Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | |
Đón trẻ |
80 – 90 phút | - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá - Trò chuyện với trẻ về Bác Hồ, ngày sinh nhật Bác Hồ, trẻ nói được địa chỉ nơi - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
||
Thể dục sáng |
*Nội dung. Hô hấp: Hít vào thở ra -Tay : Co duỗi, kết hợp kiễng chân - lườn: nghiên người sang hai bênkết hợp tay chông hông , chân bước sang phải, sang trái - Chân: Nhảy lên đưa 1 chân về phía trước một chân về phía sau. |
* Mục tiêu - Trẻ biết tập các động tác đúng nhịp, chính xác các động tác - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
||
Hoạt động học | 30 – 40 phút | Thể dục - Bật liên tục vào vòng - Chạy chậm khoảng 100 - 120 m. |
Tình cảm xã hội Trò chuyện về Bác Hồ |
|
HĐ chơi ngoài trời | 30 – 40 phút | - Quan sát: Quan sát cây lưỡi hổ , hoa dừa , hoa trạng nguyên , dạo chơi thăm - Trò chơi : Mèo và Chim sẻ, Cáo ơi ngủ à, kéo của lừa xẻ, ai nhanh hơn - Chơi theo ý thích |
||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - GPV: Gia đình, bán hàng, bác sĩ - GXD: Xây lăng Bác Hồ - GTH Vẽ, xé dán hoa tặng Bác, làm dây xúc xích, nhà sàn, lăng Bác Hồ. - GST: Xem sách kể về Bác Hồ - GTN: Chăm sóc cây xanh |
* Mục tiêu - Trẻ biết phân vai chơi, thể hiện, nắm được công việc của vai chơi - Biết sử dụng đồ chơi xây dựng các công trình khác nhau từ các khối xây dựng để lắp ghép, xây lăng Bác - Trẻ biết nói lên ý tưởng và đặt tên cho sản phẩm của mình |
|
Ăn trưa | 60 - 70 phút | - Trẻ kê bàn ăn, rửa tay theo đúng quy trình, khi rửa tay không vẩy nước - Cô giáo giới thiệu món ăn, cô động viên trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn không |
||
Ngủ trưa | 140 -150 phút | - Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt , | ||
Ăn bữa phụ | 20 - 30 phút | Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn | ||
Chơi, HĐ theo ý thich | 70 - 80 phút | - HĐPÂN: Xướng âm” nhớ ơn Bác - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Học tiếng anh - TCM: Đếm tiếp - Nêu gương cuối ngày |
|
Trả trẻ | 60 - 70 phút | Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân Trao đổi với phụ huynh về | ||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | |
nhân vào đúng nơi quy định, ở, số điện thoại gia đình, người thân và khi bị lạc biết hỏi, gọi người lớn giúp đỡ |
|||
* Tổ chức hoạt động *Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung , mỗi động tác tập 3l x 8n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng qua nh sân tập 1-2 vòng VĐ theo nhạc bài Quê hương tươi đẹp |
|||
Văn học Thơ: Ảnh Bác |
LQCC Tập tô chữ cái v,r |
Âm nhạc NDTT: NH: Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác NDKH: Múa: Nhớ ơn bác TC: Vòng tròn tiết tấu |
|
qua cánh đồng lúa chơi trò chơi tập thể dưới sân: Tung tăng ta hát ca chơi trong hoạt động thể, TC: Vỗ cái tay lên đi… |
|||
* Chuẩn bị - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ - Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi.. - Màu sáp, giấy vẽ, , giấy màu, keo dán, - Tranh ảnh về Bác Hồ - Dụng cụ chăm sóc cây |
* Tổ chức hoạt động: - Cô tập trung trẻ cho trẻ đọc thơ” Hoa quanh Lăng bác ”trò chuyện với trẻ về chủ đề - Cô cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận phân vai chơi, công việc, cô gợi ý cho trẻ làm dây xúc xích trang trí tại góc tạo hình, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi trẻ biết chơi đoàn kết - Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan góc xây dựng, cho trẻ thu dọn đd đc, vệ sinh cá nhân rửa tay |
||
ra ngoài, không ướt áo, quần, Rửa tay không có mùi xà phòng nói chuyện, không làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước, lau mồm |
|||
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở băì hát ru cho trẻ nghe |
|||
bữa phụ` Trò chuyện về tự chải răng, rửa mặt |
|||
- Hướng dẫn trang trí ảnh Bác Hồ - Chơi theo ý thích Nêu gương cuối ngày |
- Học tiếng anh - HĐPMT: CTNNKH của Sammy Căn phòng: Làm đoạn phim HĐ cùng chơi: Làm sách 1-2- Nêu gương cuối ngày |
- Vệ sinh lớp học.lau ĐD, ĐC - Hoạt động theo ý thích - Nêu gương cuối ngày, cuối tuần |
|
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn Tình hình học tập, sức khỏe của trẻ |
|||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở giới thiệu bài - Cả lớp hát Nhớ ơn Bác - Chúng mình vừa hát bài gì? - Bài hát hát về ai? + Bác Hồ là ai? =>Bác Hồ rất quan tâm và yêu thương các cháu thiếu niên nhi đồng, khi Bác còn sống bác thường căn dặn các cháu phải chăm ngoan học giỏi, nghe lời ông bà bố mẹ cô giáo để sau này trở thành những con người có ích cho xã hội, sau này khi Bác Hồ không còn nữa các cháu thiếu niên nhi đồng vẫn làm theo năm điều Bác dạy và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh, chăm chỉ lao động và năng tập thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh hôm nay cô dạy các con bài thể dục bật liên tục vào các vòng, chạy chậm 100 - 120 m 2. Khởi động : - Cô cho trẻ đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường, chuyển đội hình. 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung trên nền nhạc Nhớ ơn Bác - Tay : Co duỗi, kết hợp kiễng chân - lườn: Nghiên người sang hai bênkết hợp tay chông hông , chân bước sang phải, sang trái - Chân: Nhảy lên đưa 1 chân về phía trước một chân về phía sau b. Vận động cơ bản: * Bật liên tục vào các vòng, Chạy chậm 100-120m - Mời 1 trẻ lên thực hiện mẫu cho cả lớp quan sát + Cho trẻ nhận xét trẻ thực hiện đã đúng chưa - Nếu trẻ thực hiện chư chính xác cô giáo làm lại cho trẻ quan sát : Tư thế chuẩn bị cô đứng chụm chân trước vạch xuất phát. Hai tay chống hông mắt nhìn thẳng vào vòng, khi có hiệu lệnh bật hai đầu gối hơi khuỵu, dùng sức của chân nhún bật liên tục vào vòng, tiếp đất bằng 2 mũi bàn chân. Khi bật đến hết vòng cuối cùng hai bàn chân cô chạm đất đồng thời từ mũi bàn chân rồi đến cả bàn chân, sau đó khi có hiệu lệnh chạy, các con chạy tự nhiên, vừa sức theo hướng thẳng về đích và tập trung thành hàng ở đích - Chú ý: Khi bật không được nghỉ, phải bật liên tục qua các vòng và không chạm chân vào vòng. - Trẻ thực hiện:. - Cô mời lần lượt 2 trẻ ở 2 đội lên tập - Trẻ thực hiện cô quan sát sửa sai - Nhận xét, tuyên dương khuyến khích trẻ 4. Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân tập. 5 Kết thúc: Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, chuyển hoạt động |
- Hát1 lần - Nhớ ơn bác - Bác Hồ - Chú ý lắng nghe - Khởi động theo hiệu lệnh của cô - Trẻ tập cùng cô: - 4 lần x 8 nhịp - 2 lần nhịp 8 - 4 lần x 8 nhịp - Trẻ chú ý quan sát - 1(2) trẻ - Trẻ quan sát - Trẻ thực hiện theo yêu cầu. - Trẻ chú ý nghe. - Trẻ đi vòng tròn |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây húng thú - Hát bài “em mơ gặp Bác Hồ” + Tại sao bạn nhỏ mơ gặp Bác Hồ? - À, lúc Bác Hồ còn sống Bác bận nhiều công việc nhưng Bác vẫn luôn quan tâm chăm sóc các cháu nhỏ, Bác rất yêu thương các cháu nhỏ và tình cảm đó còn được các bạn nhớ mãi 2. Trò chuyện tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu * Quan sát đàm thoại - Quan sát hình ảnh Bác Hồ đang tập thể dục + Cô có tranh về ai đây? + Bác có vầng trán thế nào? Đôi mắt của Bác ra sao? Da dẻ như thế nào? => Bác có vầng trán cao, rộng, đôi mắt long lanh sáng ngời như vì sao, da dẻ hồng hào. + Bác có sinh nhật vào ngày tháng nào? + Khi còn sống Bác làm gì của nước ta? => Khi còn sống Bác là chủ tịch nước của nước ta. Bác sinh vào ngày 19 tháng 5 và hàng năm cứ đến sinh nhật Bác là mọi người treo cờ và tổ chức các cuộc thi ca hát múa để tưởng nhớ Bác. - Bác có câu thơ dạy bảo các bé thiếu nhi rất hay: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” - Cho trẻ quan sát Bác bế bé + Nhìn xem cô có hình ảnh gì đây? + Em bé thể hiện tình cảm với Bác như thế nào? => Em bé được Bác bế trên tay nên vui sướng ôm cổ Bác, ôm hôn vào má Bác. Bác rất bận nhưng Bác vẫn dành thời gian cho các cháu nhỏ, dành tình yêu thương, chăm sóc các cháu với sự yêu thương ấm áp như 1 người ông với cháu của mình. + Con xem, Bác còn làm gì đây? - Bác đang nắm tay các cháu nhỏ nhảy múa ca hát thật vui vẻ, rồi Bác còn phát bánh kẹo cho các cháu nữa. Vào những dịp lễ tết, hay tết trung thu Bác gửi quà và thư chúc tết cho các cháu nhỏ trên khắp cả nước. + Con có thuộc bài thơ nào nói về Bác không? - Cho trẻ đọc thơ “ Ảnh bác ” + Khi còn sống Bác đã dặn các cháu nhỏ những gì? + Bác dạy các bạn nhỏ làm những việc gì? => Bác dặn các bạn nhỏ chơi ở gần nhà để tránh bom đạn, và làm việc nhà như: quét nhà, giữ gà, biết ra hầm ngồi tránh bom đạn. Chính vì tình cảm ấm áp của Bác đã để lại cho các bạn nhỏ nhiều tình thương yêu cho đến bây giờ, các con có yêu kính Bác không? *Quan sát hình ảnh bác giup nhân dân trồng lúa + Ngoài ra Bác còn quan tâm chăm sóc cho ai nữa? + Bác đang nói chuyện với ai đây ? => Bác còn giúp đỡ các bác nông dân trồng lúa, các chú công nhân làm đường, rồi giúp bơm nước vào đồng ruộng. + Con xem Bác còn làm gì hằng ngày đây? + Bác đang cầm gì vậy con? Để làm gì? - Bác còn cho cá ăn, tưới nước vun gốc cho các cây quanh nhà như: cây vú sữa, cây ổi. + Con xem mỗi sáng Bác làm gì? - Bác khuyên bảo mọi người hàng sáng phải năng tập thể dục cho mạnh khỏe để làm việc và học tập. Còn các con thì sao, mỗi ngày con làm gì cho khỏe mạnh? - Tất cả mọi người nhỏ, lớn hay già đều phải tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh. - Mặc dù bây giờ Bác không còn nhưng mà vườn cây nhà Bác vẫn tươi tốt cho nhiều quả, ao cá vẫn có nhiều cá, ngôi nhà của Bác vẫn sạch sẽ mát mẻ. + Khi Bác mất đi nhân dân ta đã đặt Bác nằm nghỉ ở đâu? => Lăng Bác được xây ở Thủ đô Hà Nội, và hàng năm cứ đến ngày lễ là nhân dân đi đến để viếng Bác. * Giáo dục: Để tưởng nhớ về Bác Hồ kính yêu mọi người ai ai cũng lo học hành, làm việc, và các con còn nhỏ thì cố gắng chăm lo học hành, ăn giỏi, ngủ đúng giờ, nghe lời cha mẹ thầy cô và cố gắng thành cháu ngoan Bác Hồ, tháng nào cũng có thật nhiều hoa bé ngoan 3. Trò chơi Thi dán hoa trang trí ảnh bác - Cách chơi: Cho 3 tổ xếp thành ba hàng khi có hiệu lệnh của cô ba bạn đầu hàng lần lượt bật lên từng ô lên lấy 1 bông hoa phết keo mặt trái sau đó dán lên khung ảnh bác Hồ mỗi lần chỉ dán 1 bông sau đó chạy về cuối hàng bạn thứ 2 lại tiếp tục cứ như vậy thời gian là 1 bản nhạc - Tổ chức cho trẻ chơi - Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả + Chúng ta vừa trò chuyện về ai? 4.Kết thúc: - Cho trẻ ra chơi |
- Hát 1 lần - Trẻ trả lời tự do - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Ngày 19/5 - Làm chủ tịch nước - Trẻ lắng nghe - Bác Hồ đang bế bê - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Ảnh bác - Cả lớp đọc 1 lần - Trống rau... - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Lăng bác đặt ở Hà nội - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện theo yêu cầu |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1 .Gây hứng thú - Xin nhiệt liệt chào mừng các quý vị đại biểu và các bé đến với chương trình “Bé yêu thơ” ngày hôm nay. Cô và các bé cùng hát bài hát: Nhớ ơn Bác để tặng các cô. + Cô và các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về ai? => Bài hát Nhớ ơn Bác nói về tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi và của các cháu thiếu nhi với Bác. Không ai yêu Bác Hồ bằng các cháu thiếu niên nhi đồng và cũng không ai yêu các cháu thiếu niên nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh. Vì thế chúng mình luôn hứa với Bác như thế nào? + Các con nhìn lên bên trên lớp của mình có treo bức ảnh về ai đây? + Các con thấy khuôn mặt của Bác như thế nào? + Thế còn tình cảm của Bác đối với em bé như thế nào? 2: Bài mới - Có một bài thơ cũng nói về tình yêu thương và sự quan tâm của Bác dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng. Đó là bài thơ: Ảnh Bác của Trần Đăng Khoa. *Đọc thơ diễn cảm. - Cô đọc lần 1 diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ. - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ: gì, của tác giả nào ? - Để cho bài thơ thêm sinh động cô còn có những hình ảnh của bài thơ trên màn hình. Cô mời các bé cùng hướng lên màn hình nghe cô đọc lại bài thơ nhé: (Đọc kết hợp xem hình ảnh trên máy chiếu) * Trích dẫn, giảng giải, đàm thoại - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Bài thơ của nhà thơ nào? - Bài thơ nói về ai? => Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ: Ảnh Bác của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Bài thơ nói về Bác Hồ kính yêu. Các con hãy lắng nghe cô đặt câu hỏi tiếp nhé. + Nhà bạn nhỏ có treo bức ảnh về ai? + Bên trên ảnh Bác có gì? => Nhà bạn nhỏ có treo tấm ảnh về Bác Hồ, bên trên ảnh của Bác là lá cờ màu đỏ tươi và trong tấm ảnh Bác luôn mỉm miệng cười với các bé được thể hiện ở những câu thơ sau: “Nhà em treo ảnh Bác Hồ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi” + Nhìn vào ảnh Bác các con thấy nét mặt của Bác như thế nào? + Bác nhìn các cháu làm gì? + Ở nhà bạn nhỏ có những gì? -> Nhìn vào ảnh Bác thấy khuôn mặt Bác luôn tươi cười và nhìn các cháu vui chơi. Được thể hiện ở câu thơ: “Ngày ngày Bác mỉm miệng cười Bác nhìn các cháu vui chơi trong nhà Ngoài sân có mấy con gà Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi” => Tuy Bác đã đi xa nhưng tình cảm của Bác vẫn ở mãi trong lòng chúng ta. Và ở trong bài thơ bạn nhỏ nhìn lên ảnh Bác. Bạn nhỏ đã tưởng tượng ra lời dặn của Bác như thế nào? Và Bác căn dặn các con điều gì nữa? + Bác dặn không đi chơi xa ở nhà giúp đỡ bố mẹ những việc gì nhỉ? ->Cô đọc lại câu thơ để làm rõ ý cho trẻ hiểu: “ Em nghe như Bác dạy lời Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa Trồng rau quét bếp đuổi gà Thấy tàu bay mỹ nhớ ra hầm ngồi” => Các con ạ: Hầm là nơi mà ngày xưa khi có chiến tranh nhân dân ta phải đào dưới lòng đất, bên trên có nắp đậy để khi giặc đến mọi người chạy vào đó trú ẩn tránh bom đạn. Sinh thời khi Bác Hồ còn sống dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành tình cảm và sự quan tâm đến các cháu thiếu niên. - Trong bài thơ Bác đã dành tình cảm với các cháu như thế nào? => Dù Bác bận nhưng Bác vẫn luôn tươi cười với các cháu thiếu niên nhi đồng, điều đó được thể hiện qua câu thơ: “Bác lo bao việc trên đời Ngày ngày Bác vẫn tươi cười với em” - Qua bài thơ các con thấy Bác rất yêu thương và quan tâm đến các cháu. Vậy chúng mình phải dành tình cảm như thế nào đối với Bác? + Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ chúng mình phải làm gì? => Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, các con phải ngoan ngoãn, nghe lời ông bà, cha mẹ, cô giáo, học giỏi và biết giúp đỡ mọi người những công việc vừa sức. * Dạy trẻ đọc thơ - Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô - Cô cho trẻ đọc thơ dưới các hình thức tổ, nhóm, cá nhân. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Trẻ đọc thơ theo tranh: Trên đây cô có 4 bức tranh, những bức tranh này vẽ theo nội dung bài thơ, và những bức tranh này sắp xếp không theo thứ tự, cô mời 1 bạn lên đọc thơ theo tranh, con hãy chỉ vào đúng thứ tự bức tranh và đọc bài thơ đó * Trò chơi:“Ghép tranh minh họa nội dung bài thơ” - Cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi rất hay được mang tên "Ghép tranh minh họa nội dung bài thơ" - Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi: + Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình làm 3 đội, cô đã chuẩn bị cho mỗi đội các bức tranh minh họa cho nội dung bài thơ “Ảnh bác”, khi có nhạc bật lên lần lượt các bạn của 3 đội sẽ bật liên tục vào vòng lên lấy 1 bức tranh của đội mình, dán các bức tranh sao cho đúng trình tự nội dung bài thơ. Kết thúc trò chơi cũng chính là lúc thời gian đã hết cô và chúng mình cùng nhau kiểm tra kết quả của 3 đội, đội nào ghép hoàn chỉnh và đúng theo trình tự nội dung bài thơ nhanh nhất là đội chiến thắng. + Luật chơi: Khi thực hiện phải đi qua đường hẹp, mỗi bạn lên chỉ được chọn một bức tranh để dán lên. - Cô tổ chức cho trẻ tham gia chơi trò chơi. - Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả và tuyên bố đội giành chiến thắng - Cô nhận xét chung cuối buổi học 4. kết thúc : Cho trẻ hát bài: Em mơ gặp Bác Hồ. |
- Trẻ nghe cô nói và hưởng ứng cùng cô. - Trẻ hát và vỗ tay bài hát: Nhớ ơn Bác. - Bài Nhớ ơn Bác. - Bài hát nói về Bác Hồ ạ. - Hứa với bác phải chăm ngoan, học giỏi ạ. - Ảnh Bác Hồ ạ. - Khuôn mặt Bác luôn mỉm cười ạ. - Rất âu yếm ạ. - Trẻ lắng nghe cô đọc - Trẻ nhắc lại tên bài thơ: Ảnh Bác của nhà thơ Trần Đăng Khoa - Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ và xem hình ảnh trên màn hình. - Bài thơ Ảnh Bác - Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Bài thơ nói về Bác Hồ - Trẻ chú ý lắng nghe cô. - Ảnh Bác Hồ (1,2 trẻ ) - Có lá cờ đỏ tươi - Trẻ Trả lời. - Trẻ nghe cô đọc lại câu thơ trích dẫn. - Bác luôn mỉm miệng cười - Bác nhìn các cháu … - Có đàn gà, có quả na. - Trẻ lắng nghe cô đọc trích dẫn lại câu thơ để trẻ hiểu hơn. - Trẻ lắng nghe cô nói. - Bác dặn không đi chơi xa - Trồng rau, quét bếp - Trẻ chú ý nghe cô đọc trích dẫn câu thơ. - Trẻ chú ý lắng nghe cô giảng từ khó từ “Hầm” - Trẻ lắng nghe. - Bác tươi cười với các cháu - Trẻ lắng nghe cô đọc trích dẫn câu thơ. - Kính yêu Bác Hồ. - Chăm ngoan, học giỏi. - Trẻ lắng nghe cô nói. - Trẻ đọc thơ cùng cô giáo. - Trẻ thực hiện theo yêu cầu - 1 trẻ - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý nghe cô nói cách chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ hát bài hát và đi ra ngoài. |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
.1. Gợi mở - Cho trẻ Đọc bài thơ bác Hồ của em + Các con vừa đọc bài thơ nói về ai ? + Đẻ tỏ lòng kính yêu bác các con phải làm gì ? - Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi vâng lời cô giáo , ông bà bố me... - Hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng mình tập tô chữ cái v, r nhé 2. Tập tô chữ v - Ôn nhận biết chữ cái “v, r” Cô tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi với chữ cái v, r. * Trò chơi: Xúc xắc vui nhộn - Ngay bây giờ chúng mình cùng thực hiện quyền được vui chơi qua trò chơi được mang tên “Xúc xắc vui nhộn” nhé - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi với chữ cái đã học. - Khi cô tung xúc xắc có chứa chữ cái nào thì các con sẽ phát âm chữ cái đó nhé! - Cô tổ chức cho trẻ chơi * Tập tô chữ v: + Đây là chữ cái gì? Chữ v có những kiểu chữ gì đây? (V in hoa, v viết thường và v in thường) - Cô chỉ vào từng kiểu chữ v cho trẻ phát âm. - Chữ v tuy có những cách viết khác nhau nhưng vẫn đọc là chữ v đấy - Cô hỏi trẻ hình ảnh trong tranh - Cô cho trẻ đọc bài đồng dao “Con vỏi con voi”, trong bài đồng dao có rất nhiều chữ cái v đấy và bây giờ chúng mình cùng đọc với cô nào! - Cô cho trẻ gạch chân chữ cái v trong từ Bút vẽ, viên phấn , giá vẽ - Cho trẻ khoanh tròn hình vẽ các hoạt động của bé có tên gọi chứa chữ cái v - Cho trẻ tô chữ v in rỗng trước nhé - Bây giờ cô sẽ hướng dẫn chúng mình tập tô chữ cái v viết thường - Cô tô mẫu : Cô tô chữ đầu tiên của dòng thứ nhất cô tô nét móc 2 đầu, sau đó cô tô nối tiếp nét thắt trên. Cô tô theo chiều mũi tên. Tô từ trái sang phải. Tô hết dòng trên rồi xuống dòng dưới, tô chồng khít nên các nét chấm mờ. - Trẻ thực hiện tô: Trong quá trình trẻ tô cô bao quát chú ý sửa sai cho trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi của trẻ nếu thấy trẻ nào chưa biết cách tô cô đến bên trẻ đó hướng dẫn sửa sai, động viên và khuyến khích trẻ tô đúng - Sau khi viết xong chữ v, cô cho trẻ vận động chống mệt mỏi. b, Tập tô chữ r: - Sau khi vận động con thấy cơ thể con thế nào? Trên bảng cô có gì - Cô xuất hiện tranh mẫu - Cô xuất hiện R, r, r. Cô cho trẻ phát âm R, r, r. - Tuy cách viết khác nhau nhưng vẫn đọc là chữ r đấy - Cho trẻ nhận xét tranh vẽ gì - Cô cho trẻ cùng đọc bài đồng dao “Con rùa” - Trong bài đồng dao có rất nhiều chữ cái r - Cho trẻ tìm gạch chân chữ cài trong các từ dưới hình vẽ : rít rít , rôm rả , rèn luyện - Cho trẻ tô màu các quyển vở có chữ cái r - Cho trẻ tô chữ cái in rỗng - Cô hướng dẫn trẻ tô chữ r in mời trên dòng kẻ ngang - Cô tô chữ đầu tiên của dòng thứ nhất. Cô tô theo chiều mũi tên, một nét thắt trên, cô tô tiếp nét móc ngược. Tô từ trái sang phải. Tô hết dòng trên rồi xuống dòng dưới, tô chồng khít nên các nét chấm mờ. - Cho trẻ tô chữ in mờ trên dòng kẻ ngang tạo thành chữ r thật đẹp - Trẻ thực hiện tô: Trong quá trình trẻ tô cô bao quát chú ý sửa sai cho trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi của trẻ nếu thấy trẻ nào chưa biết cách tô cô đến bên trẻ đó hướng dẫn sửa sai cho trẻ, động viên và khuyến khích trẻ tô đúng hơn. 3. Nhận xét - Các con vừa được tô chữ cái gì? - Cô chọn bài tô đẹp mang lên cho cả lớp quan sát 4. Kết thúc: - Cô cho trẻ hát và vận động “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng cho trẻ ra chơi |
- Cả lớp đọc 1 lần - Bác Hồ - 2 trẻ kể - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - 3 – 4 lần - Cả lớp đọc - Trẻ quan sát - Con voi - Trẻ đọc - Trẻ tìm gạch chân chữ v - Trẻ thực hiện theo yêu cầu - 2(3) trẻ - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Trẻ quan sát thực hiện - Trẻ quan sát và lắng nghe - Con rùa - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô - Trẻ thực hiện theo yêu cầu - Chữ cái v,r - 4( 5) trẻ - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô xuất hiện và giới thiệu chương trình “Bé vui khỏe”, các bạn đến từ đội xanh, đội đỏ, đội vàng, ban tổ chức.xin nhiệt liệt chào mừng 2. Trò chơi: Vòng tròn tiết tấu - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi , cô bao quát 3. Nghe hát “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác”. - Có rất nhiều các bạn nhỏ từ vùng cao xuống viếng lăng Bác và muốn đem lời ca tiếng hát của mình tỏ lòng kính yêu Bác. Biết được điều đó, nhạc sĩ Hoàng Long và Hoàng Lân đã sáng tác bài hát “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác” thay mặt cho các bạn nhỏ cô xin hát tặng cho các con bài hát này xin mời các con cùng lắng nghe! - Lần 1: Cô hát trọn vẹn bài hát - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả: “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác”.Nhạc sĩ song sinh Hoàng Long và Hoàng Lân + Các con thấy giai điệu bài hát như thế nào? => Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác” có giai điệu thiết tha, tình cảm. Các bạn nhỏ ở miền núi ước ao được về thủ đô thăm lăng Bác. Hôm nay điều mơ ước đó trở thành hiện thực. Các bạn vui và xúc động khi nhìn thấy hình ảnh Bác Hồ kính yêu các bạn không muốn rời bước. - Lần 2: Cô hát kết hợp sử dụng cụ âm nhạc - lần 3 : Cô hát kết hợp minh hoạ cùng 1 nhóm trẻ - Lần 4 : Cho trẻ xem vi deo khuyến khích cả lớp minh hoạ tuỳ theo khả lăng của trẻ - Quá trình trẻ thực hiện cô động viên khuyến khích trẻ - Các con ơi sắp đến ngày 19/5 rồi đấy. Các con có biết ngày 19/5 là ngày gì không? Đó là ngày sinh nhật của Bác Hồ, Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tuy Bác đã đi xa nhưng sâu thẳm trong trái tim mỗi người ai cũng kính yêu và tỏ lòng biết ơn vô bờ đối với Bác. Vậy bây giờ cô con mình cùng đi thăm lăng Bác nhé! - Bật nhạc bài từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác 3. Múa “ nhớ ơn Bác” - Cho trẻ nghe giai điệu bài hát Nhớ ơn Bác + Đây là giai điệu bài hát gì? - Cho cả lớp hát 1 lần + Các con vừa hát bài gì? Do ai sáng tác? + Bài hát còn hay hơn khi các con kết hợp cùng các vận động - Cô múa cho trẻ quan sát - Cho trẻ thực hiện theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân xen kẽ. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cho cả lớp hát múa - Cô bao quát động viên khích lệ trẻ kịp thời 5. Đọc thơ Bác Hồ của em - Bác Hồ của chúng ta tuy không còn nữa có rất nhiều bài thơ câu chyện kể Bác - Cô cho trẻ đọc bài thơ Bác Hồ của em + Để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ các con phải làm gì? - Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ kính yêu 6. Kết thúc: - Tặng quà cho các đội |
- Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ nhắc lại - 3 (4)Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - 2 Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ hướng ứng cùng cô - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ nghe - Nhớ ơn Bác - Trẻ hát - Phan huỳnh Điểu - Trẻ quan sát - Trẻ thực hiện theo yêu cầu - 1 lần - Cả lớp đọc 1 lần - Cá nhân trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ nhận quà, hát và ra chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn