Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | |
Đón trẻ |
80 – 90 phút | - Cô giáo đón trẻ, trẻ cất đồ dùng cá nhân, trò chuyện về công việc hàng ngày - Trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể, cách chăm sóc, gữi vệ sinh - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
||
Thể dục sáng |
* Nội dung - HH: Hít vào thở ra - Tay: Đưa 2 tay lên cao sang 2 bên - Bụng: Quay sang trái sang phải kết hợp tay chống hông - Chân: Nhảy lên phía trước |
* Mục tiêu - Trẻ biết thực hiện đúng các động tác của bài thể dục: Hô hấp, tay, bụng, chân theo nhạc - Trẻ có ý thức trong tập luyện cùng cô theo nhịp đếm theo nhạc * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
||
Hoạt động học | 30 – 40 phút | Thể dục Đi khuỵu gối Bật liên tục vào vòng |
KPKH Khám phá các giác quan (5E) |
|
HĐ chơi ngoài trời | 30 – 40 phút | - Quan sát cách làm đất gieo hạt, Cây cỏ kẻ, hoa dừa, trải Nghiệm mặc quần áo - Trò chơi: Cắp cua bỏ giỏ, Dung dăng dung dẻ, bỏ lá, bịt mắt đá bóng, kéo - Chơi theo ý thích: |
||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - GPV: Bác sĩ, gia đình, bán hàng . - GXD: Lắp ráp, xếp nhà, xây hàng rào - GTH: Vẽ, nặn, cắt dán hình các bộ phận cơ thể, bạn tập thể dục GKP: chơi ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan - GST: Xem tranh ảnh về cơ thể bé Chơi làm anbum, in hình chữ cái Tô nối các nét chữ a, ă, â |
* Mục tiêu: - Trẻ biết phân vai chơi, thể hiện vai chơi.Biết sử dụng đồ chơi để xây lắp ghép nhà, trẻ biết chia sẻ cùng bạn chơi. - Trẻ có kỹ năng lắp ghép, thể hiện vai chơi, vẽ, nặn, cắt, dán các bộ phận - Trẻ có ý thức khi hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của mình - TCTV: Quyển truyện tranh |
|
Ăn trưa | 60 - 70 phút | -Trẻ kê bàn ăn, rửa tay theo đúng quy trình, khi rửa tay không vẩy nước ra - Cô giáo giới thiệu món ăn, cô động viên trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn không - Trò chuyện về các món ăn, không uống nước lã, ăn quà vặt ngoài đường |
||
Ngủ trưa | 140 -150 phút | - Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt , - Thực hiện đúng quy định của giờ ngủ, không nghịch khi ngủ - Dạy kỹ năng sống , cài cởi cúc, kéo khoá |
||
Ăn bữa phụ | 20 - 30 phút | H Đ vệ sinh cá nhân: Thực hành mô phỏng đánh răng, thực hành rửa mặt |
||
Chơi, hoạt động theo ý thích | 70 - 80 phút | - HĐPAN: Dạy trẻ xướng âm bài Mời bạn ăn - Dạy đọc thơ: Tay ngoan - Nêu gương cuối ngày |
- Học tiếng anh - TCM: Thi đi nhanh - Nêu gương cuối ngày |
|
Trả trẻ | 60 – 70 phút |
Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân Trao đổi với phụ huynh về | ||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
của trẻ khi đến lớp, ở nhà. |
|||
* Tổ chức hoạt động *Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - Đi nhanh - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi nhanh đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 3lần x 8 nhịp *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - Tập theo nhạc bài Mời bạn ăn |
|||
LQCC Làm quen chữ a, ă, â |
Tạo hình Vẽ bạn trai bạn gái (đề tài) |
Âm nhạc NDTT: NH Chiếc bụng đói NDKH VT TTC:Đường và chân TC: NgheTT tìm đồ vật |
|
Cưa lừa xẻ, Ai nhanh nhất |
|||
* Chuẩn bị - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ - Các loại hình, đồ chơi lắp ghép sỏi.. - Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán. - Tranh, ảnh, sách truyện về cơ thể bé. - Nét chữ cái |
* Tổ chức hoạt động : - Cô tập trung trẻ cho trẻ nói nhanh các góc đã thực hiện trong chủ đề cùng thảo luận nhanh đưa ra những góc chơi phù hợp. - Cô cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ gài thẻ, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc, cô gợi ý cho trẻ sản phẩm của góc ST làm anbum cơ thể bé, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi, trẻ biết chơi đoàn kết, không quăng ném đồ chơi đồ dùng. - Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan bộ sưu tập cơ thể bé tại góc sách, cho trẻ tự giới thiệu, cô động viên trẻ, cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi, vệ sinh cá nhân rửa tay |
||
, ngoài không ướt áo, quần, nói chuyện, không làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước, lau mồm |
|||
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở băng hát ru cho trẻ nghe |
|||
Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn bữa phụ |
|||
- Dạy Làm tóc cho búp bê, làm búp bê tử quả cầu, làm ình người từ rơm. - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Học tiếng anh - HĐMT: Chơi trong ngôi nhà khoa học của Sammy. Căn phòng: Cỗ máy thời tiết - Chơi trong căn phòng: Truy tìm kẹo hình đậu - Nêu gương cuối ngày |
- Dạy trẻ chơi phân nhóm bốn loại TP - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày, cuối tuần phát phiếu bé ngoan |
|
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn Tình hình học tập, sức khỏe của trẻ |
|||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề + Con đang học chủ đề gì? + Trên cơ thể các con có những bộ phận gì? + Để cơ thể cho khỏe mạnh các con phải như thế nào? =>Để cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối thì phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và chăm luyện tập thể dục, hôm nay cô giới thiệu bài thể dục Bật liên tục vào vòng, đi khụyu gối 2. Khởi động - Cho trẻ đi các kiểu đi, theo đội hình vòng tròn: Đi thường, đi bằng gót chân đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, chạy chậm,chạy nhanh, chạy chậm, đi thường chuyển về đội hình 3 hàng ngang. 3. Trọng động - Đội hình hai hàng dọc, điểm số 1, 2 tách thành 4 hàng dọc a. Bài tập phát triển chung: + Tay: Đưa 2 tay lên cao, sang 2 bên + Bụng: Quay sang trái sang phải kết hợp tay chống hông + Chân: Nhảy lên về phía trước b. Vận động cơ bản: Cô giới thiệu tên bài: Đi khuỵu gối, bật liên tục vào 5 vòng - Tập mẫu: + Cho 2 trẻ lên tập mẫu + Lần 1: cô tập mẫu + Lần 2: Cô tập lại kết hợp giải thích: Tư thế chuẩn bị: đứng trước vạch xuất phát hai tay chống hông, 2 chân nhún, khi có hiệu lệnh cô bật về phía trước tiếp đất bằng 2 nửa bàn chân trên.(bật liên tục vào 5 vòng). Sau đó đi thường đến vạch chuẩn đi khuỵu gối, khi đi người hơi khom, đầu gối hơi khuỵu xuống, phải vung tay để giữ thăng bằng trong lúc đi. Đi xong về cuối hàng đứng - Trẻ thực hiện: + Cô lần lượt cho trẻ thực hiện. + Cho trẻ tập theo nhóm .(Cô bao quát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ ) - Cho 2 tổ bật thi đua nhau. - Củng cố: cho 1 (2) trẻ tập lại. 4. Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân tập 5. Kết thúc: - Cho trẻ thu dọn đồ dùng và chuyển hoạt động |
- Cơ thể kỳ diệu của bé -Tay, chân, mặt, mũi.. - Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và chăm tập thể dục... - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô - Trẻ tập cùng cô - 3lần x 8 nhịp - 3lần x 8 nhịp - 4lần x 8 nhịp - Trẻ quan sát - Trẻ nghe hướng dẫn - 2 Trẻ tập - Mỗi lần 2 trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ đi nhẹ nhàng |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gắn kết - Cho trẻ nhảy theo vũ điệu rửa tay + Các con vừa được rửa tay con thấy bàn tay của mình đã sạch chưa? + Vì sao con biết bàn tay của mình đã sạch ? + Con sử dụng giác quan nào? + Ngoài ra con còn biết trên cơ thể chúng ta có những giác quan nào? Bạn nào biết chia sẻ với cô và với các bạn? - Cô cho trẻ chỉ tay vào các bộ phận đọc tương ứng với các giác quan - Cô chia lớp thành 3 nhóm. Cô hỗ trợ trẻ phân công nhiệm vụ để trẻ khám phá về các giác quan 2. Khám phá - Cô đưa ra những đồ dùng và hỏi trẻ + Buổi khám phá về các giác quan hôm nay chúng ta cần có những đồ dùng, dụng cụ gì? - Cô chia lớp thành 3 nhóm, cho mỗi nhóm lên lấy 2 hình ảnh bộ phận của giác quan, các đồ dùng, đồ chơi, nước ép cho trẻ trải nghiệm khám phá. Sau đó, yêu cầu trẻ tìm ra điểm khác biệt giữa chúng. - Cả 3 nhóm cùng thực hành khám phá giác quan - Cô đi bao quát hỗ trợ các nhóm trong quá trình các nhóm khám phá. * Nhóm khám phá thị giác, thính giác: + Nhóm con đang khám phá giác quan nào? + Con đã quan sát được những gì? + Cho trẻ nghe các đoạn âm thanh rồi hỏi trẻ nhạc cụ tạo ra âm thanh đó + Con đã quan sát được những gì? Con đã nhờ giác quan nào để nghe được tiếng xắc xô? + Vì sao con lại biết ? vì sao con nhìn thấy được mọi thứ xung quanh con? * Nhóm khám phá vị giác, khứu giác: + Đây là những bộ phận gì? thuộc giác quan nào? - Cô cho trẻ nếm thử vị của các loại nước cam, sữa, nước chanh cô hỏi trẻ + Con vừa nếm vị của những loại nước nào? + Con khám phá được những gì về vị giác? + Vì sao con biết vị của các loại nước ép? + Con làm thế nào để biết mùi của những loại nước này? * Nhóm khám phá xúc giác: - Cô cho trẻ sờ tay vào chai nước nóng và chai nước lạnh + Con cảm thấy như thế nào? + Vì sao con biết nước nóng và nước lạnh khi sờ tay vào chai nước? + Nếu tay con vẫn cầm chai nước nóng điều gì sẽ xảy ra? - - Cô cho trẻ mang các hình ảnh về các giác quan lên trưng bày - - Các nhóm vừa được khám phá các giác quan, cô mời các con về chỗ ngồi để cùng chia sẻ về các giác quan cùng nhóm của ban. 3. Giải thích - Cô mời các nhóm chia sẻ về kết quả khám phá từ trải nghiệm với các giác quan và khám phá các giác quan - Cô lắng nghe ý kiến chia sẻ của trẻ. - Cô hỏi ý kiến của các nhóm còn lại về chia sẻ của nhóm bạn + Con biết gì về các giác quan như thị giác, xúc giác? + Con dựa vào đâu để đoán được ly nước vừa uống là nước chanh mà không phải nước cam? + Muốn cho các giác quan và các bộ phận luôn khoẻ mạnh các con phải làm gì? - Cho 2 trẻ lên giới thiệu cách bảo vệ các giác quan và cơ thể của mình. => Muốn cho cơ thể khoẻ mạnh các con phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao 4. Áp dụng - Cô chia trẻ làm 3 nhóm chơi cho trẻ lên lấy đồ dùng và thực hành theo yêu cầu của cô - Nhóm 1: Vẽ tranh theo ý thích của trẻ - Nhóm 2: Pha nước chanh - Nhóm 3: Làm hộp sưởi ấm - Cô cho trẻ lấy đồ dùng về và thực hiện, cô bao quát khuyến khích trẻ - Cho trẻ mang sản phẩm của mình lên trưng bày 5. Đánh giá - Cho trẻ lên trình bày ý tưởng và sản phẩm của mình - Theo con những sản phẩm này sẽ sử dụng giác quan nào để kiểm tra? Chúng mình cùng kiểm tra. + Con đã làm như thế nào? - Cô nhận xét tuyên dương trẻ 5. Kết thúc: - Cho trẻ thu dọn đồ dùng, chuyển hoạt động. |
- Cả lớp nhảy cùng cô 1 lần - Trẻ trả lời - Con nhìn thấy - Trẻ trả lời - Trẻ cùng chia sẻ - Trẻ nhắc lại cùng cô - Trẻ tự nhận về các nhóm, các thành viên hội ý tự phân công nhiệm vụ - Trẻ kể - Trẻ khám phá - Thị giác, thính giác - Trẻ kể - Con được nghe, nhìn... - Thính giác - Lưỡi, mũi... -Trẻ thực hiện theo yêu cầu - Nếm được mùi vị của các món ăn - Con ngửi mùi của nó - Nước nóng, nước lạnh - Do da tiếp xúc với vỏ chai - Bị bỏng - Trẻ thực hiện - Trẻ chia sẻ - Mắt là thị giác, da là xúc giác... -Ngửi, nếm cả 2 ly nước - Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên tập thể thao. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lấy đồ -Trẻ thực hiện - Trẻ trưng bày - Trẻ trình bày - Trẻ trả lời - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Cho trẻ chơi trò chơi “ Dấu tay” + Các con vừa được chơi trò chơi với bộ phận nào trên cơ thể ? + Bàn tay làm được những gì ? =>Bàn tay rất quan trọng dùng để mặc quần áo, để viết ,vẽ….vì vậy các con phải luôn giữ tay sạch sẽ, khi tay bẩn phải rửa tay 2.Làm quen chữ cái a, ă, â. * Làm quen chữ cái '' a '' - Cô dẫn dắt xuất hiện hình ảnh bàn tay giới thiệu từ bàn tay - Cô cho trẻ đọc từ Bàn tay - Cô ghép từ Bàn tay cho trẻ quan sát so sánh từ ghép với Bàn tay ở trên - Cho trẻ đọc từ vừa ghép Bàn tay - Cô cho trẻ lên chỉ chữ cái đã học '' ô '' - Giới thiệu chữ mới '' a ''Cô phát âm mẫu '' a '' ( 3 lần ) - - Cô cho trẻ phát âm: cả lớp, tổ, cá nhân. - Cô cho trẻ nói đặc điểm của chữ '' a '' => Chữ '' a '' gồm 1 nét cong tròn khép kín và một nét sổ thẳng phía bên phải - Giới thiệu chữ a in thường, viết thường, in hoa * Làm quen chữ cái '' ă '' - Cô dẫn dắt giới thiệu Hát bài Tập rửa mặt - Cho cả lớp trẻ hát Tập rửa mặt + Các con rửa mặt thế nào ?( Cho trẻ mô phỏng) => Cô củng cố, giáo dục trẻ rửa mặt để khuôn mặt sạch sẽ - Cô giới thiệu hình ảnh, từ Bé tập rửa mặt - Cho trẻ đọc từ, cô ghép từ cho trẻ đọc từ vừa ghép, cho trẻ chỉ 2 chữ cái giống nhau, giới thiệu chữ mới , phát âm.... - Cho trẻ nhận xét đặc điểm của chữ '' ă '' => Chữ '' ă '' gồm một nét cong tròn khép kín một nét sổ thẳng phía bên phải và một dấu mũ cong lên - Cô gắn các nét chữ '' ă '' lên bảng * Làm quen chữ '' â '' - Các con biết gữi gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ ngoài ra giúp bố mẹ làm những công việc vừa sức - Cô xuất hiện hình ảnh Bé rửa ấm chén - Cho trẻ đọc từ, ghép từ, đọc từ vừa ghép, chỉ chữ cái ở vị trí thứ 6 từ trái sang, giới thiệu chữ mới , phát âm... ( tương tự như với chữ '' ă '' ) - Cho trẻ nhận xét đặc điểm của chữ '' â '' => Chữ '' â '' gồm một nét cong tròn khép kín một nét sổ thẳng phía bên phải và một dấu mũ úp xuống - Cô cho trẻ quan sát nét chữ 3. So sánh chữ a, ă, â - Cô cài thẻ chữ a, ă, â lên bảng cho trẻ phát âm - Chữ a, ă, â giống nhau ở điểm nào? => Chữ a, ă, â giống nhau đều có một nét cong tròn khép kín, một nét sổ thẳng phía bên phải - Chữ '' a '' và chữ '' ă '', chữ '' â '', khác nhau: Chữ ''a'' không có dấu, chữ ''ă '' và chữ ''â '' có dấu nhưng dấu của chữ '' ă '' cong lên, còn dấu của chữ ''â '' úp xuống 4 Trò chơi: * Trò chơi Tìm chữ theo hiệu lệnh - Cô phát âm ( nói đặc điểm ) chữ trẻ chọn chữ theo hiệu lệnh của cô giơ lên Chơi 4-5 lần - Cô sửa sai, động viên khuyến khích trẻ * Trò chơi Về đúng nhà - Cô giáo nói cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi - Cô nhận xét sau khi chơi. 5. Kết thúc: - Cho trẻ thu dọn đồ dùng, chuyển hoạt động. |
- Cả lớp chơi 1 lần - Chơi dấu tay - Xúc cơm, viết, vẽ - Cả lớp đọc 1 lần - Trẻ quan sát - Cả lớp đọc 1 lần - 1(2) trẻ - Trẻ quan sát - Trẻ thực hiện theo yêu cầu - 2 trẻ - Trẻ quan sát - 1 lần - 1( 2 )trẻ trả lời, Cả lớp làm động tác rửa mặt - Trẻ chú ý quan sát, thực hiện theo yêu cầu - 1(2) trẻ nhận xét - Trẻ chú ý nghe, nói đặc điểm chữ - Trẻ chú quan sát, thực hiện theo yêu cầu - 1, 2 trẻ - Trẻ chú ý nghe, nhắc lại đặc điểm chữ - 2,3 lần - Trẻ tự do nhận xét - Trẻ chú ý nghe - 2 trẻ nhận xét - Trẻ chú ý nghe -Trẻ thực hiện theo yêu cầu - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở giới thiệu bài - Cô cho trẻ hát bài: "Tìm bạn thân". + Các con vừa hát bài hát gì? + Con có bạn thân không?bạn thân của con là bạn nào? + Bạn thân của con là bạn trai hay bạn gái? + Cô cho 1cặp bạn trai, bạn gái lên tự giới thiệu. - Cho trẻ so sánh bạn trai và bạn gái đưa ra những điểm khác nhau giữa bạn trai và bạn gái. - Giáo dục trẻ biết yêu thương, giúp đỡ, đoàn kết với các bạn 2. Quan sát thảo luận * Cho trẻ quan sát tranh: - Tranh 1: Tranh vẽ bạn gái + Cho trẻ nhận xét tranh + Tranh vẽ về ai? + Tại sao con biết đó là tranh vẽ về bạn gái? + Tóc của bạn như thế nào? + Bạn mặc váy màu gì? + Váy của bạn được trang trí như thế nào? => Đây là tranh vẽ về bạn gái, bạn có mái tóc dài, buộc nơ, bạn đi giày màu đỏ, mặc váy màu hồng, váy có trang trí hoa rất xinh. - Tranh 2: Tranh vẽ bạn trai + Các con có nhận xét gì về bức tranh? + Tranh vẽ về ai? Cô tô màu như thế nào? + Vì sao con biết đó là tranh vẽ về bạn trai? + Bạn có mái tóc như thế nào? + Bạn trai mặc quần áo màu gì? + Cô vẽ bố cục bức tranh như thế nào? => Đây là tranh vẽ về bạn trai, bạn trai có mái tóc ngắn, tóc màu đen, bạn mặc bộ quần áo màu xanh, đi giày màu tím. *Trẻ nêu ý định: + Con định vẽ về bạn nào trong lớp? + Bạn là bạn trai hay bạn gái? + Con vẽ bạn đó như thế nào? + Con định tô màu gì? - Cô gợi ý giúp trẻ chọn đề tài, củng cố các ý tưởng trẻ 3. Trẻ thực hiện - Cô hướng dẫn trẻ cách bố cục hình trên giấy, tư thế ngồi, cách cầm bút - Cho trẻ thực hiện, cô bao quát, động viên, hướng dẫn trẻ 4. Nhận xét sản phẩm - Cô giáo trưng bày bài vẽ của trẻ, động viên cả lớp - Cho trẻ nhận xét bài của bạn. + Con thích bài của bạn nào? + Con thấy bài vẽ của bạn như thế nào? + Bạn vẽ bạn trai hay bạn gái? + Con có nhận xét gì về màu sắc, bố cục của bức tranh ? - Cô giáo củng cố hoàn chỉnh các ý kiến nhận xét của trẻ, tuyên dương trẻ có bài vẽ đẹp, khuyến khích các trẻ có bài vẽ còn hạn chế . => Giáo dục trẻ yêu quý, tự hào về bản thân 5. Kết thúc: - Trẻ thu dọn đồ dùng, ra chơi |
- Trẻ hát - Tìm bạn thân - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - Trẻ giới thiệu - Trẻ so sánh - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý quan sát - Vẽ bạn gái - Trẻ nhận xét - Tóc dài - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Tranh vẽ bạn trai - Trẻ trả lời - Tóc ngắn - Màu xanh - Cân đối - Trẻ lắng nghe - 2(3) trẻ nêu ý định -Trẻ trả lời - Trẻ chăm chú thực hiện - Trẻ chú ý quan sát - 2, 3 trẻ nhận xét - Trẻ lắng nghe - Trẻ thu dọn đồ chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
11. Gợi mở, gây hứng thú - Cô mở nhạc rap và đọc câu đô: Cái gì tài giỏi lắm thay Quét nhà giúp mẹ, vẽ bài, vẽ tranh? + Cô vừa đọc câu đố về cái gì là về cái gì? + Hãy kể cho cô tay đẹp thường làm công việc gì? + Khi làm xong các công việc các con phải làm gì? => Bàn tay đẹp giúp chúng ta rất nhiều công việc như xúc cơm, cầm bát, cầm bút…và còn nấu những món ăn ngon hàng ngày cho các con ăn. Các con nhớ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khoẻ mạnh nhé 2. Nghe hát: Chiếc bụng đói - Lần 1: Cô hát trọn vẹn bài hát - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả: Chiếc bụng đói. Nhạc và lời của Tiên Cookie - Lần 2: Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát + Các con thấy giai điệu bài hát như thế nào? =>Cô giới thiệu nội dung: Bài hát có giai điệu vui tươi, dễ thương, kể về một em bé có ước mơ khá ngộ nghĩnh là được ăn khắp thế gian. Bài hát cũng dạy các con dù thích ăn ngon nhưng cũng không nên lãng phí đồ ăn. - Lần 3: Cô múa trên nền nhạc - Lần 4: Cô hát, 1 số trẻ múa minh họa theo lời bài hát - Lần 5: Cho trẻ hưởng ứng theo vi deo bài hát 3. Vỗ tay theo tiết tấu chậm: Đường và chân - Đôi tay giúp chúng ta làm mọi công việc còn đôi chân giúp chúng ta đi trên mọi nẻo đường và tình cảm giữa đường và chân còn được nhạc sĩ Hoàng Long sáng tác qua bài hát Đường và chân Cô giới thiệu bài hát: Đường và chân + Chúng mình biết bài hát này thì hát cùng cô nào ? - Cho cả lớp hát + Bài hát nói về điều gì? - Bài hát nói về đôi chân chúng mình đi trên những con đường, đường và chân là một đôi bạn thân - Và để bài hát này hay hơn nữa các con sẽ vỗ tay theo tiết tấu chậm nhé + Cho cả lớp thực hiện hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm + Cho trẻ thực hiện theo tổ luân phiên + Nhóm, cá nhân thực hiện + Cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm => Quá trình trẻ thực hiện cô khuyến khích trẻ, chú ý bao quát sửa sai cho những trẻ chưa thực hiện được 4. Trò chơi: Nghe tiết tấu tìm đồ vật - Cô giới thiệu tên trò chơi: Nghe tiết tấu tìm đồ vật - Cách chơi: Cô mời 1 bạn lên chơi, cho bạn ra ngoài đứng. Cô dấu đồ chơi ở sau lưng bạn ngồi trong lớp, sau khi cất dấu đồ vật xong, cô mời bạn chơi vào lớp đi men theo phía trước mặt các bạn, vừa đi vừa nghe cô gõ những tiết tấu chậm, bình thường. Khi nào nghe cô gõ xắc xô nhanh, dồn dập thì báo hiệu có đồ vật để bạn tìm. - Luật chơi: Nếu tìm không đúng chỗ thì bạn chơi sẽ phải nhảy lò cò - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần - Cô khuyến khích động viên trê chơi * Kết thúc: - Cho trẻ ra chơi |
- Trẻ lắng nghe - Bàn tay - Trẻ kể - Rửa tay - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời tự do - Vui tươi, ngộ nghĩnh - Trẻ lắng nghe - Trẻ minh họa cùng cô - Trẻ hát - Đường và chân - Chú ý quan sát, lắng nghe - 1 lần - Mỗi tổ 1 lần - 2 nhóm - 1 lần - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Lắng nghe - Trẻ ra chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn