Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | |
Đón trẻ |
80 – 90 phút | - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá - Trò chuyện với trẻ về nghề truyền thống địa phương, công việc, đồ dùng, - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
||
Thể dục sáng |
* Nội dung + Hô hấp: Thổi bóng bay + Tay: Đưa 2 tay sang 2 bên kết hợp xoay cổ tay. + Lưng: Ngửa người ra sau kết hợp chân bước sang phải + Chân: Nhảy sang phải. |
* Mục tiêu - Trẻ biết tập các động tác đúng nhịp, chính xác các động tác - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
||
Hoạt động học | 30 – 40 phút | TD: Đi, chạy thay đổi tốc độ hướng dích dắc theo hiệu lệnh Trò chơi : Cáo và thỏ |
KPXH Trò chuyện nghề truyền thống địa phương: Đan nát (Đ/c Cà Thanh Huyền - dạy thay) |
|
HĐ chơi ngoài trời | 30 – 40 phút | - Cho trẻ trải nghiệm với nước, quan sát bầu trời, quan sát cách làm đất để - Trò chơi: Lộn cầu vồng, thỏ đổi chuồng, bắt chước tạo dáng, mèo đuổi - Chơi theo ý thích: Chơi với lá, chơi ném bóng , vẽ viết nghệch ngoạc |
||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - GPV: Gia đình, bán hàng, bác sỹ - GXD: Xây trang trại - GTH: Vẽ, nặn, in,xé, cắt dán đồ dùng, sản phẩm của nghề truyền thống - GTN: Chăm sóc cây cảnh - Góc ST: Làm sách về các nghề |
* Mục tiêu - Trẻ biết phân vai chơi, nắm được công việc của vai chơi.Biết sử dụng đồ chơi để lắp ghép, xây nhà - Trẻ có kỹ năng phân nhóm đồ dùng sản phẩm nghề xd.Trẻ biết lau lá , tưới cây, nhổ cỏ… - Trẻ biết giữ gìn đd và sản phẩm |
|
Ăn trưa | 60 - 70 phút | - Hướng dẫn trẻ kê bàn ăn, hướng dẫn trẻ rửa tay theo đúng quy trình, khi rửa - Cô giáo giới thiệu món ăn, cô động viên trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn không |
||
Ngủ trưa | 140 -150 ph | - Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt , - Nghe các bài dân ca, bài hát ru |
||
Ăn bữa phụ | 20 - 30 phút | Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn | ||
Chơi, hoạt động theo ý thích | 70 - 80 phút | ` TCM: Xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề ` TC sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp KK hoặc gọi cô giáo khi cần sự trợ giúp |
- Học tiếng anh - HDPÂN: Xướng âm nốt nhạc bài Cháu yêu cô thợ dệt ` Chơi theo ý thích ` Nêu gương cuối ngày |
|
Trả trẻ | 60 - 70 phút | Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân Trao đổi với phụ huynh về | ||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
nhân vào đúng nơi quy định. Trò chuyện nghề truyền thống địa phương: thổ cẩm, đan nát sản phẩm của nghề truyền thống địa phương. Trò chuyện hiểu các từ khái quát: Nghề truyền thống, |
|||
* Tổ chức hoạt động - Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 3l x 8n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - Tập theo nhạc bài Cháu yêu cô chú công nhân |
|||
LQCC Tập tô chữ u, ư |
Tạo hình Cắt dán dụng cụ, sản phẩm nghề thổ cẩm (mẫu) |
Âm nhạc NDTT:MH: Cháu yêu cô thợ dệt NDKH: NH: Xe chỉ luồn kim TC: Nhảy theo nhạc và tranh gh |
|
Gieo hạt, trải nghiệm bóc ngô, bóc lạc chuột, chuyền bóng.. trên cát, đồ chơi ngoaì trời…. |
|||
* Chuẩn bị - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng - Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi.. - Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán - Nước, bình tưới, giẻ lau |
* Tổ chức hoạt động: - Tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi mà trẻ thích hoặc cho trẻ hát một bài vui nhộn về chủ đề. Trò chuyện về các góc và nội dung các góc chơi - Cô cho trẻ về góc chơi đã nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Cô bao quát gợi ý để trẻ làm phong phú nội dung chơi và gợi ý về sản phẩm góc TH vẽ, cắt dán đd, sản phẩm các nghề truyền thống - Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan bộ sưu tập đồ dùng sp nghề xd tại góc tạo hình, cho trẻ giới thiệu, cô động viên trẻ,cho trẻ thu dọn đdđc, VSCN |
||
tay không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo/quần, Rửa tay không có mùi xà phòng Không nói chuyện, không làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước, lau mồm |
|||
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở băng hát ru cho trẻ nghe |
|||
bữa phụ` Trò chuyện về tự chải răng, rửa mặt |
|||
- Đọc: ĐD: Kéo cưa lừa xẻ. Cầy đồng đang buổi ban trưa ` Chơi theo ý thích ` Nêu gương cuối ngày |
- Học tiếng anh - Trò chuyện để trẻ biết trấn tĩnh, kiềm chế cảm xúc như đánh bạn, cào cấu, gào khóc ` Nêu gương cuối ngày |
` HĐMT: Chơi trong ngôi nhà những đồ vật biết nghĩ. Căn phòng: Chế tạo chim: Trái đất - Nêu gương cuối ngày, cuối tuần phát phiếu bé ngoan |
|
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn Tình hình học tập, sức khỏe của trẻ |
|||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở, gây hứng thú - Cô cho trẻ trẻ chơi trò chơi Dệt vải + Nghề dệt làm ra những loại sản phẩm gì? => Vải để may quần áo, và cón rất nhiều việc khác... 2. Khởi động - Cho trẻ đi các kiểu đi, theo đội hình vòng tròn: Đi thường, đi bằng gót chân đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, chạy chậm,chạy nhanh, chạy chậm, đi thường chuyển về đội hình 3 hàng ngang. 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung: + Tay: Đưa 2 tay sang 2 bên kết hợp xoay cổ tay. + Lưng: Ngửa người ra sau kết hợp chân bước sang phải + Chân: Nhảy sang phải. b. Vận động cơ bản: - Cô giới thiệu tên bài: Đi, chạy thay đổi hướng dích dắc theo hiệu lệnh. Tập mẫu: + Lần 1: Cô tập trọn vẹn + Lần 2: Cô tập mẫu kết hợp giải thích: TTCB 2 tay chống hông. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, trẻ đi trong đường dích dắc. Khi chạy, tư thế người ngay ngắn, mắt nhìn thẳng, không được giẫm lên vạch, không chạy ra ngoài. Chạy đến cuối đường dích dắc thì dừng lại và đi về cuối hàng. - Trẻ thực hiện - Cho 2 trẻ tập - Lần lượt cho trẻ tập (Cô bao quát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ ) - Cho 2 hàng thi đua nhau thực hiện - Nhận xét trẻ tập c. Trò chơi vận động: cáo và thỏ Cách chơi: Chọn một cháu làm cáo ngồi rình ở góc lớp. Số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ. Cứ mỗi trẻ làm thỏ thì có một trẻ làm chuồng. Trẻ làm chuồng chọn chỗ đứng của mình và vòng tay ra phía trước đón bạn khi bị cáo đuổi. Trước khi chơi, cô yêu cầu các chú thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình. Bắt đầu trò chơi, các chú thỏ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ bàn tay lên đầu vẫy vẫy (giống tai thỏ) vừa đọc bài thơ: Trên bãi cỏ Chú thỏ con Tìm rau ăn Rất vui vẻ Thỏ nhớ nhé Có cáo gian Đang rình đấy Thỏ nhớ nhé Chạy cho nhanh Kẻo cáo gian Tha đi mất. Khi đọc hết bài thì cáo xuất hiện, cáo "gừm, gừm" đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các chú thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những chú thỏ bị cáo bắt đều phải ra ngoài một lần chơi. Sau đó, đổi vai chơi cho nhau. - Trẻ thực hiện + Tổ chức cho trẻ chơi - Củng cố: Hỏi lại tên các vận động 4. Hồi tĩnh - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh sân tập. * Kết thúc: Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng. |
- Vải... - Chú ý lắng nghe - Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô - Trẻ tập cùng cô - 4 lần x 8 nhịp - 3 lần x 8 nhịp - 4 lần x 8 nhịp - Trẻ quan sát - 2 trẻ tập - Mỗi lần 2 trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện theo yêu cầu - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chơi theo yêu cầu Trẻ đi nhẹ nhàng |
![]() |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cho trẻ chơi trò chơi chiếc nón kỳ diệu - Cách chơi cho trẻ lên ấn chuột khi vòng quay kim chỉ vào chữ cái nào thì cả lớp đọc chữ cái đó 2. Tập tô chữ u, ư *Tập tô chữ u - Cô xuất hiện tranh mẫu và hỏi trẻ : + Cô có bức tranh gì ? - Cô giới thiệu chữ u in hoa, chữ u viết hoa, chữ u viết thường. - Cho trẻ đọc đồng dao tay đẹp cùng cô - Cô giáo giới thiệu, cho trẻ đọc từ dưới tranh: chú bộ đội, cây lúa, máy khâu - Yêu cầu trẻ tìm và gạch chân chữ cái u trong từ dười hình vẽ chú bộ đội, cây lúa, máy khâu . - Cho trẻ quan sát các bức tranh và nói xem ai là người canh gác biên giới, bảo vệ tổ quốc và đánh dấu x vào hình tròn dưới bức tranh đó - Hướng dẫn trẻ tô màu chữ u in rỗng - Hướng dẫn tô chữ ư viết thường trên dòng kẻ ngang: Cô tô chữ đầu tiên của dòng thứ nhất. Cô tô theo chiều mũi tên, một nét xiên từ phía dưới lên, sau đó cô tô nét móc thứ nhất, cô tô tiếp nét móc thứ hai từ trên xuống. Tô từ trái sang phải. Tô hết dòng trên rồi xuống dòng dưới, tô chồng khít nên các nét chấm mờ, tô lần lượt. - Cho trẻ tô. . Hỏi trẻ cách cầm bút, tô chữ. - Cho trẻ nhắc tư thế ngồi, cách cầm bút và cách tô. Cô QS hướng dẫn trẻ tô, nhắc trẻ tô trùng khít lên nét in mờ. Tô xong nhắc trẻ tô màu cho bức tranh - Trẻ thực hiện: cô bao quát., hướng dẫn trẻ tập tô - Cho trẻ dừng tay thể dục. *Tập tô chữ ư - Cô xuất hiện tranh mẫu và hỏi trẻ : + Cô có bức tranh gì ? - Cô giới thiệu chữ ư in hoa, chữ ư viết hoa, chữ ư viết thường. - Cho trẻ đọc đồng dao Kéo cưa lừa kít cùng cô - Cô giáo giới thiệu, cho trẻ đọc từ dưới tranh: áo mưa, máy bơm nước, lá thư - Yêu cầu trẻ tìm và gạch chân chữ cái ư trong từ dười hình vẽ áo mưa, máy bơm nước, lá thư - Yêu cầu trẻ tô theo nét chấm mờ để giúp chú đưa thư đến được những lá thư có chữ cái ư - Hướng dẫn trẻ tô màu chữ ư in rỗng - Cô tô mẫu và hướng dẫn tô chữ ư viết thường trên dòng kẻ ngang: Bắt đầu tô chữ đầu tiên ở bên trái của dòng thứ nhất. Cô tô theo chiều mũi tên một nét xiên từ phía dưới lên, sau đó cô tô nét móc thứ nhất, cô tô tiếp nét móc thứ hai từ trên xuống và tô râu ở phía trên. Tô từ trái sang phải. Tô hết dòng trên mới xuống dòng dưới, tô chồng khít nên các nét chấm mờ. - Cho trẻ nhắc tư thế ngồi, cách cầm bút và cách tô. - Trẻ thực hiện: cô bao quát., hướng dẫn trẻ tập tô Cô QS hướng dẫn trẻ tô, nhắc trẻ tô trùng khít lên nét in mờ. Tô xong nhắc trẻ tô màu cho bức tranh - Cho trẻ dừng tay thể dục 3. Nhận xét: - Cô nhận xét 1 số bài đẹp và 1 số bài chưa đẹp động viên trẻ. *Kết thúc : - Cho trẻ thu dọn đồ dùng ra chơi nhẹ nhàng. |
- Trẻ trả lời - Trẻ đọc cùng cô - 1 trẻ lên tìm chữ cái e - Trẻ gạch chân chữ cái e - Cả lớp đọc - Trẻ quan sát và thực hiện cùng cô - Trẻ tô chữ - Trẻ trả lời - Trẻ đọc cùng cô - 1 trẻ lên tìm chữ cái ê - Trẻ gạch chân chữ cái ê - Cả lớp tô màu - Trẻ quan sát và thực hiện cùng cô - Trẻ tô chữ - Trẻ chú ý quan sát và nhận xét - Trẻ thu rọn đồ dùng |
![]() |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cho trẻ đọc bài thơ “Cô thợ dệt” + Cô thợ dệt cần những đồ dùng gì? - Cô cho trẻ xem hình ảnh về nghề dệt kết hợp đàm thọai về nội dung các hình ảnh trên vi tính. - Hôm nay cô và các con cùng cắt dán đồ dùng nghề dệt thổ cẩm… 2. Thảo luận - Cho trẻ chơi: Trốn cô, cô giáo xuất hiện tranh mẫu, cho trẻ nhận xét tranh + Cô giáo có bức tranh gì? + Ai có ý kiến nhận xét gì về bức tranh? + Tranh cắt dán những gì? + Có bao nhiêu đồ dùng? + Cô cắt dán đồ dùng nghề dệt thổ cẩm như thế nào? =>Bức tranh cô cắt dán được hình khung cửi, con thoi, túi thổ cẩm đồ dùng nghề dệt, cô cắt không đứt đoạn, không cắt vào đường viền, đến chỗ đường cong của khung cửi cô lượn kéo không bị cắt vào hình. 3. Cô cắt mẫu: - Tay phải cô cầm kéo, cô cầm kéo bằng ba ngón tay là ngón cái, ngón giữa và ngón áp út, tay trái cô cầm giấy. Cô cắt theo đường viền thẳng của khung cửi, cắt xong cô xếp vào giấy, cô tiếp tục cắt con thoi xây khi đến đoạn cong, cô lượn kéo cắt sao cho không cắt vào hình, không cắt đứt đoạn, cắt xong xếp vào giấy, cắt tiếp túi thổ cẩm. Sau khi đã cắt được 3 đồ dùng cô xếp vào giấy sao cho cân đối rồi cô lật mặt trái của hình phết keo và dán vào giấy, chú ý dán không nhăn. Dán xong cô lấy sáp màu tô màu đồ dùng đều tay không chườm ra ngoài. - Cô cho trẻ nhắc lại cách dán. 4. Trẻ thực hiện: - Cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm kéo, cách phết hồ mặt trái. Lưu ý trẻ cách bố cục hình ... - Cho trẻ thực hiện, cô bao quát, động viên gợi ý hướng dẫn trẻ. Khuyền khích trẻ vẽ thêm ông mặt trời, đám mây ... 5. Nhận xét sản phẩm - Cô trưng bày bài cắt dán của trẻ, động viên cả lớp - Cho trẻ nhận xét bài của bạn + Cô cho trẻ nhận xét bài trẻ thích? Vì sao? + Bài của bạn so với mẫu của cô như thế nào? - Cho 1 trẻ giới thiệu bài của mình - Cô giáo tuyên dương những bài cắt dán đẹp, động viên khuyến khích các trẻ có bài cắt dán còn hạn chế 6. Kết thúc Cho trẻ hát bài “ Cháu yêu cô thợ dệt” ra ngoài |
- Trẻ đọc - Dao xây, bay… - Trẻ quan sát và nhận xét - Tranh cắt dán đồ dùng nghề dệt - Con quay, khung cửi... - Trẻ đếm - Trẻ nhận xét - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát và lắng nghe cô làm mẫu - Trẻ nhắc lại - Trẻ thực hiện 2-3 trẻ nhận xét -1 trẻ giới thiệu - Trẻ hát và ra ngoài |
![]() |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Trò chuyện về công việc của cô thợ dệt, giới thiệu bài. - Cô giới thiệu cho trẻ xem hình ảnh về công việc của cô thợ dệt. Cô hỏi trẻ + Con có nhận xét gì về hình ảnh này ? ( Đây là ai? Đang làm gì ?) => Đây là các cô thợ dệt đang miệt mài bên khung cửi để dệt ra những tấm thổ cẩm đẹp rực rỡ dùng để may áo, váy, khăn thật đẹp đấy. - Giới thiệu bài hát Cháu yêu cô thợ dệt sáng tác cô Thu Hiền 2. Hát vận động minh họa bài hát "Cháu yêu cô thợ dệt " - Cô cho cả lớp hát + Bài hát nói về ai? Cô thợ dệt làn những công việc gì? =>Cô thợ dệt phải vất vả dệt vải để may ra những bộ quần áo cho chúng ta mặc vì vậy chúng mình phải biết quí trọng cô thợ dệt và gữi gìn những bộ quần áo không để chúng bị bửn bị rách. - Để bài hát vui nhộn hơn cô dạy cả lớp hát kết hợp vận động minh họa theo bài hát - Cô hát kết hợp vận động minh họa mẫu 1-2 lần - Cô cho cả lớp thực hiện - Cho cá nhân trẻ thực hiện - Cho trẻ thực hiện theo tổ - Cho trẻ thực hiện theo nhóm - Cả lớp thực hiện kết hợp vận động minh họa - Cô động viên, sửa sai cho trẻ khuyến khích trẻ vận động tự nhiên, vui tươi 3. Nghe hát “Xe chỉ luồn kim” - Giới thiệu bài hát Xe chỉ luồn kim dân ca quan họ Bắc Ninh - Lần 1: Cho trẻ nghe nhạc không lời. + Các con thấy giai điệu bài hát thế nào? - Cô giới thiệu một số từ “du dương”, “êm đềm”để nói lên tính chất của bài hát - Cô giới thiệu tên bài hát, tên làn điệu dân ca. - Lần 2: Cô hát kết hợp nhạc đệm. - Cô gợi ý để trẻ nói lên cảm xúc khi nghe bài hát. + Nghe bài hát này các con có cảm xúc gì? + Con suy nghĩ thế nào về công việc của cô gái trong bài hát? - Giảng nội dung: Bài hát không chỉ nói lên công việc của cô gái đã tạo nên những sản phẩm đẹp mà còn nói đến tình cảm của cô gửi đến người thân yêu nơi phương xa qua từng đường kim mũi chỉ. - Lần 3: Cho trẻ nghe băng khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô 4. Đọc thơ " Dệt vải" - Giới thiệu bài thơ " Dệt vải “ - Cô cho cả lớp đọc 5. Trò chơi: Nhảy theo nhạc và tranh ghế - Cách chơi: cô giáo sẽ sắp xếp một lượng ghế nhất định (có thể là 10 chiếc ghế) thành một vòng tròn và chọn ra 11 em học sinh tham gia. Bắt đầu chơi, cho các em vừa vỗ tay theo nhạc vừa đi thành vòng tròn xung quanh những chiếc ghế. Khi tiếng nhạc kết thúc thì các em sẽ nhanh chóng ngồi vào ghế, khi đó học sinh nào chưa dành được ghế thì sẽ thua, không được chơi nữa, và một chiếc ghế sẽ được rút ra ngoài. Cứ thế các lượt chơi cứ lặp đi lặp lại cho đến khi tìm được người chiến thắng. - Tổ chức cho trẻ chơi theo từng tổ. - Cô bao quát trẻ chơi đúng luật và cùng trẻ nhận xét kết quả chơi, cho các gia đình nhận quà. 6. Kết thúc: Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng. |
- Trẻ chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi của cô - 1- 2 lần - Nói về chú công nhân - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý quan sát - Cả lớp 2-3 lần - Trẻ thực hiện yêu cầu của cô - Chú ý nghe - Nghe và hưởng ứng cùng cô - 1 lần - Chú ý nghe - 1, 2 trẻ nhắc lại - 3- 4 lần |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn