choai
I. Mục tiêu
     - Trẻ nhớ được tên truyện, tên nhân vật, tên phương tiện giao thông, lời nói và hành động nhân vật trong truyện, trẻ phát âm đúng từ: Chú gà trống choai, đi bộ, màu đỏ
    - Trẻ có kỹ năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
    - Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động, biết d ảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
     - Đồ dùng: Video truyện “Chuyến du lịch của chú gà trống choai”
2. Chuẩn bị của trẻ
     - Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.   
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô giới thiệu bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” cô cho trẻ hát
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói đến phương tiện giao thông gì?
=> Bài hát nói đến tàu hỏa. Có một chú gà trống rất muốn ra biển để chú đi ra biển bằng phương tiện giao thông nào các con chú ý nghe cô kể câu truyện “Chuyến du lịch của chú gà trống choai”
2. Kể diễn cảm
- Cô kể lần 1 diễn cảm
- Lần 2: Cô cho trẻ xem video kết hợp hình ảnh minh họa
3. Giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Câu chuyện kể về ai?
+ Gà trống choai mơ ước được đi đâu?
=> Câu truyện kể về chú gà trống choai. Gà trống

choai mơ ước được đi ra biển
+ Đầu tiên chú quyết định đi bằng gì?
+ Vì sao chú lại đổi đi bằng ô tô?
+ Đi ô tô chú thấy thế nào?
=> Đầu tiên chú đi bộ bằng chính đôi chân vững chãi của mình, chú đi mỏi cả chân mà vẫn không nhì thấy biển, và chú chuyển sang đi ô tô đề nhanh hơn, nhưng khi ô tô chú thấy xóc quá
+ Chú nghĩ sẽ đi gì tiếp?
+ Đi máy bay chú cảm thấy như thế nào?
=> Chú nghĩ chú đi tiếp bằng máy bay, nhưng máy bay cao quá chú sợ
+ Sau đó gà trống choai lại đi bằng phương tiện gì?
+ Cuối cùng thì cái gì đã xuất hiện trước mặt chú gà trống choai ?
=> Sau đó chú lại đi bằng tầu hỏa, cuối cùng biển đã xuất hiện trước mặt chú
+ Gà trống choai đã đi ra biển bằng gì?
+ Thuyền có cánh buồm màu gì?        
=> Gà trống choai đã đi ra biển bằng thuyền. Thuyền có cánh buồm màu đỏ
+ Trong câu truyện Gà Trống Choai đi ra biển bằng những phương tiện giao thông nào?
=> Trong câu truyện Gà Trống Choai đi ra biển bằng ô tô, máy bay…
4. Dạy trẻ kể chuyện
- Cả lớp kể cùng cô
- Cô hỏi trẻ tên truyện và giáo dục trẻ khi đi trên các phương tiện giao thông nhớ ngồi ngay ngắn, đi tàu, ô tô không thò đầu ra ngoài.
5. Kết thúc

- Cô cho trẻ chuyển hoạt động

- Hát 1 lần

- Trẻ trả lời

- Chú ý nghe




- Chú ý nghe cô kể



- Chuyến du lịch…
- Gà trống choai
- Đi ra biển
- Chú ý nghe

- Đi bộ
- … chưa  thấy biển
- Sóc quá
- Chú ý nghe



- Máy bay
- Cao quá
- Chú ý nghe

- Tàu hỏa

- Biển xuất hiện

- Chú ý nghe
- Thuyền buồm
- Màu đỏ
-  Chú ý nghe


- Ô tô, máy bay, tàu hỏa, thuyền
- Chú ý nghe


- 2 lần
- Chú ý nghe


-Trẻ ra chơi



Ngày dạy: T5 /03/4/2025
CHƠI - TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
Tô màu đỏ cho ô tô (M)
I. Mục tiêu
      - Trẻ có kỹ năng câm bút, củng cố kỹ năng nhận biết màu đỏ,  phát triển cơ tay, ngón tay
     - Trẻ biết cầm bút bằng tay phải, chọn bút màu đỏ để tô màu cho ô tô
     - Trẻ  thích cầm bút tô màu. Có ý thức khi tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
     - Đồ dùng: Tranh mẫu, tranh ô tô, sáp màu đỏ
2. Chuẩn bị của trẻ
     - Đồ dùng: Mỗi trẻ 1 ô tô, sáp màu đỏ
     - Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cho trẻ hát bài “Lái ô tô ”  cô cùng trẻ hát
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói đến xe gì?
=>Bài hát nói đến xe ô tô, cò cũng có nhiều tranh ô tô, bây giờ cô con mình cùng «Tô màu đỏ cho ô tô »
2. Quan sát mẫu
- Quan sát tranh 
+ Cô cho trẻ chơi: trời tối trời sáng, cô xuất hiên tranh mẫu
+ Cô có tranh gì ?
+ Tranh tô màu như thế nào?
=> Tranh tô màu ô tô, tranh cô tô ô tô toàn là màu đỏ, cô tô khéo không chờm ra ngoài
- Tô mấu và hướng dẫn : Cô chọn bút màu đỏ, cô cầm bút bằng tay phải, cô di màu đỏ đều  và trong hình ô tô
3. Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút, cách tô màu
- Trẻ tô màu: Cô bao quát hướng dẫn trẻ tô đúng màu đỏ, tô không chờm ra ngoài
4. Nhận xét sản phẩm 
- Cô cho trẻ lên trưng bài bài
- Cô nhận xét chung và cô cho cá nhân trẻ nhận xét bài của bạn. Sau đó cô nhận xét lại
5. Kết thúc
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng, chuyển hoạt động

- Hát 1 lần.
- Trẻ trả lời

- Chú ý nghe





- Tranh tô màu ô tô
- Tô màu đỏ…
- Chú ý nghe

- Quan sát và nghe cô hướng dẫn


- Chú ý nghe

- Trẻ tô bài của mình
- Chú ý nghe

- 1-2 trẻ
- Chú ý nghe


-Thu dọn đồ dùng





Ngày dạy: T6 /04/4/2025
      CHƠI - TÂP CÓ CHỦ ĐỊNH 
- NDTT": Hát : Em tập lái ô tô
- NDKH: Trò chơi: Ai đoán giỏi
I. Mục tiêu
      - Trẻ có kỹ năng hát rõ lời, hát đúng nhịp, củng cố kỹ năng đoán tên bài hát. Phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ.
      - Trẻ  hát được cùng cô bài « Em tập lái ô tô ». Nhận ra một số bài hát quen thuộc qua trò chơi “Ai đoán giỏi”
      - Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động. Biết giữ an toàn khi tham gia giao thông
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
       - Đồ dùng: Nhạc bài hát: Em tập lái ô tô
       - Thiết bị: Máy tính, loa
2. Chuẩn bị của trẻ
       - Tâm thế: Trẻ thoải mái
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô giả làm tiếng còi bíp..bíp...bíp...
+ Đó là tiếng còi xe gì?
+ Đó là tiếng cò xe máy
+ Xe máy là phương tiện giao thông đường gì?
+ Ngoài xe máy còn có phương tiện giao thông đường bộ nào?
=> Xe máy là phương tiện giao thông đường bộ, ngời xe máy cò có xe đạp, ô tô, tàu hỏa... là phương tiện giao thông đường  bộ, các phương tiện giao thông đều phải có người lái. Có một bạn nhỏ tập lái ô tô và được thể hiện qua bài: Em tập lái ô tô mà hôm nay cô Giang sẽ dạy chúng mình hát thật là hay nhé
2. NDTT: Dạy hát  “Em tập lái ô tô”
- Cô hát mẫu: lần 1 thể hiện tình cảm bài hát
+ Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát gì? Do ai sáng tác?
- Cô hát mẫu: lần 2 kết hợp minh họa bài hát
- Bài hát nói về một bạn nhỏ giả làm tiếng kêu của ô tô pí po pí pò và tập lái ô tô, ước mơ sau này lớn lên sẽ lái xe đón cô giáo đấy
- Cho cả lớp hát 2 -3 lần
- Nhóm trẻ hát
- Cá nhân trẻ hát
- Cả lớp hát
- Cô hỏi trẻ tên bài hát? Tên tác giả?
- Giáo dục trẻ phải ngồi ngay ngắn trên các phương tiện giao thông khi tham gia giao thông trên đường
3. NDKH: Trò chơi “Ai đoán giỏi”
- Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi cho trẻ nghe
- Cách chơi: Cô mời 1-2 trẻ lên chơi, cô hát 1 bài hát bất kỳ trong chương trình mà trẻ thuộc. Cô hỏi 1 trong hai trẻ: Đố là bài hát gì? Yêu cầu trẻ hát lại bài hát đó (Nếu trẻ không hát được, cô cho cả lớp hát lại)
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi 1-2 lần
- Tổ chức chơi: cô gọi 2 trẻ một lên chơi
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi.
4. Kết thúc
- Cô nhận xét nhẹ nhàng, cho trẻ ra chơi.

- Trẻ trả lời
- Chú ý nghe

- Đường bộ
- Trẻ trả lời

- Chú ý nghe






- Nghe cô hát






- Cả lớp hát 2-3 lần
- 2-3 nhóm
- 2-3 trẻ
- 1 lần
- Cả lớp nhắc lại và chú ý nghe



- Chú ý nghe




- Trẻ chơi
- Cả lớp trả lời.

- Trẻ ra chơi





























 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây