Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | ||
Đón trẻ |
80 – 90 phút | - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng - Trò chuyện với trẻ, xem tranh ảnh, băng đĩa về tên gọi, đặc điểm - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
|||
Thể dục sáng |
- Hô hấp: Gà gáy sáng - Tay: Đưa 2 tay ra trước, sang 2 bên - Bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải - Chân: Ngồi xổm, đứng lên |
* Mục tiêu - Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm: Hô hấp, tay, chân, bụng - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
|||
Hoạt động học | 20 – 25 phút |
Thể dục Chạy thay đổi hướng theo đường đich dắc Trò chơi: Tạo dáng |
KPKH Tìm hiểu về con gà mái (5 E) |
||
HĐ chơi ngoài trời | 30 -40 phút |
|
|||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung Góc phân vai: Bác sĩ thú ý, cửa hàng thú y. Góc xây dựng: Xây vườn trang trại Góc tạo hình: Tạo hình con vật nuôi. Góc sách: làm sách về động vật nuôi. |
* Mục tiêu - Trẻ cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao. Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo Nhóm nhỏ. - Trẻ có kỹ năng bán hàng, xây trang trại, làm các con vật…làm sách về vật nuôi. - Trẻ có ý thức khi hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của mình |
||
Ăn trưa | 60 -70 phút | - Trò chuyện về các bữa ăn, cung cấp kiến thức cho trẻ về các món ăn trẻ - Sắp xếp, cất bát , xếp ghế, ăn hết xuất đảm bảo sức khỏe phòng chống |
|||
Ngủ trưa | 140 -150 phút | Mặc quần áo ấm, đeo tất để giữ ấm cơ thể, xắp xếp gối và đắp chăn khi - Xếp gối và đắp chăn khi đi ngủ. |
|||
Ăn bữa phụ | 20 -30 p | - Ăn uống đủ chất, ăn hết xuất đảm bảo sức khỏe |
|||
Chơi, HĐtheo ý thích | 70 -80 phút | - LQKTM: Tìm hiểu về con gà mái - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Trò chơi mới: Quạ và gà con - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
||
Trả trẻ | 60-70 phút | - Giờ trả trẻ cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa - Nhắc trẻ chào cô, chào các bạn, chào bố mẹ | |||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
cá nhân vào đúng nơi quy định. Trò chuyện về việc tiếp xúc với các con vật khi bị ốm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. |
|||
* Tổ chức hoạt động *Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi, chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 2l x 8n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - Tập theo nhạc bài Tiếng chú gà trống gọi |
|||
Văn học Thơ: Đàn gà con |
Tạo hình Vẽ con gà (mẫu) |
LQVT So sánh chiều dài 2 đối tượng |
|
con mèo, con gà... sân, đồ chơi ngoaì trời…. |
|||
* Chuẩn bị - mũ, áo, kim tiêm, thuốc, các loại thức ăn. - Gạch xây dựng, cổng, cỏ, các con vật, cây. - Hột hạt, lá cây - Tranh các con vật, keo dán, kéo. |
* Tổ chức hoạt động: - Cô tập trung trẻ lại giới thiệu tên chủ đề động vật, cho trẻ cùng thảo luận nhanh đưa ra những góc chơi vai chơi phù hợp chủ đề. - Cô hướng cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc Cô gợi ý cho trẻ chơi, cô gợi ý cho cách phân nhóm động vật cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi, trẻ biết chơi đoàn kết, không quăng ném đồ chơi đồ dùng. - Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan góc tạo hình, cho trẻ tự giới thiệu, cô động viên trẻ, cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi, vệ sinh cá nhân rửa tay |
||
được ăn hàng ngày, các loại thực phẩm cung cấp từ động vật, ăn đủ chất và đủ lượng Trò chuyện về các thực phẩm cung cấp từ động vật, ăn đủ chất và đủ |
|||
đi ngủ | |||
- Sắp xếp, cất bát , xếp ghế, ăn hết xuất đảm bảo sức khỏe |
|||
- LQKTM: Vẽ con gà. - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Trải nghiệm cho gà ăn - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Thực hiện vở bé LQCC - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
|
quần áo gọn gàng |
|||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Cô bắt chước tiếng kêu của con vịt cho trẻ đoán + Cô vừa bắt chiếc tiếng kêu con vật nào? + Kể tên con vật nuôi trong gia đình mà con biết? => Có rất nhiều con vật nuôi trong gia đình như con gà, vịt, ngan…Nuôi các con vật để cung cấp thịt, trứng… Các con nhớ phải thường xuyên ăn các loại thức ăn khác nhau, tập thể dục đều đặn cho cơ thể khỏe mạnh. Ngày hôm nay cô sẽ dạy các con bài tập thể dục chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc. 2. Khởi động - Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, về đội hình 3 hàng theo tổ. 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung. + Tay: Đưa 2 tay ra trước, sang 2 bên + Bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải + Chân: Ngồi xổm, đứng lên b. Vận động cơ bản - Giới thiệu tên bài: Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc - Cô làm mẫu + Lần 1: Cô làm mẫu trọn vẹn + Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích: Khi có hiệu lệnh xuất phát cô chạy theo đường dích dắc mắt nhìn thẳng, khi chạy kết hợp chân tay nhịp nhàng chạy thật nhanh về phía trước. + Lần 3: Cô cho 2 trẻ khá lên tập * Trẻ thực hiện - Cô lần lượt cho trẻ thực hiện chạy theo đường dích dắc, cô bao quát sửa sai, động viên trẻ tập. - Cho từng hàng thi đua nhau tập - Củng cố cho cả lớp nhắc lại tên bài c. Trò chơi: Tạo dáng - Cô giới thiệu tên trò chơi: Tạo dáng - Cô cùng trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 2(3) lần - Trẻ chơi cô bao quát động viên khuyến khích trẻ 4. Hồi tĩnh - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng vòng quanh sân tập. 5. Kết thúc - Cô nhận xét, cho trẻ ra chơi. |
- Con vịt - Trẻ kể - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - 2 lần x 8 nhịp - 2 lần x 8 nhịp - 3 lần x 8 nhịp - Trẻ chú ý quan sát - Trẻ chú ý xem và lắng nghe. - Trẻ lên tập - Cả lớp tập - Trẻ nhắc lại - Trẻ nhắc lại cách chơi - Trẻ chơi - Trẻ đi nhẹ nhàng - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gắn kết - Cô cùng trẻ nhảy bài chickan dene. + Con có biết con vật nào có 2 cách 2 chân, có mỏ? + Những con vật đó được nuôi ở đâu? - Hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu về một trong những con vật đó nhé! |
- Trẻ nhảy múa cùng cô - Trẻ kể |
2. Khám phá - Cô đưa con gà thật ra. - Cô đặt các câu hỏi thăm dò, gợi mở, kích thích trẻ chia sẻ, khám phá. + Đây là con gì? - Cho trẻ nhận xét về con gà + Đây là cái gì? + Mỏ gà ntn? + Gà có mấy cánh? Cánh giúp gà làm gì? + Gà mấy chân? Móng chân của gà mái ntn? + Đố các bạn biết gà mái kêu như thế nào? + Gà cục tác khi nào? => Mở rộng cho trẻ biết, gà thường đẻ được 15 đến 20 quả trứng thì ấp sau một thời gian đủ 20 ngày trứng sẽ nở thàng những chú gà con. + Thức ăn của gà là gì? + Gà là con vật nuôi ở đâu? + Nuôi gà có lợi ích gì? + Chúng mình chăm sóc và bảo vệ gà như thế nào? |
- Trẻ tập trung quan sát và trả lời câu hỏi theo sự hiểu biết của trẻ. - Cái mỏ - Nhọn giúp gà bổ thức ăn được dễ hơn - 2 cánh giúp gà ấp trứng - 2 chân nhỏ nhọn giúp gà bới thức ăn - Cục ta cục tác - Khi đẻ trứng - Lắng nghe - Thóc, ngô, cám… - Trong gia đình - Lấy trứng, lấy thịt - Cho gà ăn, không xua đuổi gà |
3. Chia sẻ - Cho trẻ về 3 nhóm - Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, thắc mắc mà trẻ chưa giải đáp được. - Còn bạn nào có thắc mắc hay có điều gì muốn cô giải đáp các con hãy mạnh dạn đưa ra câu hỏi để cô giúp các con nhé! |
- Trẻ về nhóm cùng chia sẻ những kiến thức mình đã khám phá được. |
4. Củng cố mở rộng - Cô hỏi trẻ ý tưởng sáng tạo ra sản phẩm tạo. Với những kiến thức các con vừa khám phá được, các con có muốn thể hiện sự sáng tạo của mình không - Cho trẻ dán những vật liệu sẵn có thành tranh con gà - Cô quan sát, động viên khuyến khích trẻ thực hiện. |
Trẻ thể hiện sự sáng tạo của mình tác phẩm nghệ thuật bằng các nguyên liệu trẻ thích |
5. Đánh giá - GV quan sát và đánh giá kiến thức của trẻ. |
- Trẻ trưng bày, chia sẻ sản phẩm của nhóm mình với cô và các bạn. - Trẻ chia sẻ, thuyết trình về sản phẩm của mình. |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cùng trẻ hát bài “Đàn Gà Con”. + Các con vừa hát nói về con gì? + Thức ăn của gà là gì? + Là động vật nuôi ở đâu? + Nhà con có nuôi con gà không? => Các chú gà con trong bài hát trông thật là xinh và đáng yêu, không những được miêu tả trong bài hát mà còn được nhà thơ: Phạm Hổ sáng tác miêu tả vẻ đẹp thật đáng yêu và ngộ nghĩnh qua bài thơ “Đàn Gà Con” 2. Đọc diễn cảm - Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần + Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ kết hợp cử chỉ, điệu bộ + Cô vừa đọc cho cả lớp nghe bài thơ gì? => Bài thơ nói về 10 quả trứng được mẹ gà ấp ủ và đã nở ra 10 chú gà con rất xinh xắn với cái mỏ, cái chân, mắt đen và bộ lông vàng rất đáng yêu đấy + Lần 2: Cô đọc kết hợp hình ảnh trên tranh 3. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn + Cô vừa đọc cho các con bài thơ gì? + Bài thơ do ai sáng tác? + Gà con được nở ra từ đâu? + Mẹ gà đã làm gì để trứng nở thành gà con? => Để có những chú gà con ra đời, gà mẹ phải nằm suốt ngày đêm trên ổ để ấp ủ, sưởi ấm cho trứng gà, sau 1 thời gian thì mỗi quả trứng sẽ nở ra 1 chú gà con. - Cô trích: “ Mười quả trứng …ra đủ” + Vẻ đẹp của chú gà được miêu tả như thế nào? => Những chú gà con trong bài thơ trông rất ngộ nghĩnh “ Cái mỏ tí hon, cái chân bé xíu” - Giảng giải từ: “Ttí hon” có nghĩa là khi mới sinh ra cái mỏ và chân của gà rất nhỏ không to như chân, mỏ của gà đã lớn. - Cho trẻ nhắc lại từ “tí hon” - Cô trích: “ Lòng trắng…sáng ngời” + Tác giả yêu chú gà như thế nào? =>Tác giả nhìn thấy các chú gà xinh xắn cũng rất yêu quý chúng - Trích: “Ơi chú gà.......yêu chú lắm” + Các con có yêu quý đàn gà không? + Yêu quý đàn gà các con phải làm gì? => Chúng mình yêu quý gà cho gà ăn để gà chóng lớn, cho chúng mình thật nhiều trứng thịt, cung cấp thêm cho chúng mình chất đạm, nên hàng ngày các con giúp bố mẹ cho gà ăn và chăm sóc gà. Khi tiếp xúc với các con vật các con phải rửa tay sạch sẽ. 4. Dạy trẻ đọc thơ. - Cho cả lớp đọc. - Cho tổ đọc luân phiên. - Nhóm, cá nhân. - Cho tổ đọc nối tiếp . - Cô giáo chú ý sửa sai động viên khuyến khích trẻ. 5. Trò chơi: Thi xem ai nhanh. - Cô giới thiệu tên trò chơi: Thi xem ai nhanh - Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 tổ và chuẩn bị lô tô con gà, khi có hiệu lệnh của cô, từng tô lần lượt lên dán lô tô con gà vào bức tranh thành 1 đàn gà. - Luật chơi: Tổ nào dán đẹp và được nhiều con gà thì tổ đó thắng, mỗi trẻ chỉ được dán 1 con gà. - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Cô cùng cả lớp kiểm tra kết quả, động viên khuyến khích trẻ. 6. Kết thúc - Cô làm gà mẹ và các trẻ làm gà con rồi ra sân. |
- Cả lớp hát 1 lần - Các chú gà con - Ngô, thóc, gạo.. - Trong gia đình - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Đàn gà con - Phạm Hổ - Ra từ quả trứng - Ấp ủ - Trẻ lắng nghe - Cái mỏ tí hon.... - Trẻ lắng nghe - Ơi chú gà ơi ta…lắm - 2, 3 trẻ trả lời - Chăm sóc chúng - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc - Mỗi tổ 1,2 lần - 2 nhóm, 2 cá nhân - Mỗi tổ một đoạn - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cho trẻ đọc bài thơ “Đàn gà con”, gợi hỏi trẻ: + Các con vừa đọc bài thơ gì? + Trong bài thơ nói về con vật gì? + Gà mẹ, gà con được nuôi ở đâu? + Ngoài con gà thì còn có con gì được nuôi trong gia đình nữa?... 2. Quan sát tranh mẫu và nhận xét tranh mẫu. - Quan sát tranh vẽ mẫu: Cô treo tranh vẽ con gà con cho trẻ quan sát, nhận xét và đàm thọai: + Cô có bức tranh vẽ gì đây? + Con gà con có những bộ phận nào? + Đầu gà có dạng hình gì + Mình gà thì như thế nào + Đuôi gà Có những màu gì? => Để vẽ được con gà các con cùng chu ý xem cô vẽ mẫu nhé! - Cô vẽ mẫu và hướng dẫn cho trẻ cách vẽ - Trước hết cô vẽ mình của con gà bằng một hình tròn to, vẽ cái đầu là một hình tròn nhỏ hơn. Sau đó vẽ cái đuôi bằng những nét thẳng, xiên, vẽ chân là những nét thẳng, mắt gà hình tròn, mỏ gà là hình tam giác nhỏ + Để có bức tranh đẹp thì phải vẽ như thế nào? + Khi ngồi vẽ, tô màu các con phải ngồi như thế nào? + Cầm bút bằng tay gì? + Bằng mấy đầu ngón tay? 3. Trẻ thực hiện - Trong quá trình trẻ thực hiện cô bao quát, chú ý hướng dẫn và gợi ý thêm cho trẻ, đặc biệt là các trẻ còn yếu, lúng túng. 4. Trưng bày, nhận xét sản phẩm. - Khi trẻ vẽ xong cô cho trẻ nhảy theo nhạc “Gà nhảy” - Cô cho trẻ đưa sản phẩm của mình lên trưng bày và mời 2-3 trẻ chọn bức tranh trẻ thích nhất? Vì sao con lại thích bức tranh ấy? - Cô nhận xét chung, tuyên dương các trẻ có sản phẩm đẹp, có sáng tạo và động viên, khuyến khích các trẻ sản phẩm chưa được đẹp lần sau cố gắng hơn. 5. Kết thúc - Cô cháu cùng mang sản phẩm về trưng bày ở góc tạo hình. |
- Cả lớp hát đọc - Trẻ rả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Hình tròn - To hơn đầu gà - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ nhận xét - Tô màu đẹp… - Trẻ cất tranh, ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Hôm nay cô thấy lớp mình đi học rất ngoan cô sẽ thưởng cho các con một chuyến đến thăm vườn bách thú, chúng mình có muốn đi cùng cô không ? - Chúng minh sẽ vừa đi vừa hát bài “đố bạn” nhé. + Trong vườn bách thú có những con vật gì? - Trò chuyện với bác quản lý - Cho trẻ xem thỏ trắng và thỏ hồng thi chạy. - Bác quản lý trò chuyện. - Để biết cách so sánh chiều dài 2 đối tượng bây giờ cô mời các bạn đi lấy mỗi bạn một rổ đồ dùng mà cô đã chuẩn bị rồi nhẹ nhàng về chỗ ngồi nhé. 2. So sánh chiều dài 2 đối tượng + Trong rổ cô có gì? + Băng giấy có màu gì ? - Bây giờ các con hãy lấy băng giấy màu đỏ dặt xuống bảng và tiếp tục lấy băng giấy màu xanh đặt cạnh băng giấy màu đỏ khi đặt chúng mình dặt 2 đầu bên trái sát mép nhau. + Các con hãy so sánh xem chiều dài băng giấy màu đỏ và ciều dài băng giấy màu xanh như thế nào với nhau? Gọi 2-3 trẻ nhận xét. + Băng giấy nào dài hơn? + Băng giấy nào ngắn hơn? - Để biết băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn các con hãy xếp băng giấy màu xanh chồng lên băng giấy màu đỏ khi xếp các con phải xếp 2 đầu băng giấy phía bên trái sát mép nhau + Băng giấy màu đỏ như thế nào với băng giấy màu xanh? - Vì sao con biết ? + Băng giấy màu xanh như thế nào với băng giấy màu đỏ ? + Vì sao con biết ? - Cô chính xác lại bằng thao tác so sánh và chỉ cho trẻ thấy - Băng giấy màu đỏ dài hơn băng giấy màu xanh vì khi cô xếp chồng băng giấy màu xanh lên băng giấy màu đỏ thì đầu kia của băng giấy màu đỏ thừa 1 đoạn. - Đây là phần thừa của băng giấy đỏ. - Băng giấy màu xanh ngắn hơn băng giấy màu đỏ vì khi cô chồng băng giấy màu xanh lên băng giấy màu đỏ thì đầu kia của băng giấy màu xanh thiếu 1 đoạn. + Muốn so sánh chiều dài 2 đối tượng các con phải làm như thế nào? => Cô chốt lại: Muốn so sánh chiều dài 2 đối tượng ta sẽ xếp chồng 2 đối tượng đó sao sao đầu mép bên trái của 2 đối tượng đó bằng nhau còn đầu kia đối tượng nào thừa ra là dài hơn còn đối tượng nào hụt hơn sẽ là ngắn hơn. - Các con đã biết so sánh chiều dài 2 đối tượng rồi bây giời chúng mình sẽ so sánh chiều dài đoạn đường thỏ trắng và thỏ hồng để xem bạn nào chạy nhanh nhất nhé. Hôm nay 2 bạn thỏ rất vui các bạn ấy tặng cho chùng mình 2 trò chơi đó là trò. Đội nào thông minh nhất và trò thi xem đội nào nhanh nhất. 3. Thử tài của bé - Trò chơi 1: Đội nào thông minh - Cô giới thiệu cách chơi - Cô sẽ phát cho mỗi đội 1 tờ giấy có hình ảnh chiều dài khác nhau nhiệm vụ của các đội sẽ khoanh những đồ vật có kích thước dài hơn. Đội nào khoanh đúng và nhiều hơn thì đội đó sẽ chiến thắng. - Cho trẻ chơi - Cô động viên khuyến khích trẻ chơi - Cô nhận xét và chuyển sang trò chơi mới - Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh. + Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội nhiệm vụ của các đội là lấy băng giấy gắn lên bảng, đội thỏ hồng lấy băng giấy màu đỏ dài hơn, đội thỏ trắng lấy băng giấy màu xanh ngắn hơn gắn lên bảng. Đội nào gắn đúng và nhiều thì chiến thắng. + Luật chơi. Mỗi bạn chỉ được gắn 1 lần ở mỗi lượt chơi. - Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần - Nhận xét, tuyên dương trẻ. 4. Kết thúc - Cô cho trẻ ra chơi và chuyển hoạt động |
- Trẻ lắng nghe - Trẻ vừa đi vừa hát cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Trẻ lắng nghe - Trẻ lấy đồ dùng - Trẻ trả lời - Màu đỏ, màu xanh - Trẻ thực hiện - Trẻ Trả lời - Màu đỏ - Màu xanh - Trẻ trả lời - Dài hơn - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ ra ngoài chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn