Kế hoạch tuần 28 - Nhóm trẻ B

Thứ sáu - 21/03/2025 09:19
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
 NHÁNH 1: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3
Đón trẻ 50 – 60 phút Cô đón trẻ vào lớp, ân cần gần gũi trẻ, dạy trẻ chào cô, chào, bố mẹ
 - Cho trẻ chơi tự do, điểm danh trẻ.
Thể dục sáng * Nội dung:
- Hô hấp: Hít vào, thở ra
- Tay: Đưa tay ra sau kết hợp với lắc bàn tay.
- Lưng, bụng: Cúi người về phía trước.
- Chân: Ngồi xuống đứng lên
* Mục tiêu
Trẻ tập được các động tác theo nhịp
Trẻ có kỹ năng tập các động tác theocô
Trẻ có ý thức tham gia tập luyện
*Chuẩn bị: Trẻ thoải mái gọn gàng
Sân tập bằng phẳng
Chơi tập có chủ định 30 – 40 phút Phát triển vận động
Đứng co 1 chân
TC: Mèo và chim sẻ
Hoạt động nhận biết
 Xe đạp, xe máy
Dạo chơi ngoài trời 30 – 35 phút - Dạo chơi ngoài trời…
- Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ, chèo thuyền, lôn cầu vồng
- Chơi tự do: Chơi đồ chơi ngoài trời, lá cây, hạt…
Chơi tập ở các khu vực chơi 30 - 35 phút * Nội dung:
- Góc phân vai: Bán hàng PTGT, xây ga ra ô tô, bế em..
- Góc vận động: Xe kéo, xe đẩy
- Góc hoạt động với đồ vật: Xếp ô tô
 - Góc nghệ thuât: Tô màu ô tô
* Mục tiêu:
- Trẻ biết được các nhóm chơi, vai chơi,biết vai chơi bán hàng, đẩy xe, kéo xe, xếp ô tô, tô màu ô tô
- Trẻ có kỹ năng: Bán hàng, đẩy xe, kéo xe, xếp ô tô, tô màu..
- Trẻ có ý thức giữ gìn đồ chơi, đoàn kết khi chơi..
Ăn chính 50 - 60 phút - Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết nói với cô khi có nhu cầu.
- Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
Ngủ trưa 140 -150 phút - Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết nói với cô khi có nhu cầu.
- Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân
Ăn bữa phụ 20 - 30 phút - Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết nói với cô khi có nhu cầu.
Chơi, - tập 50 - 60 phút - TCM: Ô tô và chim sẻ.
- Chơi tự do ở các góc chơi
- LQKT Thơ: Xe đạp
- Chơi với khối gỗ
Ăn chính 50-60 phút
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết nói với cô khi có nhu cầu.
Trả trẻ 50-60 phút - Trò chuyện với trẻ các con vật sống dưới nước gần gũi
         

Thời gian thực hiện chủ đề: 4 tuần từ ngày 24/03 đến ngày 18/04/2025
Tuần 28: Từ ngày 24 tháng 3 đến ngày 28 tháng 3 năm 2025
* GV dạy sáng: Đinh Giang                                                        Chiều : Thuỳ Dương                          
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
cho trẻ chơi với đồ chơi, cho trẻ chơi tự do. Trò chuyện về một số con sống trong rừng
 
* Tổ chức hoạt động
1.Khởi động: Đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm,
đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng thành vòng tròn.
2. Trọng động: Tập mỗi động tác 3-4 lần.
3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng
VĐTN: Lái ô tô
Chơi tập có chủ định
Văn học - Thơ: Xe đạp
Hoạt động với đồ vật
Nặn bánh xe ( EDP)
Chơi tập có chủ định
- NDTT: VĐTN:  Lái ô tô
- NDKH: NH “Đi xe đạp”

các chú chim sẻ, con voi, chó sói xấu tính
* Chuẩn bị
- Phương tiện giao thông
- Xe kéo, xe đẩy
- Bút màu, tranh, khối gỗ
* Tổ chức hoạt động
`Trước khi chơi: Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề đang học, các góc chơi, nội dung chơi ở các góc.
` Quá trình chơi: Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi ở các góc chơi và cùng chơi với trẻ
* Nhận xét: Cô đến từng góc, nhận xét và hướng dẫn  trẻ cất đồ chơi ngăn nấp, gọn gang
cơm ăn, ăn xong uống nước xúc miệng
nhạc nhẹ nhàng để trẻ dễ dàng  ngủ
 
- Ôn thơ: Xe đạp
- Chơi với đất nặn
- Ôn vận động: Đứng co 1 chân
- Chơi ở các góc theo ý thích
- Hát các bài hát dân ca.
- chơi theo ý thích ở các góc chơi
Ăn xong uống nước xúc miệng
Dạy trẻ lấy ba lô, đồ dung xong biết đóng tủ cá nhân của mình.
       

TUẦN 28
NHÁNH 1: PHƯƠNG TIÊN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Thời gian thực hiện: 2 tuần (Từ ngày 24/3 - 4/4/2025)
Ngày dạy: Thứ 2/ 24/3/2025
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
                                                 Đứng co 1 chân
                                                 Trò chơi: Các chú chim sẻ
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng  bật qua các vòng không chạm vào vòng
- Trẻ biết nhún chân bật qua các vòng không chân chân vào vòng
- Trẻ có ý thức tham gia tập luyện
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng:  Vòng thể dục
2. Chuẩn bị của trẻ                  
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Trẻ đọc cùng cô trẻ hát bài “Em tập lái ô tô"
+ Các vừa hát bài  gì ?
+ Trong bài hát nói về  PTGT gì ?
=> Bài hát nói đến bạn nhỏ tập lái ô và ước mơ mai này lớn lên lái xe chở cô và những người thân yêu. Để lái được ô tô chúng mình phải có cơ thể khỏe mạnh. Hôm nay cô dạy các con tập bài “Bật qua các vòng” để tập tốt các con cùng khởi động nào.
2. Khởi động
- Cô cho trẻ đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng vòng tròn.
3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung:
- Tay: Đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay
- Bụng: Cúi người về phía trước
- Chân: Ngồi xuống, đứng lên
b. Vận động cơ bản
* Bật qua các vòng
- Cô giới thiệu tên bài ''Bật qua các vòng''
- Cô tập mẫu:
+ Lần 1 : Tập trọn vẹn bài tập.
+ Lần 2: cô đứng trước vạch kẻ tay chống hông khi có hiệu lệnh “Bật” thì  nhún hai chân bật vào trong các vòng thực hiện hết các vòng cô đi về cuối hàng đứng.
- Trẻ thực hiện:
+ Cô cho 1 trẻ tập mẫu.
+ Lần lượt cho 2 trẻ tập; cô bao quát, động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ.
- Cô bao quát, động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ
- Củng cố: cô hỏi lại trẻ tên bài
c. Trò chơi: Các chú chim sẻ
- Cô giới thiệu trò chơi: Các chú chim sẻ
- Cách chơi: chim sẻ đi kiếm ăn khi nghe thấy tiếng mèo kêu: Meo...meo...meo  thì các chú chim sẻ phải chạy nhanh về tổ của mình.
- Luật chơi: Khi mèo kêu meo... meo... chim sẻ mới được chạy
- Cô cùng trẻ giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi; cô cùng chơi với trẻ            
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi và nhận xét sau khi chơi
4. Hồi tĩnh. Cho trẻ làm các chú chim bay nhẹ nhàng quanh sân tập 1 - 2 rồi cho trẻ ra chơi.
5. Kết thúc. Cô nhận xét sau đó cho trẻ ra chơi

- Trẻ đọc
- Em tập lái ô tô
- Nói đến xe ô tô
- Trẻ chú ý nghe
      




   - Thực hiện theo hiệu lệnh của cô
  


   - Tập 4 lần x 2 nhịp
   - Tập 3 lần x 2 nhịp
   - Tập 4 lần x 2 nhịp


 


- Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu bài và quan sát cô tập mẫu và nghe cô hướng dẫn tập.

- 1 lần
- Mỗi trẻ tập 2 lần
- Cả lớp nhắc lại



- Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu bài và quan sát bạn tập và cô tập nghe cô hướng dẫn



- Trẻ chơi 3 - 4 lần
- Cả lớp nhắc lại
- Đi khoảng 1 phút

- Trẻ ra chơi.

Ngày dạy: Thứ 3/ 25/3/205
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT
 Nhận biết xe máy, xe đạp
I. Mục tiêu
- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của xe đạp, xe máy, biết các phương tiện này là phương tiện giao thông đường bộ
- Trẻ có kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ có ý thức tham gia hoạt động, tẻ biết khi đi xe ngồi ngay ngắn không quay ngang quay ngửa trên phương tiện giao thông
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Tranh xe máy, xe đap
- Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, loa
2. Chuẩn bị của trẻ
- Trẻ ngồi hình chữ u
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô cho cả lớp hát bài hát "Lái ô tô"
+ Chúng mình vừa hát bài nói về xe gì?
+ Ô tô là phương tiện giao thông đường nào?
+ Ngoài ô tô còn có phương tiện nào nữa?
=> Ô tô là phương tiện giao thông đường bộ. hôm nay cô dạy các con nhận biết xe đạp, xe máy.
2. Nhận biết xe đạp, xe máy
* Xe đạp
- Cô cho trẻ chơi trò chơi "Trời tối trời sáng"
- Cô xuất hiện tranh “Xe đạp"
+ Đây là xe gì?
+ Xe đạp có những gì?
+ Xe đạp dùng để làm gì?
+ Xe đạp đi ở đâu?
=> Xe đạp có tay ghi đông, khung xe, bánh xe, bàn đạp, gác ba ga, yên xe để ngồi, bàn đạp để đạp, gác ba ga để hàng, người ngồi. Xe đạp dùng để chở người, chở hàng. Xe đạp đi trên đường hay còn gọi là phương tiện giao thông đường bộ
* Xe máy
- Cô đọc câu đố:
Xe hai bánh
Chạy bon bon
Máy nổ giòn
Kêu bình bịch
Là xe gì?
- Cô xuất hiện tranh “Xe máy”
+ Đây là xe gì?
+ Xe máy có những gì?
+ Xe máy là phương tiện giao thông đường nào?
+ Xe máy dùng để làm gì?
=> Xe máy có tay lái, yên xe, bánh xe, biển số, Xe máy là phương tiện giao thông đường bộ dùng để chở người, chở hàng. Khi ngồi trên xe máy phải bám chắc, đội mũ bảo hiểm
* Mở rộng:       
+ Ngoài xe máy, xe đạp còn có phương tiện giáo thông đường bộ nào?
=> Ngoài xe đạp, xe máy, còn có ô tô, xích lô...là phương tiện giao thông đường bộ Khi ngồi trên các phương tiện này phải ngồi ngay ngắn, bám chắc...
3. Trò chơi."Xe gì biến mất"
- Cách chơi; cô xuất hiện tranh và cho trẻ đoán tên PTGT đã biến mất và cho trẻ đoán và gọi tên cô sửa sai cho trẻ.
- Tổ chức chơi: Cả lớp chơi
4. Kết thúc: Cô cho trẻ làm xe đạp và ra chơi

- 1 lần
- Ô tô
- Đường bộ
- Chú ý nghe






- Xe đạp
- 2-3 trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trên đường
- Chú ý nghe






- Chú ý nghe và đoán





- Xe máy
- Yên xe…
- Đường bộ
- Chở người…
- Chú ý nghe.




- Xích lô, ô tô công lông…
- Chú ý nghe




- Chú ý nghe
-  2-3 lần
- Trẻ thực hiện

Ngày dạy: Thứ 4/26/3/2025
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
 Thơ: Xe đạp
I. Mục tiêu
- Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ và đọc được cùng cô bài thơ “Xe đạp”
- Trẻ có kỹ năng đọc thơ to, rõ lời. Ghi nhớ có chủ định
- Trẻ có ý thức tham gia hoạt động, trẻ biết ngồi xe đạp đúng cách.
II. Chuẩn bị
 1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Giáo án điện tử
- Thiết bị: Máy chiếu, máy tính
 2. Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.   
III. Tổ chức hoạt động   
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô cùng trẻ hát và vận động bài “Bác đưa thư vui tính” cô hát cho trẻ nghe  1 lần
+ Bài hát nói đến xe gì?
+ Xe đạp là phương tiên giao thông đường nào?
=> Xe đạp là phương tiện giao thông đường bộ. Có một bài thơ nói về xe đạp rất hay mà hôm nay cô dạy các con đó là bài thơ “Xe đạp”
2. Đọc diễn cảm
- Cô đọc lần 1 diễn cảm
- Cô đọc lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa.
3. Giúp trẻ hiểu nôi dung bài thơ
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Xe đạp là PTGT như  thế nào?
+ Xe đạp đi qua những đâu ?
+ Xe đạp dùng để làm gì ?

- Tích: 
Xe đạp thân thiết
Qua khe qua suối
Xe đạp chở người
Chở hàng chở củi
Dù xa dù vội
Có xe có xe
+ Khi các con ngồi xe đạp thế nào là an toàn?
=> Xe đạp là PTGT gần gũi thân thiết giúp con người chở người, chở hàng. Khi ngồi trên xe đạp các con ngồi ngay ngắn.
4. Dạy trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc
- Tổ,nhóm ,cá nhân đọc
- Cả lớp đọc (Cô cho trẻ làm động tác minh họa)
- Cô hỏi trẻ tên bài thơ và giáo dục biết ngồi xe an toàn
5. Kết thúc:  Cô nhận xét và cho trẻ ra chơi

- Chú ý nghe

- Xe đạp
- Đường bộ
- Chú ý nghe



- Chú ý nghe


- Xe đạp
- Là PTGT thân thiết
- Qua khe, qua suối
- Chở người, chở hàng, chở củi.







- Ngồi ngay ngắn
- Chú ý nghe



- 3 - 4 lần
- 1-2 lần

- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện






Ngày dạy: Thứ 5/27/3/2025
HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
Đề tài: Nặn bánh xe (EDP)
I. Mục tiêu
- (S) Khoa học: Trẻ biết được các nguyên liệu nặn bánh xe: Đất nặn. Trẻ nhận biết: Màu sắc, hình dáng đất nặn
- (T): Công nghệ: Trẻ sử dụng các dụng cụ: dụng cụ cắt đất nặn, bảng, nguyên vật liệu để nặn bánh xe: đất nặn
- (E): Kỹ thuật: Kỹ năng thực hiện các thao tác một cách khéo léo và cẩn thận: nhào đất, lăn dài, uốn cong, nối lại với nhau để tạo thành bánh xe đẹp mắt.
- (A): (Toán) Nhận biết: Trẻ biết bánh xe có dạng hình tròn
- (M): Nghệ thuật: Nặn bánh xe đẹp mắt
- Kỹ năng làm việc nhóm: không tranh giành của nhau, cùng nhau nặn bánh xe.
- Trẻ chủ động tự tin, vui vẻ, hào hứng khi tham gia hoạt động, có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
- Thích thú khi được nặn bánh xe.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Bánh xe nặn sẵn, đất nặn, bảng     
- Thiết bị:  Máy tính, loa
2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Bảng đất nặn,  khăn lau….
- Tâm thế: Trẻ thoải mái, tự tin
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Hỏi
* Ổn định – gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát vận động bài “Lái ô tô”
+ Các con vừa hát bài gì ? Bài hát nói đến PTGT gì?
+ Xe ô tô có PTGT gì?
- Dẫn dắt trẻ làm bánh xe thật đẹp để mời các cô đến tham dự lớp.
2. Tưởng tượng
+ Cô đưa đất nặn để đố trẻ  là gì?
+ Cô đưa dụng cụ chia đất, bảng  ra hỏi còn đây là gì nữa?
+ Với nguyên liệu này con có nhớ đồ vật gì đã được khám phá ở buổi học trước không?
+ Cho trẻ xem lại video buổi học trước?
3. Lên kế hoạch hay thiết kế
+ Muốn nặn bánh xe phải làm những thao tác nào?
- Cho trẻ nhắc lại các thao tác nặn bánh xe. Mời 1 trẻ lên chọn quy trình nặn xe gắn lên bảng và nói các thao tác theo tranh.
- Cô chốt lại: Để nặn được bánh xe trước tiên phải nhào đất, sau đó lăn dọc và nối 2 đầu vào với nhau và nắn tròn để tạo thành bánh xe.
4. Thực hiện hay chế tạo
- Cho trẻ về nhóm lấy dụng cụ, nguyên liệu và nặn bánh xe.
- Trong khi trẻ thực hiện cô bao quát, giúp đỡ trẻ gặp khó khăn và gợi mở trẻ.
 - Trẻ nặn xong cho trẻ mang bánh xe lên trưng bày.
- Cô nhắc nhở trẻ giữ gìn sản phẩm mình nặn ra.
+  Hỏi lại trẻ làm thế nào để nặn được bánh xe?
- Khi bánh xe xong đặt ngay ngắn vào bảng rồi mang lên trưng bầy.
5.  Cải tiến hay thử nghiệm và thiết kế lại
+ Giờ học hôm nay các con thấy điều gì thú vị?
+ Con nặn được mấy bánh xe?
+ Con có hài lòng về những chiếc bánh xe của mình không?
+ Con có gặp khó khăn gì khi năn bánh xe?
+ Nếu được làm lại các con có muốn thay đổi gì không?
6. Kết thúc  
- Giờ học đến đây là hết rồi, các con hãy cùng cô thu dọn đồ dùng và bỏ rác đúng nơi quy định giúp cô nào?
- Cô mở nhạc cho trẻ thu dọn đồ dùng!


- Trẻ vận động
- Trẻ trả lời
 
 


 - Đất nặn
 
 - Bánh xe, đất nặn
 - Trẻ xem
- Nhào đất, lăn dọc

 


- Trẻ hoạt động
 
 
- Trẻ trả lời
- Trẻ lên trưng bày
 

 - Trẻ trả lời
 
 

- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thu dọn đồ

Ngày dạy: Thứ 6 /28/3/2025
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
NDTT: VĐTN: Lái ô tô
Nghe hát: Đi xe đạp
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng vận động lắc lư theo nhịp bài hát: Lái ô tô, biết hưởng ứng cùng cô bài “Đi xe đap”
- Trẻ biết tên bài hát, hiểu nội dung bài hát: Lái ô tô, đi xe đạp
- Trẻ  có ý thức tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: nhạc bài "Lái ô tô, đi xe đạp" 1 vòng thể dục
- Thiết bị: Máy chiếu máy tính
2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Mỗi trẻ 1 vòng
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô cho trẻ xem tranh về phương tiện giao thông đường bộ
+ Đây là xe gì?
+ Xe đạp là phường tiện giao thông đường nào?
(Tương tự với xe máy, ô tô..)
=> Xe đạp, xe máy, ô tô là phương tiện giao thông đường bộ, ngoài xe đạp còn có ô tô… Có một bài hát nói đến bạn nhỏ lái ô tô đó là bài “Lái ô tô” hôm nay cô dạy các con vận động.
2. Vận động lắc lư theo nhạc bài: Lái ô tô
- Cô cho trẻ hát, cô vận động mẫu 1-2 lần
- Cô cho cả lớp vận động
- Nhóm vận động
- Cá nhân vận động
- Cả lớp vận động
- Cô hỏi trẻ tên bài và giáo dục trẻ khi ngồi ô tô không thò đầu, thò tay ra ngoài.
3. Nghe hát: Đi xe đạp
- Cô bật nhạc bài hát “Đi xe đạp”  cho trẻ nghe
+ Các con vừa nghe bài hát gì?
=> Đó là bài  “Đi xe đạp”
- Cô hát lần 1 thể hiện tình cảm bài hát
- Cô giảng giải nội dung bài hát: Bài hát nóí đến bạn nhỏ đi xe đạp trên phố rất vui.
- Cô hát kết hợp hưởng ứng cùng cô 1 lần
- Cô cho trẻ bật bài hát cho trẻ nghe, cô khuyến khich trẻ vỗ tay cùng cô 1-2 lần
- Cô hỏi trẻ tên bài hát và giáo dục trẻ một số quy định giao thông đường bộ
4. Kết thúc:  Cô nhận xét nhẹ nhàng, cho trẻ ra chơi


- 1 lần
- Xe đạp
- Đường bộ
- Chú ý nghe





- Chú ý quan sát
- 3- 4 lần
- 3- 4 nhóm
- 1- 2 trẻ




- 1 lần
- Cả lớp trả lời

- Chú ý nghe
- Nghe cô giảng giải nội dung bài

- Nghe và hưởng ứng cùng cô
- Cả lớp trả lời

- Trẻ thực hiện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây