KẾ HOẠCH Thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số xã Noong Hẹt giai đoạn 2021-2025

Thứ ba - 31/10/2023 20:22

KẾ HOẠCH Thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số xã Noong Hẹt giai đoạn 2021-2025

KẾ HOẠCH Thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số xã Noong Hẹt giai đoạn 2021-2025

 

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 551/QĐ-UBND ngày 13/04/2021 của UBND huyện Điện Biên về việc triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện Điện Biên giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương.

Ủy ban nhân dân xã Noong Hẹt ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án với những nội dung sau:

II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC TIỂU HỌC

1. mạng lưới trường, lớp và quy mô học sinh, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường

Mạng lưới trường, lớp phát triển khá đồng bộ, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh tại trường mầm non và tiểu học trong toàn xã.

Năm học 2020-2021 xã  có 2 trường mầm non với tổng số: 20  lớp với 555 trẻ (trong đó nhà trẻ: 7 lớp với 154 trẻ, Mẫu giáo: 13 lớp với 401 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 56,2%, trẻ mẫu giáo đạt 100%; 100% số trẻ đến trường được học 2 buổi/ngày theo chương trình GDMN. 1 trường  đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ I và 1 trường đạt chuẩn mức độ II. 2 trường Tiểu học với tổng số: 25 lớp với 752 trẻ. Tổng số học sinh từ  6-10 tuổi đạt 100%; 100% số trẻ đến trường được học 2 buổi/ngày.Trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ II.

Toàn xã có tổng số học sinh là người dân tộc thiểu số: 539/1281 trẻ chiếm 42,1%.

 2. Chất lượng giáo dục, tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số

Năm học 2020-2021, xã có 20/20 lớp mẫu giáo thực hiện tài liệu hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo. 100% trẻ dân tộc được tăng cường tiếng Việt.

Chất lượng giáo dục đánh giá trẻ theo các lĩnh vực đạt 98% trở lên.

Các trường Tiểu học đã tích cực triển khai dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua các môn học chính khóa, các hoạt động ngoài giờ lên lớp từ lớp 1 đến lớp 5; các buổi giao lưu tiếng Việt, hướng dẫn các kỹ năng sống, kể chuyện Bác Hồ....

3. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, ổn định về số lượng, cơ cấu và chất lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý , giáo viên không ngừng được nâng lên (có 100% cán bộ quản lý có trình độ chuẩn và trên chuẩn). Đội ngũ cán bộ giáo viên luôn tâm huyết với nghề, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên 80% giáo viên đạt chuẩn, còn lại đang theo học các lớp đào tạo nâng chuẩn. Đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp.

4. Cơ sở vật chất

Năm học 2020-2021 toàn  xã  có 45 phòng học, có đủ đồ dùng thiết bị, đồ chơi. Trong đó 37 phòng kiên cố, 8 phòng bán kiên cố, không có phòng học tạm,  một số trường có phòng đa năng, có phòng ngoại ngữ, 1 phòng giáo dục nghệ thuật, phòng Tin học, phòng Âm nhạc, có các bộ đồ dùng đồ chơi cho học sinh tại khu trung tâm và các điểm trường.

Cơ sở vật chất đồ dùng đồ chơi, thiết bị của các nhà trường được bổ sung, nâng cấp hàng năm, đáp ứng nhu cầu học 2 buổi/ngày nên thuận lợi cho việc thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số của các nhà trường.

5. Đánh giá chung

5.1. Thuận lợi

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND huyện Điện Biên; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên, cùng với sự phối hợp với các ban nghành, đoàn thể, các trường học trong địa bàn xã, cùng với sự quyết tâm, nỗ lực của toàn Đảng Ủy, HĐND, UBND xã Noong Hẹt, sự ủng hộ của trưởng các thôn bản và đông đảo các bậc cha mẹ học sinh trong toàn xã về công tác giáo dục dân tộc. Sự nghiệp giáo dục nói chung trong đó Giáo dục mầm non và giáo dục Tiểu học có những bước phát triển vững chắc.

Đội ngũ CBQL, GV của các trường có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, trình độ chuyên môn đạt chuẩn, trên chuẩn 100%.

Điểm trường trung tâm và các điểm trường của trường học trên địa bàn xã

đã được xây dựng kiên cố, khang trang, sạch đẹp, các trang thiết bị phục vụ cho

hoạt động dạy và học ở tất cả các điểm trường được đầu tư tương đối đầy đủ và

đồng bộ. Trường Mầm non đã đạt chuẩn Quốc gia (1 trường mức độ I và mức độ II), 02 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II.

5.2. Khó khăn

Nhận thức của một số bộ phận nhân dân không đồng đều nên việc chăm sóc trẻ kết hợp với nhà trường còn hạn chế. Điều kiện kinh tế của một số bộ phận nhân dân còn nghèo, do vậy việc huy động các nguồn đóng góp XHHGD để xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.

Toàn xã có hơn 42,1% số trẻ là con em dân tộc Thái, một số trẻ nhà trẻ dân tộc mới ra lớp vốn tiếng Việt còn hạn chế nên nhận thức của trẻ chậm, không đồng đều.

Phần thứ hai

NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU CHUNG

Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn xã, bảo đảm cho các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển chung của địa phương.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

- Đến năm 2025, có 100% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo được tăng cường tiếng Việt phù hợp với độ tuổi; 100% trẻ em mầm non người dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học người dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt.

- 100% cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học và mầm non giảng dạy vùng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động để tăng cường tiếng Việt cho học sinh; được bồi dưỡng, tự bồi

dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tại địa phương để giao tiếp, giáo dục học sinh.

III KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Năm 2021

Có 02 trường mầm non,  20  lớp với 555 trẻ (trong đó nhà trẻ: 7 lớp với 154 trẻ, Mẫu giáo: 13 lớp với 401 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 56,2%, trẻ mẫu giáo đạt 100%; 100% số trẻ đến trường được học 2 buổi/ngày theo chương trình GDMN. Tỷ lệ huy động trẻ mầm non người dân tộc thiểu số ra lớp được tăng cường tiếng Việt đạt 100%.

Có 02 trường tiểu học, 02 điểm trường với 25 lớp và 739 học sinh. Tỷ lệ học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ học sinh 6-10 tuổi học tiểu học đạt 100%, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 100%. Số trường thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học: 2 trường, tỷ lệ 100%; số học sinh là người DTTS tại trường tiểu học chiếm 42%; 100% học sinh vùng DTTS tiểu học đến trường được tăng cường tiếng Việt.

2. Năm 2022

Có 02 trường mầm non,  20  lớp với 560 trẻ (trong đó nhà trẻ: 7 lớp với 155 trẻ, Mẫu giáo: 13 lớp với 405 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 56,4%, trẻ mẫu giáo đạt 100%; 100% số trẻ đến trường được học 2 buổi/ngày theo chương trình GDMN. Tỷ lệ huy động trẻ mầm non người dân tộc thiểu số ra lớp được tăng cường tiếng Việt đạt 100%.

Có 02 trường tiểu học, với 26 lớp là 738 học sinh. Tỷ lệ học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ học sinh 6-10 tuổi học tiểu học đạt 100%, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 100%. Số trường thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học: 2 trường, tỷ lệ 100%; số học sinh là người DTTS tại trường tiểu học chiếm 41,5%; 100% học sinh vùng DTTS tiểu học đến trường được tăng cường tiếng Việt.

3. Năm 2023

Có 02 trường mầm non,  20  lớp với 559 trẻ (trong đó nhà trẻ: 7 lớp với 154 trẻ, Mẫu giáo: 13 lớp với 405 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 56,4%, trẻ mẫu giáo đạt 100%; 100% số trẻ đến trường được học 2 buổi/ngày theo chương trình GDMN. Tỷ lệ huy động trẻ mầm non người dân tộc thiểu số ra lớp được tăng cường tiếng Việt đạt 100%.

Có 02 trường tiểu học, với 26 lớp là 724 học sinh. Tỷ lệ học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ học sinh 6-10 tuổi học tiểu học đạt 100%, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 100%. Số trường thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học: 2 trường, tỷ lệ 100%; số học sinh là người DTTS tại trường tiểu học chiếm 40%; 100% học sinh vùng DTTS tiểu học đến trường được tăng cường tiếng Việt.

4. Năm 2024

Có 02 trường mầm non, 20 lớp với 562 trẻ (trong đó nhà trẻ: 7 lớp với 156 trẻ, Mẫu giáo: 13 lớp với 406 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 56,3%, trẻ mẫu giáo đạt 100%; 100% số trẻ đến trường được học 2 buổi/ngày theo chương trình GDMN. Tỷ lệ huy động trẻ mầm non người dân tộc thiểu số ra lớp được tăng cường tiếng Việt đạt 100%.

Có 02 trường tiểu học với 25 lớp là 669 học sinh. Tỷ lệ học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ học sinh 6-10 tuổi học tiểu học đạt 100%, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 100%. Số trường thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học: 2 trường, tỷ lệ 100%; số học sinh là người DTTS tại trường tiểu học chiếm 39,5%; 100% học sinh vùng DTTS tiểu học đến trường được tăng cường tiếng Việt.

5. Năm 2025

Có 02 trường mầm non,  20  lớp với 561 trẻ (trong đó nhà trẻ: 7 lớp với 155 trẻ, Mẫu giáo: 13 lớp với 406 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 56,3%, trẻ mẫu giáo đạt 100%; 100% số trẻ đến trường được học 2 buổi/ngày theo chương trình GDMN. Tỷ lệ huy động trẻ mầm non người dân tộc thiểu số ra lớp được tăng cường tiếng Việt đạt 100%.

Có 02 trường tiểu học, với 25 lớp là 588 học sinh. Tỷ lệ học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ học sinh 6-10 tuổi học tiểu học đạt 100%, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 100%. Số trường thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học: 2 trường, tỷ lệ 100%; số học sinh là người DTTS tại trường tiểu học chiếm 37,5%; 100% học sinh vùng DTTS tiểu học đến trường được tăng cường tiếng Việt.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn đáp ứng mục tiêu Kế hoạch đề ra; hằng năm sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm cho những năm tiếp theo.

Thực hiện tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

Ngành giáo dục và đào tạo chủ động phát huy những kinh nghiệm, những mô hình làm tốt, hiệu quả để giới thiệu, nhân rộng trong việc triển khai thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt vùng dân tộc thiểu số.

2. Đẩy mạnh công tác truyền thông

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành nhân dân về chủ trương, mục đích, ý nghĩa việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Đổi mới nội dung, phương pháp, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số; phát huy tốt vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên hệ thống truyền thanh cơ sở trong công tác tuyên truyền về việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số.

Cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục và đào tạo chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các tổ chức đoàn thể hỗ trợ các bậc phụ huynh trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em qua việc tạo cơ hội, môi trường giao tiếp, tham gia vào các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động ngoại khóa.

Tuyên truyền, vận động để nâng cao và giữ vững tỷ lệ huy động trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi đến trường và học 2 buổi/ngày ở những nơi có điều kiện để trẻ có thời gian, cơ hội tăng cường tiếng Việt.

3. Đa dạng hóa các giải pháp tăng cường học liệu, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường tiếng Việt

Rà soát chương trình, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học, tài liệu tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối tượng, điều kiện của từng địa bàn, từng điểm trường, từng dân tộc.

Bổ sung, thay thế, trang cấp thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, học liệu,

phần mềm dạy học tiếng Việt phù hợp cho các nhóm lớp, điểm trường mầm non,

tiểu học ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có trẻ em người dân tộc thiểu số.

Phát động và duy trì phong trào tự làm đồ dùng đồ chơi tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học; khuyến khích các bậc phụ huynh và cộng đồng dân cư nơi có trẻ người dân tộc thiểu số cùng sưu tầm nguyên vật liệu, làm đồ dùng, đồ chơi để bổ sung, tăng cường cho các nhóm, lớp.

Triển khai phần mềm dạy học tiếng Việt phù hợp cho các nhóm, lớp, điểm trường mầm non, tiểu học thuộc các xã có trẻ người dân tộc thiểu số để phục vụ việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ.

Thực hiện việc rà soát, sắp xếp hệ thống trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, phòng học đảm bảo đúng quy định cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học nhằm tạo điều kiện cho các em có môi trường học tập tốt, an toàn, phù hợp.

Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, xây dựng môi trường văn hóa đọc và phát triển thư viện nhà trường; xây dựng Câu lạc bộ học sinh nói, viết tiếng Việt; xây dựng góc ngôn ngữ tiếng Việt; tổ chức giao lưu tiếng Việt theo chủ đề “Tiếng Việt của chúng em”.

Đẩy mạnh việc phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh học sinh trong

việc tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt kèm cặp trẻ đọc, phát âm bằng tiếng Việt cho trẻ tại gia đình, trong nhà trường. Khuyến khích mọi người trong cộng đồng nơi trẻ sinh sống tăng cường nói tiếng Việt trong giao tiếp với trẻ đặc biệt là đối với trẻ nhà trẻ chưa ra trường, lớp mầm non để trẻ được làm quen với tiếng Việt.

Tăng cường các hoạt động học tập trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh dân tộc thiểu số. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng linh hoạt các phần mềm, tiện ích, các tư liệu, hình ảnh để nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt.

4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học có trẻ em dân tộc thiểu số

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên vùng dân tộc thiểu số về công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục để tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối tượng trẻ em dân tộc thiểu số; khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên tự bồi dưỡng, tự học tập tiếng dân tộc thiểu số tại địa phương.

Triển khai có hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên, xây dựng nội dung tăng cường tiếng Việt; quản lý hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ theo nội dung, modul dành cho địa phương.

Tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao thông qua các câu lạc bộ, các tổ chức đoàn thể tại địa phương nhằm tạo môi trường giao tiếp, bồi dưỡng tiếng Việt cho các bậc phụ huynh để tăng cường tiếng Việt cho trẻ tại gia đình.

Đưa nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số vào chương trình bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên cho giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học.

5. Bố trí sắp xếp hợp lý đội ngũ giáo viên

Đối với những nơi trẻ DTTS mới ra lớp, hạn chế tiếng Việt, nhất là các thôn bản khó khăn, hiệu trưởng linh hoạt trong việc bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học theo hướng ưu tiên bố trí giáo viên cùng dân tộc thiểu số với trẻ.

6. Nhân rộng mô hình điển hình về tăng cường tiếng Việt

Các trường linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tích cực thăm quan học tập, các mô hình điểm phù hợp với đặc thù theo điều kiện của của trường mình.

7. Thực hiện tốt các chính sách đối với đội ngũ giáo viên tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số và các chính sách

đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số theo quy định; hỗ trợ công tác biên soạn tài liệu địa phương, kết hợp với các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển văn hóa địa phương.

8. Tăng cường công tác xã hội hóa

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực của các tổ chức

chính trị - xã hội, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong xã để hỗ trợ thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số.

Huy động các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội khuyến học, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các cán bộ hưu trí tham gia hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ và trẻ em người dân tộc thiểu số, gắn với Đề án xây dựng xã hội học tập.

Cân đối, bố trí lồng ghép nguồn kinh phí của tỉnh, tranh thủ các nguồn vốn của trung ương, của các chương trình, dự án đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh, cộng đồng, các nguồn lực xã hội khác đóng góp để thực hiện có hiệu quả và hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch đề ra.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Nguồn vốn huy động hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND xã

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này theo đúng quy định và đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch đề ra.

Hằng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết việc triển khai kế hoạch hằng năm và từng giai đoạn, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân huyện.

2. Các trường mầm non, tiểu học

Thực hiện nghiêm túc Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025” theo đúng lộ trình đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch đề ra. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc triển khai kế hoạch hằng năm và từng giai đoạn, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân xã và phòng Giáo dục và Đào tạo.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể xã; Hội Khuyến học; Hội phụ nữ xã

Huy động hội viên, đoàn viên tham gia dạy tiếng Việt và các hoạt động hỗ

trợ tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ và trẻ em người dân tộc thiểu số gắn với xây dựng xã hội học tập, nhất là ở các thôn bản có điều kiện kinh tế khó khăn .

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số xã Noong Hẹt giai đoạn 2021-2025”; căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, các cấp, các ngành, các đơn vị trường học trên địa bàn xã có trách nhiệm triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần phải điều chỉnh, bổ sung, các ban, ngành, đơn vị trường học chủ động gửi văn bản đề xuất với Ủy ban nhân dân xã xem xét, quyết định./.

 

Nơi nhận:

- UBND huyện;

- Trường mầm non, tiểu học;

- Lưu VT.

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ

 CHỦ TỊCH
( Ký, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây