Thứ hoạt động | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | ||
Đón trẻ | 50 – 60 phút | - Cô đón trẻ vào lớp, cô ân cần vỗ về trẻ để trẻ nín, dạy trẻ chào cô, - Cho trẻ chơi tự do. Điểm danh |
|||
Tắm nắng Thể dục sáng | * Nội dung: - Hô hấp: Hít vào thở ra - Tay: 2 tay giơ lên cao - Lưng, bụng: Cúi người về phía trước - Chân: Co duỗi từng chân |
* Mục tiêu: - Trẻ biết tập theo cô các động tác đơn giản trong bài thể dục: Hít thở, tay, lưng/bụng và chân - Trẻ có kỹ năng tập các động tác theo cô - Trẻ có ý thức tham gia tập luyện *Chuẩn bị: Trẻ thoải mái gọn gàng. Sân tập bằng phẳng |
|||
Chơi – tập | Chơi tập có chủ định | 40 – 50 phút | Phát triển vận động Bò thẳng hướng và có mang vật trên lưng Trò chơi: Mèo và chim sẻ |
Hoạt động nhận biết Nhận biết quả cam (5E) |
|
Dạo chơi ngoài trời | 30 – 35 phút | - Dạo chơi ngoài trời, cây lan ý, cây ngọc thảo - Trò chơi vận động: Gieo hạt, dung dăng dung dẻ, tập tầm vông, - Chơi tự do: Chơi với lá, phấn, vòng, hột hạt, xâu luồn dây, vặn |
|||
Chơi – tập ở các khu vực chơi | 30 – 35 phút | * Nội dung: - Góc phân vai: Bế em, khuấy bột cho em ăn, nấu ăn - Góc vận động: Chơi với ô tô, bóng - Góc hoạt động với đồ vật: Xâu vòng hoa, lá - Góc sách: Xem tranh ảnh các loại hoa, di màu hoa |
* Mục tiêu: - Trẻ biết các nhóm chơi, biết vào vai chơi, bế em, cho em ăn, nấu ăn dưới sự hướng dẫn của cô, biết bật vào vòng, lăn bóng, xâu vòng hoa lá, mở sách, di màu hoa…. - Trẻ biết được các thao tác vai.. - Trẻ có ý thức giữ gìn đồ chơi… |
||
Ăn chính | 50 - 60 phút | - Cho trẻ đi rửa tay cho trẻ kê ghế vào bàn ngồi ăn, cô cùng trẻ gọi Rơi vãi cơm, ăn xong cho trẻ cầm cốc uống nước xúc miệng |
|||
Ngủ | 140 -150 Phút |
- Trẻ thực hiện ngủ trưa tại trường theo chế độ sinh hoạt. Trẻ tập | |||
Ăn phụ | 20 - 30 phút | -Trẻ thích nghi với chế độ ăn, ăn được các loại thức ăn khác nhau | |||
Chơi – tập | 50 - 60 phút | - Trò chơi mới: Qủa gì biến mất - Chơi ở các góc theo ý thích |
- Trải nghiệm pha nước cam - Chơi di màu quả theo ý thích |
||
Ăn chính | 50- 60 Phút |
- Cô cho trẻ kê ghế vào bàn ăn, rửa tay trước khi ăn, dạy Trẻ tự xúc | |||
Trả trẻ | 50 - 60 phút | Trao đổi thông tin của trẻ trong ngày với phụ huynh, dạy trẻ chào | |||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
Chào bố mẹ cho trẻ chơi với đồ chơi theo ý thích. Cô cùng trẻ trò chuyện về các loại quả -TCTV: Man mát, sưởi nắng, bật ra, nhảy lên … |
||
* Tổ chức hoạt động 1.Khởi động: Đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng thành vòng tròn. 2. Trọng động: Tập mỗi động tác 3-4 lần. 3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng VĐTN: Cả nhà thương nhau |
||
Nghỉ tết dương lịch | Chơi tập có chủ định Truyện : Cây táo |
HĐVĐV Nặn quả chuối |
Bầu trời..... Con bọ dừa, chi chi chành chành..... Nút chai, đồ chơi ngoài trời…. |
||
* Chuẩn bị - Đồ chơi Búp bê, đồ chơi nấu ăn - Đồ chơi vòng, ô tô - Hoa lá, dây xâu - Sách tranh ảnh về các loại hoa |
* Tổ chức hoạt động `Trước khi chơi: Cô cùng trẻ đi xung quanh lớp xem các góc chơi có những góc chơi gì, cô giới thiệu các góc chơi và chơi như thế nào với những đồ chơi đó. Cô hướng dẫn trẻ về góc chơi ` Quá trình chơi: Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi và chơi cùng trẻ, cô nhập vai cùng trẻ * Nhận xét: Cô đến từng góc, nhận xét và hướng dẫn trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định. |
|
Tên các món ăn ở trường, trẻ tập xúc cơm ăn, cầm thìa bằng tay phải, ăn gọn gàng, không làm | ||
Đi vệ sinh, lấy gối xếp vào chỗ ngủ và cất gối sau khi ngủ dạy đúng nơi quy định | ||
Trẻ làm được 1 số việc với sự giúp đỡ của người lớn: xúc cơm, lấy nước uống. |
||
Nghỉ tết dương lịch |
- Ôn: PTVĐ: Bò thẳng hướng và có mang vật trên lưng - Dạy trẻ cách thay quần áo khi nóng… |
- Nghe bài hát về các loại qủa - T/C: Nu na nu nống - Chơi ở các góc theo ý thích |
Cơm, cô cùng trẻ gọi tên món ăn, Trẻ tập xúc cơm ăn, cầm thìa bằng tay phải, ăn gọn gàng, |
||
Hướng dẫn trẻ chào tạm biệt, cho trẻ nói từ: Chào cô, chào bố mẹ, các bạn |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cùng trẻ hát bài hát “Qủa” + Các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói về những loại quả gì? + Hàng ngày các con được ăn những quả gì? + Ăn quả có chứa chất gì? => Ăn quả giúp cơ thể khỏe mạnh vì quả có nhiều vi ta min ngoài ra các con phải thường xuyên luyện tập thể dục mỗi ngày và hôm nay cô con mình cùng nhau khởi động nhé. 2. Khởi động - Cô cho trẻ đi thường, đi nhanh, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng thành vòng tròn. 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung - Tay: Hai tay giơ lên cao - Bụng: lườn: Cúi người về phía trước - Chân: Co duỗi từng chân b.Vận động cơ bản: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng - Cô giới thiệu tên bài: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng - Cô cho trẻ tập mẫu: + Lần 1 : Tập trọn vẹn bài tập. + Lần 2: Làm mẫu và phân tích: - Cô đi đến chiếu cô quỳ 2 đầu gối xuống chiếu, 2 bàn tay đặt úp xuống chiếu trên lưng có mang vật , khi có hiệu lệnh "Bò" cô bò bằng bàn tay, cẳng chân, bò thẳng lưng, đầu ngẩng cao, bò chân nọ tay kia, bò thẳng đến chỗ gấu, cô đứng lên về cuối hàng đứng - Trẻ thực hiện: + Lần lượt cho 2 trẻ tập, mỗi trẻ tập 2-3 lần - Cô bao quát, động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ. - Cho trẻ nhắc lại tên bài tập c. Cô giới thiệu trò chơi: Mèo và chim sẻ - Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi - Cô cùng chơi với trẻ, cho trẻ chơi 1-2 lần ( Cô bao quát động viên trẻ chơi) - Cô hỏi trẻ tên trò chơi và nhận xét sau khi chơi 4. Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh sân tập 5. Kết thúc - Cho trẻ chuyển hoạt động. |
- Trẻ hát - Bài ‘Qủa’ - Trẻ kể - Trẻ trả lời - Vi ta min - Trẻ chú ý lắng nghe - Thực hiện theo hiệu lệnh của cô - 4 lần x 2 nhịp - 3 lần x 2 nhịp - 4 lần x 2 nhịp - Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu bài và quan sát cô tập mẫu và nghe cô hướng dẫn tập. - Mỗi trẻ tập 2-3 lần - Chú ý nghe - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ chơi cùng cô - Cả lớp nhắc lại - Đi khoảng 1 phút. - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gắn kết - Cô xuất hiện tình huống bạn gấu - Bạn gấu có mang đến 1 giỏ quà tặng cho chúng mình đấy. Các con có biết đây là quả gì không? + Cho trẻ trải nghiệm: Sờ, ngửi quả cam + Cô trò chuyện với trẻ về quả cam: tên gọi, mùi vị, màu sắc, hình dạng. + Làm thế nào để ăn được quả cam nhỉ? => Để ăn được quả cam chúng mình cần phải bổ ra và để biết được quả cam nào ngọt và quả cam nào chua chúng mình hãy cùng nhau khám phá nhé! 2. Khám phá * Quan sát quả cam + Quả cam có màu gì? + Quả cam có dạng hình gì? + Quả cam có mùi thơm không? + Quả cam khi bổ đôi ra, chúng ta có thể nhìn thấy gì? Ngửi thấy mùi gì? + Cho trẻ bóc cam, khám phá vỏ, múi, hạt + Cho trẻ nếm múi cam và cảm nhận vị * Trò chuyện, quan sát về quả cam + Con có quả gì? + Bổ quả cam ra con thấy gì? + Làm cách nào để ăn được quả cam? + Để bổ được quả cam chúng ta cần dùng gì? + Dùng dao có thể gây nguy hiểm vậy chúng ta có thể nhờ người lớn giúp đỡ nhé! + Các con cùng phân chia bộ phận của quả cam vào đĩa nhé 3. Chia sẻ + Vậy quả cam có những bộ phận gì nhỉ? - Chúng mình sẽ chia loại cam vàng và cam xanh ra 2 rổ khác nhau giúp cô nào +Vậy trong rổ chúng mình có mấy loại quả cam? + Cô cho trẻ so sánh quả cam => Qủa cam có vỏ bên trong quả cam có mũi, tép và hạt, quả cam có 2 loại đó là quả cam màu xanh và quả cam màu vàng 4. Áp dụng (Thực hiện trong hoạt động chiều) - Cô cho trẻ thực hiện pha nước cam - Cô cho trẻ xem video quy trình pha nước cam - Cô cắt đôi quả cam giúp trẻ - Cho trẻ về nhóm thực hiện pha nước cam - Khi thực hiện cô quan sát, bao quát giúp đỡ động viên trẻ - Cô cho trẻ uống nước cam - Con cảm thấy uống nước cam như thế nào? - Để nước cam ngọt chúng ta phải cho thêm gì vào? - Cô nhận xét tuyên dương những trẻ làm tốt và động viên những trẻ chưa thực hiện tốt 5. Đánh giá (Thực hiện trong hoạt động chiều) - Cô quan sát đánh giá sự nhận biết của trẻ. => Cô giáo thấy qua hoạt động nhận biết quả cam, các con đã biết được tên gọi, một số bộ phận của quả cam như: vỏ, múi, tép, hạt..., màu sắc, hình dạng, kích thước và biết nói lên cảm nhận của mình khi uống nước cam và có kỹ năng rất pha nước cam - Cô tuyên dương trẻ. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng và ra chơi |
- Trẻ chào bạn gấu - Trẻ sờ và đoán tên quả - Trẻ trò chuyện cùng cô về quả cam: tên gọi, mùi vị… - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ trả lời - Dạng tròn - Có ạ - Trẻ trả lời - Trẻ bóc vỏ cam - Trẻ nếm và cảm nhận vị quả cam - Trẻ trả lời - Thấy hạt, tép - Trẻ trả lời - Dùng dao - Vâng ạ - Trẻ chia quả cam vào đĩa - Có vỏ, múi, tép, hạt - Trẻ phân loại - Có 2 loại quả - Trẻ so sánh - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ xem - Trẻ về nhóm thực hiện - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ uống - Trẻ trả lời - Thêm đường - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1.Gợi mở - Cô cho trẻ vận động bài hát “Gà trống thổi kèn” - Bác nông dân xuất hiện đi vào chào các cháu + Bác nông dân mang giỏ quà đến tặng + Ôi một giỏ quà thật là đẹp không biết bên trong giỏ quà có gì nhỉ? - Cô mở (1-2-3) + Quả gì đây nhỉ?( Qủa táo) + Chúng mình cảm ơn bác nông dân nào => Có một câu truyện rất hay nói về quả táo đấy chúng mình có ai biết không bây giờ chúng mình ngồi ngoan nghe cô kể nhé. 2. Cô kể chuyện - Cô kể lần 1: Kể diễn cảm - Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì? - Câu chuyện “cây táo” còn được minh họa qua những hình ảnh rất sinh động cô mời chúng mình cùng xem nhé - Cô kể lần 2 : Kể hình ảnh tranh minh họa 3. Giúp trẻ hiểu tác phẩm - Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? +Trong câu chuyện có những ai ? ( Ông. Em bé, gà trống , bươm bướm, ông mặt trời) + Mùa xuân đến ông đã làm gì? (Trồng cây táo xuống đất) + Ai đã giúp ông chăm sóc cho cây táo? ( Bé, ông mặt trời) + Gà trống và bươm bướm gọi cây như thế nào? + Chúng mình cùng nhau giúp gà trống và bạn bươm bướm gọi cây nào. + Khi ông, gà trống, em bé, và bươm bướm cùng nói to thì điều kỳ diệu gì đã sảy ra? ( Qủa táo chín ngon lành đã hiện ra) + Em bé đã làm gì? - Lần 3: Cho trẻ nghe video chuyện cây táo => Sau khi ông trồng cây táo xuống đất. cây lớn lên, ra hoa, kết quả là nhờ có đất, nước, ánh sáng và có bàn tay chăm sóc của con người nên cây táo đã ra hoa và kết quả - Muốn cây có nhiều quả thì hàng ngày các con phải làm gì? =>Giáo dục: Muốn cây có nhiều quả thì hàng ngày các con phải chăm sóc, bảo vệ cây không ngắt lá, bẻ cành chúng mình cùng gieo hạt trồng cây nào 4. Kết thúc - Nhận xét giờ học, cho trẻ ra chơi |
- Trẻ vận động - Trẻ chào bác nông dân - Trẻ khám phá - Trẻ trả lời - Trẻ cảm ơn - Trẻ lắng nghe - Chú ý lắng nghe - Trẻ trả lời câu hỏi - Trẻ quan sát và lắng nghe - Cây táo - Trẻ kể tên nhân vật. - Trẻ suy nghĩ trả lời - Trẻ gọi - Trẻ trả lời - Trồng cây gieo hạt - Trẻ xem - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cho trẻ đi tham quan gian hàng hoa quả + Cô hỏi trẻ cô có quả gì đây? + Quả chuối này như thế nào?( cong, dài,có cuống quả chuối màu vàng) cho trẻ nhắc lại từ màu vàng 3- 4 lần + Ngoài quả chuối trên gian hàng con còn biết quả gì? + Ăn quả giúp cơ thể chúng mình như thế nào? =>Ngoài quả chuối ra trên gian hàng còn có rất nhiều loại quả như quả cam, quả dứa, đu đủ...Ăn các loại quả giúp cơ thể khỏe mạnh da hồng hào. Hôm nay cô dạy các con “Nặn quả chuối” nhé. 2. Nặn quả chuối a. Quan sát mẫu - Cô cho trẻ trốn cô, cô xuất hiện quả nặn mẫu. + Cô có quả gì đây? + Ăn quả giúp cơ thể chúng mình như thế nào? + Quả chuối cô nặn thế nào? => Quả chuối cô nặn dài có màu vàng hơi cong b. Cô nặn mẫu - Cô làm mẫu và hướng dẫn: Cô dùng tay bóp đất cho mềm, sau đó đặt đất lên bảng dùng lòng bàn tay cô lăn dọc, uốn cong tạo thành quả chuối 3. Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ làm động tác mô phỏng lăn dọc. - Cô cho trẻ tự lấy đồ dùng. - Trẻ thực hiện: Cô bao quát hướng dẫn trẻ thực hiện + Con đang làm gì? Con nặn qủa chuối màu gì? 4. Nhận xét - Cô khen trẻ thực hiện tốt, động viên trẻ cần cố gắng. 5. Kết thúc - Cô cho trẻ đi rửa tay và chuyển hoạt động |
- Trẻ đi thăm quan - Trẻ trả lời - Quả chuối - Quả chuối dài,có màu vàng - Quả táo, đu đủ… - Khỏe mạnh - Chú ý nghe - Trẻ quan sát - Quả chuối - Khỏe mạnh - Quả chuối dài, cong - Chú ý nghe - Chú ý nghe và quan sát. - Thực hiện cùng cô - Trẻ lấy đồ dùng - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ ra chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn