Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | ||
Đón trẻ |
80 – 90 phút | - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá - Trò chuyện với trẻ, xem tranh ảnh, băng đĩa về tên gọi, đặc điểm con vật - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
|||
Thể dục sáng |
- Hô hấp: Gà gáy Tay: Đưa 2 tay ra trước, sang 2 bên - Bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải - Chân: Ngồi xổm, đứng lên |
* Mục tiêu - Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm: Hô hấp, tay, chân, bụng - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
|||
Hoạt động học | 20 – 25 phút |
Thể dục Ném trúng đích bằng 1 tay T/C: Các chú chim sẻ |
KPKH Trò chuyện về động vật sống dưới nước |
||
HĐ chơi ngoài trời | 30 – 40 phút |
|
|||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - GPV: Gia đình, bác sĩ, bán hàng - GXD: Xây ao nuôi tôm cá, ghép hình các con vật - GTH: Trải nghiệm làm các con vật từ giấy. - GHT: Xếp xen kẽ các nhóm với yêu cầu và ý thích. + Góc sách: Làm an bum các nhóm con vật. |
* Mục tiêu - Trẻ cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao. Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo Nhóm nhỏ. - Trẻ có kỹ năng làm các con vật từ giấy. - Trẻ có ý thức khi hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của mình |
||
Ăn trưa | 60 -70 phút | - Trò chuyện về các bữa ăn, cung cấp kiến thức cho trẻ về các món ăn trẻ - Sắp xếp, cất bát, xếp ghế, ăn hết xuất đảm bảo sức khỏe |
|||
Ngủ trưa | 140 -150 p | - Mặc quần áo ấm, đeo tất để giữ ấm cơ thể, xắp xếp gối và đắp chăn khi - Xếp gối và đắp chăn khi đi ngủ. |
|||
Ăn bữa phụ | 20 -30 phút | - Trò chuyện về các bữa ăn, cung cấp kiến thức cho trẻ về các món ăn trẻ - Sắp xếp, cất bát, xếp ghế, ăn hết xuất đảm bảo sức khỏe |
|||
Chơi, HĐ theo ý thích | 70 - 80 phút | - LQKTM: Thơ Rong và cá - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- TCM: Cò bắt ếch - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
||
Trả trẻ | 60-70 phút | - Giờ trả trẻ cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa - Nhắc trẻ chào cô, chào các bạn, chào bố mẹ | |||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
nhân vào đúng nơi quy định, sống dước nước |
|||
* Tổ chức hoạt động *Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi, chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 2l x 8n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - Tập theo nhạc bài Tiếng chú gà trống gọi |
|||
Văn học Thơ: Rong và cá |
Tạo hình Nặn con cá (mẫu) |
Âm nhạc NDTT: NH: Tôm cá cua thi tài NDKH: BGCT: Cá vàng bơi Trò chơi: Tai ai tinh |
|
Bầu trời, quan sát cây hoa quân tử..... Sói xấu tính ……. trên cát, đồ chơi ngoaì trời…. |
|||
* Chuẩn bị - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ - Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi.. - Các loại giấy màu... - Lô tô con vật sống dưới nước - Tranh ảnh con vật |
* Tổ chức hoạt động: - Cho trẻ nhắc lại các góc đã thực hiện trong chủ đề trò chuyện về các góc và nội dung các góc chơi - Cô cho trẻ về góc chơi đã nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Cô bao quát gợi ý để trẻ làm phong phú nội dung chơi và gợi ý về sản phẩm góc tạo hình in hình các con vật sống dưới nước - Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan bộ sưu tập đồ dùng sp các nghề tại góc sách, cho trẻ giới thiệu, cô động viên trẻ, cho trẻ thu dọn đdđc, VSCN |
||
được ăn hàng ngày, các loại thực phẩm cung cấp từ động vật, ăn đủ chất và đủ lượng |
|||
đi ngủ | |||
được ăn hàng ngày, các loại thực phẩm cung cấp từ động vật, ăn đủ chất và đủ lượng |
|||
- Trải nghiệm cho gà ăn. - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Đọc đồng dao, ca dao. - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Ôn các bài hát trong tuần - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
|
quần áo |
|||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho trẻ hát bài: Cá vàng bơi + Kể tên những con vật sống dưới nước con biết? => Dưới nước có rất nhiều các con vật như: Cá, tôm, cua, mực, ốc, hến ...ăn các loại hải sản cung cấp chất đạm rất tốt cho cơ thể. Chúng mình nhớ phải ăn nhiều hải sản để cơ thể khỏe mạnh nhé. - Giới thiệu bài thể dục: Ném trúng đích bằng một tay. 2. Khởi động - Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, về đội hình 3 hàng theo tổ. 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung - Tay: Đưa 2 tay ra trước, sang 2 bên - Bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải - Chân: Ngồi xổm, đứng lên b. Vận động cơ bản - Đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau - Giới thiệu bài: “Ném trúng đích bằng 1 tay’’ - Cô làm mẫu: + Lần 1: Làm mẫu trọn vẹn + Lần 2: Làm mẫu kết hợp giải thích: Tư thế chuẩn bị cô đứng chân trước chân sau, tay cùng phía với chân sau, cầm túi cát đưa cao ngang tầm mắt, nhắm vào đích ở phía trước. Khi có hiệu lệnh ném thì cô dùng sức mạnh của cánh tay và ném túi cát về phía trước, sao cho túi cát trúng vào đích, khi ném xong cô về cuối hàng đứng. + Lần 3: Cô cho 1 trẻ khá lên thực hiện, cô chú ý trẻ tập - Trẻ thực hiện - Cô lần lượt cho trẻ 2 hàng lên thực hiện, cô bao quát sửa sai, động viên trẻ tập. - Cho 2 hàng thi đua cùng thực hiện - Củng cố cho cả lớp nhắc lại tên bài c. Trò chơi: Các chú chim sẻ - Cô giới thiệu tên trò chơi: Các chú chim sẻ - Cô cùng trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi 2(3) lần - Trẻ chơi cô bao quát động viên khuyến khích trẻ 4. Hồi tĩnh - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng vòng quanh sân tập. 5. Kết thúc - Cô nhận xét, cho trẻ ra chơi. |
- Trẻ hát - Trẻ kể - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - 3 lần x 8 nhịp - 2 lần x 8 nhịp - 2 lần x 8 nhịp - Trẻ chú ý quan sát - Trẻ chú ý xem và lắng nghe. - 1 trẻ lên tập - Cả lớp tập - Trẻ nhắc lại -Trẻ chơi - Trẻ đi nhẹ nhàng |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cho trẻ hát bài “Cá vàng bơi” + Các con vừa hát bài hát gì? + Cá vàng sống ở đâu? + Có những con vật nào sống dưới nước? => Ngoài cá ra dưới nước còn có rất nhiều các con vật sinh sống. Hôm nay cô con mình cùng tìm hiểu nhé. 2. Trò chuyện về một số con vật sống dưới nước a. Quan sát con cá vàng - Cô đưa hình ảnh con cá ra và hỏi trẻ: + Cô có con gì đây? + Các con nhìn xem con cá vàng có đặc điểm gì? (đầu, mình, đuôi, vây, vẩy) - Cô cho trẻ lên chỉ và nói + Cá bơi được nhờ có bộ phận nào? + Cá vàng ăn thức ăn gì? Nuôi để làm gì? => Đây là con cá vàng, cá vàng có phần đầu, mình, đuôi, đầu cá có mắt, có mang, mang cá ở 2 bên, giúp cho cá thở được, mỗi lần cá thở mang cá khép vào, cá bơi được là nhờ có đuôi cá, cá vàng ăn con vật nhỏ hơn, phù du trong nước và nuôi để làm cảnh. b. Quan sát con tôm - Cô xuất hiện hình ảnh con tôm. + Đây là con gì? + Ai có nhận xét gì về con tôm? + Tôm sống ở đâu? Ăn thức ăn gì? + Nuôi tôm để làm gì? => Con tôm gồm có đầu, mình, đuôi. đầu có mắt, râu, mình có 1 lớp màng cứng, có chân, con tôm sống ở dưới nước, nuôi tôm để ăn... c. Quan sát con cua - Cô đọc câu đố: “Con gì sống ở trong hang Hai càng, tám cẳng bò ngang suốt đời” + Cô đố các con biết là con gì? - Cô xuất hiện hình ảnh con cua + Con cua có đặc điểm gì? + Con cua sống ở đâu? + Ăn cua cung cấp chất gì? => Con cua có hai mắt, có càng, có cẳng, có mai, con cua sống ở dưới nước, ăn cua cung cấp cho chúng ta các chất sắt và can xi. * So sánh con cá vàng và con cua - Cô đưa ra cá vàng và con cua cho trẻ gọi tên, quan sát nhận xét đặc điểm giống và khác nhau. + Con cá và con cua có đặc điểm gì giống nhau? - Giống nhau: Đều là động vật sống ở dưới nước + Con cá và con cua có đặc điểm gì khác nhau - Khác nhau: Cá vàng nuôi để làm cảnh, con cua nuôi để ăn, cá có vây, vẩy, cua có nhiều chân, có mai. * Mở rộng: Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về các con vật sống ở dưới nước => Có rất nhiều các con vật sống ở dưới nước, cung cấp nhiều chất đạm cần thiết cho cơ thể vì thế các con nhớ ăn nhiều các loại tôm, cua, cá để cơ thể mau lớn khỏe mạnh. 3. Trò chơi: Thi xem ai nhanh - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội trong khoảng thời gian 1 bản nhạc sẽ lần lượt trẻ sẽ đi theo đường dích dắc lên chọn 1 lô tô con vật sống ở dưới nước dán vào tranh hồ nước ở mỗi đội. Đội nào lấy được nhiều hơn, đội đó thắng. Luật chơi: Mỗi lượt trẻ lên chỉ được lấy 1 con vật sống dưới nước để dán lên tranh. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Quan sát và gợi ý cho trẻ chơi. - Cho trẻ chơi 2 lần. - Cô nhận xét trẻ chơi và động viên trẻ 4. Kết thúc - Cô cho trẻ ra ngoài chơi. |
- Trẻ hát - Cá vàng bơi - Dưới nước - Trẻ kể - Trẻ lắng nghe - Con cá vàng - Trẻ trả lời - Đuôi cá - Để làm cảnh - Trẻ lắng nghe - Con tôm - Trẻ trả lời - Làm thức ăn - Trẻ lắng nghe - Con cua - Trẻ trả lời - Dưới nước - Sắt, can xi - Trẻ lắng nghe - Quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Trẻ chú ý xem - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi. - Trẻ lắng nghe - Trẻ ra ngoài |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cùng trẻ hát bài “Cá vàng bơi”. + Các con vừa hát nói về con gì? + Cá vàng sống ở đâu? => Có một bài thơ rất hay viết về những con cá vàng bơi lượn cùng với cô rong xanh và được nhà thơ Phạm Hổ thể hiện qua bài thơ “Rong và cá” 2. Đọc diễn cảm - Lần 1: Cô đọc kết hợp cử chỉ điệu bộ - Cô giới thiệu nội dung bài thơ: Rong và cá trong hồ nước trong xanh rất đẹp có đàn cá nhỏ vây quanh - Lần 2: Cô giáo đọc kết hợp chỉ tranh minh họa. 3. Đàm thoại giảng giải trích dẫn + Cô vừa đọc cho các con bài thơ gì? + Bài thơ do ai sáng tác? + Tác giả gọi rong xanh là gì? + Cô rong xanh đẹp như thế nào? + Cô rong xanh sống ở đâu? => Cô vừa đọc cho các con nghe bài Rong và cá Tác giả: Phạm Hổ. Cô rong xanh sống ở dưới nước, đẹp như tơ nhuộm “tơ” là một loại sợi nhỏ, mỏng manh, mềm, rong xanh cũng mềm mại nhẹ nhàng uốn lượn ở trong hồ nước như sợi tơ… Trích đọc “Có cô rong xanh …… Nhẹ nhàng uốn lượn” + Tác giả miêu tả đàn cá như thế nào? + Đàn cá nhỏ đã làm gì bên cô rong xanh? => Đàn cá nhỏ xinh đẹp có đuôi đỏ như dải lụa hồng, bơi nhẹ nhàng bên cô rong xanh như văn công đang múa. Rong và cá như những người bạn thân thiết quấn quýt bên nhau. - Giải thích từ khó: Uốn lượn là uốn thành đường cong và uốn liên tiếp với vẻ mềm mại. - Cho trẻ nói lại từ uốn lượn theo tổ, cả lớp 2-3 lần - Trích đọc “Một đàn cá nhỏ ......... Múa làm văn công” + Các con thấy cá và rong có đẹp không? => Các con phải biết giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch đẹp. Không vứt rác xuống hồ ao, bể cá để cho cá có môi trường trong sạch và lớn nhanh... 4. Dạy trẻ đọc thơ. - Cho cả lớp đọc. - Cho tổ đọc luân phiên. - Nhóm, cá nhân. - Cho tổ đọc nối tiếp. - Cô giáo chú ý sửa sai động viên khuyến khích trẻ. - Cho cả lớp đọc lại 1 lần 5. Trò chơi: Thi xem ai nhanh - Cô giới thiệu tên trò chơi: Thi xem ai nhanh - Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành 2 đội, cô đã chuẩn bị lô tô cá vàng và các vòng tròn để bật, khi có hiệu lệnh của cô lần lượt từng bạn ở các tổ lên bật qua vòng và lấy lô tô cá vàng dán vào bức tranh. - Luật chơi: Thời gian là 1 bản nhạc, mỗi bạn chỉ được dán 1 con cá, bạn ở đội chơi nào dẫm vào vòng thì không được tính và đội chơi nào dán được nhiều cá sẽ là đội thắng cuộc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ chơi cô bao quát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ. - Cô hỏi tên trò chơi. 4. Kết thúc - Cô cho trẻ nhẹ ra chơi. |
- Cả lớp hát 1 lần - Con cá vàng - Dưới nước - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Rong và cá - Phạm Hổ - Là cô rong - Như tơ nhuộm - Dưới nước - Trẻ lắng nghe - Đuôi đỏ lụa hồng - Múa bên cô rong - Trẻ lắng nghe - Lắng nghe - Trẻ nói từ “uốn lượn” - Lắng nghe - Rất đẹp - Trẻ lắng nghe - 2,3 lần - Mỗi tổ 1,2 lần - 2 nhóm, 2 cá nhân - Mỗi tổ một đoạn - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ trả lời - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Giợi mở - Cô cho cả lớp chơi trò chơi “Cá vàng bơi” + Trò chơi nói về con gì? + Con cá vàng bơi ở đâu? + Nhà chúng mình có nuôi con cá không? => Bài hát nói về con cá vàng đang bơi trong bể nước, cô cũng đã sưu tập được rất nhiều con cá và nặn được con cá rất đẹp đấy. 2. Quan sát và nhận xét mẫu - Cho trẻ xem con cá cô nặn mẫu. + Con nhìn thấy gì nào? + Con có nhận xét gì về con cá cô nặn mẫu? + Cá có những phần nào? + Đuôi cá để làm gì ? - Con hãy đọc một bài thơ hoặc một câu đố về con cá + Chúng mình có muốn nặn con cá giống như của cô không ? 3. Cô nặn mẫu - Đầu tiên cô sẽ chia đất thành các phần nhỏ, cô nặn thân con cá trước bằng cách nhào đất cho mềm sau đó lăn dọc vừa phải rồi ấn bẹt, nắn chỉnh phần đầu cho hơi thon lại, rồi nặn đuôi cá thì lấy phần đất nặn nhỏ hơn cũng năn dọc, ấn bẹt lấy tay ấn nõm 1 bên thành đuôi cá rồi dính vào thân cá vừa nặn sau đó lấy 1 xíu đất xoay tròn tạo thành mắt cá dính vào phần đầu cá, cô nặn thêm vây cá cho thêm sinh động, thế là cô đã nặn xong con cá rồi. - Cô cho trẻ so sánh cá cô nặn mẫu và nhận xét + Chúng mình có muốn nặn con cá giống của cô không ? 4. Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ thao tác lại một số thao tác nặn như : Xuay tròn, lăn dọc, ấn bẹt - Trẻ thực hiện, cô quan sát động viên gợi ý để trẻ hoàn thành sản phẩm của mình. - Cho trẻ đứng dạy nhảy theo nhạc chicken dance - Cho trẻ trưng bày sản phẩm. - Nhận xét sản phẩm + Con thích sản phẩm nào? vì sao + Con hãy kể về con cá đã làm được cho cô và các bạn cùng nghe, vì sao con lại nặn được con cá đẹp như vậy ? - Cô nhận xét lại, tuyên dương trẻ 5. Kết thúc - Cho trẻ thu dọn đồ dùng, ra ngoài chơi. |
- Cả lớp hát 1 lần. - Con cá vàng - Trong bể nước - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý nghe - Trẻ quan sát - 3 trẻ nhận xét - Có đầu, mình, đuôi, - Trẻ đọc thơ “ Rong và cá” -Lắng nghe cô - Trẻ quan sát cô nặn mẫu - Trẻ làm theo cô - Trẻ ngồi theo nhóm tạo sản phẩm. - Trẻ đứng lên nhảy theo nhạc - Trẻ trưng bày sản phẩm theo nhóm - Trẻ nhận xét - Trẻ thu dọn đồ cùng cô |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô đọc câu đố và con cá: “Sống cùng làn nước trong veo Vì người đánh lưới phải theo lên bờ Chẳng cười, chẳng nói bao giờ Thế mà ai cũng khen là rất tươi” + Câu đố nói về con gì? - Cho trẻ ngồi xúm xít gần cô! xem hình ảnh về một số con vật sống dưới nước + Các con vừa nhìn thấy những hình ảnh gì? - Các con vật sống dưới nước rất là xinh đẹp và đáng yêu - Nhạc sỹ Hoàng Thị Dinh cũng sáng tác một bài hát nhắc đến 3 con vật sống dưới nước vô cùng đáng yêu và có ích cho mọi người. Các bé háy đoán xem đó là bài hát gì? Và con vật được nhắc đến trong bài hát là con vật gì nhé! 2. Nghe hát: Tôm cá cua thi tài - Cô giới thiệu bài hát: Tôm cá cua thi tài - Lần 1: Cô hát thể hiện tình cảm - Lần 2: Cô hát và minh họa - Bài hát nói đến 3 bạn Tôm, Cá, Cua cùng nhau thi tài. Bạn Tôm thì có 2 cái râu rất dài và bơi lùi thì rất nhanh, bạn Cá có 2 cái vây thì tựa như mái chèo và bơi rất khéo còn bạn Cua thì có 2 cái càng và bò ngang bằng 8 cẳng đó các con. - Lần 3: Trẻ hưởng ứng cùng cô - Lần 4: Cho trẻ nghe hát qua phương tiện máy tính 2. Bộ gõ cơ thể bài: “Cá vàng bơi” - Các con hãy lắng nghe giai điệu của bài hát và đoán xem đó là bài hát gì nhé! + Đó là bài hát gì? + Con vật được nhắc đến trong bài hát là con vật gì ? - Cho trẻ hát lại bài hát « Cá vàng bơi » cùng cô 1 lần. - Bài hát « Cá vàng bơi » sáng tác nhạc sỹ Nguyễn Hà Hải sẽ hay hơn nhiều nếu các con thể hiện các với bộ gõ cơ thể nhé. - Hôm nay cô và các con sẽ vừa hát kết hợp với bộ gõ cơ thể bài hát Cá vàng bơi nhé! Để vỗ tay thật đều và đúng các bé hãy chú ý cô làm mẫu nhé! - Cô làm mẫu trọn vẹn 2 lần vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp 1 vỗ 2 tay vào nhau, nhịp 2 vỗ vào đùi. + Lần 1: Cô hát chậm rõ lời và vỗ tay theo BGCT từ đầu đến cuối bài hát không sử dụng đàn. + Lần 2: Cô vừa hát bài hát với đàn vừa vỗ tay theo BGCT bài hát cho trẻ lắng nghe và quan sát. Cách vỗ tay theo BGCT bài hát: Bài hát “Cá vàng bơi” nhịp 2/4 tiếng vỗ tay đầu tiên vỗ vào tiếng “Hai” đầu tiên trong câu hát, cô vỗ 1 tiếng rồi mở tay ra, tiếng vỗ vào đùi thứ 2 vỗ vào tiếng “xinh” thứ 2 trong câu hát vỗ 1 tiếng rồi mở tay ra cứ như vậy cô vỗ nhịp nhàng theo giai điệu đến hết bài hát. - Cho cả lớp hát, vận động vỗ tay theo BGCT bài hát cùng cô + Cho từng tổ, nhóm hát vỗ tay theo BGCT + Cá nhân trẻ hát vỗ tay theo BGCT - Trong quá trình trẻ hát và vỗ tay theo BGCT, cô bao quát sửa sai cho trẻ kịp thời. 4. Trò chơi: Tai Ai Tinh - Giới thiệu trò chơi: Tai ai tinh - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi - Tổ chức: Cho trẻ lên chơi. - Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi 5. Kết thúc - Cô nhận xét và cho trẻ ra ngoài chơi |
- Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Con cá - Trẻ quan sát - Trẻ kể - Lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý nghe hát - Trẻ hưởng ứng - Trẻ lắng nghe - Con cá vàng - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Cả lớp hát vỗ tay theo BGCT 2-3 lần - Tổ, nhóm - Cá nhân hát, vỗ tay theo BGCT - Trẻ lắng nghe - Lắng nghe cô - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ ra chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn