KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2022 – 2023

Thứ ba - 04/10/2022 13:00

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2022 – 2023

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2022 – 2023

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN

TRƯỜNG MN HOÀNG CÔNG CHẤT

Số:          /KH-TrMNHCC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
  

Điện Biên, ngày  28  tháng 8  năm 2022

 

 

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2022 – 2023

 

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Năm học 2022-2023 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2020-2025, hướng tới mục tiêu “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX; Nghị quyết Đảng bộ xã lần thứ XXI; Thực hiện Luật giáo dục năm 2019; Năm học tiếp tục thực hiện các Thông tư số 50,51, 52/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm học mới 2022-2023, ngành Giáo dục  tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo; Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; Phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu của năm học 2022-2023. Năm học 2022 – 2023 thực hiện chủ đề: Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Đối với nhà trường là năm học thẩm định lại trường chuẩn quốc gia mức độ II trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 sau 5 năm.

Căn cứ Quyết định số 56/QĐ-PGDĐT ngày 25 tháng 02 năm 2022 của Phòng giao dục và Đào tạo huyện Điện Biên về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo các trường năm 2022 ( Năm học 2022 – 2023);

Căn cứ Kế hoạch số 741/KH-PGDĐT ngày 14 tháng 7 năm 2022 của Phòng Giáo dục huyện Điện Biên Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và bồi dưỡng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, năm học 2022 - 2023 huyện Điện Biên

Căn cứ Quyết định số 2481/QĐ-UBND ngày 05/8/2022 của UBND huyện Điện Biên V/v giao số lớp số học sinh số lượng người làm việc cho các đơn vị trường học thuộc huyện năm học 2022 - 2023;

Căn cứ Quyết định số 2564/QĐ-UBND ngày 12/8/2022 của UBND huyện Điện Biên Ban hành kế hoạch thời gian năm học 2022 - 2023 đối với giáo dục mầm non, Giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Điện Biên;

Căn cứ Công văn số 856/CV-PGDĐT ngày 16 tháng 8 năm 2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác kế hoạch và tài chính năm học 2022 – 2023;

Căn cứ Công văn số 888/PGDĐT-THCS ngày 21 tháng 8 năm 2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Hướng dẫn nhiệm vụ CNTT và chuyển đổi số năm học 2022 – 2023;

Căn cứ Công văn số 897/PGDĐT-THCS ngày 22 tháng 8 năm 2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh năm học 2022 – 2023;

Căn cứ Công văn số 896/PGDĐT-VP ngày 23 tháng 8 năm 2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục dân tộc;

Căn cứ Công văn số 916/PGDĐT-CM ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Hướng dẫn nhiệm vụ khảo thí kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2022-2023;

Căn cứ Kế hoạch số 915/KH-PGDĐT ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên ban hành công tác kiểm tra năm học 2022 – 2023;

Căn cứ Hướng dẫn số 938/HD-PGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng năm học 2022 – 2023;

Căn cứ công văn số  887/PGDĐT-GDMN ngày  21/8/2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên về việc Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2022-2023. Trường Mầm non Hoàng Công Chất  xã Noong Hẹt xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 như sau:

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thực trạng của nhà trường

    1. Về quy mô trường lớp, học sinh

Năm học 2022-2023 Trường Mầm non Hoàng Công Chất  xã Noong Hẹt có tổng số 9 lớp; với 268 học sinh; Trong đó Nhà trẻ có 3 nhóm 68 học sinh; Mẫu giáo 6 lớp 200 học sinh. trẻ mẫu giáo 5 tuổi 70 trẻ ( trung tâm có 5 lớp 166 học sinh; điểm trường có 4 lớp với 102 học sinh).

Học sinh nữ 125 trẻ; Học sinh dân tộc 89 trẻ; Học sinh được hưởng chế độ 86/2015 là 15 trẻ; trẻ được hưởng chế độ 105/2020 là 19 trẻ

       + Học sinh học 2 buổi trên ngày 268/268 trẻ

       + Học sinh bán trú 268/268 trẻ

1.2.  Về đội ngũ:

Cơ cấu đội ngũ Cán bộ, giáo viên, nhân viên: 23 đ/c hiện trường đủ giáo viên 2/lớp theo quy định; Trong đó Cán bộ quản lý: 3 đồng chí; Đại học 3 đồng chí đạt 100%; Giáo viên của trường 18 giáo viên, đại học 18/18 giáo viên đạt 100%; Nhân viên 02 đồng chí đại học 1 đồng chí đạt 50%; Chưa qua đào tạo 01 đồng chí (Nhân viên bảo vệ).

Trường có 22 đồng chí là nữ; dân tộc 5 đồng chí; nữ dân tộc 5 đồng chí; Đảng viên là giáo viên 14 đồng chí. Giáo viên dạy lớp đơn 18 đồng chí ( Không có lớp ghép);

100% Giáo viên có nghiệp vụ chuyên môn từ khá trở lên.

Số cán bộ giáo viên soạn bài trên máy vi tính 21 đồng chí ; giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trình chiếu 18 đồng chí .

Trường có 01 chi bộ độc lập với tổng số 18 đảng viên;

1.3.  Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

Trường có đủ 9 lớp học cho từng độ tuổi, cơ sở vật chất khang trang đảm bảo đủ phòng học đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. Trong đó phòng kiên cố 9 phòng; Đồ dùng, sách thiết bị đảm bảo cho công tác giảng dạy. các lớp được đảm bảo đầy đủ đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị theo Thông tư số 01/2015/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 Ban hành danh mục Đồ dùng – Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non. đảm bảo cho công tác dạy và học.

2. Thuận lợi và khó khăn

2.1. Thuận lợi

Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên, của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương trong đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cũng như trong công tác chăm sóc - Giáo dục trẻ.

          Trường có tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, luôn chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Nhà trường được xây dựng khang trang, có đầy đủ đồ dùng trang thiết bị đẹp phù hợp với lứa tuổi mầm non, đáp ứng được nhu cầu học tập của ngành Giáo dục hiện nay, cũng như của trường đạt chuẩn quốc gia, và trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục.

2.2. Khó khăn

Noong Hẹt là một xã có địa hình rộng, dân cư đông, trình độ nhận thức của  các bậc phụ huynh không đồng đều, đời sống của một số gia đình còn gặp nhiều khó khăn.

III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA NĂM HỌC TRƯỚC

1. Huy động và duy trì số lượng trẻ

Trong năm học vừa qua nhà trường tực hiện nghiêm túc công tác huy động tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp, Tỷ lệ huy động trẻ đến trường trong năm học là 213/262 trẻ đạt 82,3%. Trong đó trẻ 3 – 36 tháng huy động 54/102 đạt tỷ lệ 53%; Trẻ 3 – 5 tuổi huy động 160/160 đạt 100% (Trong đó trẻ học tại địa bàn là 141 trẻ; có 19 trẻ trên địa bàn đi học nhờ nơi khác và 52 trẻ nơi khác đến học nhờ) chỉ tiêu kế hoạch UBND huyện giao năm học 2021 – 2022 tại Quyết định số 831/QĐ-UBND, ngày 14/05/2021 số trẻ tăng   và đảm bảo vượt chỉ tiêu giao) Duy trì tốt số lượng trẻ từ đâu năm đến cuối năm học không có học sinh bỏ học giữa chừng, đảm bảo tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần đảm bảo từ 90-98%.

          2. Chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ

* Chất lượng chăm sóc

     100% trẻ được ăn bán trú tại trường, được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng, trẻ đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần.

     Kết quả: 100% Trẻ được ăn bán trú tại trường, được theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng và được khám sức khỏe định kỳ, trẻ đến trường đều được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần, được thực hiện theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, cụ thể:

  Về Cân nặng: BT: 268/272 đạt 98,5%; suy DD thể nhẹ cân: 4/272, đạt 1,4%; Về chiều cao: BT: 267/272 đạt 98,2%; Suy DD thể thấp còi: 5/272 đạt 1,8%; Cân nặng theo chiều dài/chiều cao  BT: 271/272 Đạt tỷ lệ 99,6%; suy DD thể gầy còm :1/272 tỷ lệ 0,4%.

* Chất lượng giáo dục

    Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục mầm non. Trẻ ngoan ngoãn, lễ phép mạnh dạn tự tin 272/272 trẻ đạt 100%; Bé sạch: 272/272 trẻ đạt 100%.

            + Nhà trẻ: Trẻ ngoan ngoãn có nề nếp trong các hoạt động hàng ngày, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt đông, trẻ đạt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Số mục tiêu đánh giá trẻ nhà trẻ cuối độ tuổi  24 tháng 13 mục tiêu và 36 tháng là 16 mục tiêu

            + Mẫu giáo: Trẻ ngoan ngoãn có nề nếp trong các hoạt động học tập sinh hoạt hàng ngày, trẻ tích cực chủ động hứng thú tham gia vào các hoạt động, trẻ mạnh dạn tự tin, biết làm một số công việc tự phục vụ bản thân, trẻ đạt các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mục tiêu độ tuổi mẫu giáo bé 35 mục tiêu; mẫu giáo nhỡ 35  mục tiêu; mẫu giáo lớn 40 mục tiêu.

3. Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi

Duy trì bền vững công tác PCGDMNTNT trường Đạt chuẩn phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi năm 2021.

4. Chất lượng đội ngũ giáo viên

Xếp loại chuyên môn: Giỏi: 16;  Khá: 2;

Xếp loại chuẩn hiệu trưởng, PHT: Tốt: 3; 

Xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tốt: 8;  Khá: 10;

          Số giáo viên dạy giỏi các cấp: cấp tỉnh 1; Huyện 7;

5. Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non và xây dựng trường đạt Chuẩn Quốc gia

Nhà trường duy trì bền vững và từng bước nâng cao các tiêu chí của Trường chuẩn quốc gia mức độ II, và kiểm định chất lượng giáo dục chuẩn chất lượng cấp độ 3.

6. Kết quả thi đua

* Tập thể:

- Tập thể lao động xuất sắc – UBND tỉnh tặng Bằng khen

- Công đoàn cơ sở vững mạnh

* Cá nhân:

          - Tổng số 23 đ/c Trong đó: Bằng khen 01 đ/c; CSTĐ: 03 đ/c; UBND huyên khen 03đ/c; LĐTT 23 đ/c;

IV. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2022 - 2023

          1. Thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua

a) Chỉ tiêu

           100 % cán bộ giáo viên, nhân viên hưởng ứng thực hiện phong trào thi đua và các cuộc vận động

            100% cán bộ giáo viên  thực hiện nghiêm túc cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trở thành hoạt động thường xuyên.

            9 lớp xây dựng lớp học thân thiện - học sinh tích cực

            Phấn đấu duy trì bền vững trường có đời sống văn hóa tốt

          b) Nhiệm vụ và giải pháp

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của bộ chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

           Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1737/2018-CT-BGDĐT ngày 15/5/2018 về nâng cao đạo đức nhà giáo; Thông tư số 06/2019-TT-BGDĐT ngày 22/4/2019 Quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở GDMN.

Tăng cường nề nếp, kỷ cương, tình thương trách nhiệm trong nhà trường tuyệt đối không bạo hành trẻ, thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống lương tâm nghề nghiệp, khuyến khích CBQL và giáo viên sáng tạo; kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.

            Thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua với chủ đề: “Đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới, sáng tạo, củng cố nâng cao các hoạt động giáo dục và đào tạo“. Do ngành phát động, đưa nội dung các cuộc vận động “đổi mới - sáng tạo” Phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực“ Thành các hoạt động thường xuyên, tự giác.

Xây dựng kế hoạch các cuộc vận động và phong trào thi đua cụ thể cho từng tháng, nghiêm túc trong công tác kiểm tra thực hiện.

 Đẩy mạnh việc trang trí lớp theo chủ đề, tạo các góc mở phù hợp với nhận thức của trẻ, đảm bảo lớp đẹp, thẩm mĩ, thân thiện và theo hướng hội nhập quốc tế.

2. Quy mô trường, lớp, huy động và duy trì số lượng trẻ

a) Chỉ tiêu

- Tổng số lớp 9 lớp nhà trường được giao chỉ tiêu huy động 268 học sinh trong đó nhà trẻ 3 nhóm với 68 trẻ; Mẫu giáo 6 lớp với 200 trẻ (trong đó lớp mẫu giáo 5 tuổi có 2 lớp với 70 trẻ)

+ Trung tâm 5 lớp với 170 trẻ                              

+ Điểm Khu B 4 lớp với 98 trẻ                         

 Tỷ lệ huy động trẻ trên địa bàn ra lớp tính đến thời điểm hiện tại: trẻ 3-36 tháng tuổi trên địa bàn là 84 trẻ huy động trẻ 3 – 36 tháng 44/84 trẻ đạt 52,3%

 Trẻ 3 – 5 tuổi là 150/150 đạt 100% trong đó trẻ học tại địa bàn 141 trẻ; Trẻ trên địa bàn đi học  trái tuyến 19 trẻ; Trẻ nơi khác đến học trái tuyến 59 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường trong năm học là  83,3%.

          b) Nhiệm vụ và giải pháp 

Tích cực tham mưu với lãnh đạo cấp trên và chính quyền địa phương phụ huynh học sinh trong công tác tu sửa cơ sở vật chất chuẩn bị cho năm học mới. Làm tốt công tác tuyên truyền năng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm của cha mẹ trẻ, địa phương và cộng đồng trong việc phối hợp với nhà trường huy động trẻ ra lớp và duy trì tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần.

Tiếp tục huy động trẻ ra lớp đảm bảo chỉ tiêu đối với độ tuổi 3 – 36 tháng tuổi đảm bảo chỉ tiêu ngành giao. Giao từng đồng chí giáo viên phụ trách thôn đội bản tăng cường các biện pháp huy động trẻ ra lớp từ đó tạo đà cho việc thực hiện chỉ tiêu huy động trẻ ra lớp ở các năm tiếp theo.

Giao số lượng trẻ cho từng giáo viên chủ nhiệm, chăm sóc giáo dục trẻ chu đáo. Tổ chức ký cam kết thi đua, cam kết duy trì số lượng ngay từ đầu năm học.

Tổ chức họp phụ huynh phổ biến các chế độ chính sách trẻ được hưởng đến toàn thể các bậc phụ huynh trong trường.

          3. Chất lượng chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng – giáo dục trẻ

3.1. Công tác đảm bảo an toàn cho trẻ

a) Chỉ tiêu

100% trẻ tới trường được đảm bảo an toàn cả về thể chất và tinh thần

Phấn đấu cuối năm được công nhận là trường học an toàn

b) Nhiệm vụ và giải pháp

Thực hiện Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 15/5/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng đạo đức nhà giáo.

Đẩy mạnh việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động hằng ngày khi đến trường, đảm bảo an toàn tuyệt đối cả về thể chất và tinh thần của trẻ để cha mẹ trẻ yên tâm gửi con đến trường. đưa nội dung đảm bảo an toàn cho trẻ là một nội dung để đánh giá thi đua cuối năm học.

Rà soát cơ sở vật chất đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ

Tăng cường các biện pháp tuyên truyền bằng nhiều hình thức tới cha mẹ trẻ

Tiếp tục tuyên truyền đảm bảo an toàn cho trẻ trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 không lơ là chủ quan.

3.2. Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ

a) Chỉ tiêu

  Đảm bảo an toàn trong VSATTP,  công tác ăn bán trú tại trường

  Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi xuống dưới 2%

  Số trẻ được khám sức khỏe định kỳ và theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng, được cân đo là 100%.

* Sức khỏe  

 - Chiều cao:  + Kênh BT:  263/268 trẻ đạt 98,1%,

                      + Trẻ SDD thấp còi: 5/268 trẻ chiếm 1,86%.

- Cân nặng:  + Kênh BT : 264/268 trẻ đạt 98,5%,                        

                      + Trẻ SDD nhẹ cân 4/268 chiếm 1,4%;

 - Cân nặng theo chiều dài/chiều cao 268/268 đạt 100%     

   -  Bé an toàn 268/268  trẻ đạt 100%

  - Bé sạch  268/268  trẻ đạt 100%

           Béo phì: Không

           Bé an toàn 268/268  trẻ đạt 100%

           Bé sạch  268/268  trẻ đạt 100%

b) Nhiệm vụ và giải pháp

Tổ chức cho 100% trẻ được ăn bán trú tại trường. Thực hiện nghiêm túc quy trình ăn bán trú, thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; Hợp đồng mua thực phẩm rõ nguồn gốc, rõ ràng địa chỉ người hợp đồng, và cam kết đảm bảo chất lượng thực phẩm. Đảm bảo không để xảy ra ngộ độc trong nhà trường. Trang bị đầy đủ đồ dùng, phương tiện để phục vụ cho việc tổ chức ăn bán trú của trẻ, chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc việc tính khẩu phần ăn và định mức ăn cho trẻ.

Phối hợp với trạm y tế xã, y tế nhà trường trong việc chăm sóc sức khỏe tiêm chủng, và phòng chống dịch bệnh. Tổ chức cân đo, theo dõi sức khỏe theo định kỳ, riêng trẻ suy dinh dưỡng xay dựng kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng để phối hợp với phụ huynh chăm sóc trẻ. Bổ sung đầy đủ các đồ dùng của phòng y tế, yêu cầu nhân viên y tế thực hiện nghiêm túc việc lưu thuốc và sử dụng thuốc đúng quy định.

Quan tâm bổ sung các đồ dùng phục vụ hoạt động ăn ngủ của trẻ động viên trẻ ăn hết xuất, ngủ đủ giấc, đảm bảo lớp học ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè.

Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ theo chuyên đề ”Vệ sinh an toàn thực phẩm”, phối hợp với ngành y tế trong việc kiểm tra cấp giấy phép bếp ăn đạt tiêu chuẩn VSATTP.

 Đối với nhân viên nấu ăn kiểm tra sức khỏe hàng năm. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng cho nhân viên y tế và nhân viên nấu ăn.

 Trồng thêm rau xanh cải thiện bữa ăn cho trẻ đảm bảo chất lượng.

 Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện các nề nếp tổ chức bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ. Cũng như việc thực hiện nề nếp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường của các lớp. Rèn trẻ có kỹ năng cho trẻ trong mọi hoạt động trong ngày....

3.3. Chất lượng giáo dục (Thực hiện CT GDMN, các hội thi, việc đánh giá trẻ,…)

a) Chỉ tiêu

Thực hiện chương trình Giáo dục quốc gia theo Thông tư số 50, 51, 52/2020/TT –BGD&ĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xây dựng chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với văn hoá, điều kiện của địa phương của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ cũng như lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen tiếng Anh phù hợp thực tế của nhà trường; Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức lồng ghép tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đẩy mạnh tích hợp nội dung giáo dục văn hoá truyền thống, bản sắc văn hoá địa phương vào các hoạt động giáo dục trẻ phù hợp với trường lớp, trẻ, và yêu cầu của chương trình GDMN.

          Tiếp tục thực hiện chuyên đề giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. tổ chức các hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của lớp và nhận thức cuả trẻ.

         9/9 lớp thực hiện nâng cao chất lượng tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc

         100% các lớp Thực hiện trú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lễ giáo, GD vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cho trẻ.

          100% trẻ được học 2 buổi/ngày,  89/89 trẻ dân tộc được tăng cường tiếng Việt đạt 100%.

Trẻ được làm quen tiếng anh 70/ 70 trẻ

         - Nâng cao chất lượng giáo dục

           Nhà trẻ: Trẻ ngoan ngoãn có nề nếp trong các hoạt động hàng ngày, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt đông, 90% trở lên trẻ đạt các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, 68/68 trẻ nhà t rẻ đạt được mục tiêu cuối độ tuổi.

          Mẫu giáo: Trẻ ngoan ngoãn có nề nếp trong các hoạt động học tập sinh hoạt hàng ngày, 95% trẻ tích cực chủ động hứng thú tham gia vào các hoạt động, trẻ mạnh dạn tự tin, biết làm một số công việc tự phục vụ bản thân, trẻ đạt các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mục tiêu độ tuổi.

         - Riêng trẻ 5 tuổi: Thực hiện 2/2 lớp MGL đạt 100%  kết quả kiểm tra đến cuối năm 100% trẻ 5 tuổi đạt các lĩnh vực phát triển. Bàn giao 100% trẻ 5 tuổi cho trường tiểu học. phấn đấu trẻ tham gia hội thi của trường tổ chức và giao lưu các cấp đạt kết quả cao.

b) Nhiệm vụ và giải pháp

Xây dựng đảm bảo chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với đặc điểm của địa phương, tạo cơ hội cho trẻ được khám phá trải nghiệm theo phương châm ” Chơi mà học - Học bằng chơi”. Khuyến khích giáo viên các lớp xây dựng kế hoạch của lớp mình sáng tạo phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp.

 Chỉ đạo cho giáo viên phân loại học sinh để bồi dưỡng, mọi hoạt động hàng ngày của trẻ đều phải hướng vào trọng tâm ” Lấy trẻ làm trung tâm” để dạy giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất trong các hoạt động như: giờ hoạt động học, chơi ngoài trời và hoạt động góc hướng tới đạt được mục tiêu phát triển theo độ tuổi... Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên.

 Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh qua các hình thức đánh giá trẻ hằng ngày; đánh giá theo chủ đề, đánh giá trẻ theo giai đoạn. Thực hiện dạy trẻ hoạt động ở Phòng âm nhạc; Phòng kidsmart đúng kế hoạch. Phối hợp cùng trung tâm ngoại ngữ tin học cho trẻ 4, 5 tuổi được làm quen tiếng Anh ngay từ bậc học mầm non.

 Tổ chức tốt các hội thi nâng cao chất lượng giáo dục trẻ toàn diện cho trẻ BKBN cấp trường, giao lưu cấp mầm non cấp huyện.

 Tích cực làm thêm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ công tác và học, Khai thác sử dụng có hiệu quả đồ dùng, thiết bị dạy học.

Đánh giá trẻ cuối các chủ đề, đánh giá trẻ tròn tháng nhà trẻ phải sát đúng khả năng nhận thức của trẻ ở từng lĩnh vực; Phân loại học sinh yếu ở các lĩnh vực, có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp khung thời gian, ở từng lĩnh vực... Chú trọng giáo dục phát triển hành vi thói quen tốt, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục tình cảm kỹ năng xã hội phù hợp với lứa tuổi.

Đảm bảo tạo cơ hội để trẻ được giao tiếp, được chủ động tham gia vào các hoạt động sáng tạo tránh gò ép thụ động...

 Giáo dục lễ phép, kỹ năng ứng xử, kỹ năng sống thông qua các hoạt động theo chủ đề, hàng ngày cho học sinh.

Thực hiện nghiêm túc các chuyên đề sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả lồng ghép vào các hoạt động trong ngày, giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện, nước khi rửa tay, giáo dục bảo vệ môi trường giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp học luôn sạch sẽ, biết để rác vào đúng nơi qui định, nếp sống gọn gàng, ngăn nắp... chỉ đạo dạy tiếng việt cho trẻ là con em dân tộc áp vào mọi hoạt động trong ngày của trẻ nhất là trong công tác đón trả trẻ tuyên truyền phối hợp cùng các bậc phụ huynh, công tác trang trí lớp cảnh quan môi trường tạo điều kiện cho trẻ được làm quen chữ cái và tiếng việt mọi lúc mọi nơi.

3.4. Công tác giáo dục dân tộc, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

a) Chỉ tiêu

100% trẻ dân tộc ra lớp được tăng cường tiếng việt mọi lúc mọi nơi

          b) Nhiệm vụ và giải pháp

Chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động chuẩn bị cho việc học đọc, tô viết theo chương trình GDMN. Tăng cường tiếng việt cho 100% số trẻ dân tộc đến trường, chú trọng tăng cường tiếng việt cho trẻ 5 tuổi trước khi vào lớp 1 thành thạo tiếng phổ thông.

          Tích cực tuyên truyền bằng mọi hình thức phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc dạy tiếng việt cho trẻ mọi lúc mọi nơi.

          Tổ chức giao lưu “ Tăng cường tiếng việt” cấp trường giúp phụ huynh hiểu thêm về sự cần thiết của tiếng việt, cũng như giúp trẻ mở rộng phong phú hơn vốn tiếng việt.

4. Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi

a) Chỉ tiêu

Huy động trẻ 3 – 36 tháng tuổi ra lớp đảm bảo chỉ tiêu huyện giao

Duy trì tốt công tác phổ cập GDMNTNT hằng năm đảm bảo các tiêu chuẩn theo Thông tư 01/2015/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 Ban hành về danh mục đồ dùng đồ chơi thiết bị tối thiểu dùng cho GDMN và Nghị định 20/2014/NĐ-CP Phổ cập xóa mù chữ.

Nâng cao và duy trì đạt chuẩn PCGDMNTNT năm 2021

b) Nhiệm vụ và giải pháp

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các đoàn thể các ban ngành, nhân dân trong toàn xã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác phổ cập GDMNTNT cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

Tham mưu tích cực với Đảng uỷ, UBND xã, thường xuyên quan tâm chỉ đạo sâu sát để duy trì tốt công tác PCGDMNTNT. Phân công công việc cụ thể cho giáo viên điều tra, cập nhật phần mềm, lập hồ sơ đảm bảo số liệu chính xác theo quy định.

Tiếp tục huy động trẻ 3 – 36 tháng tuổi ra lớp đảm bảo chỉ tiêu theo kế hoạch.

          5. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên

1.1. Về giáo dục tư tưởng, chính trị cho đội ngũ

a) Chỉ tiêu

100% cán bộ giáo viên nhân viên trong trường có tư tưởng chính trị vững vàng.

Tập thể trường luôn giữ vững khối đoàn kết nội bộ

100% các đồng chí giáo viên thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo.

b) Nhiệm vụ và giải pháp

Đẩy mạnh và duy trì khối đoàn kết nội bộ trong nhà trường

Tuyên truyền động viên, giải đáp những thắc mắc của giáo viên một cách thỏa đáng ngay tại đơn vị, xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường.

BGH luôn nêu cao việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho đội ngũ là nhiệm vụ hàng đầu, lấy đó làm thước đo đánh giá công tác thi đua khen thưởng theo đợt và cuối năm học.

1.2. Các hoạt động chuyên môn của giáo viên

a) Chỉ tiêu

Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 1/18  đ/c đạt 5,5%; cấp huyện: 5/18 đ/c đạt 27,7% ; cấp trư­ờng: 11/18 đ/c đạt 61,1%; xếp loại khá: 1/18 đ/c chiếm 5,5%;

100% giáo viên có đủ hồ sơ giáo án, hồ sơ đảm bảo về nội dung, chất lượng và đảm bảo về hình thức.

 Số giáo viên dạy lớp 5 tuổi: 4 đ/c ( Tại trung tâm )

Số CBQL,GV đăng ký có sáng kiến 7/23 đ/c; Số CBQL,GV đăng ký đổi mới về phương pháp dạy học 21/21 đạt tỷ lệ 100%.

100% cán bộ giáo viên nhà trường thực hiện có hiệu quả các chuyên đề.

100% CBGV thực hiện việc xây dựng kế hoạch mỗi cán bộ giáo viên tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo Thông tư 26 đầy đủ chi tiết đảm bảo số tiết học theo quy định. Học nội dung của Bộ, Sở 40 tiết; nội dung của Phòng 40 tiết, Giáo viên tự học trong năm là 40 tiết.

b) Nhiệm vụ và giải pháp

Triển khai Đề án vị trí việc làm theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong cơ sở GDMN công lập. Bố trí phân công cán bộ giáo viên đủ về số lượng đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu của GDMN.

 Chú trọng vận dụng các nội dung đã được bồi dưỡng của Bộ, của Sở, của Phòng trong bồi dưỡng hè 2021, Quản lý nâng cao ý thức tự học tự bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ, giáo viên, Nâng cao vai trò của hoạt động BDTX trong đội ngũ.

Tổ chức học tập các văn bản, Chỉ thị quy định về chuyên môn, giáo dục pháp luật. Cán bộ giáo viên xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng theo quy định, Tổ chức sinh hoạt chuyên môn đảm bảo kế hoạch, nội dung sát thực.

Giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, Tạo môi trường trong và ngoài lớp học đảm bảo hấp dẫn về hình thức, phong phú về nội dung đảm bảo các nội dung tuyên truyền và đưa vào tiêu chí thi đua. Có ý thức trong việc chuẩn bị bài soạn, đồ dùng dạy học chu đáo đảm bảo nội dung và phương pháp giảng dạy từng hoạt động; thường xuyên thay đổi các hình thức tổ chức giờ dạy sinh động, hấp dẫn trẻ, xây dựng kế hoạch, nội dung tự học, tự bồi dưỡng.

           Đối với Ban giám hiệu tăng cường công tác kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch của giáo viên sát với đặc điểm của lớp của địa phương; Tăng cường công tác kiểm tra soạn giáo án, dự giờ giúp giáo viên nắm chắc kiến thức, phương pháp và các kỹ năng trong giảng dạy.Tăng cường công tác kiểm ta chất lượng giáo dục của trẻ theo từng lĩnh vực gắn với phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

 Tham gia sinh hoạt chuyên môn cụm trường, các tổ khối xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của nhà trường và của các khối lớp xuyên suốt cả năm học. theo nhu cầu thực tế của giáo viên.

Tổ chức cho giáo viên tham quan học hỏi các đơn vị bạn Về những nội dung đổi mới phương pháp dạy học; công tác chủ nhiệm; trao đổi chuyên môn.

Tiếp tục đẩy mạnh các chuyên đề phát triển: ”Chuyên đề Phát triện vận động”, ”chuyên đề GD lấy trẻ làm trung tâm”, ”Chuyên đề tăng cường tiếng việt” “Chuyên đề học tập làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” “Chuyên đề Tôi yêu Việt nam”...Chỉ đạo việc làm đồ dùng sáng tạo cho trẻ được trải nghiệm và chơi của mọi hoạt động trong ngày nhất là trong hoạt động học chuyên đề giáo dục được thực hiện đại trà tại các lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học sau mỗi chủ đề nhà trường sẽ tổ chức chấm đồ dùng đồ chơi dạy học sáng tạo của mỗi đồng chí giáo viên, Chỉ đạo nội dung nâng cao chuyên đề tăng cường tiếng việt trẻ cho trẻ dân tộc tại các lớp như (Tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh và mọi hoạt động trong ngày của trẻ). Tiếp tục chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả “Chuyên đề Tôi yêu Việt nam” giúp đẩy mạnh công tac an toàn giao thông các độ tuổi của trẻ cũng như tới phụ huynh.

Đẩy mạnh việc xây dựng môi trường cho trẻ được học tập, trải nghiệm từ lớp đến trường gần gũi với địa phương.

          1.3. Đánh giá, xếp loại chuẩn HT, PHT, chuẩn nghề nghiệp GVMN

a) Chỉ tiêu

100% BGH được đánh giá, xếp loại chuẩn HT,PHT tốt (3 tốt)

100% giáo viên được đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp GVMN khá, tốt (9 tốt; 9 khá)

b) Nhiệm vụ và giải pháp:

Tự đánh giá chuẩn Hiệu trưởng theo Thông tư 25/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo Thông tư 26/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. BGH luôn là người đi đầu trong mọi hoạt động của nhà trường, luôn tạo động lực cho giáo viên cố gắng phấn đấu trong đạt hiệu quả thi đua cuối năm.

Tổ chức cho giáo viên đăng ký mức đạt chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu năm học để giáo viên có hướng phấn đấu. Gắn nội dung các cuộc vận động và phong trào vào việc giáo dục tuyên truyền để đội ngũ thực hiện một cách nghiêm túc.

CBGV được kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch đánh giá được thực hiện theo từng đợt thi đua trong năm khách quan công bằng, công khai minh bạch.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo viên tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng để giữ hạng và thăng hạng.

          6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy

a) Chỉ tiêu

100% CBGV có chứng chỉ UDCNTT, mỗi tháng có 2 tin bài gửi về phòng và được đăng tải trên trang web của trường.

100% CBGV biết soạn giảng, sử dụng trình chiếu, mỗi tháng ít nhất có 10 bài soạn trình chiếu của giáo viên đảm bảo chất lượng

b) Nhiệm vụ và giải pháp

Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng về CNTT đạt chuẩn CNTT cơ bản theo quy định, cũng như học hỏi bạn bè đồng nghiệp khi sử dụng CNTT trong dạy và học.

Xây dựng các buổi sinh hoạt chuyên môn bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho những giáo viên còn nhiều hạn chế, khai thác kho tư liệu về CNTT của trường bằng nhiều hình thức.

7. Công tác khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục mầm non

a) Chỉ tiêu

Tổ chức Giao lưu ”Tôi yêu Việt Nam” cấp trường

Tham gia Giao lưu ”Tôi yêu Việt Nam” cấp huyện

Phấn đấu 4/23 đ/c có đề tài sáng kiến, 17/23 đồng chí có đổi mới

Tổ chức hội thi ”GVDG” cấp trường, tham gia thi GVDG cấp huyện, cấp tỉnh đạt hiệu quả.

b) Nhiệm vụ và giải pháp

          Xây dựng kế hoạch các hội thi cấp trường đảm bảo công bằng khách quan. Tham gia các hội thi của các cấp tổ chức đạt kết quả cao.

           Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng trẻ hằng ngày, cuối chủ đề, đánh giá giai đoạn, đánh giá các hội thi đảm bảo theo kế hoạch.

     Thành lập ban khảo thí kiểm định chất lượng giáo dục và tổ chức thực hiện thường xuyên trong các hoạt động hội thi của giáo viên, hội thi của trẻ, đánh giá chất lượng theo chủ đề, chất lượng theo giai đoạn.

     Tổ chức cho giáo viên đăng ký thi đua đầu năm, tạo điều kiện cho giáo viên phấn đấu trong lĩnh vực đăng ký. Thường xuyên kiểm  tra việc thực hiện sáng kiến của các cá nhân đăng ký trong năm.

8. Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non và xây dựng trường đạt Chuẩn Quốc gia

a) Chỉ tiêu

Phấn đấu duy trì và công nhận lại trường chuẩn quốc gia, trường chuẩn chất lượng giáo dục sau 5 năm.

b) Nhiệm vụ và giải pháp

Xây dựng kế hoạch tự đánh giá trường mầm non theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ giáo dục và đào tạo Ban hành Quy định về Kiểm định chất lượng Giáo dục đối với trường Mầm non, và Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ giáo dục và đào tạo Ban hành Quy định tiêu chuẩn về CSVC trường MN, TH, THCS, THPT và THPT có nhiều cấp học , thu thập minh đánh giá.

Chỉ đạo sát sao việc tuyên truyền đến nhân dân trong toàn xã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của cấp học mầm non.

 Tích cực bồi dưỡng giáo viên và học sinh dưới nhiều hình thức để nâng cao năng lực công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng CSGD toàn diện cho trẻ đạt kết quả cao và bền vững nhằm duy trì Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Trường đạt chuẩn chất lượng cấp độ 3.

9. Công tác tuyên truyền về GDMN, xã hội hoá giáo dục

a) Chỉ tiêu

100% các bậc phụ huynh trong trường được tuyền truyền về GDMN

Tiếp tục huy động các nguồn xã hội hóa từ phụ huynh, các nhà hảo tâm...

100% các lớp có góc tuyên truyền. Huy động sự ủng hộ của phụ huynh bằng ngày công lao động.

b) Nhiệm vụ và giải pháp

Đẩy mạnh việc tuyên truyền tới toàn thể các bậc phụ huynh trường bằng nhiều hình thức khác nhau, giúp phụ huynh hiểu rõ về cấp học. vận động các nguồn đóng góp từ phụ huynh học sinh, đều được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ công khai được sự nhất trí đồng thuận của đại diện ban cha mẹ học sinh, của cấp ủy chính quyền địa phương. Các khoản đóng góp đều được thực hiện thu chi đúng mục đích nguyên tắc tài chính kế toán đảm bảo quyết toán công khai minh bạch.

Chỉ đạo CBGVNV trong trường cùng phối hợp thực hiện đảm bảo công tác tuyên truyền như qua tranh ảnh, qua họp phụ huynh trường, lớp, băng zôn...

Tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền về tiêm phòng dịch bệnh Covid-19 trong CBGVNV và đối với trẻ 5 tuổi bằng nhiều hình thức tới phụ huynh để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Tích cực tôn tạo cảnh quan môi trường để nâng cao các tiêu chí xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp cả trung tâm và các điểm trường phù hợp với điều kiện thực tế. Vận động tuyên truyền nhân dân ủng hộ bằng nhân lực và vật lực để nâng cấp cơ sở vật chất hiện có, xây dựng môi trường xanh hóa và an toàn. Phát động các phong trào thi đua trang trí lớp học, phong trào trồng thêm các chậu cây cảnh thủy sinh và chăm sóc bồn hoa cây cảnh, tạo cảnh quan môi trường.

         Tích cực nghiên cứu học hỏi, áp dụng mô hình phương pháp giáo dục tiên tiến, đẩy mạnh hợp tác chia sẻ kinh nghiệm hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non, tăng cường các hoạt động giao lưu học tập về GDMN quốc tế.

10. Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi

a) Chỉ tiêu

Tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo có thẩm quyền quan tâm nâng cấp, tu sửa cơ sở vật chất, bổ sung đồ dùng đồ chơi đảm bảo đủ cho từng độ tuổi. Sử dụng có hiệu quả các phòng chức năng cùng trang thiết bị dạy học, sách tham khảo của giáo viên và học sinh. Đảm bảo thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong sử dụng cơ sở vật chất và các nguồn đóng góp của nhân dân.

 100% các lớp chủ động tuyên truyền phát động phong trào làm thêm đồ dùng đồ chơi tự tạo đáp ứng theo danh mục đồ dùng đồ chơi tối thiểu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non và phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi tới các bậc phụ huynh ủng hộ bằng nhiều hình thức đảm bảo môi trường học tập an toàn lành mạnh.

b) Nhiệm vụ và giải pháp

Huy động phụ huynh phối hợp cùng nhà trường ủng hộ ngày công để tiếp tục tôn tạo xây dựng cảnh quan môi cho trẻ hoạt động.

           Bàn giao tài sản xuống các lớp, giao trách nhiệm, cho giáo viên và nhân viên trong việc khai thác sử dụng và bảo quản đồ dùng thiết bị. Thường xuyên kiểm tra việc giữ gìn bảo quản sử dụng cơ sở vật chất. Mở sổ sách theo dõi cập nhật thường xuyên những thiết bị mới cấp.

Có kế hoạch tham mưu với Phòng GD&ĐT bổ sung đồng thời vận động phụ huynh mang những đồ dùng cần thiết phục vụ cá nhân của trẻ.

  Phát động các phong trào thi đua bảo quản và trang trí lớp học, phong trào thi đua làm và sử dụng đồ dùng dạy học đảm bảo phương châm Học mà chơi – chơi mà học.

Phối kết hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh làm tốt công tác vận động tài trợ, quản lý và sử dụng quỹ đúng mục đích có hiệu quả.

11. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu

11.1. Việc cải cách hành chính, đổi mới quản lý giáo dục

Công tác công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT, Thực hiện cam kết chất lượng giáo dục,  chất lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của nhà trường.

 Tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ được giao, hoàn thiện các Hội đồng tư vấn trong nhà trường, tổ chức cán bộ.

      Thực hiện nghiêm túc Thông tư 48/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chặt chẽ ngày giờ công tác, công khai bảng lương, bảng chấm công.

    Tổ chức tốt các phong trào thi đua trong nhà trường như phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Phòng trào thi đua dạy tốt học tốt; tích cực làm đồ dùng dạy học. Tham gia các phong trào thể dục thể thao của trường, ngành có hiệu quả. Tham gia đầy đủ các phong trào quyên góp ủng hộ do các cấp phát động.

Thành lập Ban đại diện hội cha mẹ học sinh các lớp; nhà trường, Tổ chức tốt các cuộc họp phụ huynh, Phối kết hợp với Ban đại diện cha mẹ trẻ thực hiện công tác huy động trẻ ra lớp đặt biệt là trẻ từ 3-36 tháng tuổi theo chỉ tiêu ngành giao và duy trì số lượng học sinh.

        Thực hiện nghiêm túc công tác tự chủ tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên quan đến GDMN theo phân cấp quản lý. Kiện toàn các tổ chức đoàn thể nhà trường trong tháng 9

  Xây dựng chế độ báo cáo thông tin giữa nhà trường với giáo viên và các tổ khối chuyên môn; nhà trường với cấp trên báo cáo thông tin kịp thời; đảm bảo chính xác, số liệu đầy đủ. Hoàn thành báo cáo đúng quy định.

Đẩy mạnh hoạt động đổi mới nội dung điểm hình sáng tạo trong các chuyên đề phát triển tại trường.

Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong trường học, quy chế dân chủ tại cơ sở, được niêm yết công khai trên bảng công khai của nhà trường.

11.2. Quản lý tài chính

Chủ động Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hoạt động của nhà trường có hiệu quả, xây dựng kế hoạch chi tiêu nội bộ nguồn thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh, Thành lập các hội đồng tư vấn trong nhà trường như Ban chuyên môn, Ban thi đua, Phân Công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ giáo viên.

Quản lý tốt các nguồn quỹ của nhà trường; Thành lập ban quản lý các nguồn quỹ, thu chi đảm bảo nguyên tắc của tài chính. Công khai tài chính minh bạch các nguồn thu chi trong nhà trường. Không để xảy ra hiện tượng tiêu cực, tham ô lãng phí. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thông qua ý kiến đóng góp của tập thể.

Làm tốt công tác báo cáo tổng hợp quyết toán theo tháng, quý

Đảm bảo kịp thời các chế độ chính sách cho CBGVNV và học sinh theo quy định.

11.3. Quản lý tài sản

Xây dựng kế hoạch sử dụng, khai thác và bảo quản tài sản công trong trường ngay từ đầu năm học. Phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng cho các thành viên trong việc quản lý tài sản công, thường xuyên tu sửa đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng. Thường xuyên kiểm tra việc bảo quản và sử dụng các đồ dùng trang thiết bị.

Tổ chức kiểm kê phân loại theo quy định, Xây dựng kế hoạch sửa chữa, mua sắm bổ sung kịp thời. Ký cam kết bảo quản và sử dụng các đồ dùng đồ chơi trang thiết bị đến mỗi cá nhân.

11.4. Công tác kiểm tra nội bộ trường học

a) Chỉ tiêu

Kiểm tra toàn diện 7/18 đồng chí đạt 38,9%

Kiểm tra chuyên đề 18/18 đồng chí đạt 100%

Nhân viên được kiểm tra 1/2 đồng chí đạt 50%

b) Nhiệm vụ và giải pháp

          Thành lập ban khảo thí kiểm định chất lượng giáo dục và tổ chức thực hiện thường xuyên trong các hoạt động hội thi của giáo viên, hội thi của trẻ, đánh giá chất lượng theo chủ đề, chất lượng theo giai đoạn. Đánh giá chất lượng CSGD trẻ theo đúng quy định của chương trình GDMN thực chất hiệu quả.

 Đổi mới đánh giá GV theo hướng phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực thực hành tổ chức các hoạt động CSGD trẻ

Thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học, xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể kiểm tra định kỳ và đột xuất đánh giá công bằng khách quan, công khai trước hội đồng sư phạm kết quả kiểm tra hàng tháng.

V. CÁC DANH HIỆU THI ĐUA ĐĂNG

 Phấn đấu đạt tập thể lao động xuất sắc – Đề nghị UBND tỉnh công nhận

 CSTĐ 4/23 đạt 17,39%%, LĐTT 23/23 đạt 100%

 Danh hiệu giáo viên giỏi các cấp 16/18 đồng chí

 Danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh

 Danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh đề nghị LĐLĐ huyện tặng giấy khen.

 Danh hiệu chi đoàn thanh niên vững mạnh

 Trường có đời sống văn hóa tốt.

VI. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG KẾ HOẠCH

…………………………………………………………………………………..…..…………….…………………………………………………………………………

 

Noong Hẹt, ngày      tháng     năm 2022

PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT

TRƯỞNG PHÒNG

 

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

    HIỆU TRƯỞNG

 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây