Kế hoạch giáo dục tuần/ngày - Tuần 12 - Lớp MG lớn B

Thứ sáu - 22/11/2024 00:32
CHỦ ĐỀ 4: BÉ THÍCH LÀM NGHỀ GÌ
NHÁNH 1: NGHÊ SẢN XUẤT
*GV dạy sáng: Nguyễn Thị Nga 
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3

Đón trẻ

80 – 90 phút - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc  trẻ cất đồ dùng cá
- Trò chuyện với trẻ về nghề sản xuất công việc, đồ dùng, sản phẩm
- Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích

Thể dục sáng

* Nội dung
+ Hô hấp: Thổi  bóng bay
+ Tay: Đưa 2 tay sang 2 bên kết hợp xoay cổ tay.
+ Lưng: Ngửa người ra sau kết hợp chân bước sang phải
+ Chân: Nhảy  sang  phải.
* Mục tiêu
- Trẻ biết tập các động tác đúng nhịp, chính xác các động tác
- Trẻ có kỹ năng vận động
- Trẻ có ý thức trong tập luyện
* CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
Hoạt động học 30 – 40 phút Thể dục
Ném xa bằng 1 tay
Trò chơi: Chó sói xấu tính
                          KPXH
Trò chuyện về  cây lúa
(Đ/c Cà  Huyền dạy thay)
 
chơi ngoài trời 30 – 40 phút - Quan sát cây hẹ, cây rau cải, trải nghiệm tạo sóng biển, sự hòa tan của
- Trò chơi: Chạy tiếp cờ, luồn luồn cổng dế, dung dăng dung dẻ , mèo đuổi
-  Chơi theo ý thích: Chơi với lá,  chơi ném bóng , vẽ viết nghệch ngoạc trên
Chơi, hoạt động ở các góc 40 - 50 phút * Nội  dung:
- GPV: Gia đình, bán hàng, bác sỹ
- GXD: Xây trang trại
- GTH: Vẽ, nặn, cắt dán sản phẩm, đồ dùng của nghề nghề y, dịch vụ…
-  Góc sách: Xem, làm sách tranh về các nghề
- GTN: Chăm sóc cây cảnh
* Mục tiêu
- Trẻ biết về nhóm chơi phân vai chơi lấy đồ chơi, Biết sử dụng đồ chơi  để xây,lắp ghép bệnh viện
- Trẻ có kỹ năng lắp ghép, thể hiện vai chơi,vẽ, tô màu, cắt, dán, lau lá cây
- Trẻ có ý thức khi hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của các nghề
Ăn trưa 60 - 70 phút - Hướng dẫn trẻ kê bàn ăn, hướng dẫn trẻ rửa tay theo đúng quy trình, khi rửa
- Cô giáo giới thiệu món ăn, cô động viên trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn không
 
Ngủ trưa 140 -150 phút - Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt ,
- Nghe các bài dân ca, bài hát ru
 
Ăn bữa phụ 20 - 30 phút Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
Chơi, hoạt động theo ý thích 70 - 80 phút `TCM: Người chăn nuôi giỏi
` TCvề các con số trong CS hàng ngày phạm vi 8
` Chơi theo ý thích
` Nêu gương cuối ngày
- Học tiếng anh
` HDPÂN: Dạy hát dân ca
` Chơi theo ý thích
` Nêu gương cuối ngày
Trả trẻ 60 - 70 phút Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân                                                                     Trao đổi với phụ huynh v
         
Thời gian thực hiện chủ đề lớn: 4 tuần  từ  ngày 25/11 đến ngày 20  tháng 12  năm 2024
Tuần 12:  Từ ngày 25/11 đến  ngày 29  tháng 12  năm 2024
*GV dạy chiều: Lò Thị Yên
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
nhân vào đúng nơi quy định, cô và trẻ cùng nhau làm tranh ảnh về chủ đề
của 1 số nghề phổ biến. Trò chuyện về  nghề sản xuất

 
* Tổ chức hoạt động
- Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ
 *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 3l x 8n
 *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng
  - Tập theo nhạc bài  Cháu yêu cô chú công nhân  
Văn học
Truyện: Thần sắt
 
Tạo hình
Nặn sản phẩm nghề nông
Âm nhạc
: Bộ gõ cơ thế: Wennerman
Nghe hát : Đi cấy
TC: Vũ điệu hóa đá
nước..
 chuột …….
trên cát, đồ chơi ngoaì trời….
* Chuẩn bị
- Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng
- Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi..
- Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán
-  Nước, bình tưới, giẻ lau
* Tổ chức hoạt động:
- Cho trẻ nhắc lại các góc đã thực hiện trong chủ đề trò chuyện về các góc và nội dung các góc chơi
- Cô cho trẻ về góc chơi đã nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Cô bao quát gợi ý để trẻ làm phong phú nội dung chơi và gợi ý về sản phẩm góc sách làm anbum về các nghề phổ biến
- Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan bộ sưu tập đồ dùng sp các nghề tại góc sách, cho trẻ giới thiệu, cô động viên trẻ,cho trẻ thu dọn đdđc, VSCN

- Quá trình chơi: Cô  bao quát và hướng dẫn động viên trẻ chơi. Nhắc trẻ chơi đoàn kết, liên kết các  nhóm chơi, không quăng ném đồ chơi, đi lại nhẹ nhàng, nói đủ nghe
- Nhận xét: Cô đến từng góc chơi nhận xét  kết quả chơi. Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đồ chơi
 
tay không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo/quần, Rửa tay không có mùi xà phòng
Không nói chuyện, không  làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước,  lau mồm

 
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở băng hát ru cho trẻ nghe
 
bữa phụ` Trò chuyện về tự chải răng, rửa mặt
 
- Trò chuyện hiểu các từ khái quát. Nghề nông,
` Chơi theo ý thích
` Nêu gương cuối ngày
- Học tiếng anh
` Thực hiện vở  toán
` Chơi theo ý thích
` Nêu gương cuối ngày
` HĐMT:  Chơi trong ngôi nhà văn học và chữ viết
- Nêu gương cuối ngày, cuối tuần phát phiếu bé ngoan
` Nêu gương cuối ngày
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn
  Tình hình học tập, sức khỏe của trẻ

 
       

NHÁNH 1: NGHỀ SẢN XUẤT
Thời gian thực hiện 1 tuần từ ngày 25/11 - 29/11/ 2024
Ngày dạy: Thứ 2/25/11/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thể dục: Ném xa bằng 1 tay
Trò chơi: Chó sói xấu tính
I. Mục tiêu
- Trẻ biết ném xa bằng 1 tay, tức là dùng sức của tay và vai để ném vật ném đi xa ở điểm tay đưa cao nhất.
- Nắm được luật chơi và biết vận dụng kỹ năng chạy nhanh, phản xạ tốt khi chơi trò chơi “Chó sói xấu tính”.
- Trẻ có kỹ năng phối hợp vận động của cơ thể: Tay, mắt, chân và dùng sức của tay, vai để ném đi xa ở điểm tay đưa cao nhất.
- Trẻ có tính kiên trì, biết tập trung chú ý khi tập luyện
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
- Đội hình trẻ: hình tròn, 4 hàng ngang, 2 hàng dọc tùy theo từng vận động.
2. Chuẩn bị của trẻ
- 15 - 20 túi cát, 2 - 4 rổ đựng túi cát.
- 1 mũ chó sói, mũ thỏ đủ cho số trẻ
- Tâm thế: Trẻ thoải mái, trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở.
  - Cô cho trẻ nhảy theo 1 điệu nhạc
 +  Khi vận động xong con cảm thấy thế nào?
=>Để đến lớp có 1 tuần học tập và làm việc tràn đầy năng lượng có hiệu quả cô trò mình hãy thi đua học tập hăng say, muốn có sức khỏe tốt các con phải ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và chăm tập luyện thể dục thể thao.
2. Khởi động
- Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường.
3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung:
+ Tay: Đưa 2 tay sang 2 bên kết hợp xoay cổ tay.
+ Lưng: Ngửa người ra sau kết hợp chân bước sang phải
+ Chân: Nhảy sang phải.
b. Vận động cơ bản: Ném xa bằng 1 tay
- Đội hình:  Hai hàng ngang đối diện
* Cô làm mẫu:
- Lần 1: Không giải thích.
  - Lần 2: Cô vừa làm mẫu vừa giải thích: Cô đi từ đầu hàng đến trước vạch xuất phát và cúi xuống nhặt bao cát. Khi có hiệu lệnh chuẩn bị, cô đứng chân trước chân sau, tay cầm bao cát cùng phía với chân sau, khi có hiệu lệnh “ném” cô đưa bao cát ra trước, lên cao người hơi ngả về phía sau, dùng sức của vai và cánh tay ném mạnh bao cát về phía trước. Ném xong cô lên nhặt bao cát bỏ vào rổ và đi vào cuối hàng.
- Cô làm mẫu lần 3: Hướng sự chú ý của trẻ vào kỹ thuật ném xa.
- Cô gọi 1 số trẻ lên thực hiện, cho các bạn khác nhận xét, sau đó cô nhận xét.
*Trẻ thực hiên:
+ Lần 1: Lần lượt trẻ ở từng hàng lên tập, mỗi lần 2 trẻ, sau đó đi về cuối hàng.
(Trong quá trình trẻ tập cô luôn động viên, khuyến khích, sửa sai kịp thời cho trẻ).
+ Lần 2: Cho trẻ thực hiện dưới hình thức thi xem ai giỏi nhất (Thi đua giữa 2 đội).
*Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài tập, gọi 1 cháu khá lên tập - Khen và động viên trẻ.
c. Trò chơi vận động “Chó sói xấu tính”
- Bây giờ các vận động viên sẽ được tham gia vào 1 trò chơi mang tên “Chó sói xấu tính”.
Cách chơi: Một bạn đóng vai chó sói, các bạn còn lại làm thỏ, các chú thỏ nhảy đi chơi, tiến về gần chó sói và nói “Chó sói ơi ngủ đấy à, dậy đi thôi” chú sói mở mắt ra và kêu “Hừm” rồi chạy theo các chú thỏ, thỏ chạy nhanh về nhà của mình, chú thỏ nào chạy chậm, sẽ bị sói bắt và đổi làm vai sói.
Luật chơi: Thỏ không được chạm vào sói, khi sói bắt được chú thỏ nào thì chú thỏ đó phải đổi làm vai sói.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần, sau mỗi lần chơi cô nhận xét và đổi vai chơi cho trẻ.
4. Hồi tĩnh: Cô nói: Hôm nay các vận động viên của các đội đã tham gia thi tài rất giỏi, bây giờ các vận động viên của các đội chơi hãy làm những chú chim bay thật nhẹ nhàng xung quanh lớp nhé.
- Cô mở nhạc bài “Chim mẹ chim con”.
* Kết thúc: Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, chuyển hoạt động

- Trẻ vận động cùng cô
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời










-  Khởi động theo hiệu lệnh của cô


- Trẻ tập cùng cô:
- 3 lần x 8 nhịp
- 3 lần x 8 nhịp
- 5 lần x 8 nhịp




- Trẻ chú ý quan sát








- Trẻ thực hiện theo yêu cầu.

- Trẻ thực hiện









- Trẻ chú ý nghe







- Chơi 2-3 lần.
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng

                                               ______________________________

Ngày dạy: Thứ 3/26/11/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
KPXH: Trò chuyện về cây lúa
(Đ/c Cà Thị Thanh Huyền dạy thay)
 
 


Ngày dạy: Thứ 4/27/11/2024    
HOẠT ĐỘNG HỌC
Văn học: Truyện Thần sắt
I. Mục tiêu
- Trẻ  hiểu nội dung câu chuyện: Anh nông dân nghèo, nhưng lại rất chăm chỉ, tốt bụng, không tham lam vàng bạc...nhờ có cục sắt mà anh đã làm được cầy, cuốc... cuối cùng anh trở thành người giàu có và hưởng cuộc sống sung sướng 
- Trẻ biết kể chuyện cùng cô 
- Trẻ biết bật xa chọn lô tô nghề nông     
- Trẻ hiểu được từ: Hoạnh họe, lưỡng lự
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, rèn lời nói mạch lạc cho trẻ.
- Trẻ biết yêu quý những người lao động, biết chăm chỉ, giúp đỡ mọi người   
II. Chuẩn bị
 1. Chuẩn bị của trẻ
 - Thiết bị: Máy chiếu, máy tính
 -  Đồ dùng: Hình ảnh minh hoạ nội dung câu chuyện
 2. Chuẩn bị của trẻ
 - Đồ dùng: Lô tô về đồ dùng, sản phẩm nghề nông
 - Tâm thế: Trẻ vui vẻ, thoải mái.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
1. Gợi mở
- Cô đọc câu đố
Cái gì để bới để đào
Quanh năm với bác nông dân kết tình
+ Con hãy kể những công việc của nghề làm ruộng?
+ Nghề làm ruộng cần những dụng cụ gì?
+ Nghề làm ruộng làm ra những  sản phẩm gì? Để làm gì?
=> Vậy mà có một anh nông dân chặt cây bằng đá, đào đất bằng que để trồng lúa không biết anh sống thế nào nhỉ? Chúng mình cùng lăng nghe cô kể câu chuyện Thần sắt
 2. Kể diễn cảm
  - Cô kể kết hợp hình ảnh minh họa, thể hiện được các lời thoại trong truyện...nhấn mạnh các từ: Rát vàng chói lọi, ánh bạc tỏa ra lạnh toát...       
3. Đàm thoại, giảng giải trích dẫn
 + Cô kể cho con nghe truyện gì?
 + Truyện kể về ai?
 + Vì sao anh nông dân lại nghèo vẫn hoàn nghèo?
=>Anh nông dân sống một mình trong túp lều, vì không có dụng cụ làm việc anh phải chặt cây bằng đá ,đào đất bằng que để trồng lúa nên nhà anh rất nghèo.
+ Khi ngủ anh mơ thấy gì?
+ Anh nông dân gặp những ai ?
+ Anh đã cho  ai ngủ nhờ?
+ Sáng hôm sau điều gì xảy ra?
=> Anh nông dân hiền lành thật thà hiền lành không tham lam  anh chọn người khỏe mạnh xấu xí cho ngủ nhờ nhưng đó chính là thần sắt đã giúp anh.
=>Trích : “Anh chờ ở cửa….một cục sắt đen sì.”
+ Anh nông dân nghĩ gì biết đó là thần sắt?
+ Anh lấy sắt để làm gì?
      + Vì sao anh nông dân lại làm ra nhiều lúa vàng óng?
=> Nhờ cục sắt quý quý con thú sau nhà nhắc anh .Anh làm dao, làm cày cuốc cùng lòng nhiệt chịu khó lao động mà anh có nhà đẹp, nhiều thóc lúa.
Trích : “Anh mang sắt làm dao … Sống vui vẻ.”
+ Qua câu chuyện con thấy vàng, bạc sắt cái gì quý nhất?
 - Cô viết tên truyện lên bảng, cho trẻ tìm những chữ cái đã học trong từ Thần sắt
 - Giáo dục trẻ chăm chỉ học tập lao động…
 *Giảng từ hoạnh họe: Là quát nạt ra lệnh cho người khác phải làm theo mình.
 * Giảng từ túp lều: Là ngôi nhà rất bé lợp bằng lá cây.
 từ
- Lưỡng lự: Nửa muốn cho ngủ nhờ, nửa không muốn cho ngủ
 4. Cho trẻ kể lại chuyện
- Cho trẻ kể 1lần cùng cô.
- Cho trẻ kể theo đoạn
- Cá nhân trẻ kể
- Cô bao quát giúp trẻ kể theo đúng nội dung truyện và nói đúng từ
5. Chọn đồ dùng sản phẩm của nghề nông
 - Chia trẻ thành 3 nhóm bật xa lên chọ tranh lô tô đồ dùng sản phẩm của nghề nông cho vào rổ. Hết thời gian đội nào chọn đúng nhiều sản phẩm là thắng .
 - Mỗi lần lên chỉ được chọn một lô tô
 - Cô cùng trẻ nhận xét kết quả
6. Kết thúc:
- Cho trẻ ra ngoài chơi.
Hoạt động của trẻ



- Trẻ đoán
  - Trẻ trả lời
- Cá nhân kể
- Trẻ trả lời tự do

- Trẻ chú lắng nghe




- Trẻ chú ý lắng nghe ,quan sát tranh


- Thần sắt
- Anh nông dân nghèo
- Không có dụng cụ lao động


- Cụ già
- Thần vàng, thần bạc..
- Thần sắt
- Có một cục sắt đen sì
- Trẻ lắng nghe


- Trẻ lắng nghe
- Anh tiếc không cho ...
- Làm dao, cuốc, liềm
- Vì có dụng cụ để làm

- Trẻ chú ý nghe



- Cục sắt

- Trẻ tìm chữ a, ă







- Trẻ lắng nghe

- Cả lớp kể 1 lần
- Mỗi tổ kể một đoạn
 - Một trẻ kể






- Cả lớp tham gia trò chơi
- Trẻ nhận xét cùng cô

 
 


Ngày dạy: Thứ 5/28/11/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tạo hình: Nặn sản phẩm nghề nông
I. Mục tiêu 
- Trẻ biết sử dụng kỹ năng xoay tròn, miết đất, ấn lõm để tạo ra sản phẩm nghề nông
  - Phát triển sự khéo léo của đôi tay
- Trẻ biết cách làm mềm đất, xoay tròn, đập bẹp, miết đất, ấn lõm … để tạo thành các sản phẩm của nghề nông.
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.
II. Chuẩn bị
 1. Chuẩn bị của cô
- Thiết bị: Mấy tính, máy chiếu
- Đồ dùng: mẫu nặn Quả cam, quả chuối, củ cà rốt
 2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Đất nặn, bảng con, khăn lau tay
- Tâm thế: Trẻ vui vẻ, thoải mái
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: Bác nông dân
+ Các con vừa đọc bài thơ nói về ai?
   + Bố mẹ bạn nào làm nghề nông
   + Sản phẩm của nghề nông là gì ?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh 1 số sản phẩm của nghề nông
=> Bác nông dân làm ra được rất nhiều sản phẩm phục vụ cho cuôc sống hàng ngày. Chúng ta phải quý trọng và biết ơn bác nông dân. Để tỏ lòng biết ơn bác nông dân, hôm nay cô con mình sẽ cùng  nặn sản phẩm nghề nông.
 2.  Quan sát
- Cô cho trẻ quan sát 3 sản phẩm cô đã chuẩn bị
+ Đây là quả gì?
  + Quả cam có dạng khối gì?
  + Quả cam màu gì
  + Muốn nặn quả cam con nặn như thế nào?
=> muốn nặn được quả cam đầu tiên con phải chia đất, sau đó làm mềm đất, xoay tròn, và gắn cuống cho quả cam…
  - Đây là quả gì?
   + Quả chuối như thế nào?
   + Quả chuối màu gì?
   + Theo con nặn quả chuối như thế nào?
=> Quả chuối màu vàng dài cong …
   + Cô có củ gì đây?
   + Củ cà rốt như thế nào?
   +  Củ cà rốt màu gì?
=> Củ cà rốt màu đỏ dài nhọn, cuống màu xanh..
 4. Trẻ thực hiện
- Cho trẻ nêu ý định
+ Con định nặn gì? Nặn như thế nào?
- Trước khi nặn làm mềm đất, chia dất
- Cho trẻ thực hiện, cô bao quát, động viên gợi ý hướng dẫn trẻ .
5. Nhận xét sản phẩm
 - Cô giáo trưng bày bài của trẻ, động viên cả lớp
 - Cho trẻ nhận xét bài của bạn. Cô gợi ý: Con thấy bài  của bạn như thế nào?  về màu sắc, kỹ năng nặn?...
 - Cô giáo củng cố hoàn chỉnh các ý kiến nhận xét của trẻ, tuyên dương trẻ có bài nặn đẹp, khuyến khích các trẻ có bài còn hạn chế .
=> Giáo dục trẻ yêu quý, tự hào về bản thân
6. Kết thúc: Cho trẻ thu dọn đồ dùng ra chơi.

- Trẻ đọc 1 lần
- Bác nông dân
- Trẻ kể
- Trẻ kể
- Trẻ quan sát







- 3(4) trẻ nhận xét
- Quả cam
- Khối cầu
- Màu vàng
- Trẻ nêu ý kiến



- Quả chuối
- Dài, cong
- Màu vàng


- Cà rốt
- Trẻ trả lời
- Màu đỏ
- Lắng nghe


- 2(3) trẻ

- Trẻ thực hiện





- Trẻ nhận xét

- Trẻ lắng nghe
 

 
 


Ngày dạy: Thứ 6/29/11/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
Âm nhạc: Vận động: Bộ gõ cơ thể Wennerman
Nghe hát : Đi cấy
Trò chơi: Vũ điệu hóa đá
          I. Mục tiêu            
- Trẻ biết vận động theo bộ gõ cơ thể theo nhịp điệu, tiết tấu của bài hát “Wennerman”. Biết sáng tạo ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động khác phù hợp với giai điệu bài hát “Wennerman”.
- Trẻ biết bài hát “Đi cấy” là dân ca Thanh Hóa, cảm nhận được giai điệu vui tươi và thể hiện cảm xúc của mình qua bài hát “Đi cấy”.
- Trẻ biết chơi trò chơi vũ điệu hóa đá
- Trẻ có kỹ năng chú ý, ghi nhớ và thể hiện vận động nhịp nhàng phù hợp với nhịp điệu bài hát với các hình thức khác nhau, phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động, thể hiện tâm trạng vui tươi khi hát và tham gia hoạt động âm nhạc. yêu mến con người và những làn điệu dân ca.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Sân khấu trang trí
- Loa, máy tính, nhạc.
2. Chuẩn bị của trẻ
- Mũ, vòng tròn, ghế
- Tâm thế thoải mái, trang phục gọn gàng.
III. Tổ chức các hoạt động.
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Trò chơi âm nhạc Vũ điệu hóa đá
- Cô xuất hiện và giới thiệu chương trình: " Vũ điệu hóa đá "
- Giới thiệu 3 đội chơi.
- Cô giới thiệu cách chơi cùng trẻ chơi trò chơi Vũ điệu hóa đá”.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm 2 lần
- Cho trẻ chơi theo tổ 1 lần
- Cho cả lớp cùng chơi 2 lần
+ Các con vừa chơi trò chơi gì?
2. Vận động bộ gõ cơ thể: “Wennerman
- Cô cùng trẻ luyện thanh.
- Cho trẻ nghe giai điệu và đoán tên bài hát.
- Trò chuyện về bài hát “Wennerman”
- Các con hãy suy nghĩ xem có cách vận động nào để bài hát thêm sôi động hơn?
- Những âm thanh như vỗ tay, vỗ đùi, vỗ ngực, vỗ lưng, dậm chân trong âm nhạc có tên gọi nghệ thuật là  “Bộ gõ cơ thể - Body percussion”
- Cho trẻ nhắc lại cùng cô “Bộ gõ cơ thể” – “ Body percussion”
- Bây giờ cô muốn chúng mình sử dụng “Bộ gõ cơ thể” cho bài hát “Wennerman” nào.
- Cô thấy có nhiều cách vận động khác nhau vì vậy các con cùng nhau thảo luận thống nhất cách vận động minh họa sáng tạo phù hợp cho bài hát này nhé!
- Trẻ về 3 đội thảo luận
- Trẻ thảo luận, thống nhất vận động theo nhịp, sử dụng bộ gõ cơ thể để minh họa.
- Trẻ chia sẻ về bản nhạc của mình và phân tích cách vận động mình đã xây dựng.
- Trẻ thực hiện vận động theo cách đã lựa chọn
- Đội hoa cúc:  Các con đã lựa chọn hình thức vận động nào?
- 2 nhịp vỗ tay – 2 nhịp vỗ vào vai chúng ta sẽ bắt đầu tiếng vỗ đầu tiên vào từ Đùng và lặp lại cho đến hết bài
- Cô cho trẻ hát và vận động cùng cô
- Đội Tai thính:  Đội các con có hình thức vận động nào?
- Cô cho trẻ vận động cùng cô
- Đội hoa hồng:  Đội con có hình thức vận động minh hoạ nào?
- Cô cho trẻ vận động cùng cô
- Cô có một yêu cầu các con sẽ vận động theo ý tưởng của đội bạn
- Trẻ thực hiện cả lớp:
+ Trẻ thực hiện liên hoàn tại chỗ với lời hát (1lần)
+ Trẻ thực hiện liên hoàn tại chỗ với giai điệu (1 lần)
- Cô mời một nhóm trẻ lên thực hiện vận động linh hoạt di chuyển
- Trẻ thực hiện cá nhân
- Cô hỏi lại trẻ tên bài hát
3. Nghe hát “ Đi cấy ”- Dân ca Thanh Hóa
Vừa rồi các con vừa vận động theo bộ gõ cơ thể rất giỏi ngay sau đây cô tặng cả lớp bài hát ca ngợi về nghề nông . Đó là bài hát “Đi cấy” thuộc làn điệu dân ca Thanh Hóa Các con có muốn thưởng thức không nào?
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1
+ Con vừa nghe bài hát gì?
+ Bài hát thuộc làn điệu dân ca nào?
Bài hát “Đi cấy” nói lên những người nông dân làm việc vất vã ngày đêm nhưng vẫn vang lên lời ca tiếng hát
- Lần 2: Cô múa minh họa theo lời bài hát
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Lần 3: Cô mở nhạc cho trẻ hưởng ứng cùng cô.
4. Kết thúc:  Trẻ hát, thu dọn đồ dùng.

- Trẻ giới thiệu
- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Vũ điệu hóa đá

- Trẻ luyện thanh
- Trẻ nghe và đoán bài hát

- Trẻ trả lời theo ý hiểu











- Trẻ thảo luận



- Trẻ trả lời

- Dậm chân, vỗ tay...

- Trẻ nhắc lại 2 lần

- Trẻ hát và vận động

- Trẻ thảo luận (3 đội)

- Trẻ thảo luận, thống nhất
- 2 nhịp vỗ tay – 2 nhịp vỗ vào vai

- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ vận động cùng cô
- 2 nhịp vỗ ngực – 2 nhịp vỗ đùi
- 3 nhịp dậm chân – 1 nhịp nhảy 2 chân
- Trẻ vận động
 
- Wennerman

- Trẻ lắng nghe




- Trẻ lắng nghe cô hát
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Vui tươi, nhịp nhàng

- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô hát, kết hợp phụ họa.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây