Kế hoạch tuần 21 lớp MG bé A

Thứ năm - 30/01/2025 21:18
        CHỦ ĐỀ 6: THẾ GIỚI THỰC VẬT - TẾT NGUYÊN ĐÁN, MÙA XUÂN
Chủ đề nhánh 2: Một số loại cây
 
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3
 - Đón trẻ 80 – 90 phút - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá
- Trò chuyện với trẻ, xem tranh ảnh về một số loại cây   
 - Thể dục sáng - Hô hấp: Hít vào thở ra
- Tay: bắt chéo 2 tay trước ngực
- Bụng, lườn: Quay  sang trái, sang phải
- Chân: Co giuỗi chân
* Mục tiêu
 -Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm: Hô hấp, tay, chân, bụng
- Trẻ có kỹ năng vận động
- Trẻ có ý thức trong tập luyện
* CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
 
Hoạt động học 20 – 25
phút
Thể dục
Bò theo đường dích dắc
                T/c: Chuyền bóng
KPKH
Trò chuyện về cây xanh
HĐ chơi ngoài trời 30 - 40 phút
- Quan sát: Cây ban, quan sát cành cây ban, quan sát cây nhãn, qs cây xoan
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột, lá và gió, mèo và chim sẻ, nu na nu nống, kéo co
-  Chơi theo ý thích: Chơi với sỏi, chơi với nước, vẽ viết nghệch ngoạc trên 
Chơi, hoạt động ở các góc 40 - 50 phút * Nội dung:
 - GPV: Bán hàng, gia đình, cửa hàng bán cây xanh.
- GXD: Xây vườn cây
- GTH: Vẽ, in, nặn, xé, cắt dán cây, hoa...
- Góc sách truyện: Làm anbum về cây xanh
 
* Mục tiêu
- Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động
- Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ.
- Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi
- Trẻ có kỹ năng lắp ghép, vẽ, nặn, xé dán, sử dụng các dụng cụ âm nhạc gõ
 
Ăn trưa 60 –
70 phút
- Trò chuyện với trẻ về thực phẩm và các món ăn trong các bữa cơm gia đình: Trứng
- Trò chuyện về sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật.
Ngủ trưa 140 -150 phút - Xắp xếp gối và đắp chăn khi đi ngủ.
 
Ăn bữa phụ 20 - 30 phút - Trẻ có thói quen giữ vệ sinh ăn uống.
- Có thói quen ăn xong xúc miệng.
Chơi, hoạt động theo ý thích 70 - 80 phút - HĐPÂN: Dạy vận động: Lá xanh
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
 
- TCM: Đoán xem cây gì
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày

 
Trả trẻ 60 - 70 p - Giờ trả trẻ cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa                                                                        - Nhắc trẻ chào cô, chào các bạn, chào bố mẹ
         
Thời gian thực hiện 4 tuần từ ngày 20/1/2025 đến ngày 28/2/2025
Tuần 21 từ ngày 03/2 đến ngày 07 tháng 2 năm 2025
*GV sáng: Phạm Nguyệt                                                                  Chiều: Phạm Thuý                                                       
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
nhân vào đúng nơi quy định
 trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích
* Tổ chức hoạt động:
*Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi, chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ
*Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác tập 2l x 8n
*Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng
  - Tập theo nhạc bài “Em yêu cây xanh”  
Văn học
Truyện: Vì sao cây rụng lá
LQVT
Đếm đến 5, nhận biết nhóm đối tượng trong phạm vi 5
 
Tạo hình
Vẽ cây xanh (mẫu)
 cây táo

trên cát, đồ chơi ngoài trời….
* Chuẩn bị
- Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ
- Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép, sỏi..
- Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán, mẫu in
- Tranh ảnh các loại cây
* Tổ chức hoạt động
- Cô tập trung trẻ cho trẻ hát” Sắp đến tết rồi”, Cho trẻ nhắc lại các góc đã thực hiện trong chủ đề trò chuyện về các góc và nội dung các góc chơi
- Cô cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc, cô gợi ý cho trẻ cách bày đồ trong cửa hàng thực phẩm, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi, không ném đồ chơi
- Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan bộ sưu tập về tranh tết tại góc sách cho trẻ tự giới thiệu, cô giáo 
động viên trẻ, cho trẻ thu dọn đd đc, rửa tay
rán, cá kho, thịt luộc, canh rau.
-Trẻ có thói quen, lễ phép khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
- Có thói quen ăn xong xúc miệng.
- Trải nghiệm gieo hạt
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
 
- Thực hiện vở toán
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày

 
- HĐKIDSMART:Chơi trong ngôi nhà nàng bò Millie: Chơi làm toán
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
 
 quần áo
       

TUẦN 21
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT - TẾT NGUYÊN ĐÁN VÀ MÙA XUÂN
Chủ đề nhánh 2: Một số loại cây
(Thực hiện từ 03/02 đến 07/02/2025)
Ngày dạy: Thứ 2/03/02/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thể dục: Bò theo đường dích dắc
Trò chơi: Chuyền bóng
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng bò theo đường dích dắc, khi bò phối hợp chân nọ tay kia, đầu không cúi, mắt nhìn về phía trước bò vòng qua các điểm dích dắc.
- Trẻ biết bò theo đường dích dắc, biết tên trò chơi, cách chơi
- Trẻ có ý thức tích cực tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
    - Đồ dùng: Chiếu, xắc xô, vạch chuẩn và 3 - 4 vật đặt dích dắc, 2 quả bóng
    - Thiết bị: Loa, máy tính
- Địa điểm: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng
2. Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế: Tâm thế thoải mái, vui vẻ
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
  - Cho trẻ hát bài hát: Nào chúng ta cùng tập thể dục
+ Các con vừa hát bài gì?

+ Bài hát nói về điều gì?
+ Để cơ thể khỏe mạnh các con cần ăn uống như thế nào?
+ Ngoài ăn uống đủ chất các con cần phải làm gì nữa?
 => Để cơ thể khỏe mạnh ngoài ăn uống đủ chất chúng mình cần phải tập thể dục thường xuyên đấy. Bây giờ cô và các con cùng nhau tập thể dục nhé.

2. Khởi động                                                                                              - Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, về đội hình 3 hàng theo tổ
 3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- Để có một cơ thể khỏe mạnh cô con mình cùng nhau tập bài tập đồng diễn nhé.
- Tay: Bắt chéo 2 tay trước ngực
- Bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải
- Chân: Co duỗi chân
b. Vận động cơ bản: Bò theo đường dích dắc”
- Đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau
- Cô giới thiệu tên vận động
- Cô tập mẫu cho trẻ xem 2 lần
+ Lần 1: Cô làm không phân tích
+ Lần 2: Cô vừa làm vừa phân tích: TTCB: Cô bước đến trước con đường, đặt 2 bàn tay và cẳng chân sát sàn khi có hiệu lệnh  “ Bò” Cô bò phối hợp chân nọ tay kia, đầu không cúi, mắt nhìn về phía trước bò vòng qua các điểm dích dắc không chệch ra ngoài, khi bò đến hết đường cô đứng lên và nhẹ nhàng đi về cuối hàng
- Cô 2 trẻ nhanh nhẹn lên tập trước .
* Trẻ thực hiện
- Cho trẻ lần lượt trẻ ở hai hàng lên tập cho đến hết.
- Mỗi trẻ thực hiện 2- 3 lần
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cô hỏi trẻ tên bài tập
+ Các con vừa thực hiện bài vận động gì?
c. Trò chơi: "Chuyền bóng”
  - Cô giới thiệu tên trò chơi: Chuyền bóng
  - Cô nói cách chơi, luật chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần

  - Trẻ chơi cô bao quát sửa sai cho trẻ
  - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
4. Hồi tĩnh
 - Cho trẻ đi lại, hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng cơ thể theo nhạc bài "Chim mẹ chim con "
5. Kết thúc
 - Cho trẻ chuyển hoạt động


- Nào chúng ta cùng tập thể dục.
- 1- 2 trả lời
- Ăn uống đủ chất

- Tập thể dục

-Trẻ chú ý nghe






- Trẻ thực hiện





- 3 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- 3 lần x 8 nhịp


- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chú ý quan sát


- Chú ý quan sát




- Trẻ lên tập

- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện


- Trẻ trả lời


- Lắng nghe
- Trẻ chơi

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ đi nhẹ nhàng


- Trẻ chuyển hoạt động

 
   

Ngày dạy: Thứ 3/04/02/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
KPKH: Trò chuyện về cây xanh
I. Mục tiêu
- Trẻ biết gọi tên cây, biết một vài đặc điểm nổi bật của cây: Thân, cành, lá, hoa, quả…ích lợi của cây
- Trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích.
- Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động, biết ích lợi của cây, biết chăm sóc, bảo vệ không bẻ cành ngắt lá…
II. Chuẩn bị
 1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Tranh ảnh về một số loại cây
- Thiết bị: Máy tính, loa, nhạc bài hát: "Em yêu cây xanh", nhạc trò chơi
   2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Cây xanh tự tạo cho trẻ chơi
- Tâm thế trẻ thoải mái, trang phục gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.Gợi mở:
-  Cô giáo cho trẻ hát Em yêu cây xanh
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Hãy kể các loại cây xanh mà con biết?
=> Có rất nhiều loại cây xanh. Cây cho ta hoa thơm, quả ngọt, cây cho lương thực ... cây giúp cho không khí trong lành ...để biết cây xanh có đặc điểm gì cô con mình cùng tìm hiểu nhé.
2. Trò chuyện về cây xanh
* Cây mít
- Cô cho trẻ xem hình ảnh cây mít
+ Ai có nhận xét gì về cây mít?
+ Thân cây như thế nào? lá cây ra sao?
+ Trồng cây mít để làm gì?
+ Vỏ quả mít như thế nào
+ Muốn cây cho nhiều quả để ăn các con phải làm gì?
=> Cây mít là loại cây ăn quả, thân cứng, cao, to, nhiều lá... quả mít có gai, khi chín có mùi thơm, ăn rất ngọt...
* Cây xoài
- Cô cho trẻ xem hình ảnh cây xoài
+ Cây xoài có đặc điểm gì?
+ Thân cây như thế nào? lá cây ra sao?
+ Trồng cây xoài để làm gì?
+ Vỏ quả xoài như thế nào?
+ Muốn cây luôn xanh tốt các con phải làm gì?
=> Cây xoài là loại cây ăn quả, thân cứng, cao, to, nhiều lá, lá có dạng dài, to có nhiều gân lá, quả xoài khi chín có màu vàng ăn rất ngọt..
* So sánh cây mít và cây xoài
- Cho trẻ quan sát hình ảnh cây mít và cây xoài
+ Cây xoài và cây mít có điểm nào giống nhau?
=> Cây xoài và cây mít trồng để lấy quả và bóng mát, cây to, lá to màu xanh
+ Cây xoài và cây mít khác nhau ở điêm nào?
=> Cây xoài và cây mít khác nhau: Quả mít to hơn quả xoài, lá mít có dạng tròn, lá xoài có dạng dài..
* Cây bàng
- Cô cho trẻ xem hình ảnh cây bàng
+ Cây bàng có đặc điểm gì?
+ Thân cây như thế nào? lá cây ra sao?
+ Trồng cây bàng để làm gì?
+ Muốn cây luôn xanh tốt các con phải làm gì?
=> Cây bàng là loại cây che bóng mát, thân cứng, cao, to, nhiều lá, lá to có nhiều gân lá... quả bàng nhỏ.
3. Mở rộng
+ Ngoài cây xoài, cây mít con còn biết cây gì?
- Cho trẻ xem hình ảnh 1 số loại cây cô chuẩn bị một số câu hỏi
+ Đây là cây gì?
+ Trồng để làm gì?...
+ Muốn có nhiều cây xanh thì chúng ta phải làm gì?
+ Cây cần gì để sống?
=> Cây sống được thì phải có đất, nước, ánh nắng mặt trời và không khí. Dù là cây cho hoa, cho quả, cho gỗ, cho bóng mát, cây làm kiểng thì cây rất quan trọng đối với đời sống con người: Cây làm cho không khí thêm trong lành, các loại cây to thì chắn được gió bão, cho bóng mát…tạo cho môi trường thêm đẹp nữa. Mỗi loại cây đều có đặc điểm và hình dáng khác nhau, để cây được phát triển tốt thì chúng ta phải chăm sóc và bảo vệ cây nha!
4. Trò chơi: Ai nhanh nhất
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội khi có hiệu lệnh bắt đầu thì bạn đứng đầu hàng sẽ bật qua các ô lên chọn 1 cây xanh trồng vào vườn cây sau đó chạy về cuối hàng đứng, bạn tiếp theo lại lên chọn một cây xanh thời gian là một bản nhạc khi bản nhạc kết thúc đội nào chọn được nhiều quả là đội đó thắng cuộc
- Luật chơi: Bạn thứ nhất lên chọn xong thì bạn thứ 2 mới được nhảy lên cứ như thế đến hết
- Tổ chức chơi: Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả chơi
6. Kết thúc
- Cô cho trẻ chuyển hoạt động

- Trẻ hát cùng cô
- Cây xanh
- 2-3 trẻ kể
- Chú ý nghe







- 1-2 trẻ
- Thân cứng, lá to tròn
- Lấy quả
- Sần sùi
- Chăm sóc
- Chú ý nghe



- Cây xoài
- 1-2 trẻ trả lời
- Lấy quả
- Vỏ nhẵn
- Chăm sóc
- Chú ý nghe




- Trồng lấy quả...
- Chú ý nghe

- Quả mít có gai...
- Chú ý nghe



- Thân, cành, lá
- Thân cứng, to, lá to
- Lấy bóng mát
- Chăm sóc
- Chú ý nghe


- 2-3 trẻ kể
- Chú ý quan sát trả lời câu hỏi của cô

- Cho hoa thơm…
- Trồng, chăm sóc, bảo vệ


- Chú ý nghe






- Lắng nghe




- Lắng nghe

- Cả lớp chơi 1 lần
- Đếm cùng cô

- Trẻ thực hiện

 
   

Ngày dạy: Thứ 4/05/02/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
Văn học: Truyện: “Vì sao cây rụng lá”
I. Mục tiêu
 - Trẻ biết tên truyện, tên nhân vật trong truyện, hiểu nội dung truyện và có thể kể lại truyện với sự giúp đỡ của cô giáo
- Trẻ có kĩ năng kể chuyện diễn cảm, phát triển ngôn ngữ mạch lạc
- Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động, biết yêu quý chăm sóc, bảo vệ cây
 II. Chuẩn bị 
 1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Tranh minh họa truyện: “Vì sao cây rụng lá”
- Thiết bị: Máy tính, loa.
2. Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế: Trẻ thoải mái vui vẻ
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
- Cho trẻ hát cùng cô bài “Em yêu cây xanh”
+ Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về điều gì?
=> Bài hát nói về cây xanh bạn nhỏ rất yêu cây xanh để làm bóng mát, Cô có một câu truyện về cây xanh muốn kể cho chún mình nghe chúng mình cùng chú ý lắng nghe cô kể nhé
2. Kể diễn cảm
- Lần 1: Cô kể diễn cảm
+ Cô vừa kể câu chuyện gì?
- Để hiểu rõ hơn về nội dung của câu chuyện này thì các con hãy lắng nghe cô kể lại câu chuyện này 1 lần nữa kết hợp với tranh minh hoạ nhé
-  Lần 2: Cô kể chuyện theo hình ảnh minh họa
3. Giúp trẻ hiểu tác phẩm
+ Cô vừa kể câu chuyện gì?
+ Trong chuyện có những cây gì?
=> Cô vừa kể câu truyện: “Vì sao cây rụng lá” trong câu truyện có cây táo, cây mít, cây ổi, cây cam...
+ Mùa hè đến các cây trong vường ntn?
+ Cây táo than thở gì?
+ Cây ổi thì thào điều gì?
  => Trích: “Sau một mùa hè, những cây trong vườn dường như buồn thiu. Cây Táo than thở: Ôi, nóng thế này thì tôi xỉu mất! Cây Ổi cũng thì thào: Khát nước quá đi thôi!”
+ Khi bầu trời dịu thời tiết ntn?
+ Lá của các cây như thế nào?
+ Thời tiết sang thu các cây thi nhau làm điều gì?
+ Mùa thu đầy lá rụng chúng mình thấy thế nào?
      => Trích “Một sáng nọ, bỗng nhiên khí trời dịu hẳn…Một vườn mùa thu đầy lá, ôi đẹp làm sao!
=> Chúng mình phải bảo vệ chăm sóc cây xanh để có một không khí mát mẻ nhé
4. Dạy trẻ kể truyện
- Cô cho cả lớp kể cùng cô
- Nhóm kể cùng cô
5. Kết thúc
- Cô cho trẻ chuyển hoạt động
 

- Cả lớp hát 1 lần
- Em yêu cây xanh
- Trẻ lắng nghe





- Chú ý nghe cô kể



- Lắng nghe

- Vì sao cây rụng lá
- Cây táo, cây mít…
- Trẻ lắng nghe

- Ôi trời nóng
- Khát nước
- Khát nước quá đi thôi
- Trẻ lắng nghe



- Mát mẻ
- Rụng lá
- Thay áo mới
- Đẹp
- Trẻ lắng nghe




- Trẻ kể cùng cô


- Trẻ nhẹ nhàng chuyển hoạt động
 
 
   

Ngày dạy: Thứ 5/06/02/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
                          Toán: Đếm đến 5, nhận biết nhóm đối tượng trong phạm vi 5
I. Mục tiêu
- Trẻ biết đếm đến 5, nhận biết nhóm có số lư­ợng là 5, biết kể về một số loại cây xanh
- Trẻ có kỹ năng đếm, xếp tư­­ơng ứng 1-1, kỹ năng so sánh
- Trẻ có nề nếp trong giờ học, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, chơi đoàn kết với bạn       
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: 5 cây xanh, 5 chậu, một số nhóm đồ vật có số lượng 1,2,3,4 đặt xung quanh lớp, một số cây xanh gài bảng
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, loa
2. Chuẩn bị của trẻ
    - Đồ dùng: Rổ đựng 5 cây xanh, 5 chậu, thẻ chấm tròn
    - Tâm thế: Trẻ thoải mái vui vẻ
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô     Hoạt động của trẻ
1.Gợi mở
-  Cô cùng trẻ hát bài "Em yêu cây xanh".
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
- Cho trẻ kể 1 số cây xanh mà trẻ biết
=> Có rất nhiều loại cây xanh khác nhau, cây xanh tỏa bóng mát cho khuôn viên trường thêm đẹp xinh, cô giáo luôn dạy các con phải biết yêu quý các loại cây xanh vì cây đem lại rất nhiều lợi ích để làm cảnh, làm đẹp sân trường của chúng mình, vì thế hàng ngày các con nhớ phải chăm sóc cây, không ngắt hoa, ngắt lá, bẻ cành.
2. Ôn số lượng trong phạm vi 4.
- Trốn cô, trốn cô. Cô đâu cô đâu. Bây giờ cô con mình cùng chơi trò chơi với những chiếc hộp kỳ diệu nhé. Trên màn hình cô có rất nhiều chiếc hộp. Bên trong mỗi chiếc hộp này đều chứa những điều kỳ diệu. Chúng mình cùng khám phá xem đó là những điều kỳ diệu gì nhé.
- Cô mở chiếc hộp thứ nhất.
+ Chiếc hộp có hình ảnh gì đây?
+ Chúng mình cùng đếm xem có bao nhiêu cây bàng?
- Cô mở chiếc hộp thứ 2, chiếc hộp thứ 2 có hình ảnh gì đây? Chúng mình cùng đếm xem có tất cả bao nhiêu cây xoài?
- Cô mở chiếc hộp  3, 4… và cho trẻ đếm sau mỗi lần trẻ nói cô nhấn mạnh lại.
3. Đếm đến 5, nhận biết nhóm đối tượng trong phạm vi 5
- Để có nhiều cây xanh việc đầu tiên chúng ta phải làm gì?
- Vậy bây giờ các con sẽ cùng cô trồng cây nhé.
- Các con xếp hết số chậu lên bảng, theo hàng ngang từ trái sang phải.
- Hãy trồng 4 cây cho mỗi chậu 1 cây
- Cô cùng làm với trẻ
- Đếm số chậu, đếm số cây
+ Số chậu và số cây như thế nào?
+ Số nào nhiều hơn? Vì sao con biết
+ Số nào ít hơn? Tại sao con biết?
=> Số chậu nhiều hơn số cây vì thừa ra 1 chậu không có cây, số cây ít hơn số chậu vì thiếu 1 cây cho 1 chậu.
+ Muốn số cây bằng số chậu phải làm thế nào?
+ Cho trẻ thêm 1 cây
+ Cho trẻ đếm số hoa, đếm số chậu.
+ Bây giờ số cây và số chậu nh­­ư thế nào với nhau?
+ Và cùng bằng mấy?
+ 4 cây thêm 1 cây là mấy cây ?
+ Cho trẻ cất dần từng nhóm, kết hợp đếm.
- Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm các đồ vật có số l­­ượng là 5. (trẻ lên tìm, cả lớp kiểm tra kết quả)
4. Luyện tập, củng cố
* Trò chơi: Tìm nhà
- Cách chơi: Xung quanh lớp có các ngôi nhà 3, 4, 5 chấm tròn. Trên tay các con cũng có các thẻ chấm tròn tương ứng với các chấm tròn ở các ngôi nhà. Các con vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm nhà thì phải chạy nhanh về nhà có số chấm tròn tương ứng với số chấm tròn trên tay.
- Luật chơi: Ai về nhầm nhà phải nhảy lò cò một vòng.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần đổi thẻ sau mỗi lần chơi. Cô bao quát nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, chơi đúng luật, khuyến khích động viên trẻ kịp thời.
5. Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học cho trẻ đi ra chơi.

- Trẻ hát
- Em yêu cây xanh
- Trẻ nói theo ý hiểu
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe







- Lắng nghe





- Cây bàng
- Có 1 cây bàng
- Có 2 cây xoài


- Trẻ đếm



- Trẻ trả lời tự do


- Trẻ xếp

- Trẻ lấy cây trồng vào chậu.

- Trẻ đếm 
- Không bằng nhau.
- Số chậu nhiều hơn.
- Số cây ít hơn
- Trẻ lắng nghe

- Thêm 1 cây
- Trẻ thêm cây
- 1,2,3,4,5 tất cả là 5
- Đều bằng nhau
- Cùng bằng 5
- 5 cây
- Trẻ thực hiện cùng cô.
- 2- 3 trẻ lên tìm và đếm.






- Trẻ lắng nghe


- Lắng nghe
- Trẻ chơi


- Trẻ ra chơi
 

 
   

Ngày dạy: Thứ 6/07/02/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tạo hình: Vẽ cây xanh (mẫu)
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng vẽ, tô màu và luyện sự khéo léo cho trẻ.
-  Trẻ biết sử dụng các kỹ năng vẽ nét cong, nét thẳng, nét xiên để vẽ cây xanh
và tô màu bức tranh.
- Trẻ có ý thức trong giờ học, biết giữ gìn sản phẩm của mình. Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh
II. Chuẩn bị
 1. Chuẩn bị của cô
     - Đồ dùng: Tranh mẫu gợi ý của cô 2 tranh, giấy vẽ, bút màu
  2. Chuẩn bị của trẻ
     - Đồ dùng: Giấy vẽ, sáp màu 
     - Tâm thế thoải mái, quần áo gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”
- Con đã gieo hạt cây gì?
- Hạt gieo xuống đất nẩy thành gì?
- Con biết những cây gì?
- Cây xanh có ích lợi gì?

=> Trong thiên nhiên có rất nhiều loại cây khác nhau cây nào cũng có ích. Có cây cho bóng mát, có cây cho hoa, quả ngọt, có cây lấy gỗ...Hôm nay chúng mình cùng vẽ về cây xanh nhé
2. Quan sát đàm thoại
+ Cô có bức tranh gì đây?
+ Cây xanh này có đặc điểm gì?
+ Thân cây, lá cây như thế nào? Có màu gì?
+ Những bông hoa (quả) như thế nào? Màu sắc ra sao?
+ Để có được bức tranh như vậy cô phải làm gì?
- Vừa rồi chúng mình đã được quan sát bức tranh vẽ cây xanh rồi đấy.

+ Các con thấy những bức tranh đó có đẹp không?
+ Các con có muốn cùng nhau tạo thành những bức tranh về cây xanh như vậy không?
- Vậy bây giờ các con cùng nhìn cô vẽ mẫu nhé!
3. Cô làm mẫu
- Đầu tiên cô lấy bút sẫm màu để vẽ các nét, cô cầm bút bằng tay phải, cô lấy bút màu nâu để vẽ thân cây, thân cây cô vẽ bằng 2 đường thẳng song song nhau, sau đó cô sẽ  vẽ tán cây xanh bằng hình tròn to,cô vẽ thêm quả cho cây. Để bức tranh sinh động hơn cô vẽ thêm đám mây, ông mặt trời nữa đấy! Sau khi vẽ xong cô tô màu, cô lấy màu nâu để tô thân cây, màu xanh để tô tán lá, màu đỏ tô quả, để bức tranh đẹp hơn cô sẽ lấy màu vàng tô nền cho bức tranh. Như vậy cô đã vẽ xong bức tranh cây xanh rồi! các con thấy bức tranh có đẹp không nào?
+ Bây giờ các con có muốn cùng nhau vẽ thật nhiều bức tranh cây xanh chưa nào?
+ Vậy để có được một bức tranh vẽ đẹp các con phải ngồi như thế nào? Cầm bút bằng tay nào? Tô màu ra sao?
- Chúng mình đã sẵn sàng chưa nào?
3. Trẻ thực hiện
- Cho trẻ nêu ý định vẽ
+ Con thích vẽ cây gì? Vẽ như thế nào, vẽ gì trước.
+ Vẽ xong con làm gì?
- Trước khi vẽ cô nhắc trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi.
- Trẻ vẽ cô đi quan sát gợi ý hướng dẫn trẻ vẽ. nhắc trẻ bố cục tranh cho cân đối, tô màu phù hợp.
4. Trưng bày nhận xét sản phẩm
- Cả lớp làm động tác dừng tay nhẹ nhàng
- Cho trẻ mang tranh lên trưng bày
- Cho một số trẻ lên nhận xét bài của mình, của bạn.
- Cô củng cố lại bài trẻ đã nhận xét, và nhận xét thêm những bài đẹp. Động viên khuyến khích bài vẽ chưa đẹp cố gắng
5. Kết thúc
- Các con đã vẽ được những gì? Cây có ích lợi gì?
- Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ
- Cho trẻ hát bài “ Em yêu cây xanh “ Ra ngoài

- Trẻ chơi trò chơi

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Cho bóng mát, quả, làm sạch môi trường...





- Cây xanh
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét
- Trẻ nhận xét

- Trẻ trả lời


- Trẻ trả lời




- Trẻ quan sát





- Trẻ chú ý quan sát







-  Trẻ trả lời




- Trẻ trả lời

- Trẻ vẽ vào giấy




- Trẻ mang bài lên.

- 2,3 Trẻ lên nhận xét.



- Cây xanh
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát đi ra ngoài

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây