giải pháp tăng cường tiếng việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số

Thứ ba - 31/10/2023 20:22

giải pháp tăng cường tiếng việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số

giải pháp tăng cường tiếng việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số

Trong thực tế chúng ta đã biết, nhiệm vụ giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên của 
hệ thống giáo dục Quốc dân. Giáo viên Mầm non được xem là người thầy đầu tiên 
đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới cho xã hội chủ nghĩa, tuỳ 
theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Tuổi mầm non trẻ mới bắt đầu trong quá 
trình học nói, chính vì vậy mà cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ, đặc biệt là Dân tộc 
thiểu số là vô cùng quan trọng. Bởi vì các cháu dân tộc thiểu số thường hay dùng 
tiếng mẹ đẻ của trẻ, nên khó khăn trong việc tiếp nhận Tiếng việt, dẫn đến cháu 
khó tiếp thu lời giảng của cô bằng ngôn ngữ Tiếng việt. Chính vì vậy việc cung cấp 
vốn Tiếng việt cho trẻ Dân tộc thiểu số là vấn đề cần được quan tâm, nhằm hình 
thành và phát triển những kỹ năng cần thiết cho việc học Tiếng việt ở các bậc học 
tiếp theo. Để góp phần đưa các biện pháp dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non. Là người giáo viên
cùng thống nhất với các giáo viên trong tổ dạy tiếng Việt cho trẻ mọi lúc 
mội nơi. Đặc biệt khi trẻ ở nhà các thành viên trong gia đình cần dùng tiếng Việt 
giao lưu với trẻ thường xuyên. Mỗi giáo viên cần phải có trách nhiệm gần gũi trò 
chuyện với trẻ kết hợp với cử chỉ, hành động để trẻ dần được làm quen với tiếng 
Việt một cách tự nhiên không gò bó. Ví dụ: Thông qua biện pháp trực quan hành 
động giúp cho người học tiếp thu có hiệu quả và học ngôn ngữ mới một cách tự 
nhiên hứng thú. Mục đích của phương pháp này nhằm giúp cho người học đạt được 
các mục đích như: hiểu và sử dụng ngôn ngữ mới trong giao tiếp, hình thành và rèn 
luyện kỹ năng nghe, nói một ngôn ngữ mới. Không cho trẻ nói khi chưa thực hiện 
thành thạo được các hành động, để có thể tập trung lắng nghe chuẩn xác. Khi đã 
nghe rõ, hiểu, thuộc và tự tin làm đúng, trẻ xẽ tự muốn nói và có thể tự thực hành 
với bạn của mình, giáo viên cần cho trẻ đều được thực hành ở mỗi lần học. Chỉ sử 
dụng ngôn ngữ đơn giản, ngắn gon, không dẫn dắt, giảng giải nhiều vì trẻ chưa 
hiểu tiếng Việt. 
Khi dạy trẻ, giáo viên cần xác định trước những loại từ, câu nào xẽ sử dụng khi 
hướng dẫn trẻ. Nên sử dụng các điệu bộ cử chỉ để ra hiệu cho 
trẻ hiểu ý đồ của mình, thay cho việc nói nhiều của người dạy. Lúc đầu dạy từ 1-2 
từ dễ hiểu kết hợp với hành động như: Đứng lên, ngồi xuống... đến ngày hôm sau 
cô giáo cần cho trẻ ôn lại những gì được học ngày hôm trước, để khắc sâu sự ghi 
nhớ bằng hình thức chơi mà không cần phải giữ nguyên thứ tự từ các bước ngày 
hôm trước dạy nữa ví dụ: Đứng lên - ngồi xuống, ngồi xuống - đứng lên, rửa tay rửa chân…Dạy tiếng Việt với biện pháp trực quan hành động với đồ vật, biện pháp 
này dạy trẻ các từ mới như: Cái bàn, cái ghế, quyển vở… 

Ngoài ra còn sử dụng các biện pháp dạy trẻ học tiếng Việt qua kể chuyện, đóng 
vai, đối với mỗi câu chuyện, làm các đồ chơi minh hoạ, đơn giản tượng trương cho 
các nhân vật chính, sử dụng các nhân vật có sẵn để làm đồ dùng minh hoạ. Hoặc 
trẻ học tiếng Việt thông qua việc dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái 
tiếng Việt. Nội dung chủ yếu của việc dạy này là giúp trẻ nhận biết và phát âm 
đúng chữ cái. Chúng ta có thể coi việc giúp trẻ làm quen với chữ cái là cốt lõi của 
việc làm quen với Tiếng việt có nghĩa là việc cho trẻ làm quen với chữ cái chưa 
phải là tất cả những nội dung công việc giúp trẻ làm quen với tiếng Việt .Cách gọi 
làm quen với Tiếng việt thường gợi ra một phạm vi nội dung rộng rãi hơn so với 
cách gọi làm quen với chữ cái. Do đó có thể thấy nội dung dạy trẻ làm quen với 
tiếng Việt không chỉ là dạy trẻ phát âm, dạy trẻ tập tô 29 chữ cái mà còn dạy trẻ 
đọc đúng các chữ cái, các từ trong tranh, hiểu được nội dung của từ và biết dùng 
từ để diễn đạt thành câu, muốn được như vậy trước hết ta phải giúp trẻ nhận biết và 
phát âm đúng 29 chữ cái trong Tiếng việt. 
Có một số ít trẻ nói được tiếng Việt nhưng chưa biết các chữ cái hay từ ngữ của 
Tiếng việt .Vì vậy việc dạy trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ nhận biết chính xác 
cấu tạo của chữ cái, cách phát âm để từ đó trẻ nghe cô phát âm để tìm được chữ cái 
tương ứng, nhìn chữ cái phát âm được chữ cái. 
Ví dụ : Hôm nay cô cho trẻ nhận biết chữ s – x chẳng hạn: 
Cô cho trẻ xem tranh " Hoa Sen xanh" cho trẻ đọc từ : Hoa sen xanh 
Trẻ nhận biết trong từ Hoa sen xanh có bao nhiêu tiếng ? Có mấy con chữ cái ? 
Rồi cô ghép thẻ chữ rời cho cháu nhận biết dấu thanh tìm chữ đã học rồi phát âm 
lại những chữ đó. Còn lại cô giới thiệu cho trẻ làm quen s- x, tôi phân tích các nét 
cơ bản cấu tạo nên chữ cái s-x, cho trẻ phát âm chữ s-x nhiều lần giúp trẻ khắc sâu 
cấu tạo của chữ cái và trẻ nhận biết một cách chính xác từng chữ cái. 
2. Cung cấp vốn TV cho trẻ thông qua việc làm quen với chữ cái: 
Sau khi giúp trẻ làm quen và nắm được 29 chữ cái trong Tiếng việt tôi tiến hành 
cho trẻ tham gia các trò chơi với chữ cái, cho trẻ tập tô chữ cái giúp trẻ dần dần 
nắm được toàn bộ hệ thống chữ cái qui định trong chương trình, đồng thời chính 
xác hoá cách phát âm. Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục trẻ mẫu giáo 
được tiến hành theo phương châm học bằng chơi, chơi mà học. Từ đó tôi luôn nghĩ 

cần phải phát huy hết tác dụng của các trò chơi để dạy trẻ. Điều đáng chú ý là trẻ 
mầm non Hoàng Công Chất rất ham thích được học qua hình ảnh trực quan, tổ chức 
hoạt động học thông qua các trò chơi. Mỗi khi được nhìn thấy đồ dùng, đồ chơi trẻ 
rất vui, thích tìm hiểu sờ mó và cùng nhau khám phá. nắm bắt được đặc điểm này 
chúng tôi đã không ngừng học sưu tầm những trò chơi hay, mới lạ trên báo chí, 
thông tin đại chúng để đưa vào dạy trẻ phù hợp theo nội dung từng chủ điểm. 
Ví dụ: Trò chơi tìm chữ cái s-x trong bài thơ "Hoa sen" Tôi viết bài thơ lên giấy rô 
ki (mỗi tờ tranh đã được viết nôi nội dung một bài), tôi mời lớp tôi chia làm 2 đội 
lên dùng bút tìm và gạch chân chữ s-x có trong từ có trong mỗi câu thơ và dộc chữ 
cái mình đang gạch chân đội nào tìm gạch chân được nhiều chữ s-x thì chiến thắng 
và được tuyên dương. 
Tôi còn cho trẻ nhận biết và phát âm chữ cái qua nhiều trò chơi khác như "Nối chữ 
cái với từ có chứa chữ cái đó"… "Dạy trẻ phát âm tiếng Việt thông qua trò chơi 
tìm chữ cái theo yêu cầu của cô" 
Tăng cường tiếng Việt thông qua trò chơi gắn chữ cái trên đồ dùng, đồ chơi, " 
Xếp chữ cái bằng hột hạt". 
"Xếp các nét cơ bản tạo thành chữ cái"... 
Bên cạnh đó tôi luôn tranh thủ thời gian tự làm thêm một số đồ dùng đồ chơi để 
cho trẻ được thực hành trải nghiệm. Tôi thiết nghĩ trẻ được thực hành trải nghiệm 
nhiều với đồ dùng đồ chơi sẽ giúp trẻ ghi nhớ chữ cái một cách sâu sắc hơn, tập 
phát âm Tiếng việt một cách chuẩn hơn.Từ đó cũng góp phần không nhỏ vào việc 
cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ. Qua một thời gian thực hiện lớp tôi tiến bộ rõ rệt, 
cháu hứng thứ trong học tập, nhiều cháu thuộc chữ cái và phát âm đúng chữ cái do 
tôi cung cấp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây