Kế hoạch tuần 29 lớp MG bé A

Thứ sáu - 28/03/2025 10:19
CHỦ ĐỀ 8: NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
NHÁNH 1: MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

 
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3
Đón trẻ 80 – 90 phút - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng
- Trò chuyện với trẻ, xem tranh ảnh, băng đĩa về  một số 
Thể dục sáng - Hô hấp: Hít vào, thở ra
- Tay: Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực.
 - Lưng, bụng; lườn: Cúi về phía trước.
- Chân: Bước sang ngang
* Mục tiêu
- Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm: Hô hấp, tay, chân, bụng
- Trẻ có kỹ năng vận động
- Trẻ có ý thức trong tập luyện
* CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
Hoạt động học 20 – 25
phút
Thể dục
Chạy 15m liên tục theo hướng thẳng
Tc: Lá và gió
KPKH
Trò chuyện về 1 số hiện tượng tự nhiên
HĐ chơi ngoài trời 30 – 40 phút
- Quan sát: Tạo những bức tranh từ lá, hoa khô. qs thời tiết hôm nay,
- Trò chơi: Lộn cầu vồng, dung dăng dung dẻ, cắp cua bỏ giỏ, chó sói xấu
-  Chơi theo ý thích: Chơi với sỏi,  chơi thả bi , vẽ viết nghệch ngoạc trên sân,
Chơi, hoạt động ở các góc 40 - 50 phút * Nội  dung:
- GPV: Gia đình, bác sĩ, bán hàng 
- GXD: Xây ao cá
- GTH: Vẽ mây tô màu vẽ mưa
- Góc TN: Tưới cây, lau lá, nhặt lá
- Góc sách truyện: Xem tranh truyện về một số hiện tượng tự nhiên
* Mục tiêu
- Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình.
-Trẻ  mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi.
- Trẻ có kỹ năng vẽ tô màu
- Trẻ biết  yêu quí, chăm sóc bảo vệ cây
Ăn trưa 60 - 70 phút - Kê ghế khi ăn, Trẻ hình thành thói quen trật tự khi ăn, ăn chậm nhai kỹ
 các loại quả có hạt. Gọi tên các món ăn trong các bữa ăn.
Ngủ trưa 140 -150 phút - Trẻ biết nói với cô giáo nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh bằng câu đơn
- Thực hiện đúng quy định của giờ ngủ, không nghịch đc khi ngủ
Ăn bữa phụ 20 -30 phút - Trẻ biết dùng bát thìa đúng cách, dùng cốc uống nước đúng cách.
Chơi, HĐ theo ý thích 70 - 80 phút - HĐPÂN: VĐM- Xòe hoa
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
- TCM: Nhảy qua suối nhỏ
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
Trả trẻ 60 -70 phút - Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa quần áo gọn                                                                   
 
         
Thời gian thực hiện: 3 tuần từ ngày 31/3/2025 đến ngày 17/4/2025
Tuần 29 từ ngày 31 Tháng 3 đến ngày 4  tháng 4 năm 2025
*GV sáng: Phạm Nguyệt                                                  Chiều: Phạm Thuý                                   
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
cá nhân vào đúng nơi quy định, Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích
 hiện tượng tự nhiên. Biết chơi đoàn kết. Không tranh giành đồ chơi với bạn
 
* Tổ chức hoạt động
*Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi, chuyển  đội hình 3 hàng dọc theo tổ
 *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác tập 2l x 4n
 *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng
  - Tập theo nhạc bài  Trời nắng trời mưa
Văn học
Truyện: Cơn gió lạnh và mặt trời
 
LQVT
So sánh chiều rộng của hai đối tượng (Rộng hơn, hẹp hơn)
 
Âm nhạc
NDTT: DH: Nắng sớm
NDKH: NH - Mưa bóng mây
TCAN: Hoá đá
quan sát hoa lan ý, trải nghiệm cách gieo hạt, quan sát sự nảy mầm của cây, cách chăm sóccây
tính …….
trên cát, đồ chơi ngoaì trời….
* Chuẩn bị
- Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ
- Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi..
- Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán, mẫu in
- Tranh ảnh một số hiện tượng tự nhiên
* Tổ chức hoạt động:
- Cho trẻ nhắc lại các góc đã thực hiện trong chủ đề trò chuyện về các góc và nội dung các góc chơi
- Cô cho trẻ về góc chơi đã nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Cô bao quát gợi ý để trẻ làm phong phú nội dung chơi và gợi ý về sản phẩm góc tạo hình in xé dán các loại hoa
- Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan bộ sưu tập hoa tại góc tạo hình, cho trẻ giới thiệu, cô động viên trẻ,cho trẻ thu dọn đdđc, VSCN
đồ dùng sp các nghề tại góc sách, cho trẻ giới thiệu, cô động viên trẻ,cho trẻ thu dọn đdđc, VSCN
 
- Trẻ ăn các món ăn ở trường, uống nước đun sôi
- Trò chuyện và nhận biết việc khi ăn không cười đùa, không uống hoặc ăn
- Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt
- Nhận biết và thực hiện đúng quy định về chỗ ngủ riêng theo giới tính
- Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
- Hoạt động lao động: Vệ sinh lớp học
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
- LQKTM: Hát “Nắng sớm”
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
- HĐKIDSMART:Chơi trong căn phòng máy đếm số. Ban nhạc Oranga Banga
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
 
gàng, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, và học tập của trẻ.
       
CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
Chủ đề nhánh: Một số hiện tượng tự nhiên
          Thời gian thực hiện 1 tuần ( Từ ngày 01/4 đến ngày 4 tháng 4/2025)

Ngày dạy: Thứ 2 ngày 31/3/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thể dục: Chạy 15m theo hướng thẳng
 Trò chơi: Lá và gió
I. Mục tiêu
       - Trẻ biết chạy 15m theo hướng thẳng, chạy kết hợp chân tay nịp nhàng mắt nhìn thẳng.
       - Trẻ có tính kiên trì sự khéo léo dẻo dai của đôi chân và biết cách kết hợp chân tay nhịp nhàng. Trẻ biết chơi trò chơi đúng luật.

       - Trẻ thường xuyên luyện tập để có cơ thể khoẻ mạnh, có ý thức trong giờ học
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
   - Thiết bị: Máy tính, loa.
   -  Đồ dùng: Vạch đích    
2. Chuẩn bị của trẻ
  - Tâm thế: Trẻ thoải mái, trang phục gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô cho trẻ hát bài “Tập rửa mặt”
+ Con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
=> Bài hát tập rửa mặt nói về bạn nhỏ rất khéo léo hàng ngày rửa mặt thật sạch giống như cô giáo . Muốn cơ thể khỏe mạnh thì chúng mình phải ăn uống  đủ chất và thường xuyên tập luyện thể dục, vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ. Bây giờ cô và các con cùng nhau tập thể dục nào.
2. Khởi động
- Cho trẻ khởi động theo đội hình vòng tròn: đi thư­­­ờng, đi bằng gót chân, đi thư­­­ờng, đi bằng mũi chân, đi th­ường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi th­­­ường, về đội hình theo tổ.
3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra trước, sang 2 bên
- Lưng, bụng: Nghiêng người sang trái, sang phải.
- Chân: Ngồi xổm, đứng lên
b. Vận động cơ bản: Chạy 15m theo hướng thẳng
- Đội hình 2 hàng ngang đối diện
- Cô làm mẫu
+ Lần 1: Cô làm mẫu trọn vẹn
+ Lần 2: Vừa làm mẫu vừa phân tích động tác: Cô đứng trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh chạy cô chạy thật nhanh về phía trước mắt nhìn thẳng kết hợp chân tay nhịp nhàng chạy theo hướng thẳng, hết đoạn đường quy định cô về cuối hàng.
- Trẻ thực hiện: Cho 2 trẻ tập
- Lần lư­­­ợt cho 2 trẻ tập
- Qúa trình trẻ tập cô bao quát và động viên trẻ tập, nhắc trẻ ném trúng đích, chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cho 2 hàng thi đua nhau tập
- Cô hỏi lại trẻ tên bài.
- Củng cố: Cho 1(2) trẻ tập lại
4. Trò chơi “Lá và gió”
- Cô giới thiệu trò chơi: Lá và gió
- Cô nói cách chơi và luật chơi
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần động viên khuyến khích trẻ sau mỗi lần trẻ chơi
5. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân 1- 2 vòng sân
6. Kết thúc
- Cô nhận xét, cho trẻ ra chơi

- Trẻ hát 1 lần
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể

- Trẻ lắng nghe





- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô



- 3 lần x 8 nhịp
- 4 lần x 8 nhịp
- 4 lần x 4 nhịp



- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ chú ý quan sát và nghe hư­­­ớng dẫn



- 2 trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý thực hiện theo yêu cầu

- Trẻ thực hiện
- Trẻ nhắc lại tên bài tập
- Trẻ thực hiện


- Trẻ chú ý nghe cách chơi
- Trẻ nói cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi hứng thú



- Trẻ thu dọn đồ dùng, ra chơi.

 
 





Ngày dạy: Thứ 3 ngày 01/4/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
KPKH: Trò chuyện về 1 số hiện tượng tự nhiên
 I. Mục tiêu
        - Trẻ biết về một số hiện tượng tự nhiên như: Mưa, nắng, gió, bão…,trẻ biết lợi ích, tác hại của hiện tượng tự nhiên đối với đời sống của con người.
        - Trẻ nhận biết nhanh những đặc điểm, dấu hiệu nổi bật của thiên nhiên.Trẻ nói rõ ràng, mạch lạc. Phát triển ở trẻ kỹ năng quan sát, tư duy, ghi nhớ có chủ định.
        - Giáo dục trẻ giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi để tự bảo vệ mình khi đi ngoài trời.
 II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
        - Thiết bị: Máy chiếu, máy vi tính, loa
        - Đồ dùng: Hình ảnh các hiện tượng tự nhiên: nắng, mưa, bão lụt, cầu vồng
 2. Chuẩn bị của trẻ
        - Đồ dùng: Lô tô các hiện tượng tự nhiên
        - Tâm thế thoải mái, trang phục gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
Cho trẻ hát bài hát “Nắng sớm”
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói đến hiện tượng tự nhiên gì?
+ Ngoài nắng ra thì còn các hiện tượng tự nhiên nào mà các con biết?
- Để hiểu rõ về các hiện tượng tự nhiên, hôm nay cô sẽ cho các con tìm hiểu về một số hiện tượng tự nhiên nhé!
2. Tìm hiểu khám phá một số hiện tượng tự nhiên
a. Hình ảnh trời nắng
-Cho trẻ chơi “trốn cô”
+ Các con xem cô có hình ảnh gì đây?
+ Con có nhận xét gì về hình ảnh này?
+ Con thấy nắng trong ngày ntn?
+ Nắng buổi sáng có ích lợi gì?
+ Nắng buổi trưa các con có được ra ngoài chơi k, nếu có việc ra ngoài chúng ta phải làm gì?
+ Trời nắng có ích lợi gì?
+ Nếu nắng nóng kéo dài sẽ dân đến điều gì?
- Cho trẻ xem tranh hạn hán, cây chết khô vì thiếu nước, đất đai nứt nẻ, nắng lâu dẫn đến cháy rừng
+ Khi trời nắng nếu muốn ra ngoài chúng mình phải như thế nào? Vì sao?
b. Hình ảnh trời mưa
- Các con xem cô có hình ảnh gì nữa đây
+ Khi trời sắp mưa con thấy ntn?
+ Khi đi dưới trời mưa chúng ta phải làm gì?
- Các con xem cô có hình ảnh gì nữa đây
+ Khi trời sắp mưa con thấynhư thế nào?
+ Mưa có tác dụng như thế nào với cuộc sống của chúng ta?
+ Nếu mưa quá nhiều thì đất sẽ như thế nào?
+ Khi gặp mưa con phải làm gì?
-> Giáo dục: Khi trời mưa thường có sấm sét rất nguy hiểm nên trời mưa các con không được ra tắm hoặc đùa nghịch dưới mưa không rất dễ bị ốm. Nếu đi học dưới trời mưa nhỏ các con phải mặc áo mưa cho nước đỡ vào người.
c. Hình ảnh gió
- Cô đọc câu đố về gió:
“Không tay không chân
Mà hay mở cửa?”
+ Cô vừa đọc câu đố về hiện tượng gì?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh về gió và hỏi trẻ
+ Cô có hình ảnh gì?
+ Con có nhận xét gì về hình ảnh này?
+ Trời nắng mà có gió con sẽ cảm nhận như thế nào?
+ Trời rét mà có gió con sẽ cảm nhận như thế nào?
+ Gió có tác dụng gì?
- Ngoài gió tự nhiên còn có gió nhân tạo nhờ có quạt điện, quạt tay mà chúng ta cũng có thể tạo ra gió để mát mẻ hơn khi thời tiết nóng.
+ Nếu gió to quá thì chúng ta gọi là gì nhỉ?
+ Gió to dẫn đến bão có lợi cho chúng ta không?
+ Ngoài nắng, mưa, gió ra con còn biết nhưng hiện tượng thiên nhiên nào khác?
=> Ngoài ra còn có hiện tượng tuyết rơi, sấm sét, lốc xoáy, núi lửa, cũng gây ra cho con người nhiều thiệt hại như: Người chết, bị thương, sập nhà cửa, hoa màu ngập úng, khô héo, bệnh tật hoành hành rất đỗi thương tâm.
3. Trò chơi: “Trời nắng, trời mưa”
- Cách chơi: Khi cô nói trời nắng các con lấy tay che nắng, cô nói gió thổi nhẹ các con giả vờ nghiêng ngả, gió thổi mạnh các con nói ào ào nghiêng mạnh hơn, cô nói trời mưa các con nói che mưa, mưa nhỏ các con nói tí tách, mưa to các con nói lộp bộp,lộp bộp, sấm chớp đùng đùng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần
- Trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ sau mỗi lần trẻ chơi
* Trò chơi:“Thi xem đội nào nhanh”
- Cách chơi: Cô sẽ mời 2 đội là đội trời nắng và đội trời mưa lên các bạn sẽ phải bật liên tục qua vòng lên chọn hình ảnh theo yêu cầu của cô gắn lên bảng, đội trời nắng sẽ lên chọn các hình ảnh về hiện tượng tự nhiên, đội trời mưa sẽ chọn các hình ảnh đúng của con người trước các hiện tượng thiên nhiên, mỗi bạn chỉ được chọn 1 hình ảnh, gắn xong chúng mình về cuối hàng đứng và bạn khác sẽ bật liên tục qua vòng lên chọn hình ảnh, thời gian sẽ là một bản nhạc, khi bản nhac kết thúc, đội nào tìm được nhiều hình ảnh theo yêu cầu hơn đội đấy sẽ được cô và các bạn khen.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
4. Kết thúc
- Trẻ thu rọn đồ ra ngoài

- Trẻ hát
- Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn

- Mưa,gió…


- Trẻ lắng nghe





- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn.


- Trẻ trả lời



 
  • Trẻ chú ý quan sát

- Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn

- Trẻ quan sát hình ảnh trả lời câu hỏi của cô
- Đội mũ, nón, che ô

- Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn

- Lũ lụt
- Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn
- Trẻ chú ý lắng nghe






 
  • Trẻ chú ý nghe
- Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn.

- Gió ạ
- Trẻ trả lời
- Mát ạ

- Lạnh ạ
- Làm cho không khí mát
 
  • Trẻ chú ý nắng nghe


- Bão ạ
- Không ạ
- Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn

- Trẻ chú ý nghe




- Trẻ chú ý nghe

 
  • Trẻ chơi trò chơi cùng cô

- Trẻ chơi hứng thú




- Trẻ chú ý nghe










- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ ra ngoài chơi
Ngày dạy: Thứ 4 ngày 02/4/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
Văn học: Truyện: Cơn gió lạnh và mặt trời
I. Mục tiêu
       - Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung câu chuyện, Trẻ biết một số hiện tượng thiên nhiên: Gió, mặt trời chiếu ánh nắng chói chang
       - Trẻ trả lời to rõ, mạch lạc, Biết nhắc lại một số lời thoại trong câu chuyện, Biết dùng từ để nói về gió và mặt trời; gió mạnh, gió nhẹ, mặt trời rực rỡ, mặt trời chói chang
       - Trẻ giữ gìn và bảo vệ sức khỏe, ăn mặc phù hợp với thời tiết.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
       - Đồ dùng: Tranh mô hình kể chuyện, một số đồ dùng dụng cụ cho trẻ làm thí nghiệm gió
       - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, loa
2. Chuẩn bị của trẻ
       - Tâm thế: Trẻ tâm thế thoải mái, trang phục gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cho trẻ hát và vận động theo bài: “Mặt trời của bé”
+ Bài hát nói về ai?
- Cô cũng có câu chuyện nói về ông mặt trời, đó là câu chuyện “Gió và mặt trời”
2. Kể chuyện diễn cảm
+ Lần 1: Cô kể diễn cảm
+ Lần 2: Cô kể kết hợp tranh minh hoạ
- Nhắc lại tên câu chuyện, tên tác giả
3. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn
+ Các con vừa nghe câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những ai?
+ Gió và mặt trời ai cũng cho mình là người mạnh nhất. Vậy theo con, ai là người mạnh nhất?
+ Gió và mặt trời đã tổ chức cuộc thi như thế nào? (Ai là người làm cho chú thỏ cởi bỏ áo khoác ra?)
- “Loạng choạng” Đứng nghiêng ngả không vững
- Giảng giải: Gió và mặt trời là đôi bạn thân, ngày nào cũng cùng nhau đi ngao du khắp nơi. Một ngày nọ, bỗng nhiên gió nảy ra ý so sánh giữa gió và mặt trời ai mạnh hơn.
* Trích: “Gió hăm hở đòi ra tay trước và hùng hổ thổi ào ạt. Cát đá bay vèo vèo, cây cối nghiêng ngả. Bước chân người lữ khách loạng choạng nhưng gió càng thổi thì anh ta lại càng níu chặt tấm áo choàng để nó không bị bay đi. Sau một hồi gắng sức, gió mệt mỏi quá nên ngừng thổi.
Đến lượt mình, mặt trời nhẹ nhàng chiếu những tia nắng dịu dàng vào người lữ khách. Anh cảm thấy hơi nóng nên nới lỏng chiếc áo khoác. Mặt trời tiếp tục chiếu rọi những tia nắng, mỗi lúc một nóng hơn. Một lát sau, người lữ khách tuôn mồ hôi dầm dề và phải cởi bỏ áo khoác ra cất vào giỏ”.
=> Kết luận: câu chuyện này muốn nói ai cũng có một sức mạnh khác nhau không khoe khoang Gió giúp cho ta mát mẻ, mặt trời giúp ta mau lớn và khoẻ mạnh
- Cho trẻ làm động tác của gió và mặt trời
- Làm thí nghiệm về gió: chia trẻ làm 2 nhóm, tự đi lấy các đồ dùng về làm thí nghiệm
- Trẻ làm thí nghiệm cô bao quát động viên khuyến khích trẻ
4. Dạy trẻ kể chuyện.
- Cho cả lớp kể chuyện cùng cô
- Cho tổ kể chuyện luân phiên.
- Nhóm, cá nhân.
- Cô giáo chú ý sửa sai động viên khuyến khích trẻ.
5. Chơi  trò chơi “Trời nắng trời mưa”

- Cô nói tên trò chơi: Trời nắng trời mưa
- Cô giới thiệu cách chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần.
- Cô nhận xét, tuyên dương khuyến khích trẻ sau mỗi lần trẻ chơi
6. Kết thúc
- Trẻ nhẹ nhàng ra sân chơi

- Cả lớp hát vận động
- Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn
- Trẻ chú ý nghe

- Trẻ chú ý nắng nghe cô kể chuyện
- Trẻ nhắc lại tên chuyện

- Cơn gió lạnh và mặt trời
- Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn



- Trẻ chú ý nghe

- Trẻ thực hiện theo yêu cầu
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trích dẫn cùng cô










- Trẻ chú ý nghe


- Trẻ thực hiện theo yêu cầu

- Trẻ làm thí nghiệm


- Trẻ chú ý kể chuyện cùng cô
- Cả lớp cùng đọc, tổ kể chuyện, nhóm, 2, 3 trẻ kể

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ lắng nghe


- Trẻ ra chơi.





Ngày dạy: Thứ 5 ngày 03/4/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
LQVT: So sánh chiều rộng của hai đối tượng (Rộng hơn, hẹp hơn)

I. Mục tiêu
-  Trẻ nhận biết được sự khác biệt rõ nét về chiều rộng của 2 đối tượng, nói được từ rộng  hơn -  hẹp hơn. Củng cố nhận biết, gọi tên một loại đồ dùng dụng cụ quen thuộc.
-  Rèn kỹ năng so sánh bằng thị giác để nhận biết sự khác nhau về chiều rộng của 2 đối tượng. Phát triển óc quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định. Trẻ phát triển khả năng diễn đạt đúng các từ rộng  hơn, hẹp hơn.
- Trẻ nhanh nhẹn, tích cực trong hoạt động. Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, yêu quý ông bà bố mẹ và những người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: 2 chiếc khăn (1 khăn rộng hơn, 1 khăn hẹp hơn), que chỉ, bảng con. Một số nhóm đồ dùng đặt xung quanh lớp.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, loa
2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Mỗi trẻ 1 rổ có: 1 túi, 2  băng giấy 1 băng giấy đỏ rộng hơn, 1 băng giấy vàng hẹp hơn. 3 bảng từ, một số đồ dùng dụng cụ để trẻ chơi trò chơi.
- Tâm thế: Trẻ thoải mái vui vẻ.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô tập trung trẻ cho trẻ hát theo nhạc bài “Cháu yêu bà
2. So sánh chiều rộng của 2 đối tượng rộng hơn -  hẹp hơn.
* Nhận biết, gọi tên đối tượng so sánh
- Cô tặng cho lớp một hộp quà, xem bên trong hộp quà có gì nhé?
+ Các con có nhận xét gì về 2 chiếc khăn này sau khi được cô trải vào tay của 2 bạn?
- Để xem bạn trả lời đúng chưa các con hãy kiểm tra cùng cô nhé!
+ Cô đặt khăn xanh chồng lên khăn trắng sao cho 2 đầu và một cạnh của 2 chiếc khăn trùng khít nhau. Các con thấy 2 chiếc khăn này thế nào so với nhau?
- Đúng rồi, 2 chiếc khăn này không bằng nhau, khăn màu xanh heph hơn, khăn màu trắng rộng hơn đấy.
* So sánh chiều rộng của 2 đối tượng rộng hơn -  hẹp hơn.
- Hôm nay cô sẽ dạy chúng mình “So sánh chiều rộng của 2 đối tượng”
- Cô tặng cho mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi.
+ Hỏi trẻ trong rổ của con có gì?
- Cô xếp 2 băng giấy cạnh nhau lên bảng.
- Cô yêu cầu trẻ thực hiện xếp 2 băng giấy trong rổ của trẻ ra bảng giống cô.
+ Con thấy 2 băng giấy có chiều rộng như thế nào với nhau?
+ Bạn nào giỏi cho cô biết băng giấy nào rộng hơn?
+ Bạn nào giỏi cho cô biết biết băng giấy mầu vàng  như thế nào?
+ Vì sao con biết băng giấy mầu đỏ rộng hơn băng giấy mầu vàng?
- Để biết chính xác băng giấy nào rộng hơn, băng giấy nào hẹp hơn cô và các con cùng đo nhé  .
- Cô đăt băng giấy mầu đỏ xuống trước sau đó cô đặt băng giấy mầu vàng trùng khít lên trên sao cho 1 đầu của 2 băng giấy sát mép nhau.
+ Băng giấy màu đỏ như­ thế nào với băng giấy màu vàng
=> Cô nhắc lại: Băng giấy màu đỏ rộng hơn băng giấy màu vàng  vì khi cô xếp chồng băng giấy màu vàng  lên băng giấy màu đỏ thì đầu kia của băng giấy màu đỏ thừa 1 đoạn.
- Đây là phần thừa của băng giấy đỏ.
- Băng giấy màu vàng hẹp hơn băng giấy màu đỏ vì khi cô chồng băng giấy màu vàng  lên băng giấy màu đỏ thì đầu kia của băng giấy màu vàng  thiếu 1 đoạn.
- Vậy băng giấy màu đỏ dài hơn băng giấy màu vàng hẹp hơn
=> Cô khái quát:  Các con ạ khi so sánh chiều rộng  của 2 đối tượng thì đối tượng nào có phần thừa ra thì sẽ rộng  hơn và đối tượng còn lại sẽ hẹp  hơn đấy.
3. Luyện tập
* TC1: Thi xem ai nhanh
- Cách chơi: Cô đã chuẩn bị cho các con 2 băng giấy băng giấy mầu đỏ rộng hơn băng giấy mầu vàng các con hãy quan sát kĩ và lắng nghe
- Xem cô yêu cầu chúng mình làm gì nhé
+ Lần 1: Cô nói băng giấy rộng hơn.
+ Lần 2: Cô nói băng giấy hẹp hơn. 
+ Lần 3: Cô nói băng giấy mầu đỏ. 
+ Lần 4: Cô nói băng giấy mầu vàng.
* TC2: Thi xem tổ nào nhanh
- Cách chơi: Cô có 3 bức tranh giống nhau tặng 3 tổ, trên  mỗi bức tranh có  rất nhiều đồ dùng, dụng cụ khác nhau Nhiệm vụ của mỗi bạn nên chơi đi qua đường hẹp đếm tìm đồ dùng, dụng cụcó kích thước rộng hơn gắn lên trên. Thời gian chơi được tính bằng 1 bản nhạc đội nào gắn  được nhiều và đúng đội đó giành chiến thắng.
- Luật chơi: Đội nào gắn đúng và được nhiều đội đó giành chiến thắng.
- Cho trẻ chơi, cô giáo hỗ trợ và cùng tham gia vào trò chơi với trẻ, kiểm tra kết quả.
5. Kết thúc  
- Cô và trẻ hát bài “Gia đình nhỏ hạnh phúc to” và ra sân chơi

- Trẻ nhiệt liệt hưởng ứng.
- Trẻ hát cùng cô.  




 -  2 chiếc khăn ạ

- Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn
- Trẻ chú ý nghe

- Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn
- Trẻ chú ý nghe



- Trẻ lắng nghe


- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu
- Không bằng nhau

- Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn

- Vì thừa ra 1 đoạn

- Trẻ chú ý quan sát

- Trẻ quan sát.


- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe



- Trẻ chú ý lắng nghe





- Trẻ chú ý nghe cô nói



- Trẻ chú ý nghe



- Trẻ thực hiện theo yêu cầu




- Trẻ chú ý nghe










- Trẻ chơi hứng thú























- Trẻ thu rọn đồ dùng

 
 

Ngày dạy: Thứ 6 ngày 4/4/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
Âm nhạc: NDTT: DH: Nắng sớm
NDKH: NH: Mưa bóng mây
TCAN: Hoá đá
I. Mục tiêu
        - Trẻ có kỹ năng hát đúng lời theo nhạc bài nắng sớm , hứng thú  nghe nhạc và hưởng ứng cùng cô theo  bài hát mưa bóng mây, Trẻ có kỹ năng nghe hát hưởng ứng cùng cô hiểu nội dung bài nghe hát.
        - Trẻ hát thuộc bài hát, biết hát bài hát hiểu nội dung bài hát. Hưởng ứng cùng cô bài hát, hứng thú chơi trò chơi
        - Trẻ yêu thiên nhiên, biết bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Hình ảnh trời mây, gió..
- Thiết bị: Máy tính, loa
2. Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ. Trang phục gọn gàng
 III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
+ Các con đang học chủ đề gì?
- Cô cũng có một bộ sưu tập về các mùa trong năm và các hiện tượng tự nhiên
+ Các con vừa xem hình ảnh gì?
+ Đây là hình ảnh gì?
=> Một số hiện tượng tự nhiên đem đến cho con người nhiều ích lợi cho con người và thế giới động thục vật, hôm nay cô và các con cùng nhau hát bài hát “Nắng sớm” nhé
2. Dạy hát “ Nắng sớm”
- Lần 1: Cô hát thể hiện tình cảm
- Lần 2: Cô hát theo nhạc bài hát
-  Cô cho cả lớp hát 2- 3 lần
- Tổ, nhóm, nhá nhân trẻ hát theo nhạc
- Cô bao quát khích lệ sử sai cho trẻ động viên khuyến khích trẻ
3. Nghe hát” Mưa bóng mây”
- Hiện tượng thiên nhiên rất kỳ thú, vào tháng 4 có thời tiết đang nắng nhưng bống lại có mây kèo ùn đến mưa ào ào xong rồi lại tạnh ngay, người ta gọi đó là mưa bóng mây đấy các con ạ, hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe bài hát “ Mưa bóng mây” nhé
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần
- Cô mở băng đài cho trẻ nghe 1 lần, Khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô
4. Trò chơi: Hoá đá
- Giới thiệu trò chơi: Hoá đá
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Tổ chức: Cho trẻ lên chơi 2- 3 lần
- Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi .
5. Kết thúc
- Cô nhận xét và cho trẻ ra ngoài chơi

- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát

- Trẻ kể
- Trời mưa
- Trẻ lắng nghe




- Trẻ chú ý nghe hát

- Cả lớp hát 2-3 lần
- Tổ, nhóm hát
- Cá nhân hát


- Trẻ lắng nghe




- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hưởng ứng


- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi trò chơi


 - Trẻ ra chơi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây