Kế hoạch giáo dục tuân/ngày - Tuần 16 - Lớp MG lớn B

Thứ sáu - 20/12/2024 03:24
CHỦ ĐỀ 5: NHỮNG CON VẬT BÉ YÊU
NHÁNH 1: VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
*GV dạy sáng: Nguyễn Thị Nga
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3

Đón trẻ

80 – 90 phút - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc  trẻ cất đồ dùng cá
- Trò chuyện với trẻ, xem tranh ảnh, băng đĩa về tên gọi, đặc điểm , cách chăm
 - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích

Thể dục sáng

* Nội dung
+ Hô hấp: Hít vào thở ra
+ Tay: Đưa 2 tay lên cao ra phía trước kết hợp kiễng chân
+ Bụng: Quay sang trái sang phải kết hợp tay sang ngang
+ Chân: Nhảy lên đưa 1 chân về sau.
* Mục tiêu
- Trẻ biết tập các động tác đúng nhịp, chính xác các động tác
- Trẻ có kỹ năng vận động
- Trẻ có ý thức trong tập luyện
* CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
Hoạt động học 30 – 40 phút Thể dục
Đi và đập bắt bóng
Trò chơi: Chuyền bóng
KPKH
Khám phá trứng gà (5E)
(Đ/c Cà Thị Thanh Huyền  -  dạy thay)
chơi ngoài trời 30 – 40 phút - Quan sát thời tiết, trải nghiệm bắt cá, trải nghiệm nam châm hút được gì.
- Trò chơi: Chuyền bóng,  thỏ đổi chuồng, bắt chước tạo dáng,  luồn luồn 
-  Chơi theo ý thích: Chơi thả bi, chơi ô ăn quan.  Làm tranh các con vật từ
 
Chơi, hoạt động ở các góc 40 - 50 phút * Nội  dung:
 - GPV: Gia đình, bác sỹ, cửa hàng bán con vật
- GXD: Xây dựng trang trại, xếp hình các con vật
- GTH: Vẽ, in, nặn, xé dán, làm tranh về con vật
- Góc sách: Làm sách về con vật
- GÂN: Biểu diễn về chủ đề
 
* Mục tiêu
- Trẻ biết  phân vai chơi, thể hiện, vai chơi .Biết sử dụng đồ chơi  để lắp ghép, xây dựng trại chăn nuôi, con vật
- Trẻ có kỹ tô, vẽ, nặn…Trẻ thuộc, hát đúng giai điệu bài hát.
- Trẻ có ý thức khi hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ, nhận xét các sản phẩm của mình làm ra
Ăn trưa 60 - 70 phút - Hướng dẫn trẻ kê bàn ăn, hướng dẫn trẻ rửa tay theo đúng quy trình, khi rửa
- Cô giáo giới thiệu món ăn, cô động viên trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn không
- Trò chuyện về tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản
Ngủ trưa 140 -150 phút - Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt ,
Ăn bữa phụ 20 - 30 phút Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
 
Chơi, hoạt động theo ý thích 70 - 80 phút - TCM: Cho thỏ ăn
- Trò chuyện hiểu các từ khái quát: Động vật, Vật nuôi trong gia đình, Con vật sống trong rừng, con vật sống dưới nước, côn trùng
- Học tiếng anh
- HĐPÂN: Tập hát bài Vật nuôi, hát dân ca: Gà gáy le te
` Chơi theo ý thích
` Nêu gương cuối ngày
Trả trẻ 60 - 70 ph
 
Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân                                                                  Trao đổi với phụ huynh v
         
Thời gian thực hiện chủ đề lớn 4 tuần từ ngày 23/12/2024 đến ngày 17 tháng 1 năm 2025
Tuần 16: Từ ngày 23/12 đến  ngày 27 tháng 12  năm 2024
                         *GV dạy chiều: Lò Thị Yên
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
nhân vào đúng nơi quy định.  Chơi mô phỏng, hướng dẫn cách chăm sóc con vật
sóc bảo vệ con vật sống trong gia đình. Chơi bắt chước tiếng kêu của các con vật

 
* Tổ chức hoạt động
*Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ
 *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 4l x 8n
 *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng
  - Tập theo nhạc bài  Tiếng chú gà trống gọi  
  LQCC
Làm quen chữ  i, t, c
 
Tạo hình
Vẽ đàn gà (đề tài)
ÂN: DH: Vật nuôi
Nghe hát : Chú mèo con
TC: Vòng tròn tiết tấu
 
Nghe kể về quá trình phát triển của con vật; điều kiện sống của con vật…
cổng dế, lộn cầu vồng
nguyên liệu thiên nhiên ( lá, hột hạt,.. ). Chơi bô ing, chơi thả hạt...
 
* Chuẩn bị
- Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ
- Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi..
- Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán, mẫu in con vật, lô tô con vật nuôi
- Đĩa bài hát con vật ..
 
* Tổ chức hoạt động:
` Cô tập trung trẻ lại giới thiệu tên chủ đề động vật, cho trẻ cùng thảo luận nhanh đưa ra những góc chơi vai chơi phù hợp chủ đề.
` Cô hướng cho trẻ về góc chơi như đã cài thẻ vào buổi sáng, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc Cô gợi ý cho trẻ chơi, cô gợi ý cho cách phân nhóm động vật cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi, trẻ biết chơi đoàn kết, không quăng ném đồ chơi đồ dùng.
` Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan trang trại chăn nuôi tại góc xd, cho trẻ tự giới thiệu, cô động viên trẻ, cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi, vệ sinh cá nhân rửa tay
tay không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo/quần.
Không nói chuyện, không  làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước,  lau mồm
 
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở băng hát ru cho trẻ nghe
 
bữa phụ` Trò chuyện về tự chải răng, rửa mặt
 
- Đồng dao: Bà còng đi chợ trời mưa 
- Nêu gương cuối ngày
- Chơi theo ý thích
 
- Học tiếng anh
- Giải câu đố về con vật
- Chơi xâu luồn dây len vào quần áo. Chơi xâu hột hạt
- Nêu gương cuối ngày

 
- HĐPMT:  Chơi trong ngôi nhà văn học và chữ viết, Tập tô chữ cái u, ư. i, c, t
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn
  Tình hình học tập, sức khỏe của trẻ

 
       
TUẦN 16
NHÁNH 1: ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện 1 tuần từ ngày 23/12 – 27/12/2024
Ngày dạy: Thứ 2/23/12/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thể dục: Đi và đập bắt bóng
Trò chơi: Chuyền bóng
I. Mục tiêu
- Củng cố cho trẻ kỹ năng  đi và đặp bắt bóng bằng 2 tay. Trẻ có kỹ năng ghi nhớ có chủ đích, kỹ năng quan sát
- Trẻ biết thực hiện phối hợp tay và mắt trong vận động: đi, đập và bắt được bóng nảy lên bắt bóng bằng 2 tay, không ôm bóng vào người 4 – 5 lần liên tiếp. Trẻ biết vừa đi vừa đập bắt bóng, khi bóng nảy - Trẻ biết chơi đúng luật của trò chơi
- Trẻ có tính kiên trì, biết tập trung chú ý cao khi luyện tập.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: 5 quả bóng
2. Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.Gợi mở.
 - Cô đọc câu đố:
Con gì mào đỏ
Gáy ò ó o
Sáng sớm tinh mơ
Gọi người thức dạy
Đố là con gì ?
+ Con gà trống là con vật nuôi ở đâu ?
+ Ngoài con gà trống con biết những con vật nào được nuôi trong gia đình ?  
=> Trong gia đình nuôi rất nhiều con vật chó, mèo, lợn, gà… mỗi con vật có đặc điểm ích lợi riêng, chó canh gác nhà , mèo con rình bắt chuột …
- Giáo dục trẻ biết yêu quí chăm sóc bảo vệ con vật nuôi. Không được tiếp xúc với con vật khi chúng bị ốm. Hôm nay cô cho cả lớp tập luyện giống các chú bộ đội trên thao trường. Đi và đập bắt bóng
 2. Khởi động
- Mở đầu buổi tập luyện hôm nay xin mời các bé cùng đi chạy kết hợp các kiểu khác nhau theo hiệu lệnh của cô chỉ huy. (Cô giáo là người chỉ huy). Cho trẻ về 3 hàng dọc
3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung:
+ Tay: Đưa 2 tay sang 2 bên kết hợp xoay cổ tay.
+ Lưng: Ngửa người ra sau kết hợp chân bước sang..
+ Chân: Nhảy sang phải.
b. Vận động cơ bản: Đi và đập bắt bóng
- Cô cho 1 trẻ tập trước
- Cô tập lại: TTCB: Cô đứng trước vạch xuất phát khi có hiệu lệnh cô vừa đi vừa đập bóng xuống sân, khi bóng nảy lên cô đón bóng bằng 2 tay không để làm rơi bóng.
+ Lần lượt cho 2 trẻ thực hiện, bật  sau đó đi về cuối hàng
+ Cô bao quát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ
+ Cho 2 hàng thi đua nhau thực hiện
* Trò chơi: Chuyền bóng
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
 4. Hồi tĩnh
  - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân tập làm động tác chim bay
 5. Kết thúc:
 - Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, chuyển hoạt động.





- 2(3) trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho nhau

- Trẻ kể





- Trẻ lắng nghe


-  Khởi động theo hiệu lệnh của cô



- Trẻ tập cùng cô:
- 5 lần x 8 nhịp
- 4 lần x 8 nhịp
- 4lần x 8 nhịp



- Trẻ chú ý quan sát Trẻ chú ý nghe



- Trẻ thực hiện theo yêu cầu.

- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhắc c/c, l/c
- Trẻ chơi

- Trẻ đi vòng tròn

- Trẻ thu dọn đồ dùng vào lớp

 
 


Ngày dạy: Thứ 3/24/12/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
KPKH: Khám phá trứng gà (5E)
 (Đ/c Cà Thị Thanh Huyền dạy thay)
 
 


Ngày dạy: Thứ 4/25/12/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
                                     Làm quen chữ cái: Làm quen chữ i, t, c
I. Mục tiêu
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái i, t, c. Nhận biết cấu tạo của chữ i, t, c. Nhận biết các chữ i, t, c thông qua trò chơi .
- Trẻ có khả năng quan sát, so sánh. Mạnh dạn, tự tin và phát triển ngôn ngữ mạch lạc rõ ràng cho trẻ. Rèn cách phát âm các chữ cái i, t, c.
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động. Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Quả xúc xắc chữ cái, 3 bảng để gắn chữ cái, bòn bon, nắp chai, hoa…, 3 bảng gài chữ cái, nhạc bài hát tiếng anh ABC, nhạc bài hát xúc xắc xúc xẻ, nhạc chơi trò chơi, vòng thể dục.
- Thiết bị:  Máy tính, loa
2. Chuẩn bị của trẻ   
- Đồ dùng : Mỗi tổ 3 rổ đựng chữ cái i,t,c
- Tâm thế: Trang phục gọn gàng. Trẻ vui vẻ, thoải mái
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở.
Cả 2 cô: Xin chào các con. Đến với trò chơi “vui cũng xúc xắc” ngày hôm nay.
Cô Thúy: Rất vinh dự cho chúng ta có rất nhiều cô giáo đến thăm và dự giờ với lớp mình, chúng ta cùng chào đón các cô nào?
Cô mời các con đứng lên khởi động cùng cô:
+ Chúng mình được vận động con thấy thế nào?
Cô Nga: Và bây giờ chúng ta cùng làm quen với các chữ cái thông qua trò chơi Vui cùng xúc xắc
2. Làm quen chữ cái i, t, c
Cô Nga: Để chơi được các con hãy chú ý nghe cách chơi:
Chia lớp làm 3 tổ, mỗi tổ sẽ lắc xúc xắc 1 lần
+ Cách chơi: Để chơi được trò chơi này thì phải cần đến sự phối hợp và chung sức của các thành viên trong 3 đội. Đại diện mỗi tổ sẽ tung quân xúc xắc, khi mặt xúc xắc ngửa lên và xem có chữ cái gì cả lớp phát âm to chữ cái đó.
+ Luật chơi: Nếu xúc xắc tung vào chữ cái đã xuất hiện rồi thì sẽ tung một lượt khác.
- Tổ chức cho trẻ chơi
* Làm quen chữ i:
- Tổ hoa hồng lắc xúc xắc: (mở nhạc xúc xắ xúc xẻ)
Trên mặt xúc xắc hiện  chữ cái gì?
- Cho 3 tổ xếp chữ i bằng nắp chai
- Cô nhận xét 3 tổ
- Cô cho trẻ nói đặc điểm của chữ ''i ''( chữ '' i '' gồm 1 nét sổ thẳng và một dấu chấm ở phía trên đầu nét sổ thẳng
- Cô xuất hiện chữ i: Cô phát âm mẫu '' i '' ( 3 lần )
- Cô cho trẻ phát âm: cả lớp, tổ, cá nhân.
- Giới thiệu chữ i in hoa, i in thường, i viết thường 
- Ba chữ này có cách viết khác nhau nhưng có cách đọc giống nhau: i
* Làm quen chữ cái t
Cô Thúy : - Tổ hoa cúc lên lắc xúc xắc : Trên mặt xúc xắc hiện chữ cái gì ?
 - Cho 3 tổ ghép chữ t bằng hoa
- Cô nhận xét 3 tổ
=> Để xếp được chữ t thì con đã xếp như thế nào ? Chữ '' t '' gồm một nét sổ thẳng và 1 nét gạch ngang ngắn ở phía trên  nét sổ thẳng
- Cô xuất hiện chữ t : Cô phát âm mẫu '' t '' ( 3 lần )
- Cô cho trẻ phát âm: cả lớp, tổ, cá nhân.
- Giới thiệu chữ  t in hoa, t in thường, t viết thường) 
- Ba chữ này có cách viết khác nhau nhưng có cách đọc giống nhau: t
* Làm  quen chữ cái c
 Cô Nga : - Tổ hoa sen lên lắc chữ : Bạn lắc được chữ gì ?
- Cho 3 tổ ghép chữ c bằng bòn bon
- Cô nhận xét 3 tổ
=>Con xếp chữ c như thế nào:  Chữ '' c '' gồm một nét cong hở bên phải
- Cô xuất hiện chữ c : Cô phát âm mẫu '' c '' ( 3 lần )
- Cô cho trẻ phát âm: cả lớp, tổ, cá nhân.
- Giới thiệu chữ c in hoa, c in thường, c viết thường 
 - Ba chữ này có cách viết khác nhau nhưng có cách đọc giống nhau: t
3. So sánh chữ i, t
 Cô Nga: - Cô  xuất hiện chữ cái i, t lên bảng cho trẻ phát âm
 - Chữ i, t  giống nhau ở điểm nào?
=> Chữ i, t  giống nhau đều có một nét sổ thẳng
- Chữ i, t khác nhau ở điểm nào?
=> Chữ '' i '' và chữ  '' t '', khác nhau:  nét sổ thẳng i ngắn hơn nét sổ thẳng t,  chữ ''i 'có dấu chấm ở phía trên, chữ ''t '' có nét gạch ngang ở phía trên
Vừa rồi các con chơi trò chơi với xúc xắc chúng ta đã biết được các chữ cái i t, c và còn rất nhiều trò chơi hấp dẫn nữa cô con mình cùng khám phá tiếp nhé
4. Trò chơi
a. Trò chơi: Cõng con tìm chữ
Cô Nga: - Cách chơi: Các bạn sẽ kết đôi với nhau thành cặp bố con. Bạn đứng sau sẽ đóng vai con đặt tay lên vai bạn đứng trước đóng vai bố rồi cùng nhảy giống phi ngựa lên lấy chữ cái theo yêu cầu của cô. Hết thời gian gia đình nào lấy được nhiều chữ theo yêu cầu thì gia đình đó thắng cuộc.
- Luật chơi: Mỗi cặp bố con chỉ được lấy 1 chữ cái
theo yêu cầu của ban tổ chức.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Sau khi chơi cô cùng trẻ kiểm tra kết quả
- Cô nhận xét nhẹ nhàng
b. Trò chơi: Kết nhóm
Cô Thúy: - Cách chơi:
Mỗi tổ cầm 1 loại chữ cái, chúng mình vừa đi vừa nghe nhạc, khi có hiệu lệnh kết nhóm thì các bạn sẽ tìm về với nhau cho đủ nhóm chữ cái i, t, c.
- Luật chơi: Nhóm bạn nào không đủ chữ cái hoặc thừa chữ cái thì nhảy lò cò tìm đúng nhóm cho đủ chữ cái.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Sau khi chơi cô cùng trẻ kiểm tra kết quả
- Cô nhận xét nhẹ nhàng
c. Trò chơi 3: Chung sức
Cô Nga: - Cách chơi: Các con sẽ về 3 đội và đứng thành hàng dọc, đội trưởng sẽ lên bốc quy luật sắp xếp chữ cái của đội mình. Và nhiệm vụ của các thành viên trong đội sẽ lên lấy chữ và lần lượt sắp xếp theo đúng quy tắc của đội mình.
- Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức. Mỗi một lượt chỉ được lấy 1 chữ cái, thành viên tiếp theo sẽ phải lên tìm đúng chữ cái để tiếp tục quy tắc. Thời gian chơi là 1 bản nhạc. Khi bản nhạc kết thúc đội nào sắp xếp quy tắc của đội mình đúng và dài nhất sẽ là đội dành chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi và kiểm tra kết quả chơi.
- Nhận xét và kiểm tra kết quả, cô trao quà cho 3 đội (mở nhạc trao quà)
 5. Kết thúc: Cho trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô

 - Trẻ vỗ tay





- Trẻ khởi động theo bài hát tiếng anh ABC
- Sảng khoái, vui vẻ







- Trẻ chú ý lên cô









- Tổ hoa hồng lên lắc
- 3 tổ xếp chữ i

- Trẻ nhận xét đặc điểm chữ i








- Tổ hoa cúc lên lắc
- 3 tổ xếp chữ t
- 1,2 trẻ nhận xét
- Trẻ chú ý nghe, nói đặc điểm chữ







-  Trẻ chú quan sát, thực hiện theo yêu cầu
- 1,2 trẻ nhận xét

- Trẻ quan sát
thực hiện theo yêu cầu




- Trẻ thực hiện theo yêu cầu





- Trẻ chú ý nghe




- Trẻ chú ý nghe cô hướng dẫn



- Trẻ chơi theo yêu cầu






- Trẻ chú ý





- Trẻ chơi theo yêu cầu



- Trẻ chú ý










- Trẻ chơi theo hướng dẫn



Ngày dạy: Thứ 5/26/12/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tạo hình: Vẽ đàn gà
I. Mục tiêu
- Biết thể hiện một số chi tiết quan trọng khi vẽ con gà: đầu, mình, chân.. Biết thể hiện chi tiết trong khác nhau khi vẽ các con gà khác nhau: gà mái lông đuôi ngắn, cổ ngắn, có mào nhỏ; gà trống lông đuôi dài có nhiều màu sắc sặc sỡ, có mào to và đỏ, chân có cựa
- Trẻ biết sử dụng các nét vẽ cơ bản và các hình hình học để tạo hình đàn gà. Thể hiện một số tư thế khác nhau của gà: gà đang ăn mồi, đang gáy, đang chạy.. Tô màu theo ý thích và không tô lan ra ngoài
- Yêu quí sản phẩm của mình của bạn. Cảm nhận được nét đẹp củ
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô:
          - Đồ dùng: + Tranh 1: Đàn gà đi kiếm mồi
                 + Tranh 2: Gà mẹ, gà con
                 + Tranh 3: Gà trống,gà mái,gà con
1. Chuẩn bị của trẻ:
- Đồ dùng cho trẻ: Bút chì màu sáp Giấy vẽ A4.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của cô
1. Gợi mở
- Chào mừng tất cả các bạn đến với hội thi ‘ bé làm họa sĩ’ ngày hôm nay. Đến với thi gôm 3 đội tham gia Đội gà mái, đội gà trống và đội gà con và cô là dẫn chương trình
- Phần thi chúng ta gồm 4 phần thi. Nào chúng ta cũng đến với phần thi đầu tiên là phầnthi.
* Phần thi 1: Tìm hiểu
Lớp mình cùng lại đây với cô nào? Cô mở nhạc cho trẻ vận động cùng cô bài hát “Phép lạ”
+ Lớp vừa nghe bài hát gì?
+ Trong bài hát có nói đến con vật gì?
+ Vậy con gà là con vật được nuôi ở đâu?
+ Vậy ngoài con gà ra trong gia đình mọi chúng ta còn nuôi con gì nữa?
+ À ! đúng rồi đó các con khi gia đình nuôi các con vật thì các con phải như thế nào?
+ Bảo vệ như thế nào các con?
+ Con vật hung dữ thì chúng như thế nào?
=> Chúng ta phải biết bảo vệ các con vật, vệ sinh nơi ở,các con vật hung dữ thì chúng ta không được lại gần nha các con.
2. Quan sát tranh: * Phần thi 2: Khám phá (Quan sát tranh qua màn hình)
- Tranh 1: Đàn gà đi kiếm mồi
+ Cô có bức tranh gì ?
+ Bạn nào có nhận xét gì về bức tranh nào?
+ Gà có những bộ phận nào?
+ Những con gà trong tranh đang làm gì?
+ Có mấy con gà đây các con?
+ Để có bức tranh đẹp như vậy dùng nét gì để vẽ các con?
+ Bạn nào có nhận xét gì về màu sắc của tranh nào? Gà mẹ cô tô màu gì?
+ Gà trống màu gì?  Gà con tô màugì đây?
=>À ! đúng rồi đấy các con. Bức tranh vẽ đàn gà đang đi kiếm mồi cô sử dụng các nét cong xiên ..để vẽ những con gà ở tư thể khác nhau đó và màu sắc hài hòa và tô màu không lem ra ngoài.
+ Vậy ngoài những con gà cô còn vẽ gì nữa các con?
=> Đây là bức tranh vẽ đàn gà đang đi kiếm mồi, đặc điểm của gà mái có đuôi ngắn, còn gà trống có đuôi dài, mào gà trống to hơn mào gà mái, chân gà trống cũng chắc khỏe hơn chân gà mái còn gà con thì có cái mỏ tí hon cái chân bé xíu gà rất có ích cho ta thịt trứngăn ngon và bổ nhà cháu nào có nuôi phải chăm sóc cho gà ăn , tiêm phòng cho gà làm vệ sinh chuồng trại sach sẽ để môi trường không bị ô nhiễm
* Cho trẻ quan sát tranh 2: Gà mẹ,gà con
- Cho trẻ nhận xét về bức tranh: Gà mẹ đang làm gì?
- Gà mẹ đang ấp trứng, trứng nở ra những chú gà con tật đáng yêu
+ Các con nhìn xem màu sắc bức tranh như thế nào?
+ Gà mái cô tô màu gì? Gà con được tô màu gì?
+ Các chi tiết trong tranh cô sử dụng những màu gì để tô
=> Đúng rồi, cô còn dùng rất nhiều màu để tô cản vật trong tranh: Mặt trời màu đỏ, bầu trời màu hồng, cây màu xanh lá cây.....
* Cho trẻ quan sát tranh 3: Gà trống,gà mẹ, gà con
- Cho trẻ nhận xét bức tranh
+ Có con gà gì? Những con gà đang làm gì?
+ Có mấy con gà con? Những chú gà được vẽ như thế nào?
+ Ai có nhận xét gì về màu sắc của các con gà?
* Hỏi ý tưởng của trẻ:  Vậy bạn nào có ý tưởng gì cho bức tranh vẽ con gàcủa mình nào?
+ Các con sẽ vẽ như thế nào? Dùng nét gì để vẽ?
+ Ngoài con gà con vẽ thêm gì nữa cho bức tranh củamình?
+ Muốn bức tranh được đẹp thì các con ngồi vẽ như thế nào??
3. Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ ngồi theo nhóm thực hiện
- Cô bao quát động viên khích lệ trẻ
4. Nhận xét
- Cô cho trẻ dừng tay treo sản phẩm. Cô cho trẻ nhận xét bài của bạn: Con thích bài bào? Vì sao con thích?
- Cho trẻ có bài đẹp giới thiệu
- Cô nhận xét chung
5. Kết thúc. Cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng


- Trẻ chú ý lắng nghe




- Cả lớp hát 1 lần
- Phép lạ
- Con gà
- Trong gia đình

- 2 trẻ kể

- Trẻ trả lời


- Chú ý nghe




- Trẻ đoán
- 2-3 trẻ nhận xét

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời





- Chú ý nghe


- Trẻ thực hiện theo yêu cầu
- Chú ý nghe






- Trẻ quan sát



- 2-3 trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời

- Trẻ chú ý nghe




- 1,2 trẻ nhận xét

- Trẻ thực hiện theo yêu cầu

- Trẻ nói ý tưởng
- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời



- Trẻ thực hiện theo yêu cầu

- Trẻ thực hiện
- 2-3 trẻ nhận xét
 


 
 

Ngày dạy: Thứ 6/27/12/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
Âm nhạc: NDTT:  Dạy hát: Vật nuôi
NDKH: NH: Chú mèo con
TC: Vòng tròn tiết tấu
I. Mục tiêu
 - Trẻ làm quen với bài hát, biết hát cùng cô, thể hiện tình cảm của mình với bài hát Vật nuôi. Thông qua trò chơi Vòng tròn tiết tấu giúp trẻ luyện tai nghe .
- Trẻ yêu quý các con vật nuôi trong gia đình.
- Chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô bài Chú mèo con.
- Trẻ đọc diễn cảm bài thơ Đàn gà con.
II. Chuẩn bị 
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Con gà  bằng đồ chơi, đàn, máy tính
- Địa điểm: Trong lớp
- Đội hình: Cả lớp, nhóm
2. Chuẩn bị của trẻ: Tâm thế thoải mái
III. Tổ chức hoạt động
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài
 - Cô giới thiệu: Cô có một món quà đặc biệt tặng cả lớp.
Các con cùng chú ý xem đó là quà gì nhé.
=> Đây là bộ sưu tập ảnh của một số con vật ngộ nghĩnh
đáng yêu. Các con cùng quan sát xem đó là những con gì.
- Cô cho trẻ xem tranh về con vật trong bài hát, nghe tiếng kêu của một số con vật: con chó, con mèo, con lợn, con bò, con gà, cho trẻ gọi tên các con vật.
+ Các con vừa được quan sát những con vật gì? Những con
vật đó được nuôi ở đâu ?
=> Trong gia đình chúng mình thường nuôi nhiều con vật. Mỗi con vật có một dáng vẻ, đặc điểm cấu tạo riêng nhưng đều gần gũi, đáng yêu. Nhiều con vật đã trở thành bạn thân thiết của các bé như các chú cún con, mèo con.... chúng mình nhớ là không được gần các con vật khi chúng bị ốm vì chúng mình rất dễ bị lây bệnh.
Sự ngộ nghĩnh đáng yêu của các con vật nuôi được nhạc sĩ Đào Ngọc Dung thể hiện trong bài hát Vật nuôi - nhạc Anh
2. Dạy hát: Vật nuôi - nhạc Anh, dịch lời: Đào Ngọc Dung.
- Cô hát mẫu 1 lần
+ Bài hát nói đến những con vật gì?
=>Bài hát là câu đố và cũng là lời giải về các con vật nuôi trong gia đình: con chó canh giữ nhà, con mèo ngồi vểnh đôi ria mép, con lợn béo tròn kêu éc, éc…, con bò ậm ò tìm bạn, nàng gà mái cục tác đẻ quả trứng tròn….
- Cho trẻ hát cùng cô từng lời bài hát. (Cô hát mẫu lại những đoạn khó - nếu cần).
- Cho trẻ hát trọn vẹn cả bài; Cô bao quát động viên sửa sai.
- Cô bao quát động viên sửa sai cho trẻ.
3. Nghe hát: Chú mèo con 
=> Các con vật nuôi trong gia đình đều rất đáng yêu... Có chú mèo con mắt tròn xoe, lông trắng, tinh nghịch được một bạn nhỏ yêu quý, điều ấy được thể hiện qua bài hát Chú mèo con của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn
- Cô hát 1 lần,
=> Các con vừa được nghe cô hát bài Chú mèo con của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Bài hát Chú mèo con sẽ được gửi tới các con qua giọng hát của mét b¹n nhá
 - (Cho trẻ nghe băng, cô vận động minh hoạ theo nd bài hát, khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô.)
4. Đọc thơ: Đàn gà con
=> Chúng mình vừa được nghe hát về chú mèo con...
- Mèo kêu như thế nào?
- Cho trẻ làm tiếng mèo kêu
- Cô giả tiếng kêu của con gà con, cho trẻ đoán
=> Đàn gà con mới nở có cái mỏ tí hon, cái chân bé xíu, bộ lông vàng mượt óng như tơ rất đáng yêu...được nhà thơ Phạm Hổ nhắc đến trong bài thơ Đàn gà con. Cho trẻ đọc thơ
5. Trò chơi: Vòng tròn tiết tấu
  • Cô giới thiệu tên trò chơi
  • Vừa rồi cô thấy chúng mình đã tham gia biểu diễn rất hay, cô quyết định thưởng cho chúng mình một trò chơi.
  • Trò chơi hôm nay cô dành tặng cho các bạn đó là trò chơi
“vòng tròn tiết tấu”.
  • Cách chơi: Để chơi được trò chơi này mỗi bạn hãy chọn cho mình một chiếc cốc và ngồi thành 1 vòng tròn thật đẹp Các con phải lắng nghe bản nhạc sau đó chúng mình sẽ gõ hoặc vỗ tay theo tiết tấu. Khi đến tiết tấu chậm các con
nhanh tay chuyển chiếc cốc âm nhạc của mình cho bạn bên
cạnh, các con phải phối hợp với nhau để tạo thành 1 vòng
  • Cô tổ chức cho trẻ chơi
  • hướng dẫn, bao quát khuyến khích động viên trẻ
6. Kết thúc: Cô nhận xét giờ học, cho trẻ làm đàn gà con đi kiếm mồi


- Trẻ chú ý quan sát
 

- Trẻ chú ý quan sát, thực hiện các yêu cầu của cô.

- Trẻ chú ý nghe











- Trẻ chú ý nghe
- Trẻ trả lời tự do
- Trẻ chú ý nghe



- Trẻ thực hiện theo yêu cầu




- Trẻ chú ý nghe



- Trẻ chú ý nghe
- Trẻ lắng nghe, hát theo, vận động tùy hứng.

- Trẻ trả lời tự do
- Cả lớp thực hiện

- Trẻ chú ý nghe
- Trẻ đọc và làm động tác minh họa

- Trẻ chú ý quan sát và nghe hướng dẫn

- Trẻ chơi theo hướng dẫn











- Cho trẻ chơi 2-3 lần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây