Kế hoạch tuần 33 - Nhóm trẻ A

Thứ sáu - 02/05/2025 10:47
CHỦ ĐỀ: MÙA HÈ – BÉ LÊN MẪU GIÁO
Chủ đề nhánh: Trang phục mùa hè
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3
Đón trẻ 50 – 60 phút Cô đón trẻ vào lớp, cô ân cần vỗ về trẻ để trẻ nín, dạy trẻ chào cô, chào, bố mẹ
 Điểm danh.
Thể dục sáng * Nội dung:
- Hô hấp: Hít vào, thở ra
- Tay:  Giơ lên cao
- Lườn: Vặn người sang 2 bên
- Chân: Co duỗi từng chân
* Mục tiêu
Trẻ tập được các động tác theo nhịp
Trẻ có  kỹ năng tập các động tác theo

Trẻ có ý thức tham gia tập luyện
*Chuẩn bị: Trẻ thoải mái gọn gàng
Sân tập bằng phẳng
Chơi tập có chủ định 30 – 40 phút Phát triển vận động
Bò qua vật cản
TC: Ô tô và chim sẻ
 
Hoạt động nhận biết
Nhận biết trang phục mùa hè
Dạo chơi ngoài trời 30 - 35 phút - Dạo chơi ngoài trời; trải nghiệm bóc vỏ quýt…
- Trò chơi vận động: Con bọ dừa, con sên, ô tô và chim sẻ, các chú gà con,
- Chơi tự do: Chơi với hột hạt, lá cây khô, phấn, tháo vặn nút chai, đồ chơi
Chơi tập ở các khu vực chơi 30 - 35 phút * Nội dung:
- Góc thao tác vai: Chơi bán hàng, xây trường lớp mầm non, bế em, cho em ăn
- Góc vận động: Bóng, vòng, ô tô ...
- Góc sách: Xem tranh về trang phục mùa hè
- Góc HĐVĐV: Búa cọc, xâu hột hạt, tô màu tranh trang phục mùa hè
* Mục tiêu:
- Trẻ biết thực hiện thao tác chơi bán hàng, bế em, cho em ăn, xây trường lớp mầm non, biết kéo, đẩy ô tô, lăn bóng, bật vào vòng, xem sách tranh
- Trẻ có kỹ năng bế em, bán hàng, cho em ăn, kéo đẩy ô tô, lăn bóng, xem tranh ảnh, tô màu bức tranh
- Trẻ đoàn kết khi chơi
Ăn chính 50 - 60 phút - Cho trẻ rửa tay, lấy ghế kê vào bàn ăn, tập bê cơm ngồi vào chỗ của mình.
-  Dạy trẻ biết xin cơm, xin canh khi ăn hết, ăn xong biết cầm cốc uống nước                       
Ngủ trưa 140 -150 phút - Trẻ thực hiện ngủ trưa tại trường. Trẻ đi vệ sinh, lấy gối xếp vào chỗ ngủ và                        
Ăn bữa phụ 20 - 30 phút - Trẻ thích nghi với chế độ ăn và ăn được các loại thức ăn khác nhau. Trẻ làm
Chơi - tập 50 - 60 phút - LQKTM: Truyện chiếc ô của thỏ trắng
- Chơi ở các góc theo ý thích
- Trò chơi mới: Bắt chước
- Chơi với các hình khối, xâu vòng hoa lá
 
Ăn chính 50-60p - Cô cho trẻ kê ghế vào bàn ăn, rửa tay trước khi ăn, dạy trẻ tự xúc cơm,
- Ăn xong trẻ uống nước xúc miệng
Trả trẻ 50 - 60 p - Trao đổi thông tin của trẻ trong ngày với phụ huynh.
         
Thời gian thực hiện chủ đề: 4 tuần từ ngày 21/4- 23/5/2025
Tuần 33: Từ ngày 5 tháng 5 đến ngày 9 tháng 5 năm 2025      
* GV phụ trách chính: Sáng: Đoàn Giang                                        Chiều: Lò Hà
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
cho trẻ chơi đồ chơi, xem tranh ảnh và trò chuyện cùng cô về chủ đề nhánh trang phục mùa hè
                                                           
* Tổ chức hoạt động
1.Khởi động: Đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng thành vòng tròn.   
2. Trọng động: Tập mỗi động tác 3-4 lần.           
3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng   
VĐTN: Cháu đi mẫu giáo                          
Chơi tập có chủ định
Truyện: Chiếc ô của thỏ trắng
Hoạt động với đồ vật
Xâu vòng xen kẽ đỏ vàng
Chơi tập có chủ định
NDTT: NH – Cháu vẽ ông mặt trời. NDKH: VĐTN- Múa trời nắng trời mưa

Dung dăng dung dẻ...
ngoài trời…
* Chuẩn bị:
- Búp bê, bộ đồ chơi bán hàng, nút nhựa, khối nhựa
- Bóng, vòng, ô tô, con ong
- Sách tranh về trang phục mùa hè
- Búa cọc, khối gỗ, hột hạt
* Tổ chức hoạt động:
`Trước khi chơi: Cô giới thiêu các góc chơi, nội dung chơi ở các góc. Nhắc trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của bạn
`Quá trình chơi: Cô bao quát hướng dẫn trẻ về góc chơi, cô nhập vai trong các nhóm chơi và chơi cùng trẻ
* Nhận xét: Cô đi đến từng góc, nhận xét nhẹ nhàng và hướng dẫn trẻ cùng cô thu dọn đồ chơi vào nơi quy định          
Cô cùng trẻ gọi tên các món ăn, trẻ ăn gọn gàng, không làm rơi vãi cơm, cầm thìa bằng tay phải                       

 
đi ngủ, trong khi ngủ không được nói chuyện, trẻ cất gối sau khi ngủ dậy
Được 1 số việc với sự giúp đỡ của người lớn: Xúc cơm ăn, lấy nước uống
- Ôn: Thơ bé nằm mơ
-Chơi ở các góc theo ý thích
- Ôn PTVĐ: Bò qua vật cản
- Chơi xâu vòng xen kẽ đỏ vàng, chơi với lá, giấy
- Nghe hát cháu vẽ ông mặt trời + vận động múa trời nắng trời mưa - T/C: Bắt chước
Cùng trẻ gọi tên món ăn, trẻ tập xúc cơm ăn cầm thìa bằng tay phải, ăn gọn gàng.
dạy trẻ chào bố mẹ, lấy ba lô, chào cô.                

 
       
TUẦN 33
CHỦ ĐỀ: MÙA HÈ – BÉ LÊN MẪU GIÁO
Chủ đề nhánh: Trang phục mùa hè
Thời gian thực hiện: 1 tuần (Từ ngày 5/5 đến ngày 9/5/2025)
Ngày dạy: T2/5/5/2025
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
Bò qua vật cản
Trò chơi: Ô tô và chim sẻ
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng bò, bằng bàn tay, cẳng chân, kỹ năng bò qua vật cản không chạm vật phát triển cơ tay và chân cho trẻ.
- Trẻ biết bò thẳng lưng, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng, khi tới vật cản nhấc từng tay, từng chân qua.
- Trẻ có ý thức khi tham gia tập luyện.
II. Chuẩn bị
        1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: 2 chiếu, 2 chăn nhỏ cuộn lại, bóng
       2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: 2 chiếu, 2 chăn nhỏ cuộn lại, vô lăng, mũ chim sẻ
      - Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động 
     Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở, giới thiệu bài
- Cô cùng trẻ hát bài quả bóng
+ Cô con mình vừa hát bài hát gì?
+ Quả bóng là đồ dùng hay đồ chơi của lớp?
+ Hãy kể tên đồ chơi trong lớp mình?
=> Các con ơi trong lớp có rất nhiều đồ chơi như búp bê, bóng, ô tô, hạt vòng....
+ Các đồ chơi này dùng làm gì?
=> Trong lớp có rất nhiều đồ chơi Búp bê, bóng, ô tô, hạt vòng để chúng mình chơi đấy, và để có một sức khỏe dẻo dai để chơi với đồ chơi. Hôm nay cô dạy các con bài tậpBò qua vật cản” để tập tốt các con cùng cô khởi động.
2. Khởi động
- Cô cho trẻ đi thường, đi nhấc cao chân, đi thường, đi nhanh, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng thành vòng tròn.
3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay: 2 tay giơ lên cao
- Động tác bụng: Vặn người sang 2 bên
- Động tác chân: Co duỗi từng chân.
b.Vận động cơ bản: Bò qua vật cản
* Cô giới thiệu tên bài ''Bò qua vật cản''
- Cô tập mẫu:
+ Lần 1: Tập trọn vẹn.
+ Lần 2: Làm mẫu và giải thích: Tư thế chuẩn bị cô đặt 2 tay và 2 chân xuống chiếu. Khi có hiệu lệnh bò cô bò thẳng lưng, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng. Khi tới vật cản nhấc từng tay, từng chân qua. Cứ như vậy tiếp tục bò cho đến khi hết mép chiếu cô đứng dậy về cuối hàng đứng.
- Trẻ thực hiện:
+ Cô cho 1 trẻ tập mẫu
+ Lần lượt cho 2 trẻ tập; cô bao quát, động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ.
- Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài; Cô hoặc 1 trẻ tập lại.
c. Trò chơi: Ô tô và chim sẻ
- Cô nói tên trò chơi
- Cô nói cách chơi luật chơi
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ chơi cô bao quát chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô hỏi lại tên trò chơi. Cô nhận xét trẻ chơi
4. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập.                               
5. Kết thúc
      - Cho trẻ chuyển hoạt động.

- Trẻ hát
- Quả bóng
- Đồ chơi
- Búp bê, bóng, ô tô..
- Trẻ chú ý nghe

- Để chơi
- Trẻ chú ý nghe





- Thực hiện theo hiệu lệnh của cô




- Tập 4L x 2 nhịp
- Tập 3L x 2 nhịp
- Tập 4L x 2 nhịp




- Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu bài và quan sát cô tập mẫu và nghe cô hướng dẫn tập.



- 1-2 lần
- Mỗi trẻ tập 2-3 lần

- Cả lớp nhắc lại


- Trẻ chú ý nghe
- Trẻ chơi
- Cả lớp nhắc lại



- Đi khoảng 1 phút

- Ra chơi


Ngày dạy: T3/6/5/2025
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT
Nhận biết trang phục mùa hè
I. Mục tiêu
- Trẻ nhận biết được tên gọi, đặc điểm, công dụng của trang phục mùa hè.
- Trẻ trả lời đủ câu, rõ ràng, không nói ngọng.
        - Trẻ hiểu được mùa hè nên mặc quần áo mát, đội mũ...

II. Chuẩn bị
        1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Quần áo cộc, mũ, ô
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu
       2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Lô tô quần áo mát, mũ, ô.
- Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
 - Cô và trẻ hát bài “Mùa hè đến”.
 + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
 => Vào mùa hè bé mặc quần áo như thế nào và cần mặc trang phục gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

2. Nhận biết trang phục mùa hè
a. Quần áo mùa hè
- Cô đưa bộ quần áo mùa hè ra cho trẻ quan sát, hỏi trẻ:
+ Cô có gì đây?
+ Quần áo dài hay ngắn?
+ Quần áo ngắn chúng ta thường mặc vào mùa nào?
+ Vì sao mùa hè phải mặc quần áo ngắn?
=> Quần áo ngắn, mỏng, mát thường được mặc vào mùa hè để cơ thể được dễ chịu, thoải mái.
b. Chiếc kính
- Cô đưa chiếc kính ra cho trẻ quan sát, hỏi trẻ:
+ Cô có gì đây?
+ Dùng để làm gì?
+ Vì sao đi nắng phải đeo kính?
=> Kính dùng để đeo khi đi nắng vừa để tránh bụi và chống chói mắt khi đi ngoài trời nắng nữa.
c. Mũ
- Cô đưa chiếc mũ ra cho trẻ quan sát, hỏi trẻ:
+ Cô có gì đây?
+ Mũ có màu gì?
+ Mũ dùng để làm gì?
=> Mũ màu vàng dùng để đội đi nắng.
+ Mở rộng: Cho trẻ xem thêm một số trang phúc mùa hè khác như: Giày dép, nón, dù...
* Giáo dục: Trẻ biết bảo vệ sức khỏe đội mũ nón, mặc trang phục đúng thời tiết khi mùa hè đến
3. Trò chơi: Chọn đồ dùng theo yêu cầu
      - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi cho trẻ nghe
 - Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ đựng lô tô quần, áo, mũ, ôyêu cầu trẻ chọn các đồ dùng theo yêu cầu của cô. Nếu trẻ chọn đúng cô hỏi trẻ đồ dùng đó là gì.
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi
 - Cô hỏi lại tên trò chơi. Cô nhận xét trẻ chơi và động viên, khích lệ trẻ.
4. Kết thúc
    - Cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi.

- Cả lớp hát 1 lần
- Mùa hè đến
- Trẻ chú ý nghe





- Quần, áo
- Quần áo ngắn

- Mùa hè
- Để cho mát ạ
- Trẻ lắng nghe



- Cái kính
- Để đeo
- Để đỡ chói mắt.
- Trẻ lắng nghe



- Cái mũ
- Trẻ trả lời
- Mũ để đội đi nắng

- Trẻ lắng nghe



- Trẻ chú ý nghe




- Trẻ chơi
- Trẻ nói tên trò chơi


- Trẻ ra chơi

Ngày dạy: T4/7/5/2025
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
Truyện ''Chiếc ô của thỏ trắng''
I. Mục tiêu
- Trẻ biết tên câu chuyện, biết tên các nhân vật trong câu chuyện. Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Thỏ trắng rất thông minh đã biết dùng lá khoai làm ô che đầu khi bị mưa và biết che mưa cho mình và cho gà và mèo"
- Trẻ có kỹ năng nghe trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng, trẻ có kỹ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ hứng thú trong giờ học đoàn kết với bạn
II. Chuẩn bị
       1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Truyện “Chiếc ô của Thỏ trắng”.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, nhạc
       2. Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.   
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài “Trời nắng trời mưa”
+ Cô con mình vừa hát bài hát gì?
+ Trời nắng bạn thỏ đi đâu?
=> Khi trời nắng lên thỏ đi tắm nắng đó ngoài bài hát nói về chú thỏ còn có một câu truyện rất hay kể về bạn thỏ để biết được câu truyện này thế nào các con hãy lắng nghe cô kể câu truyện "Chiếc ô của thỏ trắng"
2. Cô kể Truyện “Chiếc ô của Thỏ trắng”
- Cô kể diễn cảm bằng lời lần 1 diến cảm
- Các con ạ, câu chuyện các con vừa được nghe có tên là chuyện "Chiếc ô của thỏ trắng" đấy
- Cô kể lần 2 bằng tranh minh họa
+ Hỏi trẻ tên câu truyện.
- Câu truyện kể về về chú thỏ trắng thông minh đang đi chơi bỗng nhiên bị trời mưa, chú thỏ đã biết lấy lá khoai làm ô che mưa cho mình và cho gà, mèo nữa nhé.
3. Giúp trẻ hiểu nội dung câu truyện
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?
+ Trong chuyện có những nhân vật nào?
+ Thỏ trắng đi đâu?
+ Khi có mưa thỏ trắng lấy gì để che đầu?
+ Thỏ trắng đã gặp ai?
+ Thỏ trắng gặp bạn gà và mèo ở đâu?
+ Thỏ trắng đã làm gì giúp bạn?
+ Có nắng thì thỏ trắng, gà và mèo làm gì?
+ Qua câu chuyện con thấy bạn thỏ trắng thế nào?
=> Trẻ thông qua câu chuyện khi đi ra trời mưa các con phải đội mũ, nón, áo mưa, nếu không sẽ bị ốm, đoàn kết với bạn
- Hỏi trẻ tên câu chuyện.
- Cho trẻ chơi trò chơi "Mưa to, mưa nhỏ"
- Cho trẻ xem video truyện "Chiếc ô của thỏ trắng"
4. Dạy trẻ kể truyện
- Cô cho cả lớp kể 2 lần
- Cô cho tổ kể
- Cô cho 1 nhóm kể
- Cô cho 1 trẻ lên kể.
- Trẻ kể cô chú ý quan sát và cùng kể với trẻ.
- Hỏi tên câu truyện chúng mình vừa kể
5. Kết thúc
    - Cô nhận xét tuyên dương trẻ. Cô con mình cùng làm những chú thỏ ra sân tắm nào.


- Trời nắng trời mưa
- Tắm nắng
- Trẻ lắng nghe





- Trẻ lắng nghe câu chuyện


- Trẻ lắng nghe






- Chiếc ô của thỏ trắng
- Trẻ trả lời.
- Đi chơi
- Bẻ lá to
- Gặp bạn gà con
- Trong rừng
- Cho bạn che ô cùng.
- Nhảy múa, vui chơi
- Thông minh, tốt bụng
- Trẻ lắng nghe


- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi
- Trẻ xem


- Cả lớp kể
- Tổ kể
- Nhóm kể
- Cá nhân trẻ kể

- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe cô và ra sân chơi

Ngày dạy: T5/8/5/2025
HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
Xâu vòng xen kẽ đỏ, vàng
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng xâu vòng xen kẽ đỏ và vàng phát triển vận động của ngón tay, bàn tay.
- Trẻ biết xâu vòng màu đỏ và vàng xen kẽ, nhận biết biết cầm dây tay phải, hạt vòng tay trái, luồn vào lỗ của hạt vòng để tạo thành chiếc vòng tặng bạn búp bê.
- Trẻ có ý thức trong giờ học, vui vẻ hào hứng khi tham gia hoạt động, trẻ không cho hạt vòng vào miệng, mũi, tai, không ném đồ chơi.
II. Chuẩn bị
       1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Rổ, dây xâu, 5 hạt vòng màu đỏ, 5 hạt vòng màu vàng, búp bê
       2. Chuẩn bị của trẻ
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng dây xâu, 3 hạt vòng màu vàng, 3 hạt vòng màu đỏ
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
+ cô cho trẻ chơi trốn cô
+ Ai đến thăm lớp mình đây?
- Các con có biết sắp đến ngày gì không?
- Sắp đến ngày sinh nhật bạn búp bê rồi các con có muốn đến dự sinh nhật bạn búp bê không nào?
- Hôm nay cô sẽ dạy các con xâu vòng xen kẽ màu đỏ màu vàng để mang tặng sinh nhật bạn búp bê nha.                                                          
2. Quan sát mẫu
 - Cô có gì đây?
- Chiếc vòng này như thế nào?
- Chiếc vòng được xâu từ những hạt vòng mầu gì?
- Chiếc vòng này được xâu xen kẽ màu đỏ màu vàng để xâu được các con xem cô làm mẫu nha
3. Cô làm mẫu
- Cô xâu mẫu lần 1: Cô làm hoàn chỉnh
- Cô xâu lần 2 hướng dẫn trẻ: Tay phải cô cầm dây xâu tay trái cô lấy hạt vòng màu vàng cô xâu vào lỗ sau đó cô lấy tiếp hạt vòng màu đỏ xâu vào rồi cô lại lấy hạt vòng màu vàng cứ như vậy cô xâu xen kẽ hạt màu vàng rồi lại đến hạt màu đỏ, xâu đến hết thì cô buộc dây lại thành gì rồi đây?
4. Trẻ thực hiện
- Cô phát đồ dùng cho trẻ
- Trẻ xâu: Cô bao quát, động viên hướng dẫn trẻ xâu
- Cô hỏi trẻ: Con xâu cái gì đấy?
- Xâu vòng con xâu như thế nào ?
5. Nhận xét
- Cô nhận xét chung.
- Cho trẻ nhận xét bạn  ngồi cạnh.
- Cô tuyên dương trẻ xếp tốt và động viên trẻ cần cố gắng
6. Kết thúc
    - Cô cho búp bê ra cám ơn các bạn và cho trẻ ra chơi.

- Trẻ chơi
- Bạn búp bê
- Có ạ
 

- Lắng nghe cô



- Cái vòng
- Rất đẹp
- Màu đỏ, vàng
- Trẻ trả lời


- Quan sát cô xâu mẫu
- Trẻ lắng nghe







- Xâu 10 - 12 phút

- Xâu vòng xen kẽ đỏ, vàng


- 1-2 trẻ nhận xét.

- Chú ý nghe

- Trẻ ra chơi

 
 

Ngày dạy: T6/9/5/2025
                                             CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
NDTT: NH - Cháu vẽ ông mặt trời
NDKH: VĐTN Múa - Trời nắng trời mưa
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng vận động theo lời bài hát, củng cố kỹ năng nghe hát, kể tên phương tiện giao thông. Phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ
- Trẻ biết vận động theo nhạc bài “Trời nắng trời mưa”. Trẻ chú ý nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô bài “Cháu vẽ ông mặt trời”. Kể được tên gọi một số phương tiện giao thông đường bộ
- Trẻ có ý thức tham gia hoạt động, yêu quý bác đưa thư.
II. Chuẩn bị
         1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Nhạc bài "Lái ô tô, đi xe đạp" 1 vòng thể dục
- Thiết bị: Loa, máy tính
         2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Mỗi trẻ 1 vòng
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
+ Cho trẻ chơi trò chơi “Trời nắng, trời mưa”
+ Các con vừa chơi trò chơi gì?
+ Trò chơi nói về hiện tượng tự nhiên nào?
     - Có một bài hát rất hay nói về em bé thích vẽ ông mặt trời. Để biết em bé vẽ ông mặt trời như thế nào? Cô mời các con cùng lắng nghe bài hát: “Cháu vẽ ông mặt trời” của nhạc sĩ Tân Huyền nhé!

2. Nghe hát: Đi xe đạp
- Cô hát lần 1 thể hiện tình cảm bài hát
+ Các con vừa nghe cô hát bài hát gì nhỉ?
- Cô hát lần 2: Để bài hát hay hơn, hấp dẫn hơn cô hát kết hợp vận động minh họa nội dung bài hát
- Cô vừa hát bài hát “Cháu vẽ ông mặt trời” sáng tác Tân Huyền. Bài hát này có giai điệu nhanh, vui nhộn, nhí nhảnh nên khi hát các con cần thể hiện gương mặt vui tươi, nhí nhảnh để bài hát sinh động và hay hơn. Bài hát nói về bạn nhỏ vẽ ông mặt trời có miệng cười thật tươi giống như miệng cười của cô giáo đấy.
- Cô bật nhạc bài hát cho trẻ nghe, cô khuyến khích trẻ đứng lên hưởng ứng cùng cô
- Cô hỏi trẻ tên bài hát và giáo dục trẻ mặc trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khoẻ.
3. Vận động theo nhịp: Múa trời nắng trời mưa
- Cô hát vận động mẫu 1 lần
     - Cô hát vận động mẫu cho trẻ xem lần 2 kết hợp phân tích động tác minh họa.
    + Câu hát 1: “Trời nắng… tắm nắng”: Cô đưa 2 tay lên cao lắc lư tay sang 2 bên và kết hợp người đung đưa.
    + Câu thứ 2: “Vươn vai…. Đôi tai”: 2 tay đưa xuống 2 vai và nhún đưa tay lên cao 2 lần. “Thỏ rung đôi tai” 2 tay để lên đầu giống tai thỏ và cụp 3 lần.
    + Câu thứ 3: “Nhảy tới… nắng mới”: 2 tay cong để trước ngực, chân bật lên giống thỏ nhảy 4 lần tại chỗ.
    + Câu thứ 4: “Bên nhau… cùng chơi”: Vỗ tay theo nhịp và dập chân tại chỗ.
    + Câu thứ 5, 6: “Mưa to…về thôi”: 2 tay vòng cong cao hơn đầu làm chiếc ô, chân chạy tại chỗ.
- Cô cho cả lớp vận động
- Nhóm vận động rồi đến cho cá nhân vận động
- Cả lớp vận động
    - Cô hỏi trẻ tên bài và giáo dục trẻ giáo dục trẻ biết yêu thích thể dục để cơ thể luôn khỏe mạnh biết nghe lời người lớn khi gặp trời mưa phải chạy vào nhà.
4. Kết thúc
    - Cô nhận xét nhẹ nhàng, cho trẻ ra chơi

- Trẻ chơi
- Trời nắng trời mưa
- Mưa
- Chú ý nghe




- Chú ý nghe
- Cả lớp trả lời
- Chú ý nghe







- Hưởng ứng cùng cô

- Lắng nghe cô


- Chú ý nghe cô





- Chú ý xem cô vận động mẫu






- 1-2 lần
- Nhóm, cá nhân vận động múa
- Cả lớp vận động múa

- Lắng nghe cô


- Ra chơi



              


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây