Kế hoạch giáo dục tuần/ngày - Tuần 7 - Lớp MG Lớn A

Thứ sáu - 23/05/2025 01:26
CHỦ ĐỀ 2: BÉ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH
NHÁNH 4: BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHOẺ MẠNH
*GV dạy: Sáng: Nguyễn Thị Phương Thuý       
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3

Đón trẻ

80 – 90 phút - Cô giáo đón trẻ vui vẻ, trẻ cất các đồ dùng cá nhân  nhân vào nơi quy định
- Trò chuyện với trẻ về  các  nhóm  thực phẩm cần thiết cho bé, vệ sinh cơ thể
- Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích

Thể dục sáng

* Nội dung
- HH: Hít vào thở ra
- Tay: Đưa 2 tay lên cao sang 2 bên
- Bụng: Quay sang trái sang phải kết hợp tay chống hông
- Chân: Nhảy lên phía trước 
* Mục tiêu
- Trẻ biết thực hiện đúng các động tác của bài thể dục: Hô hấp, tay, lườn, chân
- Trẻ có kỹ năng vận động
- Trẻ có ý thức trong tập luyện
* CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
Hoạt động học 30 – 40 phút DD&SK
Nhận biết, phân loại 4 nhóm thực phẩm
KPKH
Bé lớn lên như thế nào?
chơi ngoài trời 30 – 40 phút - Quan sát cây rau cải , cây rau muống , trái nghiệm tuốt rau ngót 
- Trò chơi: Thi đi nhanh,  Bịt Mát đá bóng, oản tì tỳ, kéo co,.luồn luồn cổng
-  Chơi theo ý thích
Chơi, hoạt động ở các góc 40 - 50 phút * Nội  dung:
- GPV: Gia đình, cô giáo, bác sỹ, cửa hàng thực phẩm
- GXD: Xây cửa hàng thực phẩm
- GTH: Vẽ, tô màu các nhóm thực phẩm
- GKP: chơi ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan
- GTN: Quan sát cách làm đất gieo hạt, chăm sóc cây
* Mục tiêu:
- Trẻ biết về nhóm chơi phân vai chơi lấy đồ chơi, Biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích trẻ biết chia sẻ cùng bạn chơi.
- Trẻ có kỹ năng lắp ghép, thể hiện vai chơi, vẽ, tô màu các nhóm thực phẩm
- Trẻ có ý thức khi hoạt động
- TCTV: lau lá, nhổ cỏ
Ăn trưa 60 - 70 phút - Trẻ kê bàn ăn,  rửa tay theo đúng quy trình không làm ướt quần áo
- Trò chuyện về các món ăn, không uống nước lã, ăn quà vặt ngoài đường liên quan
Ngủ trưa 140 -150 phút - Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt ,
- Thực hiện đúng quy định của giờ ngủ, không nghịch đc khi ngủ
Ăn bữa phụ 20 - 30 phút Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
Chơi, hoạt động theo ý thích 70 - 80 phút - HĐPAN:
- Thực hiện vở BLQVT
- Nêu gương cuối ngày
- TCM: Cướp cờ
- Học tiếng anh
- Nêu gương cuối ngày
 
Trả trẻ 60 - 70 phút                                                Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân                                                                     Trao đổi với phụ huynh v
         
Thời gian thực hiện chủ đề lớn: 4 tuần từ ngày 30/9 đến 25/10/2024
Tuần 7: Từ ngày 21 đến 25 tháng 10 năm 2024
*GV dạy chiều : Tạ Thị Ngọc Hà
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
trẻ soi gương để nhận ra cảm xúc của mình


 
* Tổ chức hoạt động
*Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường – Đi nhanh - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm – đi nhanh đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ
  *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 3lx8n
 *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng
  - Tập theo nhạc bài  Nào chúng ta cùng tập thể dục.  
Văn học
 Truyện: Câu chuyện của tay phải, tay trái
LQVT
Xác định vị trí của đồ vật phía phải, phía trái với  một vật làm chuẩn
 
Âm nhạc
 Biểu diễn: Bé tập đánh răng, đường và chân, gọi tên cảm xúc.
Nghe: Em là bông hồng nhỏ
      Tc: Tai ai tinh
 Thăm quan vườn rau
 dế, đém các bộ phạn trên cơ thể
 
 * Chuẩn bị
- Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ…
- Các loại hình, đồ chơi lắp ghép sỏi, cây xanh,
- Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán
- Tranh ảnh,lô tô về  nhóm thực phẩm , dụng  cụ chăm sóc cây  sóc câ

- chậu đất
* Tổ chức hoạt động:
- Cô cho trẻ hát “ mời bạn ăn” trò chuyện về các góc và nội dung các góc chơi
- Cô cho trẻ về góc chơi đã nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi không quăng ném đồ chơi,  nói đủ nghe cô đóng vai chơi cùng trẻ và gợi ý về sản phẩm góc PV có cửa hàng bán thực phẩm sạch
- Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan cửa hàng rau sạch tại góc PV, cho trẻ giới thiệu, thu dọn đdđc, VSCN

với bệnh tật Không nói chuyện, không  làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước,  lau mồm

 
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở băng hát ru cho trẻ nghe
- TCTV: quần ngắn, áo phông, mũ nón- 
bữa phụ
- Hoàn thiện vở tập tô a,â,ă
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
- HĐMT : Chơi trong ngôi nhà toán học của nàng bò Millie:
  Căn phòng: Lớn - vừa - nhỏ
- Nêu gương cuối ngày
- Làm đồ chơi nguyênn vật liệu thiên nhiên
- Chơi theo ý thích
-  Nêu gương cuối ngày, cuối tuần phát phiếu bé ngoan
 
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn
  Tình hình học tập, sức khỏe của trẻ

 
       
TUẦN 7
NHÁNH 4: BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHOẺ MẠNH
Thời gian thực hiện 1 tuần ( 21/10 - 25/10/2024)

Ngày dạy: Thứ 2/ 21/10/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
DD&SK: Nhận biệt, phân loại 4 nhóm thực phẩm
     I. Mục tiêu
     - Trẻ nhận biết các loại thực phẩm trong 4 nhóm thực phẩm (Chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và muối khoáng) biết ích lợi của chúng đối với sự phát triển của cơ thể. Trẻ biết phân loại các loại thực phẩm qua các trò chơi
     - Trẻ có kỹ năng quan sát, nhận biết, ghi nhớ có chủ định
     - Trẻ biết ăn uống đủ chất, ăn thực phẩm tươi ngon, sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
     II. Chuẩn bị
          1. Chuẩn bị của cô
     - Đồ dùng: 4 nhóm thực phẩm. Tạp dề của cô
     - Thiết bị: Máy tính, loa, máy chiếu, nhạc                                        
     2. Chuẩn bị của trẻ
     - Đồ dùng: Thực phẩm thuộc 4 nhóm, ghế, rổ, tạp dề, khay, mẹt
     - Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ.
     III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Xin chào các bé đến với chương trình “Vua đầu bếp nhí” dành cho các bạn nhỏ. Hôm nay chúng ta xin được chào đón các cô giáo là các thành viên trong BGK và các bạn trong đội đỏ, đội xanh và 1 tràng pháo tay thật lớn cho đội vàng...
  Đến với chương trình này các bạn sẽ phải trải qua 2 vòng   thi, sau 2 vòng thi đội nào có số hoa nhiều nhất sẽ là đội thắng cuộc.
Bây giờ là phần thi thứ 1 - Phần thi "Chiếc hộp kì lạ"
2.Trò chuyện về 4 nhóm thực phẩm
  Trong chiếc hộp kì lạ này có rất nhiều bí mật, và nhiệm vụ của chúng ta là phải khám phá tất cả các bí mật đó, cô sẽ giúp các con mở chiếc hộp đầu tiên.
* Chiếc hộp số 1:  Nhóm chất đạm
- Cho trẻ quan sát nhóm chất đạm
     + Các con vừa được xem những thực phẩm gì?
- Hỏi trẻ các món ăn đơn giản được chế biến từ những thực phẩm này.
     + Ăn các thực phẩm như thịt, cá, trứng, tôm cung cấp chất gì cho cơ thể?
     + Khi lựa chọn các thực phẩm chất đạm phải chú ý điều gì?
=> Đây là những thực phẩm thuộc nhóm chất đạm, ăn các thực phẩm này cung cấp chất đạm cho cơ thể, các thực phẩm này được chế biến thành nhiều món: luộc, xào, nấu canh, nướng, hấp, kho...
- Mở rộng: Ngoài những thực phẩm trên, nhóm chất đạm còn có các thực phẩm: Thịt gà, cua, ốc... Chúng ta phải ăn đa dạng các thực phẩm này để cơ thể phát triển khỏe mạnh, và nhóm thực phẩm giầu chất đạm chúng mình chỉ cần ăn vừa đủ.
- Đố các con biết câu đố về con gì?
" Chân gần đầu
Râu gần mắt l
Lưng còng co quắp
                                       Mà bơi rất tài"               Là con gì?
(Chơi trên máy)
* Chiếc hộp số 2: Nhóm vitamin và muối khoáng
- Cho trẻ xem hình ảnh một số loại rau, quả
  + Các con vừa được xem những thực phẩm gì?
- Hỏi trẻ các món ăn đơn giản được chế biến từ những thực phẩm này
  + Ăn các loại rau củ quả này cung cấp chất gì cho cơ thể?
=> Đây là những thực phẩm thuộc nhóm vitamin và muối khoáng, ăn các thực phẩm này cung cấp vitamin và muối khoáng cho cơ thể, giúp da dẻ hồng hào, mịn màng, sáng mắt. Các thực phẩm này có thể được chế biến thành nhiều món: luộc, xào, nấu canh...
- Mở rộng: Ngoài những thực phẩm trên còn có nhiều loại rau, củ, quả thuộc nhóm vitamin và muối khoáng như: Rau ngót, rau dền, quả cà chua, quả bưởi... các con phải ăn đa dạng các loại thức ăn của nhóm này và nhóm thực phẩm giầu chất vi ta min và muối khoáng chúng mình cần ăn đủ với nhu cầu cơ thể.
- Có rất nhiều bài hát nói về rau củ quả thuộc nhóm vitamin và muối khoáng đấy, trên đây cô có bài hát nói về quả bầu và quả bí, chúng mình cùng hưởng ứng theo bài hát nào.
- Cho trẻ hát, hưởng ứng theo bài hát "Bầu và bí"
*Chiếc hộp số 3: Nhóm chất béo
 - Cô xuất hiện hình ảnh dầu, mỡ, lạc, vừng
    + Cô có những thực phẩm gì đây? Mỡ, dầu ăn để làm gì? Lạc, vừng làm món gì?
  
   + Ăn những loại thực phẩm này cung cấp chất gì cho cơ thể?
=> Đây là những thực phẩm giàu chất béo, ăn các thực phảm này cung cấp chất béo cho cơ thể. Đây là nhóm thực phẩm cần ăn ít vì ăn nhiều sẽ gây bệnh béo phì, thừa cân.
-  Hãy tìm thực phẩm thuộc nhóm chất béo trên màn hình bằng cách kích chuột vào hình ảnh tương ứng? 1 trẻ chơi
(Chơi trên máy)
*Chiếc hộp số 4: Nhóm bột đường
    + Cô có những thực phẩm gì đây?
    + Gạo, ngô, khoai, sắn có thể chế biến thành những món gì?
   + Ăn những thức ăn này cung cấp chất gì cho cơ thể?
=> Đây là những thực phẩm thuộc nhóm bột đường, ăn những thực phẩm này cung cấp tinh bột và đường cho cơ thể, giúp làm tăng trí nhớ cho chúng mình họa giỏi, các thực phẩm này có thể chế biến được nhiều món: Cơm, xôi, khoai luộc, khoai rán, bánh rán...Các con nên ăn đa dạng các tp này và nhóm thực phẩm chất bột đường chúng mình chỉ cần ăn vừa đủ.
- Bằng nguyên liệu thuộc nhóm bột đường người ta đã làm ra bánh nường, các con sắp xếp các hình ảnh theo đúng quy trình làm bánh bằng cách kích chuột vào hình ảnh đó.
* Giới thiệu tháp dinh dưỡng"Các con vừa được khám phá những điều bí mật sau 4 ô cửa là những thực phẩm cần thiết cho cơ thể của chúng mình để biết được chế độ ăn uống hợp lý như thế nào các con hãy lắng nghe cô giới thiệu về tháp dinh dưỡng này nhé.
- Cho trẻ vận động bài Nào chúng ta cùng tập thể dục.
=> Phần thi thứ 1 đã hết ở phần thi này cô thấy các đội đều trả lời rất xuất xắc các câu hỏi, cô quyết định tặng cho mỗi đội 2 bông hoa.
3. Trò chơi
Và phần thi thứ 2 là phần thi "Thi xem đội nào nhanh" và cũng là phần thi cuối cùng.
-  Trước khi chơi các con chú ý lắng nghe cô nói cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Trong rổ của cô có rất nhiều các thực phẩm, nhiệm vụ của các con là đi theo đường hẹp lên chọn thực phẩm theo yêu cầu của cô để vào rổ của đội mình, thời gian là 1 bản nhạc.
+ Luật chơi: Mỗi bạn lên chơi chỉ được chọn 1 loại thực phẩm.
- Cô tổ chức cho trẻ. Trên nền nhạc bài " Mời bạn ăn"
- Sau mỗi lần chơi cô kiểm tra kết quả của trẻ, thưởng hoa cho các đội.
- Trong khi chơi cô bao quát động viên và khuyến khích trẻ chơi.
 * Các phần thi đã hết chúng ta cùng kiểm tra xem đội nào sẽ là đội thắng cuộc trong chương trình ngày hôm nay?
=> Cô kiểm tra số hoa của các đội và thưởng quà. Một tràng pháo tay thật lớn dành cho đội thắng cuộc ngày hôm nay.
 Chương trình " Món ăn mỗi ngày” dành cho các bạn nhỏ đến đây đã hết, kính chúc BGK sức khỏe, gđ hạnh phúc, chúc các bạn chăm ngoan học giỏi, xin chào và hẹn gặp lại lần sau.
 4.Kết thúc
 - Cho trẻ chào cô và đi ra ngoài

 

- Trẻ vỗ tay


- Trẻ lắng nghe




- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ quan sát
- Thịt, cá, trứng, tôm
- Thịt kho, tôm luộc, trứng rán, cá rán, cá kho...
- Chất đạm

- Thực phẩm tươi ngon không bị ôi thiu



- Lắng nghe





- Trẻ quan sát



- Trẻ chọn hình ảnh tương ứng.

- Trẻ quan sát
- Rau cải, cà rốt, bí, cam
- Rau luộc, bí đỏ xào, cà rốt làm mứt...
- Vitamin và muối khoáng


- Trẻ lắng nghe





- Trẻ quan sát






- Trẻ lắc lư theo nhạc

- Dầu, mỡ, lạc, vừng
- Dùng để xào, rán các thực phẩm. Gia vị làm nộm, giã nhỏ chấm xôi.
- Chất béo

- Lắng nghe



- Trẻ chơi


- Gạo, ngô, khoai, sắn
- Cơm, ngô, khoai, sắn luộc, bánh…
- Chất bột đường



- Trẻ lắng nghe




- Trẻ chơi






- Trẻ tập theo nhạc bài “Nào chúng ta cùng tập thể dục”







- Trẻ lắng nghe




- Trẻ chơi 1-2 lần




- Trẻ kiểm tra cùng cô


- Trẻ vỗ tay
 
_______________________________________

Ngày dạy: Thứ 3/22/10/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
KPXH: Bé lớn lên như thế nào
I. Mục tiêu
        - Trẻ biết được quá trình bé lớn lên theo trình tự thời gian (Từ trong bụng mẹ, mẹ sinh ra bé, biết lẫy, biết bò…) biết ích lợi của việc ăn ngủ, tập thể dục hợp lý đối với sức khỏe.
- Trẻ có khả năng quan sát, so sánh, trả lời rõ ràng mạch lạc, tự tin trước đám đông
        - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
 - Trang thiết bị:Hình ảnh trên vi tính, Hình ảnh bé trong bụng mẹ, bé sơ sinh, bé lẫy, bé bò, bé đi.
 2. Chuẩn bị của trẻ
- Mỗi  tổ 1 tờ giấy nền, 1 lọ keo, tranh quá trình phát triển của bé. Lô tô 4 nhóm thực phẩm
        - Tâm thế: Trẻ vui vẻ, thoải mái
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
- Cho trẻ hát và vận động bài Mời bạn ăn
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Các bạn trong bài hát mời nhau ăn món gì?

 + Khi ăn uống đủ chất cơ thế sẽ như thế nào? 
=> Chúng mình vừa cùng cô hát bài "Mời bạn ăn". Các bạn nhỏ trong bài hát mời bạn ăn thịt và rau...Ăn uống đủ chất cơ thể sẽ khỏe mạnh...Hôm nay cô và chúng mình sẽ cùng tìm hiểu qua hội thi "Chúng ta lớn lên như thế nào"
2  Chúng ta lớn lên như thế nào
* Phần thi thứ nhất:  Bé lớn lên như thế nào.
- Xuất hiện hình ảnh trên vi tính người mẹ mang thai
+ Đây là ai?
+ Các con thấy người mẹ này có gì đặc biệt?
=> Đây là hình ảnh người mẹ đang mang thai. Để người mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt người mẹ phải ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Hình ảnh bé sơ sinh
+ Các con có nhận xét gì về hình ảnh này?
=> Sau 9 tháng mang thai vất vẻ mẹ sinh ra em bé. Lúc này em chỉ biết nằm và cần đến sự quan tâm đặc biệt của mẹ, của những người thân trong gia đình.
- Hình  ảnh em bé đang bú mẹ
+ Em bé đang làm gì?
=> Ở giai đoạn này nguồn thức ăn chính của em bé là sữa mẹ. Đây là nguồn thứ ăn vừa tốt lại vệ sinh.
- Hình ảnh em bé lẫy, ngồi, đi
* Phần thi thứ 2: Thi xem đội nào nhanh
- Cô giáo có hình ảnh các giai đoạn phát triển của trẻ (mẹ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ biết lẫy, trẻ biết ngồi. trẻ biết đi nhiệm vụ của các đội là cắt dán hình ảnh theo thứ tự về sự phát triển của trẻ và gắn các số tăng dần tương ứng với sự phát triển của trẻ.
*Phần thi thứ  3 : Tìm hiểu về 4 nhóm thực phẩm
=> Chúng ta lớn lên là cả một quá trình khi sinh ra được bố mẹ, người thân quan tâm, yêu thương chăm sóc, Ngoài ra để lớn lên chúng ta cần phải ăn uống hợp lý, giữ gìn sức khỏe và cơ thể khỏe mạnh.
- Cô lần lượt xuất hiện hình ảnh 4 nhóm thực phẩm và hỏi trẻ đó là nhóm thực phẩm nào, trong nhóm thực phẩm đó có những thực phẩm gì? Khi ăn cung cấp chất gì cho cơ thể. Nhóm thực phẩm đó có tác dụng gì?
=> Cô củng cố lại câu trả lời của trẻ giáo dục trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, ích lợi của việc ăn ngủ, tập thể dục hợp lý đối vói sức khỏe
- Cho trẻ chọn 4 nhóm thực phẩm
3. Vận động: "Nào chúng ta cùng tập thể dục"
- Cô giới thiệu tên bài
- Cho cả lớp vận động cùng cô 2 lần
* Kết thúc :
- Trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
 

- Cả lớp hát 1 lần
- Mời bạn ăn
- Thịt, rau, trứng, đậu, cá tôm
- Mau lớn, khoẻ mạnh








- Trẻ chú ý nghe và đưa ý kiến cá nhân



- Trẻ quan sát nhận xét.
-2(3) trẻ trả lời



- Trẻ trả lời
- Cả lớp lắng nghe và thực hiện



- Trẻ quan sát
- Trẻ chơi theo tổ




- Trẻ lắng nhe



- Trẻ quan sát
- Cá nhân trẻ trả lời các trẻ khác nghe bổ sung



- Trẻ thưc hiện



-  Trẻ vận động
                                




Ngày dạy: Thứ 4/23/10/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
Văn học: Truyện: Câu chuyện của tay phải và tay trái
    I. Mục tiêu
    - Trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả, các nhân vật trong truyện. Hiểu nội dung câu chuyện: Biết được rằng tay nào cũng quan trọng như nhau, mỗi tay có một việc phù hợp, biết phối hợp nhịp nhàng hai tay thì việc gì cũng dễ làm và cần phải giúp đỡ nhau trong cuộc sống để cùng tiến bộ..
    - Trẻ nghe hiểu từ “lẳng lặng, buồn bã, sung sướng, cài nút”
    - Trẻ có kỹ năng quan sát và trả lời các câu hỏi của cô đưa ra theo nội dung câu chuyện. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
    - Trẻ hứng thú với những hình ảnh của câu truyện, trẻ thích thú tham gia học bài
    - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, biết lợi ích của đôi tay.
    II. Chuẩn bị
    1. Chuẩn bị của cô
    - Đồ dùng: Hình ảnh minh hoạ truyện, mô hình bằng rối dẹt
    - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu
    2. Chuẩn bị của trẻ
    - Đồ dùng: Bàn tay trái phải, keo, bảng, vòng...
         - Tâm thế: Trẻ thoải mái vui vẻ
    III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.Gợi mở, gây hứng thú
- Cho trẻ nhảy theo bài bingo asan
  + Các con phải làm gì khi vận động bài nhảy?
  + Tay phải thường làm công việc gì?
  + Tay trái thường làm công việc gì?
  + Tay trái hay tay phải quan trọng hơn?
=> Bàn tay làm được rất nhiều việc như múa, cầm, nắm, viết…và có 1 câu chuyện kể về sự cần thiết của cả 2 tay( tay trái và tay phải) để biết rõ hơn về nội dung câu chuyện các con cùng chú ý lắng nghe cô kể câu chuyện “Câu chuyện tay trái và tay phải" của tác giả Lý Thị Minh Hải nhé.
2. Kể chuyện cho trẻ nghe
- Cô kể lần 1: Kết hợp cử chỉ điệu bộ
+ Cô vừa kể cho cả lớp chúng mình nghe câu chuyện Chuyện của tay phải và tay trái của tác giả Lý Thị Minh Hải đấy
+ Câu chuyện kể về tay phải và tay trái cả hai tay đều rất quan trọng như nhau mỗi tay có một việc phù hợp biết phối hợp nhịp nhàng hai tay thì việc gì cũng dễ làm và cần phải giúp đỡ nhau trong cuộc sống để cùng nhau tiến bộ.
 - Cô kể lần 2: Kết hợp hình ảnh trên máy chiếu
3. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn
   + Cô vừa kể câu chuyện gì?

   + Trong câu chuyện có những ai?

   + Tay Phải và tay Trái là đôi bạn như thế nào?
   + Kể cho cô lời Tay Phải mắng tay Trái?
   + Tại sao tay Phải lại mắng tay Trái?

   + Khi bị mắng, Tay Trái cảm thấy sao?
   + Nếu con cũng bị mắng như bạn Tay trái con cảm thấy thế nào?
=> Tay phải vì Phải xách giỏ giúp mẹ, mệt quá nên đã mắng tay Trái vì tay Phải nghĩ tay Trái chẳng làm việc gì cả, tay Trái cảm thấy buồn bã, giận dỗi, không muốn giúp đỡ tay Phải nữa.
- Giải nghĩa từ: Buồn bã có nghĩa là tâm trạng và nét mặt trở nên rất buồn
- Từ “ Lẳng lặng” tức là im lặng, không nói gì đấy
- Trích : “Từ trước đến giờ…việc gì nữa”
   + Chuyện gì đã xảy ra khi Tay trái không còn giúp đỡ tay Phải?
   + Tay Phải có làm được tất cả mọi chuyện giống như mình nói không?
=> Khi đánh răng không cầm cốc được, nên đánh chậm và không sạch, không cài được khuy áo, không có tay giữ giấy.
- Giải nghĩa từ: Cài nút có nghĩa là cúc áo và khuy áo cài được vào với nhau
- Trích: “Rồi một buổi sáng…hậu quả như vậy đấy”
   + Khi tay Phải hối hận tay Phải đã nói gì với tay Trái?
    + Tay Trái đã nói gì?   
=> Tay phải cảm thấy rất ân hận, xin lỗi tay trái, nhận ra mình đã sai
- Giải nghĩa từ: Sung sướng có nghĩa là trạng thái vui vẻ, thích thú
- Trích : “ Sợ con người…chúng ta hoà nhé”
   + Khi cả 2 tay cùng làm việc, công việc đã được giải quyết như thế nào?
=> Khi cả 2 cùng chung tay đã làm được rất nhiều việc
- Trích: "Thế là tay trái, tay phải …nào làm được"
- Các bộ phận trên cơ thể của chúng ta đều quan trọng như nhau
  +  Để giữ gìn đôi tay thì chúng ta phải làm gì?
- Cho trẻ mô phỏng  thác tác rửa tay
  + Chúng ta phải làm gì để cơ thể luôn khỏe mạnh để bảo vệ các bộ phận cơ thể?
  + Vậy qua câu chuyện này chúng mình học được điều gì?
    => Trong cuộc sống hàng ngày các con phải biết tôn trọng, không coi thường người khác, biết đoàn kết  giúp đỡ mọi người trong mọi công việc và phải biết quý trọng bản thân giữ vệ sinh cá nhân, biết phối hợp đôi bàn tay để làm những công việc có ích nhé.
- Lần 3: Trẻ kể chuyện cùng cô. Cô kể bằng sa bàn rối dẹt.
4. Trò chơi: Đôi bàn tay đúng
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 3 tổ, trong rổ cô có những bàn tay trái và bàn tay phải cắt sẵn, khi có hiệu lệnh của cô các bạn đầu hàng lần lượt bật qua vòng lên chọn 1 bàn tay dán vào ô rồi chạy về cho bạn thứ 2 lên lấy bàn tay tiếp theo dán vào ô sao cho 2 bàn tay tạo thành đôi bàn tay đúng. Yêu cầu của đôi bàn tay đúng là phải có 2 bàn tay tay trái và tay phải, dán đôi bàn tay 2 ngón cái phải gần nhau.
- Luật chơi: Mỗi bạn lên chơi chỉ được lấy 1 bàn tay để dán, đôi tay nào dán không đúng hoặc không đủ thì sẽ không được tính, thời gian được tính là 1 bản nhạc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 lần
- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi
- Cô cho đại diện 3 tổ lên kiểm tra kết quả của tổ mình
- Cô nhận xét khen trẻ
* Kết thúc
- Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra ngoài chơi

- Cả lớp nhảy theo cô
- Dùng tay chân... 
- Cầm thìa, cầm cốc...
- Cầm bát, giữ giấy...
- Trẻ trả lời





- Trẻ chú ý lắng nghe









- Trẻ lắng nghe

- Câu chuyện của tay trái và tay phải
- Mẹ, bạn nhỏ, tay phải, tay trái
- Thân thiết
- Cậu thật là sướng...
- Nghĩ tay Trái không phải làm gì
- Buồn bã chẳng nói gì…








- Trẻ chú ý lắng nghe




- Đánh răng không sạch...

- Cậu giúp tớ với...






- Trẻ lắng nghe

- Năn nỉ tay Trái
- Trẻ trả lời




- Trẻ lắng nghe

- Nhanh chóng, gọn gàng


- Trẻ lắng nghe

- Rửa tay sạch sẽ…

- Tắm rửa, vệ sinh cơ thể...

- Trẻ trả lời





- Trẻ lắng nghe


- Trẻ lắng nghe













- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ kiểm tra

- Trẻ ra chơi
______________________________________

Ngày dạy: Thứ 5/24/10/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
LQVT: Xác định vị trí của đồ vật (phía phải, phía trái) với 1 vật làm chuẩn
       I. Mục tiêu
- Trẻ xác định vị trí của đồ vật (phía phải, phía trái ) so với 1 vật làm chuẩn
- Trẻ có khả năng sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn, trẻ biết định hướng trong không gian
        - Trẻ có nề nếp trong giờ học, có ý thức học bài.
        II Chuẩn bị
        1. Chuẩn bị của cô
        - Đồ dùng: Các đồ vật, đồ chơi trong lớp: Gấu, búp bê, mèo
        2. Chuẩn bị của trẻ 
         - Đồ dùng : Mỗi cháu 1 đồ chơi khối gỗ
         - Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ
         III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát Cái mũi
+ Bài hát nói về bộ phận nào trên cơ thể?
+ Con hãy kể về các bộ phận trên cơ thể?    
+ Muốn các bộ phận luôn khỏe mạnh phải làm thế nào?
=> Cô giáo dục trẻ có ý thức giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chăm tập thể dục, ăn uống đầy đủ… để có một cơ thể khỏe mạnh
2.Ôn xác định phía phải – phía trái, phía trên- phía dưới của bản thân.
*Trò chơi: Dấu tay
- Trước khi vào giờ học cô muốn cho các con tham gia vào một trò chơi. Đó là trò chơi “ Dấu tay”
+ Cô nói: Tay đâu, tay đâu
+ Cô nói: Dấu tay, dấu tay
+ Cô:  Dấu tay ở phía phải
           Dấu tay ở phía trái
           Dấu tay ở phía trên
           Dấu tay ở phía dưới
Phía sau các con cô đã đặt một rổ đồ chơi. Các con lấy xem đó là đồ chơi gì nào?
+ Các con đặt đồ chơi phía trước nào.
+ Các con làm nhanh theo cô nhé: Phía phải, phía trái, phía trên, phía dưới  Chơi 2-3 lần (Hiệu lệnh tăng nhanh dần và xen kẽ nhau)
3. Xác định vị trí của đồ vật (phía phải, phía trái ) so với 1 vật làm chuẩn
- Có tiếng gõ cửa : Cốc, cốc, cốc
+ Các con có nghe thấy tiếng gì không?
+ Đó là tiếng gõ cửa lớp mình đấy. Cô sẽ ra mở cửa xem ai đến thăm lớp mình nhé!
+ Ai đến thăm lớp mình đây các con?
+ Chúng mình cùng chào bạn thỏ nào!
+ Bạn thỏ đi đâu vậy?
+ Tôi đi học
+ Bây giờ các con quan sát xem khi đi học bạn thỏ chuẩn bị những gì? Cô gợi ý phía trên đầu bạn thỏ có gì nào?
+ Phía phải bạn cầm đồ gì?
+ Phía trái bạn mang thêm gì?
- Các con rất giỏi. Đã đến giờ bạn Thỏ đi học rồi. Các con cùng chào tạm biệt bạn Thỏ.
- Cô thấy lớp mình học rất giỏi cô có một điều bất ngờ muốn giành cho lớp mình. Các con có muốn biết điều bất ngờ đó là gì không?
+ Cô đưa bạn Búp bê và chào. “ Chào các bạn, các bạn có biết tôi là ai không? Tôi thường vẽ ra những bức tranh đẹp và mọi người thường gọi tôi là họa sỹ đấy”.
+ Chúng mình cùng chào Búp bê nào.
+ Bạn Búp bê rất muốn chơi một trò chơi với lớp mình. Các con có muốn tham gia chơi không?
+ Các con hãy cùng tham gia vào trò chơi “Trốn tìm” nhé.
+ Trời tối rồi. Các con hãy nhắm mắt lại và tìm xem Búp bê  trốn ở đâu nhé.
+ Trời sáng rồi. Hãy tìm thật nhanh xem Búp bê trốn ở đâu nào. Nói thật to phía Búp bê trốn nhé!
( Cô cho bạn búp bê trốn phía phải của cô, phía trái của chiếc bàn).
+ Để biết được búp bê có phải trốn sau lưng cô hay không. Các con hãy gọi thật to “ Búp bê ơi ra đây nào”  
( Gọi 2 lần).
+ Cô đóng vai búp bê: Các bạn thật là giỏi đã tìm được các vị trí tôi trốn. Đã đến giờ tôi phải về làm việc rồi. Trước khi về tôi muốn tặng các bạn một bức tranh. Tạm biệt các bạn nhé!
+ Các con cùng tạm biệt búp bê nào.
- Đây là bức tranh búp bê đã vẽ tặng lớp mình. Các con cùng quan sát thật kỹ bức tranh nhé.
+ Cô cất bức tranh đi.
+ Các con thử nhớ lại xem trong bức tranh có gì nào?( Cô gợi ý các phía phải - trái cho trẻ kể)
+ Cô cho trẻ quan sát lại bức tranh và củng cố lại: Trong bức tranh vẽ phía phải của chiếc bàn có chú mèo, phía trái của chiếc bàn có cái ghế.
+ Vừa rồi các con đã được gặp bạn Thỏ và bạn búp bê rồi. Bây giờ các con cùng xem vị khách mời đặc biệt trong ngày hôm nay của chúng ta là ai nhé!
+ Cô gọi cho 3 trẻ đóng vai: Mèo, chuột, thỏ
+ Các con có biết đây là ai không?( Cô chỉ vào từng người cho trẻ nói).
+ 3 bạn sẽ có một trò chơi nhỏ thử tài thông minh của lớp mình. Các con có sẵn sàng tham gia chơi không?
- Các bạn hãy xếp hàng ngang
+ Đố các bạn ai đứng phía phải bạn mèo?
+ Ai đứng phía trái bạn mèo?
+ Bạn mèo đứng phía phải ai?
+ Chuột đứng phía trái ai?
4. Luyện tập:
*Trò chơi: Những chú chim thông minh
- Giới thiệu tên trò chơi: “ Những chú chim thông minh”
- Cách chơi: Cô đóng vai chim mẹ, các con là chim con. Các con hãy cùng cô vận động và hát theo bài hát “ Chim mẹ, chim con”. Khi kết thúc bài hát chim mẹ gọi những chú chim con đứng về phía nào thì các chú chim bay thật nhanh về phía đó nhé.
- Luật chơi: Nếu chú chim nào thực hiện sai thì sẽ phạt nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi: + Đứng về phía trái cô
                                      + Đứng về phía phải cô.                                
- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần
- Sau mỗi lần chơi, cô nhận xét, động viên khen trẻ
* Kết thúc:  Cô cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng

- Trẻ hát
- Cái mũi
- Trẻ kể
- Ăn uống đủ chất....


- Lắng nghe



- Trẻ chơi theo yêu cầu
- Tay đây, tay đây- giơ hai tay về phía trước
- Dấu đâu, dấu đâu?
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.



- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu




- Trẻ trả lời
- Có ạ
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Bạn thỏ

- Trẻ  thực hiện theo yêu cầu


- Trẻ lắng nghe
- Cái bút
- Quyển vở








- Chào bạn búp bê


- Trẻ chơi





- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô

- Trẻ gọi





- Tạm biệt búp bê



- Trẻ nhớ và trả lời






- Trẻ thực hiện




- có ạ

- Thỏ
- Chuột
- Thỏ
- Mèo




- Trẻ lắng nghe







-Trẻ chơi

- Trẻ ra chơi nhẹ nhàng
_____________________________________
Ngày dạy: Thứ 6/25/10/2024     
                                                         HOẠT ĐỘNG HỌC
         Âm nhạc: NDTT: BD: Bé tập đánh răng, Đường và chân,
Gọi tên cảm xúc.
           NDTH: Nghe hát: Em là bông hồng nhỏ
                        Trò chơi: Tai ai tinh
         I. Mục tiêu
- Trẻ có  kỹ năng hát, vỗ tay theo tiết tấu chậm bài: vì sao con mèo rửa mặt, đường và chân, múa bài mời bạn ăn.
- Trẻ biết biểu diễn các bài: vỗ tay theo tiết tấu chậm bài: vì sao con mèo rửa mặt, đường và chân, múa bài mời bạn ăn. Trẻ thích nghe cô hát và hư­ởng ứng cùng cô bài hát : Em là bông hồng nhỏ, biết chơi trò chơi âm nhạc : Tai ai tinh
- Trẻ vui vẻ có hứng thú biểu diễn.
        II. Chuẩn bị
        1.Chuẩn bị của cô
 - Thiết bị: Một số dụng cụ âm nhạc
 - Đồ dùng: Hình ảnh đồ dùng gia đình, thành viên trong gia đình
        2.Chuẩn bị của trẻ 
 - Tâm thế: Trẻ thoải mái vui vẻ
        III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
   1.Gợi mở giới thiệu bài
 - Cho trẻ ngồi quanh cô:
     + Cho trẻ kể về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
     + Hàng ngày con thường làm gì để tăng cường sức khoẻ. 
  - Cho trẻ xem hình ảnh về 4 nhóm thực phẩm.
=> Hôm nay cô con mình cùng biểu diễn một số tiết mục văn nghệ về chủ đề bản thân nhé!
2. Biểu diễn: Bé tập đánh răng, Đường và chân, Gọi tên cảm xúc.
* Bài: “Bé tập đánh răng”
- Mở đầu chương trình là bài hát “Bé tập đánh răng” của nhạc sĩ : Hoài An do tập thể lớp lớn A thể hiện.
(cả lớp hát)
- Tiếp theo là phần trình bày vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát: “Bé tập đánh răng”của tốp ca
- Mời 1 ca nhí nhí thể hiện bài hát này
* Bài hát: “Gọi tên cảm xúc”
- Khi buồn thì mưa sẽ rơi, khi vui thì nắng lên và khi giận dữ thì có sấm sét. Đó chính là nội dung bài hát Gọi tên cảm xúc dưới sự thể hiện của các bạn nhỏ
- Để bài hát hay hơn mời nhóm lên múa minh hoạ bài hát
- Cô cho trẻ hát theo tổ, 2 nhóm, 2 cá nhân
* Bài hát: Đường và chân
Có một bài hát nói về đôi bạn thân cùng theo nhau đi chơi, đi học. Đó là bài gì?
- Cho cả lớp hát vận động
- Nhóm trẻ thể hiện (2 nhóm)
- 3 tổ luân phiên biểu diễn
 3. Nghe hát:  Em là bông hồng nhỏ
- Để góp vui cho buổi văn nghệ hôm nay cô giáo sẽ biểu diễn với tiết mục múa “Em là bông hồng nhỏ”
- Cô hát lần 1 thể hiện tình cảm bài hát
- Lần 2 cô hát và minh hoạ bài hát.
- Cô mở nhạc trẻ hưởng ứng cùng cô
4. Trò chơi :Tai ai tinh
 - Để buổi văn nghệ hôm nay thêm vui cô và các con cùng chơi trò chơi: Tai ai tinh
-   Cách chơi: Cô để dụng cụ âm nhạc trong chiếc hộp bí mật, cho trẻ nghe âm thanh của dụng cụ âm nhạc, cả lớp đoán tên, cô hỏi cá nhân hoặc từng nhóm đó là âm thanh của dụng cụ gì. Cô lấy dụng cụ âm nhạc ra khỏi chiếc hộp bí mật để trẻ biết trẻ đoán đúng hay sai
+ Cô dùng dụng cụ âm nhạc, gõ 1 loại tiết tấu bất kỳ, cô gọi 2, 3 trẻ lên thể hiện lại tiết tấu trẻ vừa lắng nghe
- Luật chơi: Bạn nào đoán đúng tên dụng cụ âm nhạc và thể hiện lại đúng tiết tấu cô giáo yêu cầu sẽ là người thắng cuộc. Bạn nào đoán không đúng hoặc thể hiện tiết tấu sai sẽ phải hát một bài hát.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô động viên khuyến khích trẻ
*Kết thúc:
- Cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng


- Cả nhân  trả lời
- Cá nhân trẻ kể các bạn bổ sung ý kiến

- Trẻ quan sát trả lời câu hỏi của cô




- Cả lớp hát 2 lần


- 5 trẻ biểu diễn



- Cả lớp  lần

- Trẻ thể hiện


- Đường và chân


- Trẻ hát



- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hưởng ứng cùng cô













- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi 3-4 lần


- Trẻ ra chơi

ĐÓNG CHỦ ĐỀ
- Đàm thoại với trẻ về chủ đề vừa học
- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ, hát múa những bài có liên quan đến chủ đề
  Hát và vận động bài " Đường và chân, Bé tập đánh răng, Gọi tên cảm xúc.
- Trò chuyện ngắn gọn với trẻ những gì trẻ làm được
- Cho trẻ xem sản phẩm trẻ đã làm được
- Giới thiệu chủ đề mới " Gia đình " Cô cùng trẻ sẽ trang trí và trưng bày ảnh của gia đình bé lên tường, cho trẻ đến và nhận xem ảnh nào là của gia đình mình
       - Cho trẻ tự giới thiệu về gia đình mình

                    







    

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây