Kế hoạch tuần 17 Lớp MG bé A

Thứ sáu - 27/12/2024 09:04
CHỦ ĐỀ 6: NHỮNG CON VẬT EM YÊU
NHÁNH 2: MỘT SỐ CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3
Đón trẻ 80 – 90 phút - Trò chuyện với trẻ, xem tranh ảnh, băng đĩa về tên gọi, đặc điểm
 - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích
Thể dục sáng - Hô hấp: Gà gáy
 Tay: Đưa 2 tay ra trước, sang 2 bên
- Bụng, lườn:  Quay sang trái, sang phải
- Chân: Ngồi xổm, đứng lên
* Mục tiêu
- Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm: Hô hấp, tay, chân, bụng
- Trẻ có kỹ năng vận động
- Trẻ có ý thức trong tập luyện
* CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
Hoạt động học 20 – 25
phút
Thể dục
- Trườn theo đường dích dắc
- TC: Bịt mắt bắt dê
 
KPKH
Trò chuyện về một số con vật sống trong rừng
HĐ chơi ngoài trời 30 – 40 phút
- Trải nghiệm chăm sóc con vật nuôi trong gia đình, trải nghiệm cho gà ăn,
- Trò chơi: bắt bướm, tạo dáng,  mèo và chim sẻ.....
-  Chơi theo ý thích: Chơi ném vòng,  chơi thả bi , vẽ viết nghệch ngoạc trên
Chơi, hoạt động ở các góc 40 - 50 phút * Nội  dung
 Góc phân vai: Bác sĩ thú y, cửa hàng thú y.
Góc xây dựng: Xây vườn bách thú
Góc tạo hình: Tạo hình con vật sống trong rừng
Góc sách: làm sách về động vật sống trong rừng
* Mục tiêu
-  Trẻ cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao. Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo Nhóm nhỏ.
- Trẻ có kỹ năng bán hàng, xây trang trại, làm các con vật…làm sách về vật nuôi.
- Trẻ có ý thức khi hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của mình
Ăn trưa 60 -70 phút - Kê ghế khi ăn, Trẻ hình thành thói quen trật tự khi ăn, ăn chậm nhai kỹ
 các loại quả có hạt. Gọi tên các món ăn trong các bữa ăn.
Ngủ trưa 140 -150 phút - Trẻ biết nói với cô giáo nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh bằng câu đơn
- Thực hiện đúng quy định của giờ ngủ, không nghịch đc khi ngủ
Ăn bữa phụ 20 -30 phút - Trẻ biết dùng bát thìa đúng cách, dùng cốc uống nước đúng cách.
Chơi, HĐ theo ý thích 70 -80 phút - HĐÂN: Dạy hát: Cá vàng bơi
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
 
- Trò chơi mới: Đàn ong
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
Trả trẻ 60-70 - Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa quần áo gọn                                                                   
 
         
Thời gian thực hiện: 4 tuần từ ngày 23/12 đến ngày 17/1/2025
Tuần 17  từ ngày 30/12 đến  ngày 03  tháng 01  năm 2025
*GV sáng:  Phạm Nguyệt                                                    Chiều: Phạm Thúy
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
Trò chuyện về việc tiếp xúc với các con vật khi bị ốm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

 
* Tổ chức hoạt động
*Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi, chuyển  đội hình 3 hàng dọc theo tổ
 *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 2l x 8n
 *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng
  - Tập theo nhạc bài  Tiếng chú gà trống gọi  

Nghỉ tết dương lịch
Văn học
Truyện: Bác gấu đen và hai chú thỏ

 
Âm nhạc
NDTT: BGCT: Đàn gà con
NDKH: Nghe hát: Gà gáy le te
TC: Bước nhảy vui nhộn

 
con mèo, con gà...
sân, đồ chơi ngoài trời….
* Chuẩn bị
- mũ, áo, kim tiêm, thuốc, các loại thức ăn.
- Gạch xây dựng,  cổng, cỏ, các con vật, cây.
-  Hột hạt, lá cây
- Tranh các con vật, keo dán, kéo.
 
* Tổ chức hoạt động:
` Cô tập trung trẻ lại giới thiệu tên chủ đề động vật, cho trẻ cùng thảo luận nhanh đưa ra những góc chơi vai chơi phù hợp chủ đề.
` Cô hướng cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc Cô gợi ý cho trẻ chơi, cô gợi ý cho cách phân nhóm động vật cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi, trẻ biết chơi đoàn kết, không quăng ném đồ chơi đồ dùng.
` Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan góc tạo hình, cho trẻ tự giới thiệu, cô động viên trẻ, cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi, vệ sinh cá nhân rửa tay
- Trẻ ăn các món ăn ở trường, uống nước đun sôi
- Trò chuyện và nhận biết việc khi ăn không cười đùa, không uống hoặc ăn
- Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt
- Nhận biết và thực hiện đúng quy định về chỗ ngủ riêng theo giới tính
- Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn

Nghỉ tết dương lịch
 
- Ôn truyện: Bác gấu đen và hai chú thỏ
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
 
- HĐKIDSMART: Chơi trong ngôi nhà toán học của nàng bò Millie Căn phòng: Làm con bọ
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
gàng, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, và học tập của trẻ.
       

Chủ đề nhánh Một số con vật sống rừng
(Thực hiện từ 30/12 đến 03/01/2025)
Ngày dạy: T2 ngày  30/12/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thể dục: Trườn theo đường dích dắc
Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
I. Mục tiêu
        - Trẻ có kỹ năng trườn theo đường dích dắc, phát triển cho trẻ tính mạnh dạn cho trẻ khi chơi trò chơi
        - Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng trườn theo đường dích dắc. Trẻ biết chơi trò chơi “Bịt mắt bắt dê
        - Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật trong giờ học, giờ chơi
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
        - Đồ dùng: 2 đường dích dắc
        - Thiết bị: Máy tính, loa
2. Chuẩn bị của trẻ
        - Tâm thế: Tâm thế thoải mái, trang phục gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi  mở
-  Cô và trẻ hát vận động bài “đố bạn”
+ Bài hát nói về con gì?
+ Kể tên những con vật sống trong rừng con biết?
=> Trong rừng có rất nhiều các con vật như: Hổ, sư tử, gấu, voi, khỉ....có những con vật hiền lành và có những con vật hung dữ. Đó là những con vật quý hiếm các con cần bảo vệ chúng.
- Giới thiệu bài thể dục: Trườn theo đường dích dắc
2. Khởi động
- Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, về đội hình 3 hàng theo tổ.
3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
+ Tay Đưa 2 tay lên cao, ra trước, sang 2 bên
+ Bụng: Quay người sang trái, sang phải
+ Chân: Ngồi xổm, đứng lên
b. Vận động cơ bản
- Giới thiệu tên bài: Trườn theo đường dích dắc
- Cô làm mẫu
- Lần 1: Cô làm mẫu trọn vẹn
- Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích: Cô quỳ gối trước đường dích dắc khi có hiệu lệnh trườn cô kết hợp chân tay nhịp nhàng trườn hết đường dích dắc.
* Trẻ thực hiện
- Cô cho 2 trẻ khá lên thực hiện
- Cô lần lượt cho trẻ lên thực hiện, cô bao quát sửa sai, động viên trẻ tập.
- Cho 2 hàng thi đua cùng thực hiện 
- Củng cố cho cả lớp nhắc lại tên bài
c. Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
- Cô giới thiệu tên trò chơi: Bịt mắt bắt dê
- Cô nêu cách cách chơi, luật chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần, bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi
- Cô nhận xét động viên sau mỗi lần trẻ chơi
4. Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng vòng quanh sân tập.
5. Kết thúc
- Cô nhận xét, cho trẻ ra chơi.

- Trẻ vận động cùng cô
- Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn
- Trẻ lắng nghe





- Trẻ thực hiện





- 4 lần x 4 nhịp
- 3 lần x 4 nhịp
- 4 lần x 4 nhịp



- Trẻ chú ý quan sát

- Trẻ chú ý xem và lắng nghe.

- 2 trẻ lên tập
- Cả lớp tập

- Trẻ thực hiện
- Trẻ nhắc lại

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi



- Trẻ đi nhẹ nhàng

- Trẻ ra chơi


Ngày dạy:Thứ 3 ngày 31/12/2024
HOẠT DỘNG HỌC
 KPKH: Trò chuyện về một số con vật sống trong rừng
I. Mục tiêu
     - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật của một số con vật sống trong rừng: Con voi, con hổ, con khỉ về đặc điểm, nơi sống, thức ăn của chúng, biết so sánh đặc điểm giống và khác nhau của con voi, con hổ, trẻ hát và vận động nhịp nhàng bài “Đố bạn"  .
         - Trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định  
         - Trẻ biết yêu quí và bảo vệ những con vật quý hiếm sống trong rừng.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
          - Đồ dùng: Hình ảnh con vật sống trong rừng ( hổ, báo, voi, khỉ, gấu…) trên máy tính
           - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu , loa              
 2. Chuẩn bị của trẻ
           - Đồ dùng: Lô tô về một số con vật sống trong rừng…
           - Tâm thế: Trẻ thoải mái hào hứng. Trang phục gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cho trẻ hát và vận động bài: " Đố bạn" 
+ Trong bài hát có nói về những con vật nào?
+ Các con vật đó sống ở đâu?
+ Hãy kể các con vật trong rừng mà các con biết?
=> Con voi, con hổ, con khi… đều là những con vật sống ở trong rừng ngoài ra còn có nhiều con vật khác sống ở trong rừng, mỗi con vật đều có một đặc điểm riêng. Để biết đư­ợc chúng có đặc điểm gì, cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu về những con vật đó.
2. Quan sát, đàm thoại
* Con hổ
- Cô xuất hiện hình ảnh con hổ:
+ Con có nhận xét gì về đặc điểm của con hổ?
+ Con hổ có những phần nào?
+ Thức ăn của hổ là gì?
+ Hổ đẻ con hay đẻ trứng?
+ Hổ sống ở đâu? Là con vật hung dữ hay hiền lành?
=> Hổ là động vật sống trong rừng có 4 chân ,đẻ con, chân hổ có vuốt dài để vồ mồi, hổ thích ăn thịt, hổ là con vật hung dữ thường đi bắt những con thú khác để ăn thịt…
* Con voi
- Cô đọc câu đố: Bốn chân như cột đình
                 Hai tai ve vẩy, hai ngà trắng phau
                           Vòi dài vắt vẻo trên đầu
                Trong rừng thích sống với nhau từng đàn?
- Cô đọc câu đố về con gì?
- Cô xuất hiện hình ảnh con voi
+ Con có nhận xét gì về đặc điểm của con voi?
+ Con voi thường ăn những gì? Voi sống ở đâu?
+ Voi là con vật hung dữ hay hiền lành?
=> Con voi là động vật sống trong rừng, voi thích ăn các loại lá cây, có 2 tai to, 2 ngà và vòi dài. Voi là con vật hiền lành, ở những buôn làng họ còn dùng voi đi kéo gỗ, thồ hàng...
* So sánh con hổ với con voi
- Cho trẻ so sánh đặc điểm giống và khác nhau
=> Cô chốt lại:
- Đặc điểm giống: Đều là động vật sống trong rừng, có 4 chân, đều đẻ con...
- Đặc điểm khác: Hổ ăn thịt, voi ăn lá cây. Hổ là con vật hung dữ, voi là con vật hiền lành.
* Con khỉ
- Cô xuất hiện hình ảnh con khỉ cho trẻ quan sát nhận xét đặc điểm
+ Con khỉ có đặc điểm gì ?
+ Thức ăn của khỉ là gì?
+ Khỉ thường sống ở đâu?
=> Con khỉ có 4 chân, hay leo trèo trên cây, thức ăn của khỉ chủ yêu là hoa quả. Khỉ sống trong rừng, ngoài ra ở các sở thú người ta còn nuôi khỉ để làm xiếc.
+ Chúng ta cần phải làm gì đối với những con vật sống trong rừng ?
- GD trẻ biết bảo vệ những động vật quý hiếm, không săn bắt những con vật này.
*Mở rộng: Ngoài những con vật các con vừa quan sát con còn biết những con vật nào sống trong rừng?
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh một số con vật sống trong rừng như: con báo, con hươu cao cổ, con vẹt, con sư tử...
3. Trò chơi: Thi xem ai nhanh
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi : Cô có lô tô của các con vật ,các con đi theo đường hẹp lên chọn lô tô các con vật sống trong rừng
Thời gian là 1 bản nhạc đội nào chọn được nhiều lô tô hơn là đội thắng cuộc
- Luật chơi: Mỗi lần lên chỉ được chon 1 lô tô, lô tô nào không đúng theo yêu cầu của cô sẽ không dược tính 
- Tổ chức cho trẻ chơi 1 lần
- Cô nhận xét kết quả bằng cách cho trẻ đếm số lô tô
4. Kết thúc
-  Cô cho trẻ ra chơi

- Cả lớp hát 1 lần
- Trẻ trả lời tự do.
- Trong rừng
- 3(4) trẻ kể
- Trẻ chú ý nghe.







- 3(4) trẻ nhận xét bổ sung ý kiến cho nhau
- Đẻ con

- Hung dữ

- Trẻ lắng nghe



- Trẻ chú ý nghe



- Con voi

- 3(4) trẻ nhận xét
- Trong rừng
- 2 trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe



- Trẻ so sánh


- Trẻ lắng nghe




- Trẻ trả lời

- Trong rừng
- Trẻ lắng nghe



- Bảo vệ chúng
- Trẻ lắng nghe


- Trẻ kể
- Trẻ quan sát




- Trẻ nghe cách chơi






- Trẻ chơi

- Trẻ ra chơi
­­­­­­­­­­­

Thứ 4 ngày 1/1/2025 Nghỉ tết dương lịch
 
 


Ngày dạy: Thứ 5 ngày 02/1/2025
HOẠT ĐÔNG HỌC
                 Văn học: Truyện bác gấu đen và hai chú thỏ
I.Mục tiêu
          - Trẻ nhớ tên và hiểu nội dung câu truyện bác gấu đen và hai chú thỏ: Trẻ hiểu nội dung câu truyện, bác gấu đen đi chơi gặp trời mưa xin trú nhờ nhà bạn thỏ nâu. Vì sợ đổ nhà nên thỏ nâu đã không cho bác trú nhờ, thỏ trắng với tấm lòng nhân hậu đã giúp đỡ bác gấu đen cho bác trú nhờ khi bác gặp khó khăn trong lúc trời mưa to.
- Rèn kĩ năng phát triển ngôn ngữ rõ rang, mạch lạc cho trẻ. Rèn kĩ năng trả lời theo yêu cầu của cô. Phát triển khả năng tư duy ghi nhớ có chủ định, trả lời các câu hỏi rõ ràng, đủ câu, không ngọng lắp, thể hiện được ngữ giọng các nhân vật, củng cố vốn từ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết chia sẻ, nhường nhịn, đoàn kết và giúp đỡ bạn khi khó khăn Biết yêu quý trường, lớp mầm non, nghe lời cô giáo. Giáo dục trẻ biết cảm ơn và xin lỗi.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Câu truyện, tranh minh họa. Giáo án điện tử minh họa câu truyện
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, loa
2. Chuẩn bị của trẻ
          - Tâm thế: Tâm thế thoải mái, tự tin, trang phục gọn gàng sạch sẽ
III.Tổ chức hoạt động:
                           Hoạt động của cô      Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Các con ơi lại đây với cô nào!
- Chúng mình chơi trò chơi “Thỏ đi tắm nắng” nhé
- Các chú thỏ con đáng yêu ơi! Hôm nay cô có một câu chuyện muốn kể cho chúng mình nghe trong câu chuyện ấy cũng có hai bạn thỏ và một bác gấu đấy các con ạ
- Để biết được điều gì xảy ra với bác gấu đen và các bạn thỏ thì chúng mình hãy nhẹ nhàng ngồi xuống và lắng nghe cô kể câu chuyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ” nhé
2. Cô kể chuyện  diễn cảm
- Lần 1: Cô kể diễn cảm câu chuyện kết hợp hợp cử chỉ, ánh mắt, nét mặt
- Lần 2: Cô kể lại câu chuyện kết hợp với hình ảnh minh họa.
3. Đàm thoại, giảng giải, Trích dẫn
+  Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?

+ Vì sao bác Gấu đen phải tìm chỗ trú nhờ?
- Trời mưa to, bác Gấu đi chơi về và bị ướt lướt thướt, nước mưa chảy ròng ròng xuống mặt gấu.
+ Chúng mình có biết ướt lướt thướt là như thế nào không?
Ướt “lướt thướt” ở đây có nghĩa là người bị ướt hết, khiến cho nước mưa trên tóc, quần áo chảy xuống thành dòng.
+ Bác Gấu đen đã xin trú nhờ nhà của ai nhỉ? Vì sao thỏ nâu không cho bác gấu đen vào nhà?
* Trích: “Thỏ càu nhàu, không trú nhờ được đâu, bác to lắm bác làm đổ nhà của cháu mất”
- Bác gấu đen vãn cố gắng thuyết phục “Bác không làm đổ nhà của cháu đâu, bác vào rất nhẹ nhàng thôi”
- Thỏ nâu trả lời “ Nhẹ cũng đổ, không nhẹ cũng đổ thôi bác đi đi”
Thỏ nâu rất yêu quý ngôi nhà của mình bạn ấy không muốn giúp đỡ bác gấu vì sợ bác làm đổ mất ngôi nhà các con ạ
- Bác Gấu đen buồn rầu đi, bác đi mãi vừa mệt vừa rét, bỗng bác nhìn thấy một ngôi nhà thắp đèn sáng trưng, chúng mình đoán xem đó là nhà của ai?
- Bác gấu lại gần và rụt rè gõ cửa .
+ Được bạn Thỏ trắng giúp đỡ, thái độ của bác Gấu như thế nào?
+ Khi được giúp đỡ chúng mình phải biết cảm ơn như bác gấu nhé
+ Nửa đêm, bão nổi lên ầm ầm, cành cây gãy kêu răng rắc, điều gì đã xảy ra với Thỏ nâu?
+ Nghe Thỏ nâu vừa khóc vừa kể thì bác Gấu và Thỏ trắng đã làm gì?
+ Lúc này Thỏ nâu rất ân hận vì đã đuổi bác Gấu đi, thỏ nâu đã làm gì?
+ Khi làm điều gì có lỗi, chúng mình phải cư xử như thế nào?
- Khi người khác đã nhận lỗi thì chúng mình phải làm gì?
+ Trong câu chuyện vừa rồi con thích nhất nhân vật nào ? Vì sao?
=> Giáo dục trẻ: Khi thấy người khác gặp khó khăn, không được ích kỷ chỉ nghĩ cho riêng mình, mà chúng mình phải biết giúp đỡ mọi người, khi người khác giúp mình thì mình phải biết nói lời cảm ơn, và đặc biệt khi làm điều gì có lỗi chúng mình phải biết nhận lỗi và sửa lỗi nhé!
3. Củng cố
- Cô thấy các con đã thuộc câu truyện này rồi, bây giờ cô và các con cùng kể lại câu truyện này nhé. Cô và trẻ cùng kể chuyện 1 lần.
4. Kết thúc
 - Hôm nay về nhà chúng mình hãy kể câu truyện “Bác gấu đen bà hai chú thỏ” cho ông bà và bố mẹ nghe nhé!
- Các con ơi! Nắng đã lên rồi! Những tia nắng thật là ấm áp, chúng mình cùng làm những chú thỏ ngoan đi tắm nắng nào!

- Trẻ thực hiện theo yêu cầu

- Chú ý nghe.









- Chú ý nghe




- Bác gấu đen và 2 chú thỏ ạ
- Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn





- Trẻ trả lời câu hỏi
 -  Chú ý nghe.



- Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn

-  Chú ý nghe.











-  Chú ý nghe.



- Trẻ trả lời câu hỏi của cô

- Vâng ạ


- Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn

- Trẻ trả lời

- Biết xin lỗi ạ

- Biết tha thứ

- Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn
- Trẻ chú ý nghe





 - Cả lớp kể lại câu chuyện cùng cô.




- Vâng ạ

- Trẻ ra ngoài cùng cô

Ngày dạy: Thứ 6 ngày 3/1/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
Âm nhạc: NDTT: BGCT: Đàn gà con
NDKH: NH: Gà gáy le te
Trò chơi: Bước nhảy vui nhộn
I. Mục tiêu
    - Trẻ có kỹ năng vận động theo bộ gõ cơ thể, kỹ năng chú ý, ghi nhớ nghe nhạc và tìm được đồ vật. Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
      - Trẻ biết tên vận động theo bộ gõ cơ thể đúng nhịp điệu bài hát” Đàn gà con”. Trẻ chú ý lắng nghe và hưởng ứng cùng cô bài hát “Gà gáy le te”, biết chơi trò chơi Bước nhảy vui nhộn.
     - Trẻ biết yêu quý và bảo vệ các con vật
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
     - Đồ dùng: Đàn, xắc sô, dụng cụ âm nhạc, vòng…
     - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, loa
2. Chuẩn bị của trẻ
   - Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ, trang phục gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở 
- Cho trẻ chơi trò chơi trời mưa cùng cô
+ Cô nói trời mưa
+ Sấm chớp
- Cô cho trẻ chơi 1, 2 lần cô bao quát khuyến khích trẻ chơi
-> Đùng đùng đùng tiến sấm vang đùng buồn hạt mưa sẽ rơi, cầu vồng mừng vui nắng lên nở nụ cười tươi rất tươi đó là nội dung bài hát gọi tên cảm xúc của nhạc sĩ Trần Dũng Khánh giờ học hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe đấy.
2. Dạy BGCT “Đàn gà con
- Cô hát mẫu 1 lần thể hiện tình cảm bài hát
- Cô giới thiệu: Những âm thanh như vỗ tay, vỗ đùi, vỗ ngực, vỗ lưng, dậm chân trong âm nhạc cũng được gọi là 1 bộ môn nghệ thuật và đó là hình thức của bộ môn nghệ thuật “Bộ gõ cơ thể - Body percussion” nghĩa là chúng ta sẽ tạo ra âm thanh dựa trên sự tương tác của các bộ phận trên cơ thể
- Cho trẻ nhắc lại cùng cô “Bộ gõ cơ thể” “ Body percussion” 2 lần
+ Lần 1: Cô hát trọn vẹn bài hát
+ Lần 2: Cô vừa hát vừa sử dụng BGCT
+ Cô cho cả lớp hát theo cô 1 – 2 lần
+ Cô cho cả lớp hát sử dụng BGCT 2-3 lần
+ Cho từng tổ, nhóm, cá nhân lên hát và sử dụng bộ gõ cơ thể
=> Khi trẻ hát và vận động cô khuyến khích và sửa sai cho trẻ (Cho trẻ đếm số bạn nên hát)
3. Nghe hát “Gà gáy le te”
- Lần 1: Cô hát trọn vẹn bài hát
- Cô giới thiệu tên bài hát: “Gà gáy le te” của nhạc sỹ Huy Trân
- Lần 2: Cô vận động trên nền nhạc
- Lần 3: Cho trẻ hưởng ứng theo vi deo bài hát
4. Trò chơi “Bước nhảy vui nhộn”                              - Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô nói cách chơi và luật chơi cho trẻ
- Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần.
- Trẻ chơi cô bao quát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ.
- Cô hỏi tên trò chơi.
5. Kết thúc
- Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi


- Trẻ chơi cùng cô
- Đùng đoàng
- Trẻ chơi hứng thú

- Trẻ lắng nghe





- Trẻ chú ý nghe cô hát

- Trẻ lắng nghe giai điệu bài hát



- Trẻ trả lời

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu
của cô




- Trẻ chú ý nghe


- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi trò chơi


- Trẻ trả lời

- Trẻ ra ngoài chơi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây