Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | ||
Đón trẻ | 80 – 90 phút | - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ cất đồ - Trò chuyện với trẻ về ngày sinh nhật Bác Hồ, tình cảm của Bác Hồ dành |
|||
Thể dục sáng | * Nội dung: - Hô hấp: Gà gáy ò…ó…o... - Tay: Đưa 2 tay ra trước, sang 2 bên - Bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải - Chân: Bật tại chỗ |
* Mục tiêu - Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm: Hô hấp, tay, chân, bụng - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
|||
Hoạt động học | 20 – 25 phút |
Thể dục Tung bắt bóng cùng cô Trò chơi : Cáo và thỏ |
Tình cảm xã hội Trò chuyện về Bác Hồ |
||
HĐ chơi ngoài trời | 30 -40 phút |
|
|||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - Góc pv: Bán hàng, gia đình, cửa hàng bán đồ lưu niệm. - Góc xây dựng: Xây công viên cây xanh, ao cá Bác Hồ. - Góc khoa học: chơi trò chơi tìm đồ dùng phù hợp sử dụng tay phải, tay trái - Góc âm nhạc: Hát các bài hát về chủ đề quê hương, Đất nước, Bác Hồ. |
* Mục tiêu - Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình. - Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi. - Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo - Trẻ biết nói lên ý tưởng và đặt tên cho sản phẩm của mình |
||
Ăn trưa | 60 - 70 p | - Trong giờ ăn sử dụng đồ dùng đúng cách, không đùa nghịch khi ăn. - Cô giáo giới thiệu món ăn, cô động viên trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn |
|||
Ngủ trưa | 140 -150 p | - Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt | |||
Ăn bữa phụ | 20 -30 phút | - Nhắc nhở trẻ trong giờ ăn sử dụng đồ dùng không đùa nghịch khi ăn. | |||
Chơi, hoạt động theo ý t | 70 - 80 phút | - HĐKIDSMART: Chơi trong ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy. Căn phòng: Hộp cát biểu tượng( T2) - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- TCM: Đua xe đạp về thăm năng bác - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
||
Trả trẻ | 60 - 70 phút | - Giờ trả trẻ cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa - Nhắc trẻ chào cô, chào các bạn, chào bố mẹ |
|||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
dùng cá nhân vào đúng nơi quy định, cho các cháu thiều nhi. Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích. |
|||
*Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung , mỗi động tác tập 2l x 8n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng VĐ theo nhạc bài Quê hương tươi đẹp |
|||
Văn học Thơ: Bác Hồ của em |
Tạo hình Nặn theo ý thích |
Âm nhạc NDTT: VTTN: Như có Bác Hồ NDKH: NH: Ai yêu bác hồ Chí minh hơn thiếu niên nhi đồng TC: Bao nhiêu bạn hát |
|
lau lá và tưới cây. Trải nghiệm gieo hạt, chăm sóc, trồng cây xanh theo gương Bác Hồ. hạt bằng túi bóng…….. |
|||
* Chuẩn bị - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ - Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi.. - Tranh ảnh về Bác Hồ |
* Tổ chức hoạt động: ` Cô tập trung trẻ cho trẻ đọc thơ” bán hàng”, cho trẻ nhắc góc chơi vai chơi đã thực hiện trong chủ đề ` Cô cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc, cô gợi ý cho trẻ làm dây xúc xích trang trí tại góc tạo hình, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi trẻ biết chơi đoàn kết ` Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan góc xây dựng, cho trẻ thu dọn đd đc, vệ sinh cá nhân rửa tay |
||
Rửa tay không có mùi xà phòng Không nói chuyện, không làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước, lau mồm |
|||
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở băng hát ru cho trẻ nghe |
|||
Trò chuyện về tự chải răng, rửa mặt |
|||
- Lao động vệ sinh lớp học - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Thực hiện vở toán - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- HĐPÂN: VĐM – Như có Bác Hồ - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
|
quần áo gọn gàng |
|||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho trẻ đọc bài “Bác Hồ của em” + Các con vừa đọc bài thơ gì? - Chúng mình có thích đi thăm Lăng bác không? => Vậy chúng mình cùng rèn luyện để có sức khỏe đi thăm lăng Bác nhé! 2. Khởi động. - Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, về đội hình 3 hàng theo tổ. 3. Trọng động. a. Bài tập phát triển chung. - Tay: Đưa 2 tay ra trước, sang 2 bên - Bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải - Chân: Bật tại chỗ b. Vận động cơ bản: Tung bắt bóng cùng cô - Đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau - Giới thiệu bài tập: “ Tung bắt bóng cùng Cô’’ - Cô làm mẫu: + Lần 1: Làm mẫu trọn vẹn + Lần 2: Làm mẫu kết hợp giải thích: Lấy bóng trong rổ đi đến vạch chuẩn hai chân đứng rộng bằng vai, hai tay cầm bóng khi nghe hiệu lệnh tung thì bạn tung bóng cho người đối diện là cô giáo, khi tung hai tay cầm bóng đưa từ dưới lên ngang bụng và tung mạnh qua phía cô. - Cô cho 1 trẻ khá lên thực hiện, cô chú ý trẻ tập - Cô lần lượt cho trẻ 2 hàng lên thực hiện, cô bao quát sửa sai, động viên trẻ tập. - Cho 2 hàng thi đua cùng thực hiện - Củng cố cho cả lớp nhắc lại tên bài c. Trò chơi: Cáo và thỏ - Cô mời một trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi, cô nhắc lại. - Tổ chức cho trẻ chơi 2(3) lần - Trẻ chơi cô bao quát động viên khuyến khích trẻ 4. Hồi tĩnh - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng vòng quanh sân tập. 5. Kết thúc - Cô nhận xét, cho trẻ ra chơi. |
- Trẻ đọc - Bác Hồ của em - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - 4 lần x 8 nhịp - 3 lần x 8 nhịp - 3 lần x 8 nhịp - Trẻ chú ý quan sát - Trẻ chú ý xem và lắng nghe. - 1 trẻ lên tập - Cả lớp tập - Trẻ nhắc lại - Trẻ nhắc - Trẻ chơi - Trẻ đi nhẹ nhàng - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô nói: “ Xúm xít” quanh cô, cô cho trẻ đọc bài thơ “Bé tập nói” + Bài thơ nói về ai? Bác Hồ là ai? + Tháng này là tháng mấy? + Tháng 5 có ngày gì? + Bác Hồ sinh vào ngày nào? + Chúng mình có biết Bác Hồ là ai không? + Bác Hồ là chủ tịch nước.?.. + Bác Hồ còn sống hay đã mất? + Các con có biết lăng Bác Hồ ở đâu không? => Bác Hồ là vị lãnh tụ đầu tiên của nước Việt Nam, Bác sinh vào ngày 19/5 và bây giờ Bác không còn nữa và Lăng Bác được đặt tại thủ đô Hà Nội, Hàng năm có hàng triều người về lăng để thăm viếng Bác Hồ.... 2. Trò chuyện về Bác Hồ a. Quan sát: Bác Hồ + Cô mở máy tính cho trẻ quan sát hình ảnh trên máy tính + Các con nhìn xem cô có hình ảnh gì đây? + Các con có nhận xét gì về Bác Hồ? + Bác Hồ là người như thế nào? + Bác Hồ mặc quần áo như thế nào? => Đây là Bác Hồ, Bác Hồ là vị lãnh tụ của cả nước khi còn sống bác rất yêu quý mọi người, thương dân, bác sống rất giản dị… b. Quan sát: Bác Hồ bế em bé. + Các con nhìn xem cô lại có hình ảnh gì đây? + Các con có nhận xét gì về hình ảnh này? => Đây là hình ảnh Bác Hồ bế em bé, khi còn sống Bác Hồ rất yêu quý các cháu , bác còn chia kẹo cho các cháu…. c. Quan sát: Bác Hồ với các cháu thiếu niên nhi đồng (Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bức tranh) => Các con ạ Bác Hồ là vị chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam . Khi còn sống mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian thăm hỏi tặng quà cho các cụ già, thăm các chú bộ đội, thăm các bác nông dân...Suốt đời Bác chỉ lo cho đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc ai cũng được học hành. Và Bác đã dành tình cảm yêu thương đặc biệt đối với các cháu thiếu niên nhi đồng: Bác viết thư, tặng quà cho các cháu nhân dịp tết Trung thu, tết thiếu nhi. Bác dành tình cảm cho các cháu như tình cảm của người Ông đối với các cháu. + Bác Hồ còn sống hay đã mất? + Hiện nay Bác Hồ đang yên nghỉ ở đâu? + Nhân dân việt Nam rất biết ơn Bác Hồ tỏ lòng kính yêu và làm theo lời Bác. Để bày tỏ tình cảm của mình nhân dân ta đã xây lăng Bác ở Quảng Trường Ba Đình Hà Nội, để hàng ngày mọi người vào lăng viếng Bác. Ngoài ra còn tổ chức nhiều hoạt động trong ngày sinh nhật Bác. Tổ chức học tập và làm theo lời Bác dạy... + Để tỏ lòng kính yêu Bác các con phải làm gì? => Bác Hồ của chúng ta không còn nữa nhưng hình ảnh và công lao to lớn của Bác mãi mãi in đậm trong lòng mỗi người dân Việt Nam và các cháu thiếu nhiên nhi đồng. Nhớ ơn Bác chúng mình hãy hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi, nghe lời cô giáo, cha mẹ và cùng nhau hát múa ca ngợi công ơn của Bác. Nào cô mời các con hát bài: " Nhớ ơn Bác". * Trò chơi: Dán hoa trang trí ảnh Bác - Cô nói tên trò chơi cho trẻ. - Cô bao quát trẻ dán, động viên trẻ dán đẹp. - Cho trẻ mang lên trang trí ảnh Bác 4. Kết thúc - Cô nhận xét chung, cho trẻ thu dọn và nhẹ nhàng ra chơi |
- Cả lớp đọc 1 lần - Bác Hồ - Tháng 5 - Ngày sinh nhật Bác - Ngày 19/5 - Bác Hồ là chủ tịch nước... - Đã mất - Hà nội - Trẻ lắng nghe - Bác Hồ - Trẻ nhận xét - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ nói - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ nói - Trẻ lắng nghe - Bác đã mất - Trong lăng. - Trẻ lắng nghe - Chăm ngoan, học giỏi - Trẻ dán - Trẻ lắng nghe và ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho trẻ hát bài: “Ai yêu nhi đồng băng Bác Hồ Chí Minh” + Các con vừa hát bài gì? + Bài hát nói về ai? => Ngoài các bài hát về Bác hôm nay cô con mình cùng tìm hiểu bài thơ: Bác Hồ của em của nhà thơ: Phan Thị Thanh Nhàn 2. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn - Đọc thơ cho trẻ nghe - Lần 1: Đọc diễn cảm Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ “Bác Hồ của em” của tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn. - Lần 2: Đọc kết hợp tranh minh họa -> Bài thơ nói về tình cảm của em bé đối với Bác Hồ, khi bé ra đời Bác Hồ không còn nữa nhưng hình ảnh Bác vẫn còn mãi trong lòng của chúng ta. + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? + Do nhà thơ nào sáng tác? + Bài thơ nói về ai? + Khi các con sinh ra Bác Hồ còn sống không? -> Dù Bác Hồ không còn sống nhưng tiếng hát, lời ca câu chuyện, bài thơ vẫn còn vang mãi trong lòng các cháu thiếu niên và nhi đồng. - Các con có biết “ ra đời” có nghĩa là gì không? -> Ra đời là lúc các con mới được sinh ra - Được thể hiện qua các câu thơ các con cùng đọc với cô. - Trích “Khi em ra đời Đã không còn bác Chỉ còn tiếng hát Chỉ còn lời ca Chỉ còn câu chuyện Chỉ còn bài thơ”. - Mặc dù Bác không còn nữa chỉ còn câu chuyện chỉ còn bài thơ nhưng em bé cảm thấy hình ảnh của Bác như vẫn ở đâu đây rất gần. => Bác Hồ không còn nữa, nhưng những lời dạy của Bác vẫn còn vang mãi trong lòng mọi người. - Trích: Mà em vẫn thấy Bác sao rất gần - Bác Hồ không còn nữa nhưng em bé cảm thấy như Bác rất gần và năm điều Bác Hồ dạy em bé sẽ luôn ghi nhớ trong lòng. + Các con có hiểu từ “ vang ngân” là gì không? -> Vang ngân có nghĩa là âm vang như kéo dài không rứt, ngân xa mãi được gọi là vang ngân. - Trích: Năm điều Bác dạy Mãi còn vang ngân. + Các con có biết năm điều Bác Hồ dạy không? - Cô nhắc lại 5 điều bác dạy đó là: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tôt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm + Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu các con phải làm gì? -> Bác Hồ tuy không còn nữa nhưng hình ảnh của Bác luôn in đậm trong trái tim mỗi người Việt Nam, các bạn nhỏ ai ai cũng muốn nhận danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ vì thế các con phấn đấu học giỏi, ngoan ngoãn….. - Bây giờ để thể hiện tình cảm của mình với Bác hồ kính yêu cô sẽ cùng các con đọc thật hay bài thơ Bác Hồ của em nhé? * Trẻ đọc thơ - Cô cho cả lớp đọc 2 - 3 lần - Cô cho đọc theo tổ, nhóm, cá nhân đan xen. Trong quá trình trẻ đọc cô bao quát sửa sai cho trẻ, sửa cho những trẻ nói ngọng, những đoạn ngắt nghỉ theo các câu thơ trong bài thơ. Cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời. * Trò chơi: “Dán hoa dâng Bác” - Cô giới thiệu trò chơi: “Dán hoa dâng Bác” - Cách chơi: Trên bảng có 2 bức tranh đã dán các cành hoa. Nhiệm vụ của các đội là bật nhảy qua các vòng lên dán các bông hoa vào cành hoa. Các đội đứng thành 2 hàng dọc, khi bắt đầu bản nhạc 2 bạn đầu hàng của 2 đội bật lên lấy hoa dán vào bức tranh, dán xong chạy về cuối hàng đứng. Bạn tiếp theo lên và dán cứ như vậy thời gian là 1 bản nhạc. - Luật chơi: Mỗi bạn chơi chỉ dán một bông hoa. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả của từng tổ 3. Kết thúc - Cô nhận xét nhẹ nhàng và ra chơi. |
- Trẻ hát - Trả lời - Bác Hồ - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý quan sát lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Bác hồ của em - Phan T. Thanh Nhàn - Bác hồ. - Không ạ - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ đọc cùng cô. - Chăm ngoan, học giỏi, nghe lời bố mẹ, cô giáo - Cả lớp đọc - Mỗi tổ đọc 1 lần - 1(2) nhóm đọc - 2 trẻ đọc - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ kiểm tra cùng cô - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở giới thiệu bài - Cô cho trẻ hát bài; quê hương tươi đẹp + Chúng mình vừa hát bài gì? + Các con thấy quê hương mình mỗi khi mở hội thì người ta tổ chức làm những loại bánh gì? Hoặc thi nặn các con vật? + Các con thấy mọi người làm như thế nào? => Mỗi khi ở quê hương tổ chức một cuộc thi nào đó thì người ta tổ chức như thi làm bánh, nặn các con vật, các loại quả ... Hôm nay lớp mình tổ chức thi nặn theo ý thích 2. Thảo luận - Cho trẻ nêu ý định. Cô gợi ý giúp trẻ lựa chọn đề tài; Cô giáo củng cố, mở rộng đề tài cho trẻ => Có thể nặn các con vật, nặn những gì con được nhìn, được biết về chúng... 3. Trẻ thực hiện - Cho trẻ thực hiện. Cô bao quát lớp, động viên khuyến khích trẻ, gợi ý hướng dẫn để giúp trẻ thực hiện được ý tưởng của mình, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp . 4. Nhận xét sản phẩm - Cô trưng bày bài của trẻ, động viên cả lớp. - Cho trẻ quan sát nhận xét bài của bạn - Cho trẻ giới thiệu bài của mình - Cô nhận xét lại, tuyên dương những trẻ có bài đẹp, sáng tạo, nhắc nhở trẻ chưa hoàn thành . 5. Kết thúc - Cho trẻ thu dọn đồ dùng và ra chơi. |
- Cả lớp hát một lần - Trẻ trả lời tự do - Trẻ lắng nghe - 2-3 trẻ nêu ý định - Trẻ lắng nghe - Trẻ chăm chú thực hiện bài tập của mình - Trẻ chú ý quan sát - 2-3 trẻ nhận xét - Trẻ chú ý nghe |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gơi mở - Cô đọc câu đố về Bác Hồ “Ai người được gọi cha già dân tộc Việt Nam Người không con mà có triệu con” + Bài thơ nói về ai? + Các con có yêu quý Bác Hồ không? => Bác Hồ người luôn dành những tình cảm tha thiết và tình yêu bao la với các bạn nhỏ, để tỏ lòng biết ơn Bác các con nhớ phải chăm ngoan học giỏi, vâng lời ông bà bố mẹ cô giáo để thể hiện tình cảm của mình nhé. 2. Dạy vỗ tay theo nhịp: Như có Bác Hồ - Cô cho trẻ nghe nhạc bài: “Như có Bác Hồ” + Các con vừa nhạc bài gì? - Để bài hát được hay hơn hôm nay cô sẽ dạy cho các con vỗ tay theo nhịp bài hát này nhé - Cô VTTN cho trẻ xem 2 lần. - Cho trẻ vận động VTTN - Luân phiên theo tổ. - Tốp nam, tốp nữ. - Cá nhân một hai trẻ lên biểu diễn. - Cả lớp hát và VTTN lại 1 lần. + Các con vừa hát bài gì? => Khi trẻ hát, vận động cô khuyến khích và sửa sai cho trẻ (Cho trẻ đếm số bạn nên hát) 3. Nghe hát “Ai yêu bác hồ Chí minh hơn thiếu niên nhi đồng”. - Tuy Bác đã đi xa nhưng những lời ca tiếng hát ca ngợi Bác vẫn còn vang vọng mãi trong tim mỗi người. Với tình cảm bao la ấy, nhạc sĩ Phong Nhã đã viết lên lời bài hát : “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” - Lần 1: Cô hát trọn vẹn bài hát - Lần 2: Cô múa trên nền nhạc - Lần 3: Cho trẻ hưởng ứng theo video bài hát 3. Trò chơi: “Bao nhiêu bạn hát” - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô cùng trẻ nhắc lại cách chơi - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi - Động viên khuyến khích trẻ 4. Kết thúc - Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi. |
- Lắng nghe - Trẻ chú ý - Bác Hồ Có ạ - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Cả lớp quan sát - Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện theo yêu cầu của cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ hưởng ứng cùng cô - lắng nghe - Trẻ nhắc lại - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ ra chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn