Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | |
Đón trẻ | 50 – 60 phút | Cô đón trẻ vào lớp, cô ân cần vỗ về trẻ để trẻ nín, dạy trẻ chào cô, chào, bố mẹ - Cho trẻ chơi tự do, điểm danh trẻ. |
||
Thể dục sáng | * Nội dung: - Hô hấp: Hít vào, thở ra - Tay: Đưa tay sang ngang. - Lưng, bụng: Vặn người sang 2 bên - Chân: Co duỗi từng chân |
* Mục tiêu Trẻ thực hiện được động tác trong bài thể dục Trẻ có kỹ năng tập các động tác theo cô Trẻ có ý thức tham gia tập luyện *Chuẩn bị: Trẻ thoải mái gọn gàng Sân tập bằng phẳng |
||
Chơi tập có chủ định | 30 – 40 phút | Phát triển vận động Bật qua các vòng TC: Bắt bướm |
Hoạt động nhận biết Nhận biết quần áo bạn trai |
|
Dạo chơi ngoài trời | 30 – 35 phút | - Dạo chơi ngoài trời: Quan sát cây lưỡi hổ, cây dạ yến thảo, trải nghiệm nhặt đỗ. - Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ, bắt bướm, con bọ rùa… - Chơi tự do: Chơi đồ chơi ngoài trời, vỏ ốc, lá cây, hạt, bồng bèo… |
||
Chơi tập ở các khu vực chơi | 30 - 35 phút | * Nội dung: - Góc phân vai: Bán hàng, bế em.... - Góc vận động: Chơi xe kéo, chơi với vòng - Góc hoạt động với đồ vật: xâu vòng. - Góc sách: Xem tranh ảnh đồ dùng của bé. |
* Mục tiêu: - Trẻ biết được các nhóm chơi, vai chơi,biết vai chơi bán hàng, bế em.... - Trẻ có kỹ năng: Bế em, bán hàng, kéo xe, đẩy xe, xem tranh, vòng.. - Trẻ có ý thức giữ gìn đồ chơi, đoàn kết khi chơi.. |
|
Ăn chính | 50 - 60 phút | - Làm quen với chế độ ăn cơm và, các loại thức ăn khác nhau. | ||
Ngủ trưa | 140 -150 phút | - Trẻ thực hiện ngủ trưa tại trường theo chế độ sinh hoạt. - Hưỡng dẫn trẻ cởi bớt áo khoác dày. |
||
Ăn bữa phụ | 20 - 30 phút | -Tập luyện nề nếp thói quen tốt trong ăn uống. |
||
Chơi, - tập | 50 - 60 phút | - Trò chơi mới: Thêm một - Chơi tự do ở các góc chơi |
- LQKTM Truyện chiếc áo mới - Chơi với nắp chai |
|
Ăn chính | 50-60 phút | - Làm quen với chế độ ăn cơm và, các loại thức ăn khác nhau. |
||
Trả trẻ | 50-60 phút | - Trò chuyện với trẻ về đồ chơi gần gũi, quanh trẻ | ||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
cho trẻ chơi với đồ chơi, cho trẻ chơi tự do. |
|||
* Tổ chức hoạt động 1.Khởi động: Đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng thành vòng tròn. 2. Trọng động: Tập mỗi động tác 3-4 lần. 3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng VĐTN: Nắng sớm |
|||
Chơi tập có chủ định Truyện: Chiếc áo mới |
Hoạt động với đồ vật Xâu vòng màu xanh, màu đỏ tặng cô. |
Chơi tập có chủ định - NDTT:Nghe hát: Đồ dùng bé yêu - TC: Tiếng kêu của cái gì |
|
* Chuẩn bị - Đồ bán hàng, búp bê…. - Xe kéo, vòng, - Bộ xâu hoa… - Tranh ảnh về đồ chơi |
* Tổ chức hoạt động ` Trước khi chơi: Cô giới thiệu chủ đề chơi, các góc chơi, nội dung chơi ở các góc. ` Quá trình chơi: Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi: Bế em khoáy bột, cho em ăn, bán hàng và chơi cùng trẻ. * Nhận xét: Cô đến từng góc, nhận xét và hướng dẫn trẻ cất đồ chơi ngăn nấp, gọn gàng |
||
cơm ăn, ăn xong uống nước xúc miệng | |||
nhạc nhẹ nhàng để trẻ dễ dàng ngủ | |||
Trẻ làm được 1 số việc với sự giúp đỡ của người lớn: Xúc cơm, lấy nước uống. |
|||
- Ôn truyện: Chiếc áo mới - Chơi với đất nặn |
- Ôn vận động: Bật qua các vòng - Chơi ở các góc theo ý thích |
- Đọc đồng giao dung dăng dung dẻ. - Xem tranh ảnh đồ dùng của bé |
|
Dạy trẻ chào ông bà, bố mẹ, lấy ba lô, chào cô. |
|||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cùng trẻ hát bài đu quay + Chúng mình vừa hát bài gì ? + Bài hát nói đến đồ chơi gì ? => Hàng ngày đến lớp các con được chơi đu quay và nhiều đồ chơi như bóng, ô tô...,. Hôm nay cô dạy các con bài thể dục Bật qua các vòng. 2. Khởi động - Cô cho trẻ đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng vòng tròn. 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung: - Tay: Tay đưa sang ngang. - Bụng: Vặn người sang hai bên - Chân: Co duỗi từng chân b. Vận động cơ bản: Bật qua các vòng - Cô giới thiệu tên bài Bật qua các vòng - Cô tập mẫu: + Lần 1: Tập trọn vẹn. + Lần 2: Làm mẫu và giải thích: Cô đứng trước vạch kẻ nhún chân bật qua các vòng, khi bật không để chân chạm vào vòng, bật hết số vòng rồi về cuối hàng đứng. - Trẻ thực hiện: + Cô cho 1 trẻ tập mẫu. + Lần lượt cho 2 trẻ tập; cô bao quát, động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ. - Củng cố: cô hỏi lại trẻ tên bài; cô hoặc 1 trẻ tập lại. c. Trò chơi: Bắt bướm - Cô nói tên trò chơi - Cô nói cách chơi: Cô cầm cây có con bướm giơ lên, hạ xuống ở nhiều chổ khác nhau để cho trẻ vừa nhảy được cao vừa nhảy được xa để bắt bướm. Ai chạm vài tay con bướm coi như bắt được bướm. Ai bắt được nhiều lần sẽ được mọi người hoan hô khen ngợi. - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ chơi cô bao quát chú ý sửa sai cho trẻ. - Cô hỏi lại tên trò chơi. 4. Hồi tĩnh - Cho trẻ làm chim bay đi nhẹ nhàng quanh sân tập. |
- Trẻ trả lời - Đu quay - Cái đu quay - Chú ý nghe - Thực hiện theo hiệu lệnh của cô - Tập 3 lần x 2 nhịp - Tập 3 lần x 2 nhịp - Tập 3 lần x 2 nhịp - Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu bài và quan sát cô tập mẫu và nghe cô hướng dẫn tập. - Trẻ tập - Mỗi trẻ tập 2-3 lần - Cả lớp nhắc lại - Trẻ nghe - Trẻ chơi - Đi khoảng 1 phút |
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô giới thiệu chiếc hộp kỳ diệu. - Mời trẻ khám phá + Trong hộp có gì ? => Trong hộp có rất nhiều đồ dùng, để xem đó là đồ của bạn trai, hay bạn gái hôm nay cô con mình nhận biết quần áo của bạn trai trước nhé. 2. Nhận biết quần áo bạn trai * Nhận biết quần: - Cô cho trẻ chơi trời tối trời sáng cô xuất hiện cái quần. + Cô có cái gì đây ? + Đây là quần bạn gái hay bạn trai ? + Quần bạn trai có gì đây ? + Quần có mấy ống ? +Quần để làm gì ? + Để quần luôn sạch đẹp phải làm gì ? => Quần bạn trai có túi, quần có cạp quần, đũng quần ống quần; quần có 2 ống., quần để mặc,để quần luôn sạch đẹp không ngồi lê, không đi vệ sinh ra quần, hàng ngày phải thay giặt… * Nhận biết áo. - Cô xuất hiện áo. + Đây là cái gì? + Áo có những gì? + Áo này bạn gái hay bạn trai ? + Để áo luôn sạch đẹp phải làm gì? => Áo này là áo bạn trai thường hay mặc, áo có cổ áo, thân áo, tay áo. Để áo luôn sạch đẹp thì không bôi bẩn, thay giặt hàng ngày. *Mở rộng. + Ngoài quần áo ra bạn trai còn có đồ dùng gì? - Cô cho trẻ quan sát một số đồ dùng: dép, mũ và gọi tên => Ngoài quần, áo ra bạn trai còn có mũ, dép…các con phải biết giữ gìn đồ dùng. 3. Trò chơi “Đồ gì biến mất” - Cô nói cách chơi: Đưa áo, quần, dép ra cho trẻ nói tên gọi, cô cho trẻ nhắm mắt lại cô dấu đi 1 đồ chơi và cho trẻ mở mắt ra và đoán xem thiếu đồ dùng nào. - Tổ chức chơi: Cô điều khiển trẻ chơi. 4. Kết thúc: Cô nhận xét nhẹ nhàng và cho trẻ chuyển hoạt động. |
- Hát cùng cô. - Trẻ kể - Chú ý nghe - Cái quần - Bạn trai - Có túi… - 2 ống - Để mặc - Không bôi bẩn.. - Trẻ chú ý nghe - Cái áo - Thân áo, tay áo… - Bạn gái - Thay giặt … - Chú ý nghe - Chú ý nghe - Chú ý nghe cô nói cách chơi - Trẻ chơi - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
+ Các con ơi mùa này là mùa gì ? + Khi mùa đông đến bố mẹ chúng mình thường làm gì cho chúng mình ? - Cái áo có đặc điểm gì ? => Cô có một câu chuyện nói về một chiếc áo mới để biết được câu truyện này như thế nào hôm nay cô con mình cùng nhau tìm hiểu câu truyện Chiếc áo mới. 2. Kể diễn cảm - Cô kể lần 1: diễn cảm kết hợp nói nội dung của câu truyện. - Cô kể lần 2: kết hợp hình ảnh minh họa 3. Giúp trẻ hiểu tác phẩm + Cô vừa kể câu chuyện gì? + Trong câu chuyện có những ai? + Mèo con mua được cái gì ? + Nhưng mèo con làm sao ? + Mèo con nhờ ai mặc thử ? + Sóc mặc vào các con thấy gì? + Vì sao không vừa ? +Mèo con lại nhờ ai mặc thử? + Voi mặc vào thì thế nào? => Câu truyện kể về một chú mèo mua được cái áo mới nhưng không dám mặc liền đi nhờ sóc mặc thử nhưng sóc thì bé mà áo thì lại to, mèo lại nhờ đến voi nhưng người voi to mà áo thì lại bé. - Cô trích : "Từ đầu ....voi thì to áo thì nhỏ" + Khi đó bác gấu đã bảo mèo con như nào? + Mèo con mặc vào các bạn thấy làm sao? + Mọi người khen như thế nào? => Khi bác gấu thấy mào con nhờ hết người này đến người kia mặc thử áo cho mình xem bác gấu đã bảo mèo con cứ mặc vào và khi mèo con mặc áo mới vào ai cũng khen mèo con là áo đẹp quá - Cô trích:" Bác gấu...áo đẹp quá" + Trong câu chuyện này con học được điều gì ? => Qua câu truyện này các con phải biết khi có áo mới các con lên mặc vì áo đó vừa với mình còn nếu áo bé hơn hay to hơn không vừa với mình các con không lên mặc vì mặc thế không đẹp, để có áo mới các con phải biết giữ gìn không vẽ bẩn lên áo, không đưa tay lên áo... 4. Dạy trẻ kể truyện + Cả lớp kể cùng cô + Nhóm kể - Cô hỏi trẻ tên truyện. 5. Kết thúc: Cô nhận xét nhẹ nhàng và cho trẻ chuyển hoạt động. |
- Trẻ trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe - Chú ý nghe và xem. - Chiếc áo mới - Mèo, sóc, voi, gấu - Cái áo mới - Không dám mặc - Nhờ sóc - Không vừa - Áo to sóc thì nhỏ - Voi - Không vừa. Người voi to áo thì nhỏ - Trẻ nghe - Cháu cứ mặc vào đi - Rất vừa và đẹp - Trẻ nói - Trẻ lắng nghe - Trẻ trích cùng cô - Trẻ lắng nghe - 2 lần - 2 lần - Trẻ chuyển hoạt động |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
![]() ![]() - Cô giới thiệu bạn búp bê tặng lớp 1 giỏ quà. + Trong giỏ các con có gì? + Có vòng màu gì ? - Cho trẻ lên chon 1 chiếc vòng mà trẻ thích nhất để xâu tặng cô. - Cho trẻ ổn định chỗ ngồi và quan sát 2. Quan sát mẫu - Cho trẻ quan sát vòng và hỏi: + Đây là gì ? + Vòng có màu gì ? + Để xâu được vòng xanh, đỏ phải xâu thế nào ? + Xâu xong chúng mình phải làm gì ? => Đây là chiếc vòng được xâu xen kẽ màu xanh và màu đỏ xâu xong buộc cẩn thận để được chiếc vòng. 3. Cô xâu mẫu - Lần 1: Cô xâu trọn vẹn - Lần 2: Cô xâu mẫu và hướng dẫn cho trẻ xem, vừa làm cô vừa nói: Tay phải cô cầm dây, cô cầm vừa phải không dài quá và cũng không ngắn quá, tay trái cô cầm hạt để chừa lỗ. Cô xâu lần lượt từng hạt màu xanh vào xâu hết hạt màu xanh cô lấy hạt màu đỏ sâu hết hạt màu đỏ thì cô không sâu nữa. Sau đó buộc lại thành vòng, cô đã xâu được cái gì? Vòng màu gì? * Trẻ thực hiện: - Cô cho trẻ lấy đồ dùng - Trẻ xâu: cô bao quát động viên giúp đỡ trẻ, và hỏi trẻ: Con đang làm gì? Xâu vòng màu gì? => Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi và cất vào đúng nơi qui định * Nhận xét: - Cô nhận xét chung - Cô gợi ý cho trẻ nhận xét bạn ngồi gần trẻ. - Cô nhận xét lại 4. Kết thúc: Cho trẻ chơi với chiếc vòng trẻ xâu được. |
![]() - Vòng - Vòng màu vàng , màu xanh, vòng xanh đỏ - Chú ý nghe - Vòng - Xanh, đỏ - Xâu xem kẽ - Buộc day - Chú ý nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý quan sát - Cái vòng - Màu xanh , đỏ - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho trẻ đọc thơ “ đi dép” + Các con đọc bài thơ gì? + Ngoài dép còn có đồ dùng gì? => Các con ai cũng cần có nhều đồ dùng như quần, áo, mũ, dép... Hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe bài hát “ Đồ dùng bé yêu ” 2. Nghe hát “Đồ dùng bé yêu ” - Cô hát cho trẻ nghe lần 1 - Khi nghe bài hát này con cảm nhận được điều gì? - Bài hát được viết với giai điệu vui tươi, nói về các đồ dùng, công dụng của những đồ dùng trong gia đình chúng mình như chiếc quạt điện xinh xắn cho gió mát ngày hè, chiếc máy giặt cho quần áo trắng tinh…. , những đồ này rất có xinh xắn đáng yêu và có ích nữa đấy vì vậy khi sử dụng các con phải làm gì? + Cô vừa hát bài hát gì? - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả - Cô hát và thể hiện động tác minh họa - Cô cho trẻ nghe bài hát qua giọng ca Xuân mai 3. Trò chơi: Tiếng kêu của cái gì? - Cô nói tên trò chơi cho trẻ - Cô nói cách chơi: Cô cho trẻ nhắm mắt sau đó cô gõ dụng cụ âm nhạc cho trẻ đoán tên dụng cụ âm nhạc đó - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần - Trẻ chơi cô bao quát chú ý sửa sai cho trẻ - Cô hỏi trẻ tên trò chơi 4. Kết thúc: Cô nhận xét nhẹ nhàng, cho trẻ ra chơi |
- Trẻ đọc - Đi dép - Trẻ kể - Chú ý nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Đồ dùng bé yêu - Chiếc khăn tay - Chú ý nghe - Chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe - Chú ý nghe - Trẻ chơi - Trẻ trả lời |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn