Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | ||
Đón trẻ | 80 – 90 phút | - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng - Trò chuyện với trẻ, xem tranh ảnh, băng đĩa về tên gọi, đặc điểm về các |
|||
Thể dục sáng | - Hô hấp: Gà gáy Tay: Đưa 2 tay ra trước, sang 2 bên - Bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải - Chân: Ngồi xổm, đứng lên |
* Mục tiêu - Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm: Hô hấp, tay, chân, bụng - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
|||
Hoạt động học | 20 – 25 phút |
Thể dục Bật về phía trước T/C: Đuổi bóng |
KPKH Trò chuyện về một số loài chim |
||
HĐ chơi ngoài trời | 30- 40 phút |
|
|||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - GPV: Gia đình, bác sĩ, bán hàng - GXD: Xây công viên - GTH: Vẽ, in, nặn, một số loài chim, tô màu, dán các bộ phận còn thiếu của con vật. - Góc sách: Làm an bum các nhóm con vật. - GHT: Xếp xen kẽ các nhóm với yêu cầu và ý thích. |
* Mục tiêu - Trẻ biết phân vai chơi, thể hiện, nắm được công việc của vai chơi - Biết sử dụng đồ chơi xây dựng các công trình khác nhau từ các khối xây dựng để lắp ghép, xây công viên. Trẻ biết phân nhóm con vật sống dưới nước - Trẻ có ý thức trong giờ học, hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động |
||
Ăn trưa | 60 -70 phút | - Kê ghế khi ăn, Trẻ hình thành thói quen trật tự khi ăn, ăn chậm nhai kỹ các loại quả có hạt. Gọi tên các món ăn trong các bữa ăn. |
|||
Ngủ trưa | 140 -150 phút | - Trẻ biết nói với cô giáo nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh bằng câu đơn - Thực hiện đúng quy định của giờ ngủ, không nghịch đc khi ngủ |
|||
Ăn bữa phụ | 20 -30 phút | - Trẻ biết dùng bát thìa đúng cách, dùng cốc uống nước đúng cách. | |||
Chơi, HĐ theo ý thích | 70 - 80 phút | - HĐPÂN: VĐM – Voi làm xiếc - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- TCM: Bắt bướm - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
||
Trả trẻ | 60-70 phút | - Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa quần áo gọn |
|||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
cá nhân vào đúng nơi quy định, loài chim, cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
|||
* Tổ chức hoạt động *Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi, chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 2l x 4n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - Tập theo nhạc bài Tiếng chú gà trống gọi |
|||
Văn học Truyện: Giọng hót chim Sơn Ca |
Toán Xếp xen kẽ |
Âm nhạc Biểu diễn: BGCT: Đàn gà con, cá vàng bơi Trò chơi: Bước nhảy vui nhộn |
|
Bầu trời, quan sát cây hoa quân tử..... Sói xấu tính ……. sân, trên cát, đồ chơi ngoaì trời…. |
|||
* Chuẩn bị - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ - Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi.. - Các loại giấy màu... - Lô tô một số loài chim - Tranh ảnh con vật |
* Tổ chức hoạt động: * Tổ chức hoạt động: ` Cô tập trung trẻ cho trẻ đọc thơ” ong và bướm, cho trẻ nhắc góc chơi vai chơi đã thực hiện trong chủ đề ` Cô cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc, cô gợi ý cho trẻ biểu diễn các bài hát có trong chủ đề, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi trẻ biết chơi đoàn kết ` Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan góc có sản phẩm nổi bật, cho trẻ tự giới thiệu, cô động viên trẻ, cho trẻ thu dọn đd đc, vệ sinh cá nhân rửa tay |
||
- Trẻ ăn các món ăn ở trường, uống nước đun sôi - Trò chuyện và nhận biết việc khi ăn không cười đùa, không uống hoặc ăn |
|||
- Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt - Nhận biết và thực hiện đúng quy định về chỗ ngủ riêng theo giới tính |
|||
- Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn | |||
- LQKTM: Xếp xen kẽ - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Thực hiện vở toán - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
HĐKIDSMART:Chơi trong ngôi nhà những đồ vật biết nghĩ. Căn phòng: Chế tạo chim - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
|
gàng, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, và học tập của trẻ. | |||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề + Các con đang học chủ đề gì? + + Kể tên những con vật mà con biết? => Có rất nhiều các loại động vật khác nhau con thì có lợi con thì có hại, các con nên bảo vệ những con vật gàn gũi hiền lành, có ích nhé.. Thường xuyên ăn các loại thức ăn khác nhau, tập thể dục đều đặn cho cơ thể khỏe mạnh. Ngày hôm nay cô sẽ dạy các con bài tập thể dục “Bật về phía trước” 2. Khởi động - Cho trẻ đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường. 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung - Tay: Đưa 2 tay ra trước, sang 2 bên - Bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải - Chân: Ngồi xổm, đứng lên b. Vận động cơ bản: « Bật tiến về phía trước” - Đội hình hai hàng ngang đối diện - Giới thiệu tên bài: Bật về phía trước - Cô giáo làm mẫu: + Lần 1: Làm mẫu trọn vẹn + Lần 2: Làm mẫu kết hợp giảng giải: Cô đứng trước vạch chuẩn khi có hiệu lệnh bật cô đưa tay về phía trước kết hợp khuỵu gối đánh tay ra sau và bật tiến về phía trước. + Lần 3: Cô mời 1 trẻ lên tập - Cho trẻ thực hiện + Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện + Cho 2 hàng thi đua xem hàng nào tập nhanh và đúng. Quá trình trẻ thực hiện cô giáo bao quát sửa sai động viên khuyến khích trẻ - Củng cố: cô giáo cho 2 bạn khá lên tập. Hỏi lại tên bài. c. Trò chơi: Đuổi bóng - Cô giới thiệu tên trò chơi: Đuổi bóng - Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ chơi. 4. Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân 1-2 vòng. 5. Kết thúc - Cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi |
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ chú ý nghe - Trẻ đi theo yêu cầu của cô. - 3 lần 4 nhịp - 3 lần 4 nhịp + - 4 lần 4 nhịp + - Trẻ chú ý quan sát - Trẻ thi đua giữa 2 hàng. - Trẻ tập theo yêu cầu của cô - 2 trẻ lên tập - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chơi 2-3 lần. - Trẻ đi nhẹ nhàng - Trẻ ra ngoài chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô và lớp hát bài hát “Con chim non” + Các con vừa hát bài hát về con vật gì? + Chúng có lợi hay có hại? => Để biết được con chim có đặc điểm gì, nó có ích hay có hại thì cô và các con cùng nhau tìm hiểu về một số loại chim nhé 2. Trò chuyện về một số loại chim a. Quan sát: Chim bồ câu + Cô có hình ảnh con chim gì đây? + Con chim bồ câu có đặc điểm gì nhỉ? + Phần đầu có gì? + Phần thân có gì? + Chim có mấy mắt ? Mắt của chim để làm gì? + Nhờ đâu mà chim có thể bay được? + Chim sống ở đâu? + Chim đẻ con hay đẻ trứng? + Vậy các con sẽ làm gì để bảo vệ chim? => Chim bồ câu loài vật được con người nuôi trong gia đình để làm cảnh và được con ngươi nuôi làm thự phẩm nữa đây b. Quan sát chim sâu + Cô có hình ảnh gì đây? + Con chim sâu đang làm gì nhỉ? + Con chim sâu có đặc điểm gì nhỉ? + Còn đây là gì của chim sâu? + Cánh chim sâu để làm gì? - Cô khen trẻ động viên khuyến khích trẻ trả lời c. Quan sát chim sẻ - Trời tối rồi + Các con hãy quan sát xem cô có gì đây? + Chim sẻ có đặc điểm gì? + Chim sẻ sống ở đâu? + Chim sẻ đẻ gì nhỉ? -> Ngoài những con chim mà chúng mình vừa quan sát ra bạn nào còn biết những con chim nào khác không nhỉ 3. Trò chơi “ Thi xem ai nhanh” - Cô giới thiệu tên trò chơi: Thi xem ai nhanh - Cô nói cách chơi, luật chơi - Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, trong thời gian 1 bản nhạc trẻ phải bật qua suối nhỏ lên và chọn lô tô theo yêu cầu của cô. Đội nào chọn được nhiều lô tô hơn thì đội đó là đội thắng cuộc - Luật chơi: Mỗi bạn lên chỉ được chọn 1 lô tô - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi - Cô khen động viên khuyến khích trẻ chơi 4. Kết thúc - Cho trẻ mô phỏng các tư thế đứng, bay, liệng, nhảy nhót, chim cánh cụt đi. Cô cho trẻ ra sân chơi |
- Cả lớp hát - Con chim - Có lợi - Trẻ lắng nghe - Chim bồ câu - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trong gia đình - Đẻ trứng - Chăm sóc, bảo vệ - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ trả lời theo yêu cầu của cô - Đi ngủ - Chim sẻ - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ chú ý xem và kể tên - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ thực hiện theo yêu cầu |
![]() |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở, giới thiệu bài - Các con ơi, hôm nay cô có một điều kỳ diệu muốn dành tặng cho các con, chúng mình hãy lắng nghe xem điều kỳ diệu đó là gì nhé! (Cô cho trẻ nghe tiếng chim hót) + Các con vừa nghe thấy âm thanh gì? - Cô có một câu chuyện rất hay kể về giọng hót của một loài chim, đó chính là nội dung câu chuyện “giọng hót chim sơn ca” do nhà văn Thu Thủy sưu tầm, bây giờ các con ngồi ngoan, để nghe cô kể câu chuyện này nào! 2. Kể diễn cảm - Cô kể lần 1: Thể hiện cử chỉ điệu bộ nét mặt + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? => Câu chuyện kể về sự chăm chỉ, chịu khó của bạn chim sơn ca, nhờ sự chăm chỉ chịu khó mà sơn ca có giọng hót rất hay làm cho tất cả các loài chim đều phải học tập và noi gương sơn ca. - Cô kể lần 2: Kết hợp hình ảnh minh họa nội dung truyện 3. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn. + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? + Trong câu chuyện có những ai? + Trong câu chuyện bạn chim nào có giọng hót hay nhất? => Cô trích dẫn: “Ngày xửa, ngày xưa..... Giọng hót mê li ấy” - Cô giải thích từ mê li: Rất hay. + Các bạn chim đã cử ai đến gặp bạn sơn ca? + Bạn chim sẻ đã hỏi bạn sơn ca điều gì? + Bạn Sơn ca đã trả lời bạn chim sẻ thế nào? + Bạn Chim sẻ còn hỏi bạn sơn ca điều gì nữa? + Bạn Sơn ca trả lời thế nào? => Cô trích dẫn: Một hôm, chim sẻ được cử đến gặp chim sơn ca...thế ai đã cho bạn giọng hót hay? - Các con ạ, bạn chim sẻ đã được gặp Sơn Ca và trò chuyện cùng sơn ca rồi, nhưng vì yêu thích giọng hót của Sơn Ca nên các bạn vẫn muốn tìm hiểu tại sao Sơn Ca lại có giọng hót hay thế. + Các bạn chim đã đếntrường nhờ ai giúp đỡ? + Cô giáo họa Mi đã giúp bằng cách nào? => Chim sẻ và cả bầy chim không hiểu tại sao.... Nhưng các cháu phải nhớ dậy sớm đấy... Chào một ngày mới. - Giải thích từ “Say sưa” rất chăm chú. => GD trẻ học tập sơn ca, chăm chỉ, chịu khó vâng lời cô, nghe lời ông bà cha mẹ. 4. Trẻ kể chuyện cùng cô - Cô kể cùng trẻ kết hợp rối minh họa - Cô giáo chú ý sửa sai động viên khuyến khích trẻ kể chuyện cùng cô. 5. Kết thúc - Cô nhận xét động viên trẻ - Cô cùng trẻ hát và VĐMH bài hát “Chim mẹ, chim con” và đi ra ngoài. |
- Chúng con chào cô ạ - Trẻ lắng nghe. - Tiếng chim hót ạ - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát. - Giọng hót chim Sơn ca - Sơn ca, chim sẻ, cô giáo họa mi - Bạn chim sơn ca. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Bạn chim sẻ. - Có phải bác mặt trời cho bạn giọng hót mê li ấy không? - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ chú ý. - Nhờ cô giáo Họa Mi - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý. - Trẻ chú ý nghe - Trẻ kể cùng cô - Trẻ vừa hát vừa làm chim bay và đi ra ngoài |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Giới thiệu chương trình " Những con vật đáng yêu". - Để cho buổi học được vui, cô cùng các con chơi trò chơi “ Những chú vịt con” nhé . - Các con vừa đọc vừa làm động tác giống những chú vịt con nào. - Cô cho trẻ chơi 2 lần (Khi trẻ chơi xong cô hỏi trẻ). + Các con vừa được chơi trò chơi gì? + Trò chơi nhắc đến con gì? + Vịt là con vật nuôi ở đâu? - Các con ơi! Đến với chương trình “ Những con vật đáng yêu” Cô có một món quà tặng các con đấy, các con cùng xem cô tặng món quà gì nào? - Ai có nhận xét gì về đường diềm trang trí cho bức tranh? - À đúng rồi một hình tròn, xen kẽ một hình vuông, một hình tròn xen kẽ một hình vuông được lặp đi lặp lại theo một qui tắc. Hôm nay cô sẽ dạy các con cách xếp xen kẽ, cô mời các con hãy nhẹ nhàng đi lấy rổ đồ dùng và về chỗ ngồi của mình nào. 2. Dạy trẻ xếp xen kẽ hai đối tượng + Các con nhìn trong rổ của mình có gì nào? - Bây giờ các con ngồi ngoan nhìn lên màn hình xem cô có hình gì nhé + Cô có hình gì nào? - Cô xếp hình vuông rồi đến một hình tròn, một hình vuông lại đến một hình tròn và cứ thế tiếp tục lặp đi lặp lại tạo thành một chuỗi. Đó là cách xếp xen kẽ theo một quy tắc. - Cả lớp nhắc lại cho cô “ Cách xếp xen kẽ”. (Cho trẻ đọc 2-3 lần). + Các con nhìn xem cô còn có những con gì nào? + Ai có nhận xét gì về cách xếp trên màn hình của cô? => Cứ một con bướm cô xếp xen kẽ 1 con ong, một con bướm xếp xen kẽ 1 con ong là cách xếp xen kẽ theo qui tắc đấy các con ạ. * Trẻ thực hiện - Bây giờ các con hãy xếp một con chó xen kẽ 1 con mèo, một con chó xen kẽ một con mèo, một con chó xen kẽ một con mèo nào (Cô yêu cầu trẻ xếp sau đó cho trẻ nhìn lên bảng xem trẻ có xếp giống cô không) - Cô cho cả lớp đọc to 1 con bướm xen kẽ 1 con ong. + Bạn nào giỏi cho cô biết cách xếp như này gọi là cách xếp gì? - À đúng rồi! một con bướm xen kẽ 1 con ong, tạo thành chuỗi được lặp đi lặp lại nhiều lần gọi là cách xếp xen kẽ. - Cô cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ nói. - Trời tối rồi, các con hãy đưa những con vật này về chuồng lại nào. * Tương tự cô yêu cầu trẻ xếp xen kẽ một hình vuông xen kẽ với một hình tròn. => Vừa rồi các con đã được xếp xen kẽ theo một qui tắc của 2 đối tượng. Cô thấy các con học rất giỏi cô thưởng cho các con trò chơi. - Các con đi thành vòng tròn cất rổ đồ dùng nào. 3. Trò chơi ôn luyện * Trò chơi: “Nhanh và đúng” - Cách chơi như sau: Cô chia lớp mình thành 4 nhóm chơi và cô đã chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 bức tranh và rổ đựng các hình khác nhau. Nhiệm vụ của các nhóm là phải trang trí đường diềm cho bức tranh sao cho xen kẽ cứ 1 hình này xen kẽ với 1 hình khác. Thời gian là một bản nhạc đội nào trang trí đường diềm cho bức tranh nhanh và đúng đội đó sẽ thắng cuộc. - Các con đã rõ cách chơi chưa? - 1,2,3 trò chơi bắt đầu. - Trẻ chơi cô quan sát, hướng dẫn các nhóm chơi. - Cô nhận xét kết quả của các nhóm chơi. Động viên khen trẻ - Cô hỏi lại tên trò chơi. 5. Kết thúc - Cô nhận xét cho ra ngoài chơi |
- Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ quan sát tranh. - Trẻ trả lời - Trẻ lấy đồ dùng về chỗ ngồi. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý quan sát - Cả lớp đọc. - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ lắng nghe - Trẻ xếp theo yêu cầu của cô - Trẻ đọc cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý nghe - Từng tổ, nhóm, cá nhân trẻ nói. - Trẻ cất các con vật vào rổ. -Trẻ làm theo yêu cầu của cô. - Trẻ chú ý nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe cách chơi và luật chơi - Trẻ chơi hứng thú - Trẻ nói tên trò chơi - Trẻ thu dọn đồ dùng ra ngoài chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Để chào mừng tết hôm nay cô con mình cùng nhau đi biểu diễn văn nghệ tiết mục đầu tiên xin mời tập thể lớp mẫu giáo bé A lên biểu diễn 2. Biểu diễn * Bài: BGCT“ Đàn gà con” - Mở đầu chương trình là bài hát “ Đàn gà con do tập thể bé A thể hiện. - Tiếp theo là phần trình bày bài hát: “Đàn gà con ” của tam ca “ ba con vịt” sử dụng BGCT * Vận động bài hát: “ Cá vàng bơi” - Cô mời từng tổ lên biễu diễn bài hát. - Cô mời nhóm bạn trai lên biễu diễn - Cô mời nhóm bạn gái lên biễu diễn - Mời 1 trẻ lên biễu diễn. - Cô động viên khuyến khích trẻ thực hiện 3. Nghe hát: Ai cũng yêu chú mèo - Để góp vui cho buổi văn nghệ hôm nay cô giáo cũng có với tiết mục múa “Ai cũng yêu chú mèo” - Cô hát và thể hiện minh hoạ bài hát. - Cô cho trẻ xem video bài hát - Khuyến khích trẻ hưởng úng cùng cô 4. Trò chơi “Bước nhảy vui nhộn” - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô nói cách chơi và luật chơi cho trẻ - Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần. - Trẻ chơi cô bao quát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ. - Cô hỏi tên trò chơi. 5. Kết thúc - Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi |
- Trẻ lắng nghe - Cả lớp hát 2 lần - 3 trẻ biểu diễn - Cả lớp 2(3) lần - 2 nhóm - Mỗi tổ 1 lần - 1( 2) trẻ - Cả lớp vận động theo tổ nhóm. - Trẻ hưởng ứng cùng cô - Trẻ chú ý - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi 3-4 lần - Trẻ nói tên trò chơi - Trẻ ra ngoài chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn