Kế hoạch giáo dục tuần/ngày - Tuần 31 - Lớp MG Lớn A

Thứ sáu - 23/05/2025 02:26
CHỦ ĐỀ 8: CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
NHÁNH 3: MÙA HÈ
*GV dạy sáng:  Nguyễn Thị Phương Thuý
 
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3

Đón trẻ

80 – 90 phút - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc  trẻ cất đồ dùng cá
- Trò chuyện với trẻ về một số đặc điểm của mùa hè, xem tranh ảnh về mùa
 - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích

Thể dục sáng

*Nội dung:
 - Hô hấp: Hít vào thở ra
- Tay: Co duỗi từng tay, kh kiễng chân.
- Lườn: Nghiêng sang 2bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, trái.
 - Chân: Nhảy lên đưa 1 chân về phía trước một chân về phía sau.
* Mục tiêu
- Trẻ biết tập các động tác đúng nhịp, chính xác các động tác
- Trẻ có kỹ năng vận động
- Trẻ có ý thức trong tập luyện
* CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
Hoạt động học 30 – 40 phút TD
Ném bóng với người đối diện (khoảng cách 4m)
T/c: Chạy tiếp cờ
KPKH
Trò chuyện về mùa hè, thứ tự các mùa
 
chơi ngoài trời 30 – 40 phút - Quan sát: Thử nghiệm với quả bóng bằng cao su; trải nghiệm vật gì nổi vật
- Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, kéo co, gieo hạt
-  Chơi theo ý thích: Chơi ô ăn quan,  chơi với nước, chơi thả bi, làm hoa
Chơi, hoạt động ở các góc 40 - 50 phút * Nội  dung:
- GTN: Gia đình, bán  hàng, bác sỹ
- GTN: Xây bể bơi
- GTH: Vẽ, xé dán các hiện tượng tự nhiên
- Góc âm nhạc: Biểu diễn các bài trong chủ đề
- GTV: Xem, đọc sách  về hiện tượng tự nhiên Làm tranh truyện về chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên
- Góc TN: Chăm sóc cây xanh
* Mục tiêu
- Trẻ biết  phân vai chơi, thể hiện, nắm được công việc của vai chơi
- Biết sử dụng đồ chơi  xây dựng các công trình khác nhau từ các khối xây dựng để lắp ghép, xây công viên
- Trẻ biết nói lên ý tưởng và đặt tên cho sản phẩm của mình
Ăn trưa 60 - 70 phút - Trẻ kê bàn ăn, trẻ rửa tay theo đúng quy trình, khi rửa tay không vẩy nước ra
- Cô giáo giới thiệu món ăn, cô động viên trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn không
 
Ngủ trưa 140 -150 phút - Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt ,
Ăn bữa phụ 20 - 30 phút Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
Chơi, hoạt động theo ý thích 70 - 80 phút - HĐPÂN: Dạy trẻ các nốt nhạc quãng 8,
- Dạy trẻ khi người lạ bế ,khôing ra khỏi nhà...khi người lớn chưa cho phép
- Nêu gương cuối ngày
- Học tiếng anh
- TCM: Nhảy ba bố
- Nêu gương cuối ngày
Trả trẻ 60 - 70 phút Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân                                                                     Trao đổi với phụ huynh v
         
Thời gian thực hiện chủ đề lớn 3 tuần từ ngày 31/3 đến ngày 18/4/2025
Tuần 31 từ ngày 14 đến  ngày 18 tháng 4 năm 2025
*GV dạy chiều:  Tạ Thị Ngọc Hà
 
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
nhân vào đúng nơi quy định. Dạy trẻ kỹ năng lễ phép, lịch sự. Kỹ năng quan tâm, giúp đỡ
 hè

không ra khỏi nhà...khi người loán chưa cho phép
 
* Tổ chức hoạt động
*Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ
 *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung , mỗi động tác tập 3l x 8n
 *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng
 VĐ theo nhạc bài Tập rửa mặt
LQCC
Làm quen chữ cái s, x
 
LQVT
Tách  gộp 1 nhóm có 10 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau
 Tạo hình
Vẽ cầu vồng ( Mẫu )
gì chìm, quan sát thời tiết, quan sát hoa lan ý.
TCTV: Chìm nổi, thời tiết, trời nắng, trời mưa.
bằng túi bóng…….kỹ năng biết hợp tác, chấp nhận, nhường nhịn bạn…
 
* Chuẩn bị
- ĐC gia đình, bán hàng, bác sĩ
- Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi..
- Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán
- Bộ chăm sóc cây
- Sách , tranh ảnh về hiện tượng tự nhiên
* Tổ chức hoạt động:
- Cô tập trung trẻ cho trẻ đọc thơ” Cầu vồng”, cho trẻ nhắc góc chơi vai chơi đã thực hiện trong chủ đề
- Cô cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc, cô gợi ý cho trẻ vẽ, làm tranh các httn tại góc tạo hình, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi trẻ biết chơi đoàn kết
- Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan góc xây dựng, cho trẻ thu dọn đd đc, vệ sinh cá nhân rửa tay
ngoài, không ướt áo, quần, Rửa tay không có mùi xà phòng
Không nói chuyện, không  làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước,  lau mồm

 
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở bài  hát ru cho trẻ nghe
 
bữa phụ` Trò chuyện về tự chải răng, rửa mặt
 
 - Dạy trẻ biết gọi đúng tên các thứ trong tuần, các mùa trong năm.
- Chơi theo ý thích 
- Nêu gương cuối ngày
 
- Học tiếng anh
- HĐPMT: CTNNVHCV và chữ viết
  Căn phòng: Nhóm chữ: s, x, v, r.
  Chơi trong căn phòng: Vẹt đánh nhạc
- Nêu gương cuối ngày
 
- Đóng chủ đề
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày, cuối tuần phát phiếu bé ngoan
 
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn
  Tình hình học tập, sức khỏe của trẻ

 
       
TUẦN 31
NHÁNH 3:  MÙA HÈ
Thời gian thực hiện 1 tuần 14/4 - 18/4/2025

Ngày dạy: Thứ 2/14/4/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC:
TD: Ném bóng với người đối diện (khoảng cách 4m)
T/c: Chạy tiếp cờ
        I. Mục tiêu
- Trẻ biết phối hợp tay và mắt trong vận động: bắt và ném bóng với người đối diện (khoảng cách 4 m), biết chơi trò chơi đúng cách đúng luật
- Trẻ có kỹ năng thực hiện các vận động của giờ vận động: Ném, tập hợp, tách hàng; tập bài tập phát triển chung và vận động cơ bản. Trẻ có kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay khi thực hiện vận động cơ bản
- Trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động
      II. Chuẩn bị
      1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: 4 quả bóng, cờ, ghế
      2. Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ.
III. Tổ chức hoạt động
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
 1. Gợi mở
- Xin mời các bé tham dự hội thi “Ngày hội thể thao của bé” tại trường mầm non Hoàng công Chất gồm có đội xanh, đội đỏ
- Muốm tham gia hội thi ban tổ chức  yêu cầu  hai đội hãy trả lời một số câu hỏi của ban tổ chức  đưa ra.
 + Chúng mình đang học chủ đề gì?
 + Mùa  nào nóng nhất trong năm?
 + Mùa hè thời tiết như thế nào? 

 + Mùa hè chúng mình mặc quần áo như thế nào?
- Hai đội đã trả lời đúng yêu cầu của ban tổ chức hai đội đã đủ điều kiện tham gia hội thi ngày hội thể thao của bé
- Chúng mình đi đến hội thi bằng PTGT gì?
2. Khởi động
-  Cô và trẻ khởi động với bài: Mời anh lên tàu
- Cho trẻ khởi động theo nhạc bài “ mời lên tàu lửa” đội hình vòng tròn: đi thư­­­ờng, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi th­ường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi th­­­ường, về đội hình 3 hàng dọc.
- Cô phổ biến thể lệ hội thi: Gồm hai phần, phần 1 đồng diễn, phần 2 Bé cùng vận động, sau mỗi phần thi đội nào thực hiện xuất sắc sẽ được tặng 3 bông hoa điểm thưởng, kết thúc hội thi đội nào được nhiều bông hoa điểm thưởng đội đó chiến thắng
3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung:
- Phần 1: Đồng diễn
- Đến với  hội  thi mời hai đội cùng tham gia màn đồng diễn vui nhộn tập trên nhạc nền bài hát” Nắng sớm”
 + Tay: Đưa 2 tay lên cao ra phía trước sang 2 bên
+ Bụng: Quay sang trái sang phải kết hợp tay chống hông chân bước sang phải, sang trái
+ Chân: Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang
- Tặng hoa điểm thưởng cho các đội.
b) Vận động cơ bản
- Phần 2: Bé cùng vận động
- Cô giới thiệu bài tập “ Ném bóng với người đối diện” 
- Cô làm mẫu.
+ Lần 1: Thực hiện không giải thích.
+ Lần 2: Kết hợp giải thích vận động: Cô đứng trước vạch chuẩn TTCB: 2 Tya cô cầm bóng, khi có hiệu lệnh cô dùng lực tay ném bóng với bạn đối diện ở phía trước, ném thật khéo để bạn bắt được bóng. Bạn đối diện bắt bóng bằng 2 tay không ôm bóng vào người và không làm rơi bóng.
- Cho trẻ thực hiện:
   + Lần lượt cho 2 trẻ tập
   + 2 đội xanh và đội đỏ thi đua nhau tập
+ Cô bao quát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ
   + Cho 2 hàng thi đua nhau thực hiện
- Kiểm tra kết quả, tuyên bố và trao quà
c. Trò chơi: Chạy tiếp cờ
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô nhắc cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô nhận xét trẻ, khuyến khích trẻ chơi
4. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng sân
5. Kết thúc:
- Cô tuyên bố bế mạc hội thi và cho trẻ ra chơi 

- Trẻ lắng nghe


- Trẻ trả lời

- Mùa hè
- Mùa hè
- Nắng nóng hay có mưa…
- Mặc quần  cộc tay





- Trẻ đi các kiểu đi theo nhạc và hiệu lệnh của cô




- Trẻ lắng nghe






- 5 lần x 8 nhịp

- 3 lần x 8 nhịp

- 3 lần x 8 nhịp





- Trẻ lắng nghe

- Trẻ quan sát




- 2 trẻ
- Trẻ đội xanh, đội đỏ thực hiện






- Trẻ chơi theo yêu cầu


- Trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng

-Trẻ ra chơi

                            





Ngày dạy: Thứ 3/15/4/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
 KPKH : Trò chuyện về mùa hè, thứ tự các mùa.
      I. Mục tiêu
      - Trẻ biết đặc điểm mùa hè, biết gọi đúng tên các mùa trong năm, biết sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật, cây cối theo mùa. Thực hiện được sự tò mò tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi về một số hiện tượng tự nhiên
      - Trẻ có kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định, nói mạch lạc rõ ràng, nói đủ câu, phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ.
      - Trẻ biết ăn mặc phù hợp với từng mùa, giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường để phòng chống dịch bệnh trong mùa hè.
      II. Chuẩn bị
      1. Chuẩn bị của cô
   - Thiết bị: Máy chiếu, máy tính hình ảnh về mùa hè
      - Đồ dùng: Lô tô trang phục đặc trưng của mùa hè
      2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Vòng thể dục, rổ
- Tâm thế trẻ thoải mái, vui vẻ.
      III. Tổ chức hoạt động
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
 - Cô cùng trẻ hát bài “Nắng sớm”
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Nắng nóng và gay gắt nhất là vào mùa nào?
+ Thời tiết mùa hè như thế nào?
=> Vậy các con có biết mùa hè có những đặc điểm, đặc trưng gì không ? Để hiểu thêm về mùa hè, hôm nay cô và các con cùng khám phá về mùa hè nhé.
2. Quan sát , thảo luận mùa hè và thứ tự các mùa
* Cho cả lớp xem cảnh mùa hè
+ Các con thấy được những hình ảnh nào?
+ Thời tiết mùa hè con thấy thế nào
+ Mùa hè thường có hoa gì nở rộ ?
+ Lắng nghe, lắng nghe
+ Con vừa nghe tiếng con gì kêu ?
+ Mưa mùa hè như thế nào?
+ Mưa đó người ta gọi là mưa gì các con biết không ?
+ Vào mùa hè thì cây cối thế nào ?
+ Khi đi chơi vào mùa hè các con cần chú ý điều gi?
*Cho trẻ xem hình ảnh một số trang phục, món ăn của mùa hè
+ Thời tiết mùa hè nắng nóng vậy các con phải mặc những trang phục như thế nào?
+ Trang phục mùa hè có gì đặc biệt ?
+ Vì sao phải chọn những trang phục này ?
+ Các con đã được bố mẹ cho đi chơi ở đâu ?
+ Chúng mình thường ăn những món ăn gì ?
+ Thời tiết mùa hè thường có những loại bệnh dịch nào ?
+ Ta cần ăn uống như thế nào để phòng tránh bệnh ?
=> Mùa hè là mùa xảy ra rất nhiều dịch bệnh như tiêu chảy, cảm cúm… Để phòng tránh bệnh, các con cần phải nhớ điều gì ?
+ Mùa hè có những đặc trưng gì?
+ Mùa hè còn gọi là mùa gì ?
=> Thời tiết mùa hè oi bức, nóng nực, trời nắng chói chang, mọi người phải đội mũ nón khi ra ngòai. Mùa hè thường xuất hiện những cơn mưa rào, mọi người phải mặc quần áo mỏng ( áo ngắn tay), đi tắm biển hoặc hay tắm cho mát.
+ Một năm có mấy mùa ?
+ Đó là những mùa nào ? Cô hỏi trẻ về đặc điểm từng mùa.
*Cho trẻ xem hình ảnh 4 mùa trên máy chiếu
+ Một năm mới bất đầu từ mùa nào?
=> Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, hè, thu,và kết thúc bằng mùa đông. Mỗi mùa có đặc trưng riêng. Vì vậy tuỳ theo mùa mà các con nên ăn mặc phù hợp với thời tiết để đảm bảo sức khoẻ...
3. Trò chơi: Ai nhanh hơn
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Cách chơi: Trên đây cô thấy rất nhiều lô tô trang phục áo, váy, nón, kính mát,...cho các mùa, cô mời 3 đội . Mỗi bạn lên tìm những trang phục phù hợp theo mùa, sau đó chạy về cho bạn tiếp theo, cứ như thế cho đến hết. Đội nào chọn được nhiều trang phục hơn đội đó thắng. Thời gian kết thúc là 1 bản nhạc.
- Luật chơi : Mỗi bạn chỉ được lấy 1 lô tô.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô nhận xét tuyên dương.
* Kết thúc :
   - Cho trẻ ra ngoài chơi.
 
- Trẻ hát
-Nắng
- Mùa hè
- Trẻ trả lời


- Trẻ lắng nghe


- Mùa hè
- Trẻ trả lời tự do
- Hoa phượng đỏ

- Tiếng ve sầu
- Mưa to
- Mưa rào
- Trẻ quan sát và thảo luận


- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trời nóng
- Trẻ  kể
- Trẻ kể
- Trẻ kể

- Ăn chín uống sôi, ko ăn nhiều đồ lạnh…

- Thời tiết nóng bức
- Mùa hạ
- Trẻ lắng nghe




- 4 mùa
- Xuân, hạ, thu, đông


- Mùa xuân








- Trẻ lắng nghe


- Trẻ chơi


- Trẻ ra ngoài chơi






Ngày dạy: Thứ 4/16/4/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
LQCC: Làm quen chữ cái s, x
       I. Mục tiêu
       - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái s, x nhận biết chữ cái s, x biết được sự  khác nhau của chữ cái s, x, trẻ phát âm đúng các từ: Sấm sét, lốc xoáy; biết chơi trò chơi tìm đúng nhà
       - Trẻ có kĩ năng phát âm chữ x, s, có khả năng trả lời các câu hỏi mạch lạc, rõ ràng
       - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh, ăn, mặc quần áo phù hợp với thời tiết
       II. Chuẩn bị
       1. Chuẩn bị của cô
       - Trang thiết bị: Máy chiếu, hình ảnh kèm từ  Sấm sét, lốc xoáy, kèm từ
     - Đồ dùng: Bảng quay đa năng, 4 ngôi nhà gắn chữ cái: g, y; x, s
 2. Chuẩn bị của trẻ
  - Đồ dùng : Mỗi trẻ 1 rổ đựng chữ cái: g, y, s, x
  - Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ
  III. Tổ chức hoạt động
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô cho trẻ hát bài Cho tôi đi làm mưa với
  + Các con vừa hát bài hát nói về điều gì ?
  + Khi trời mưa thời tiết thế nào?
  + Cây cối như thế nào?
=> Trời mưa thường đêm đến cho chúng ta thời tiết mát mẻ, khi trời vừa nắng vừa mưa thời tiết thay đổi phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn chín uống sôi hợp vệ sinh.
2. Làm quen chữ cái
* Chữ s
- Cô xuất hiện hình ảnh kèm từ " Sấm sét”
- Cho trẻ đọc từ " Sấm sét" dưới hình ảnh
- Cô lần lượt ghép từng thẻ chữ cái trên máy tính từ Sấm sét cho trẻ so sánh từ vừa ghép và từ dưới tranh có  giống nhau không?
- Cho trẻ  đếm từ " Sấm sét "được ghép từ mấy thẻ chữ cái
- Chúng mình xem chữ cái nào biến mất, Cô giáo kích lần lượt từng chữ đã học để lại chữ cái s
- Cô giới thiệu chữ s trên vi tính :
  + Cô phát âm 3 lần
- Khi phát âm chữ s cong lưỡi
  + Cho trẻ đọc( Cả lớp, tổ, cá nhân )
  + Cho trẻ nhận xét đặc điểm của chữ
=>Chữ s bắt đầu bằng 1 nét cong lượn từ phải sang trái
- Cô cho trẻ quan sát chữ s viết thường, in hoa. in hoa.
* Chữ x
- Ngoài sấm chớp còn hiện tượng tự TN  nào con biết?
- Cô xuất hiện hình ảnh Lốc xoáy
- Cho trẻ đọc từ  Lốc xoáy dưới hình ảnh
- Cô dùng thẻ chữ trên máy tính ghép từ Lốc xoáy cho trẻ so sánh từ vừa ghép với từ trong hình ảnh
- Cho trẻ đọc từ vừa ghép, tìm chữ cái đã học trong từ
- Cô giới thiệu chữ x trên vi tính
  + Cô đọc 2 lần
  + Cho trẻ đọc( cả lớp, tổ, cá nhân )
  + Cho trẻ nhận xét đặc điểm của chữ x
=> Chữ x gồm có 2 nét xiên ngắn
- Cho trẻ quan sát chữ x viết thường, chữ x hoa, in hoa
3. So sánh
- Cho trẻ so sánh 2 chữ s, x
  + 2 chữ  s, x có điểm gì khác nhau ?
- Trẻ nhận biết sự khác biệt giữa chữ cái s, x
- Cách viết khác nhau, cách phát âm khác nhau, chữ s phát âm cong lưỡi, chữ x phát âm không cong lưỡi
4.Trò chơi
* Trò chơi tìm đúng  nhà
- Cô giới thiệu tên trò chơi
  + Cách chơi: Xung quanh lớp cô gắn các ngôi có chứa chữ cái, các con hãy chọn 1 chữ cái trong rổ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm nhà thì phải chạy nhanh về nhà có chữ cái giống như của mình, giơ chữ cái lên cô giáo kiểm tra
  + Luật chơi: Ai về nhầm nhà thì phải nhảy lò cò tìm nhà
- Tổ chức cho trẻ chơi, sau mỗi lần chơi cô giáo cho trẻ đổi thẻ chữ, cô đổi nhà.
- Cô nhận xét nhẹ nhàng
* Kết thúc:
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô

- Cả lớp hát 1 lần
- Trẻ trả lời
- Mát mẻ
- Tươi tốt



- Trẻ chú ý nghe


- Trẻ chú ý quan sát
- Cả lớp đọc



- Cả lớp đếm

- Trẻ phát hiện

- Trẻ quan  sát và lăng nghe

- Trẻ thực hiện theo yêu cầu
- Trẻ quan sát


- Mưa, lũ lụt, hạn hán…
- Trẻ quan sát
- Cả lớp đọc
- Trẻ quan sát

- Cả lớp đọc
- Trẻ quan sát lắng nghe
-Trẻ thực hiện theo yêu cầu
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát


- 2(3) trẻ nhận xét bổ sung ý kiến cho nhau
- Trẻ lắng nghe





- Trẻ lắng nghe thực hiện theo yêu cầu




- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 2 lần


-Trẻ ra chơi








Ngày dạy: Thứ 5/17/4/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
LQVT:  Tách gộp 1 nhóm có 10 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau
       I. Mục tiêu
- Trẻ biết tách nhóm đối tượng có số lượng là 10 bằng các cách khác nhau và  khi gộp lại tổng số  vẫn là 10,
- Trẻ có kỹ năng tách hai phần và gộp lại.Trẻ nhanh nhạy, linh hoạt
- Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo, hiểu các câu nói của cô, hợp tác với bạn bè
       II. Chuẩn bị
       1. Chuẩn bị của cô
   -  Đồ dùng: Một số hình ảnh về chủ đề có số lượng là 10, ít hơn 10 là 1, 2, 3 ,4
Các thẻ số 1-10
   -  Thiết bị: máy tính, máy chiếu
       2. Chuẩn bị của trẻ
       - Đồ dùng: Mỗi trẻ 1 rổ đựng: 10 viên sỏi, các thẻ số 1-10. Mỗi tổ 1 bức tranh có một số phương tiện giao thông đường hàng không có tổng là 10, 1 số hoạ tiết cắt sẵn, keo dán.
       - Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ
       III.Tổ chức hoạt động
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở, gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài “ Mùa hè đến”
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát nói về điều gì?
+ Các con biết gì về thời tiết mùa hè?
+ Mùa hè các con thường mặc trang phục ntn?
=> Mùa hè thường có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, thời tiết nắng nóng khi đi học các con nhớ mặc quần áo ngắn, đội mũ, che ô.
2. Luyện tập thêm bớt trong phạm vi 10.
- Chúng mình nhìn xem những trang phục gì cho mùa hè?
- Các con đếm xem có bao nhiêu cái áo? (Cho trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng
- Cho trẻ đếm cái quần? Đặt thẻ số tương ứng
- Đếm cái mũ? Đặt thẻ số tương ứng
- Cho trẻ so sánh 3 loại trang phục, cho trẻ thêm số trang phục cho đủ đủ số lượng 10
3. Tách nhóm số lượng 10 thành 2 phần
- Cô dùng thuyền chơi Tập tầm vông: Cô tách 10 viên sỏi thành 2 phần. cho trẻ đoán 3, 4 lần. Sau mỗi lần chơi cô gộp số sỏi ở 2 tay lại, cùng trẻ đếm kết quả.
- Cho trẻ lấy rổ đồ dùng.
+ Trong rổ có gì ?
- Cho trẻ đếm số viên sỏi  trong rổ.
* Cho trẻ chia theo ý thích
- Cho trẻ tách số viên sỏi  ra thành 2 phần bảng, úp tay lên che, cô đoán số viên sỏi  ở hai tay của trẻ, nếu cô đoán đúng ai có cách tách giống bạn mở tay ra.
* Cho trẻ tách – gộp theo yêu cầu
  - Tách 10 viên sỏi  theo yêu cầu của cô giáo: 1- 9:  2- 8: 3-7: 4- 6: 5-5: và đặt số tương ứng (Cô bao quát kiểm tra kết quả sau mỗi lần  trẻ chia)
* Cho trẻ tách số viên sỏi theo cặp số đã có.
=> Có thể tách 10 viên sỏi thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau 1- 9:  2- 8: 3-7: 4- 6: 5-5  gộp lại vẫn bằng 10
- 10 viên sỏi có thể chia thành 3 phần khác nhau khi gộp lại vẫn bằng 10
- Cho trẻ tự chia theo ý thích của trẻ
- Cô củng cố cách chia. - 2-2-6; 3-3-4....
4. Trò chơi : Thi dán tranh
- Cách chơi: Cô giáo chuẩn bị cho mỗi tổ một tờ tranh dán  sẵn trang phục mùa hè và các số. Trẻ xếp thành 3 hàng dọc trước vạch chuẩn, khi có hiệu lệnh thì lần lượt từng trẻ bật xa 50 cm, lên lấy một trang phục dán vào 2 ô của bức tranh sao cho trang phục ở 2 ô trên tranh được tách ra có số lượng là 10 được chia theo các cách khác nhau
- Luật chơi: Thời gian là 1 bản nhạc, tổ nào dán nhanh và đúng là thắng cuộc, mỗi bạn chỉ được chọn 1 trang phục
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả chơi
5. Kết thúc
- Cô giáo nhận xét cho trẻ ra chơi

- Trẻ hát
- Mùa hè đến
- Trẻ trả lời tự do
- Trẻ trả lời



- Trẻ lắng nghe






- Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi của cô



- Trẻ đoán tự do
- Cả lớp lấy rổ
- Viên sỏi
- Cả lớp đếm

- Trẻ thực hiện



-Trẻ chia theo yêu cầu, tự kiểm tra kết quả lẫn nhau

- Trẻ chú ý nghe



- Trẻ chia tự do







- Trẻ nghe và chơi theo hướng dẫn,
- Trẻ thi đua nhau

- Trẻ ra chơi
__________________________________________________________________________

Ngày dạy: Thứ 6/18/4/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
          Tạo hình: Vẽ cầu vồng (mẫu)
I. Mục tiêu
- Trẻ có khả năng nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, bố cục. Trẻ có kĩ năng cầm bút, tô màu, phối màu.
- Trẻ biết vẽ nhiều nét cong để tạo thành cầu vồng, biết dùng 7 màu khác nhau để tô cầu vồng.
- Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động, giữ gìn sản phẩm, và quý trọng sản phẩm của mình.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Tranh mẫu vẽ cầu vồng, tranh cầu vồng, giấy, sáp màu
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu
 2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Giấy A4, sáp màu
- Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ.
III. Tổ chức hoạt động
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.Gợi mở
-  Cô đọc câu đố về cầu vồng:
                          Cầu gì không bắc qua sông
                Không trèo qua suối lại chồng lên mây?
+ Cầu vồng xuất hiện khi nào?
+ Vì sao gọi là bảy sắc cầu vồng?
+ Đó là những màu gì?
=> Cầu vồng rất đẹp và thường xuất hiện sau cơn mưa khi có ánh nắng, cầu vồng có 7 màu rất rực rỡ.
2. Quan sát mẫu
- Cho trẻ quan sát tranh mẫu
+ Ai có ý kiến nhận xét gì về bức tranh?
+ Cô vẽ cầu vồng bằng những nét gì?
+ Các nét cong như thế nào với nhau?
+ Cô tô cầu vồng là những màu gì?
+ Màu sắc đặt theo thứ tự là như thế nào?
+ Ngoài cầu vồng cô còn vẽ thêm gì trong bức tranh?
+ Cô tô màu thế nào? Bố cục bức tranh?
=>Đây là bức tranh vẽ cầu vồng, cầu vồng được vẽ bằng những nét cong có 7 màu sắc rất đẹp được xếp cạnh nhau theo thứ tự từ màu đỏ, cam, vàng, xanh lá cây…cô vẽ cầu vồng với bố cục cân đối, ngoài cầu vồng cô còn vẽ thêm đám mây, ông mặt trời…vẽ xong cô còn tô màu xanh nhạt làm nền cho bức tranh thêm đẹp đấy.
* Làm mẫu: Cô vẽ các nét cong xếp sát nhau làm cầu vồng, cầu vồng có 7 màu thì cô sẽ vẽ 8 nét cong. Vẽ xong cô tô màu cầu vồng theo thứ tự từ nét cong ở trên xuống dưới là màu đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương, xanh đậm, tím. Tô xong cô vẽ thêm đám mây màu hồng, ông mặt trời màu đỏ và để bức tranh đẹp hơn cô sẽ dùng màu xanh dương tô màu nền cho tranh cầu vồng.
- Cô nhắc lại cách vẽ cầu vồng
 3.Trẻ thực hiện :
- Cô nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút
- Cho trẻ về nhóm thực hiện, cô bao quát nhắc nhở trẻ, động viên gợi ý hướng dẫn trẻ vẽ xong cầu vồng thì vẽ thêm chi tiết phụ và tô màu nền cho bức tranh.
 4. Nhận xét sản phẩm
- Cô trưng bày bài vẽ của trẻ, động viên cả lớp
- Cho trẻ  nhận xét bài của bạn
 + Cô cho trẻ nhận xét bài trẻ thích? Vì sao?
 + Bài của bạn so với mẫu của cô như thế nào?
 + Cho trẻ có bài vẽ đẹp giới thiệu bài của mình
- Cô giáo tuyên dương những bài vẽ đẹp, động viên  khuyến khích các trẻ có bài vẽ còn hạn chế .
 5. Kết thúc : 
 - Cô cho trẻ thu dọn đồ chơi



- Cầu vồng
- Sau cơn mưa…
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe.


-Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Nét cong
- Xếp cạnh nhau
- Trẻ kể
- Đỏ, cam, vàng…
- Trẻ kể





- Trẻ quan sát và lắng nghe






- Trẻ quan sát
- Trẻ nhắc lại


- Trẻ thực hiện




-2-3 trẻ nhận xét

- 1(2) giới thiệu




- Trẻ thu dọn, ra chơi

ĐÓNG CHỦ ĐỀ
- Cô và trẻ cùng đi quan sát các góc có sản phẩm do trẻ làm: Đàm thoại về những sản phẩm đó (bạn làm được những gì, thuộc nhánh nào?..)
      - Biểu diễn văn nghệ các bài hát, thơ, truyện có trong chủ đề.
 - Cùng cô chuẩn bị tranh ảnh để trang trí cho chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - Trường tiểu học.

               

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây