Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | |
Đón trẻ |
80 – 90 phút | - Cô giáo đón trẻ vui vẻ, hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, chọn - Trò chuyện với trẻ về gia đình mình, xem tranh ảnh về gia đình.... - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
||
Thể dục sáng |
* Nội dung + Hô hấp: Hít vào thở ra + Tay: Đưa 2 tay ra phía trước kết hợp vẫy bàn tay. + Lườn: Nghiêng người sang 2 bên kết hợp tay chống hông + Chân: Đưa chân về phía sau. |
* Mục tiêu - Trẻ biết tập các động tác đúng nhịp, chính xác các động tác - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
||
Hoạt động học | 30 – 40 phút | Thể dục Đi trên dây Trò chơi : Ném bóng vào rổ |
Khám phá xã hội Nhu cầu gia đình bé: Vui chơi giải trí (Đ/c Cà Huyền dạy thay) |
|
HĐ chơi ngoài trời | 30 – 40 phút | - Quan sát cây hoa hồng, cây hoa dừa, cây lan ý, cây ngọc thảo kép, cây cúc - Trò chơi: Chạy tiếp cờ, mèo và chim sẻ, lộn cầu vồng, luồn luồn cổng dế, - Chơi theo ý thích: Chơi với lá, chơi bô ing , vẽ viết nghệch ngoạc trên sân, |
||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - GPV: Gia đình, bán hàng , bác sỹ - GXD: Xây nhà của bé - GTH: Vẽ, cắt dán làm album hình ảnh về người thân trong gia đình bé - GÂN: Hát về chủ đề - GST: Chơi làm anbum, chơi xem tranh về gia đình |
* Mục tiêu: ` Trẻ biết phân vai chơi, thể hiện được vai chơi . Biết sử dụng đồ chơi để lắp ghép xây nhà của bé. Trẻ biết hát, sử dụng dụng cụ gõ đệm.Trẻ biết làm anbum về gia đình. : Tranh gia đình ` Trẻ có kỹ năng lắp ghép, vẽ, tô màu… ` Trẻ có ý thức khi hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của mình |
|
Ăn trưa | 60 - 70 phút | - Hướng dẫn trẻ kê bàn ăn, hướng dẫn trẻ rửa tay theo đúng quy trình, khi rửa - Cô giáo giới thiệu món ăn, cô động viên trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn không |
||
Ngủ trưa | 140 -150 phút | - Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt , |
||
Ăn bữa phụ | 20 - 30 p | Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn | ||
Chơi, HĐ theo ý thích | 70 - 80 phút | ` TCM: Gia đình nào khéo hơn ` Chơi theo ý thích ` Nêu gương cuối ngày) |
- Học tiếng anh ` HĐPAN: Xướng âm bài Múa cho mẹ xem ` Chơi theo ý thích ` Nêu gương cuối ngày |
|
Trả trẻ | 60 - 70 phút | Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân Trao đổi với phụ huynh về |
||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
Đồ chơi mà trẻ thích. TC về địa chỉ gia đình, gia đình lớn, gia đình nhỏ, nhu cầu gia đình Trò chuyện về cách giải quyết mâu thuẫn với bạn biết nhường nhịn không đánh bạn Trò chuyện khi ho phải che miệng, không khạc nhổ, bỏ rác đúng nơi quy định |
|||
* Tổ chức hoạt động *Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường – Đi nhanh - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm – đi nhanh đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 4lx8n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - Tập theo nhạc bài Trái đất này là của chúng mình |
|||
LQCC Tập tô chữ cái e, ê |
Văn học Thơ: Giữa vòng gió thơm |
ÂN: NDTT: Múa minh họa: Con gái nhỏ của ba NDKH: NH: Chỉ có 1 trên đời Tc: Bước nhảy vui nhộn |
|
Thực hành chơi ngoài trời nhặt lá rụng dưới sân trường…. chó sói xấu tính……. trên cát, đồ chơi ngoaì trời…. |
|||
* Chuẩn bị: - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ - Các loại hình, đồ chơi lắp ghép sỏi, cây xanh, cây hoa - Màu sáp, đất nặn, giấy màu, keo dán, rơm, len .. - Chuyện tranh, chữ cái… |
* Tổ chức hoạt động: ` Cô cho trẻ đọc thơ Chơi bán hàng trò chuyện với trẻ về các góc đã thực hiện trong chủ đề cùng thảo luận đưa ra những góc chơi phù hợp. ` Cô cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ gài thẻ, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc, cô gợi ý để trẻ làm phong phú góc chơi, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi, trẻ biết chơi đoàn kết, không quăng ném đồ chơi đồ dùng. ` Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan nhà của bé tại góc xd, cho trẻ tự giới thiệu, cô động viên trẻ, cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi, vệ sinh cá nhân rửa tay |
||
tay không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo/quần, Rửa tay không có mùi xà phòng Không nói chuyện, không làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước, lau mồm |
|||
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở băng hát ru cho trẻ nghe |
|||
bữa phụ` Trò chuyện về tự chải răng, rửa mặt |
|||
` TC biết chờ đến lượt không nói leo, không ngắt lời người khác ` Chơi theo ý thích ` Nêu gương cuối ngày |
- Học tiếng anh - Dạy kỹ năng phòng tránh những hành động nguy hiểm, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng ` Nêu gương cuối ngày |
- HĐPMT: Chơi trong ngôi nhà khoa học của Sammy. Căn phòng: Xưởng chế tạo - Nêu gương cuối ngày, cuối tuần phát phiếu bé ngoan - |
|
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn Tình hình học tập, sức khỏe của trẻ |
|||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho trẻ đọc bài hát "Đồ dùng bé yêu" + Chúng mình vừa đọc bài hát nói về điều gì? + Cho trẻ kể về đồ dùng gia đình bé ? =>Trong gia đình cần có đồ dùng: đồ dùng để ăn, mặc, phương tiện đi lại vui chơi giải trí... - Mỗi chúng ta phải tự giữ cho mình có sức khoẻ tốt (ăn đủ chất, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên luyện tập...)hôm nay cô sẽ dạy chúng mình bài thể dục “Đi trên dây” 2. Khởi động - Cô cho trẻ đi các kiểu đi, chạy: đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh,chạy chậm, đi nhanh, đi thường, chuyển đội hình. 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung: + Tay: Đưa 2 tay ra phía trước kết hợp vẫy bàn tay. + Lườn: Nghiêng người sang 2 bên kết hợp tay chống hông + Chân: Đưa chân về phía sau. b. Vận động cơ bản: Đi trên dây - Cô giới thiệu tên bài. - Tập mẫu: + Lần 1: Cô tập trọn vẹn + Lần 2: Tư thế chuẩn bị trẻ đứng hai tay chống hông khi có hiệu “đi” thì hai tay chống hông bước đi trên dây sao cho bàn chân luôn luôn đứng trên sợi dây và giữ được thăng bằng, đi hết đầu dây thì đi nhẹ nhàng về cuối hàng đứng. - Trẻ thực hiện + Lần lượt cho 2 trẻ tập (Cô bao quát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ ) + Cho 2 hàng thi đua nhau thực hiện - Củng cố: Cho 1(2) trẻ tập lại, kết hợp hỏi trẻ lại tên bài C. Trò chơi: Cáo và thỏ - Cô giới thiệu tên trò chơi Cách chơi: Cô giáo chọn một trẻ làm cáo ngồi ở góc lớp, những trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ, cứ một trẻ làm thỏ thì hai trẻ làm chuồng. Hai trẻ làm chuồng xếp thành vòng tròn. Sau đó, cô giáo hãy yêu cầu các con thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình. Các con thỏ đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ 2 bàn tay lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ và đọc bài thơ:''Trên bãi cỏ Khi đọc hết bài thơ thì cáo xuất hiện, cáo ra vẻ "gừm, gừm.." đuổi bắt thỏ. Khi nghe nghe tiếng cáo, các con thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những con thỏ nào bị cáo bắt phải ra ngoài 1 lần chơi, sau đó đổi vai cho nhau Luật chơi: Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Con thỏ nào chạy chậm sẽ bị cáo bắt và nếu vào nhầm hang thì phải ra ngoài một lần chơi - Tổ chức cho trẻ chơi - Cô cho trẻ nhận vai chơi 4. Hồi tĩnh - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh sân tập. 5. Kết thúc: Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng. |
- Cả lớp hát 1 lần - Tình cảm gia đình - Yêu thương và giúp đỡ nhau - Trẻ lắng nghe - Khởi động theo hiệu lệnh của cô Trẻ tập cùng cô: - 3 lần x 8 nhịp - 3 lần x 8 nhịp - 5 lần x 8 nhịp -Trẻ chú ý nghe -Trẻ chú ý quan sát và nghe hướng dẫn - Mỗi lần 2 trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện theo yêu cầu - Trẻ lắng nghe - Chơi 2 (3) lần - 2 vòng |
![]() |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Cho trẻ hát bài hát: Đồ dùng bé yêu + Bài hát nói đến những đồ dùng gì? + Những đồ dùng đó có ở đâu ? - Bây giờ cả lớp mình cùng khám phá thêm đồ dùng trong gia đình trong trò chơi ô cửa bí mật: Trên màm hình cô có 3 ô cửa , ô cửa số 1,2,3. Cho trẻ lên kích chuột vào ô cửa mà trẻ thích khi ô cửa được mở ra chúng mình nói được trong ô cửa đó có hình ảnh gì? + Cho trẻ đọc từ: Xe đạp, điện thoại + Cho trẻ tìm chữ cái e,ê trong từ kết hợp phát âm - Giới thiệu hướng dẫn tô chữ cái e,ê 2. Hướng dẫn tô chữ cái * Chữ e - Cô treo tranh - Cô giới thiệu chữ e hoa, chữ e in thường, chữ e viết thường - Cho trẻ phát âm + Cô giới thiệu tranh vẽ hình ảnh gì? - Cho trẻ đọc bài đồng dao Mẹ em đi chợ đàng trong - Cô giới thiệu hình ảnh Đôi dép, xe máy, em bé - Cho trẻ lên tìm và gạch chân chữ cái e trong các từ dưới hình vẽ - Hướng dẫn trẻ tô màu những đồ vật có tên gọi chứa chữ ái e - Hướng dẫn tô màu chữ e in tô rỗng - Hướng dẫn tô chữ e theo nét chấm mờ trên dòng kẻ ngang cầm bút bằng 3 ngón tay, tay trái cô giữ vở tay phải cô cầm bút cô tô chữ cái đầu tiên của hàng thứ nhất, cô tô từ trên xuống dưới và từ trái sang phải trùng khít với đường chấm mờ không tô chờm ra ngoài cứ như thế cô tô lần lượt từng chữ hết hàng thứ nhất cô mới tô xuống hàng thứ 2 và tô hết bài. - Cho trẻ cầm bút bằng tay phải giơ lên =>Khi ngồi tô các con nhớ ngồi đúng tư thế, ngồi ngay ngắn 2 chân vuông góc, lưng thẳng, đầu hơi cúi cầm bút bằng 3 ngón tay ngón cái, ngón giữa và ngón trỏ, cầm bút không cao quá hay thấp quá - Trẻ thực hiên tô: - Cô giao nhiệm vụ cho trẻ : Gạch chân chữ cái e trong từ Đôi dép, xe máy, em bé, tô màu những đồ vật có tên gọi chứa chữ ái e, tô chữ e in rỗng, tô chữ e in mờ trên dòng kẻ ngang, =>Trong quá trình trẻ tô cô bao quát chú ý sủa sai cho trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi của trẻ nếu thấy trẻ nào chưa biết cách tô cô đến bên trẻ đó hướng dẫn sủa sai cho trẻ * Tô chữ ê - Cô treo tranh - Cô giới thiệu chữ ê hoa, chữ ê in thường, chữ ê viết thường - Cho trẻ phát âm + Cô giới thiệu tranh vẽ hình ảnh gì? - Cho trẻ đọc bài đồng dao “ Em tôi buồn ngủ buồn nghê - Cô giới thiệu hình ảnh Quạt điện, điện thoại, cây nến cho trẻ đọc từ dưới tranh, - Cho trẻ lên tìm và gạch chân chữ cái ê trong các từ dưới hình vẽ - Hướng dẫn tô màu cho những cái yếm có chứa chữ cái ê - Hướng dẫn tô chữ ê in rỗng - Hướng dẫn tô chữ ê theo nét chấm mờ trên dòng kẻ ngang cầm bút bằng 3 ngón tay, tay cô tô từ trên xuống dưới và từ trái sang phải trùng khít với đường chấm mờ không tô chờm ra ngoài tô giống chữ e thêm một dẫu mũ ở phía trên cứ như thế cô tô lần lượt từng chữ hết hàng thứ nhất cô mới tô xuống hàng thứ 2 - Trẻ thực hiên - Cô giao nhiệm vụ cho trẻ : Gạch chân chữ cái trong từ Quạt điện, điện thoại, cây nến, tô màu cho những cái yếm có chứa chữ cái ê, tô chữ ê in rỗng, tô chữ ê in mờ trên dòng kẻ ngang - Cô bao quát sửa tư thế ngồi cho trẻ - Trong quá trình trẻ tô cô bao quát chú ý sủa sai cho trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi, sau mỗi chữ tô cô cho trẻ thể dục nghỉ tay để chuyển tiếp 4. Nhận xét tuyên dương - Cô chọn bài đẹp mang lên cho cả lớp quan sát 5. Kết thúc - Cho trẻ thu dọn đồ dùng ra chơi |
- Hát 1 lần - Trẻ trả lời - Trong gia đình - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Cả lớp phát âm - Mẹ đi chợi về - Trẻ đọc - Trẻ phát âm - Trẻ tìm và gạch chân - Trẻ quan sát - Trẻ cầm bút giơ lên - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô - Trẻ quan sát - Trẻ phát âm - Ru em ngủ - Cả lớp đọc - Trẻ đọc - 1 trẻ tìm - Trẻ quan sát - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô 4-5 trẻ |
![]() |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho trẻ hát và vận động cùng cô bài “Cháu yêu bà” - Trò chuyện với trẻ: + Các bạn có ở chung với bà của mình không? + Bà của các bạn thế nào? … Bà thương cháu ra sao? ( gợi ý cho trẻ kể về bà của mình … ) + Các bạn có yêu bà của mình như thế nào? => Có một bạn nhỏ cũng rất yêu bà của mình. Một hôm bà bị bệnh, bạn ấy không đi chơi, ở nhà chăm sóc cho bà. Các con có biết bạn ấy đã làm gì cho bà không? Vậy hãy lắng nghe bài thơ Giữa vòng giò thơm của chú Quang Huy nhé!” 2. Đọc diễn cảm - Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm Giới thiệu nội dung bài thơ: Tình cảm yêu mến, quan tâm, chăm sóc của cháu bé với người bà đang bị ốm. - Có đọc lần 2 : Kết hợp hình ảnh minh họa 3. Đàm thoại trích dẫn + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? + Do ai sáng tác? + Trong bài thơ có những ai? + Bạn nhỏ đã nói với bạn Gà, bạn Vịt như thế nào? + Thể hiện qua câu thơ nào? - Cô gợi ý bằng những câu thơ minh họa: “Này chú Gà Nâu Cãi nhau gì thế? Này chị Vịt Bầu Chớ gào ầm ĩ!”. + Câu thơ “Chớ gào ầm ĩ” nghĩa là như thế nào? - Cô giảng từ khó: “Chớ gào ầm ĩ” là không nói to, làm ồn. + Vì sao bạn nhỏ lại nhắc nhở các con vật như vật? “Bà tớ ốm rồi Cánh màn khép rủ Hãy yên lặng nào Cho bà tớ ngủ!”. => Bạn nhỏ nhắc các con gà không được cãi nhau, con vịt không được ngào ầm ĩ vì bà của bạn nhỏ trong bài thơ bị ốm. + Vậy bạn nhỏ đã làm gì để giúp đỡ bà? + Thể hiện qua những câu thơ nào? “Bàn tay nhỏ nhắn Phe phẩy quạt nan”. => Em bé rất ngoan và yêu thương bà. Khi bà ốm em đã ngồi quạt cho bà ngủ”. - Câu thơ “Phe phẩy quạt nan” nghĩa là như thế nào? - Cô giảng từ khó: “Phe phẩy” là đung đưa quạt thật nhẹ tạo ra làn gió thoảng giúp cho bà ngon giấc. + Bạn nhỏ đã nói gì với bà khi bà ngủ? “Bà ơi hãy ngủ Có cháu ngồi bên”. + Khi bà ốm, cảnh vật xung quanh trở lên như thế nào? “Can nhà vắng vẻ Khu vườn nặng im”. + Có những hương thơm gì trong nàn gió bạn nhỏ quạt cho bà? Thể hiện qua câu thơ nào? “Hương bưởi, hương cau Lẩn vào tay quạt Cho bà nằm mát Giữa vòng gió thơm”. - Giải thích từ: “Lẩn” là lẫn vào những thứ khác khiến cho khó nhận ra, khó nhìn thấy. - Câu thơ “Hương bưởi, hương cau/Lẩn vào tay quạt” nghĩa là hương của hoa bưởi, hoa cau hòa lẫn, quyện vào với gió tạo cảm giác dễ chịu. - Để đọc thơ được hay hơn, khi đọc các con chú ý nhận mạnh vào những từ nào? Các con thể hiện giọng nói như thế nào? + Qua bài thơ các con thấy tình cảm của của em bé đối với bà như thế nào? + Vậy chúng mình phải làm gì để giúp đỡ ông bà, bố mẹ? - Giáo dục trẻ:”Các con nên học tập các bạn nhỏ trong bài thơ, luôn vâng lời ông bà, bố mẹ, biết làm các công việc vừa sức như quét nhà, nhặt rau để giúp đỡ ông bà, bố mẹ. khi ông bà , bố mẹ ốm các con chăm sóc ông bà, bố mẹ bằng những việc làm vừa sức. đặc biệt không nói to, nô đùa ầm ĩ khi trong nhà có người ốm nhé!”. 4. Dạy trẻ đọc thơ - Cho cả lớp đọc cùng cô - Cho trẻ đọc luân phiên theo tổ - Cho trẻ đọc nối tiếp theo tổ - Cô cho trẻ đọc theo nhóm - Cho trẻ đọc cá nhân - Quá trình trẻ đọc cô đọc cô bao quát sửa sai cho trẻ, chú ý trẻ dân tộc 5. Thi gạch chân chữ cái e, ê - Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc trước vạch chuẩn, thi đua nhau lần lượt từng bạn bật vào vòng lên gạch chân chữ cái e, ê trong bài thơ Giữa vòng gió thơm mỗi lần lên chỉ được gạch 1 chữ cái. Trong thời gian bật nhạc, tổ nào gạch được nhiều chữ cái là thắng cuộc. - Cô cùng trẻ đếm kiểm tra kết quả thi đua. * Kết thúc : Cho trẻ ra chơi |
- Cả lớp hát 1 lần - Cá nhân trẻ trả lời - Trẻ trả lời tự do - Cá nhân trẻ trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ nghe và quan sát - Bài thơ giữa vòng gió thơm - Nhà thơ Quang Huy - Trẻ trả lời - Này chú gà nâu.. - Không nói to - Vì bà bị ốm - Trẻ trả lời tự do - Bạn nhỏ quạt cho bà - Quạt nhẹ nhàng - Bà ơi hãy ngủ, có cháu ngồi bên - Trẻ trả lời - Luôn yêu thương - 2 lần - Mỗi tổ đọc một lần - Mỗi tổ đọc một đoạn - 2 nhóm đọc - 2 trẻ đọc - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ thực hiện theo yêu cầu |
![]() |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Xin chào các bé đến với chương trình “Bố ơi mình đi đâu thế” với chủ đề Gia đình yêu thương. Giới thiệu các đội tham gia chương trình, phần thi này giành cho các con của các gia đình. - Giới thiệu các mật hàm trên tay cô giáo 2. Trò chơi “Bước nhảy vui nhộn” Bức mật hàm thứ nhất: Thử tài các gia đình qua trò chơi ” Bước nhảy vui nhộn” - Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô chuẩn bị cho mỗi bạn 1 chiếc vòng để ở trước . Cho trẻ nghe nhạc, đến mỗi nhịp cho trẻ bước vào vòng, vỗ tay, bước ra vòng rồi đi theo chiều kim đồng hồ đổi sang vòng bạn bên cạnh. Cứ tiếp tục như vậy cho trẻ tập nghe nhạc. - Tổ chức cho trẻ chơi theo từng gia đình. - Cô bao quát trẻ chơi đúng luật và cùng trẻ nhận xét kết quả chơi, cho các gia đình nhận quà. 3. Múa: Con gái nhỏ của ba Bức mật hàm thứ 2: Lắng nghe giai điệu bài hát, sau đó trong 1 phút chọn hình ảnh có trong bài hát đó và nói tên, tác giả của bài hát vừa nghe. - Cô bật đàn cho cả lớp nghe - Thời gian thảo luận - Thời gian gắn hình và nói tên bài hát: - Cho trẻ hát 1 lần => Đây là bài hát được nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung sáng tác diễn tả tình yêu, niềm vui và hạnh phúc của một người cha dành cho con gái nhỏ của mình khi nhìn thấy con vui vẻ và khôn lớn lên từng ngày. - Bài hát này còn hay hơn khi kết hợp cùng các vận động vậy các con thử cho ý kiến xem chúng mình sẽ kết hợp vận động nào với bài hát - Cho trẻ nêu ý kiến. - Cô hát và kết hợp múa 2 lần, cô nhấn mạnh động tác cơ bản. - Cho cả lớp hát và múa cùng cô - Nhóm bạn trai, bạn gái thực hiện - Cho trẻ hát múa theo tổ luân phiên - Cá nhân trẻ thực hiện - Cho cả lớp thực hiện => Quá trình trẻ thực hiện cô giáo bao quát sửa sai cho trẻ những động tác mà trẻ chưa thực hiện được. Cho trẻ nhận quà tặng. 4. Nghe hát: “ Chỉ có một trên đời” - Bức mật hàm thứ 3: Cùng tìm quà về tặng mẹ - Cho trẻ đại diện lên tìm trong hộp quà - Mở quà - Lần 1: mở đĩa CD Các con yêu quý, trên bầu trời cao có muôn ngàn vì sao lấp lánh, trong vườn có muôn ngàn loài chim hót líu lo, ngoài kia có vô vàn bông hoa đua nhau khoe sắc nhưng riêng Mặt trời thì chỉ có một mà thôi, và mẹ em chỉ có một trên đời. Mẹ như mặt trời sưởi ẩm con mỗi khi đông tới, mẹ nâng niu chăm sóc con hàng ngày. Tình thương mẹ dành cho các con là vô bờ bến, từ tình thương yêu cao cả của mẹ đối với các con mà có rất nhiều nhạc sĩ sử dụng rất nhiều các nhạc công sử dụng các loại nhạc cụ khác nhau để thể hiện cho giai điệu của bài hát này. Và ngay sau đây cô mời các con cùng lắng nghe bài hát Chỉ có một trên đời sáng tác Trương Quang Lục trên nền nhạc đọc tấu piano. - Lần 2: cô hát thể hiện bài hát, trẻ múa minh họa. - Lần 3: Cô múa minh họa theo bài hát. 5. Kết thúc: - Cô nhận xét chào các bạn để các bạn trở về với bố của mình tiếp tục tham gia chương trình. |
- Trẻ chào theo đội - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi 3-4 lần - Bài hát Con gái nhỏ của ba - Tác giả Nguyễn Văn chung - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ hát - Trẻ đưa ý kiến - Trẻ quan sát và lắng nghe. - Cả lớp 2(3) lần - 2 nhóm - Mỗi tổ 1 lần - 1( 2) trẻ - Cả lớp hát múa 1 lần - Trẻ lắng nghe - Trẻ tìm - Trẻ lắng nghe - Trẻ hưởng ứng cùng cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ chào cô và ra ngoài |
![]() |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn