Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | |
Đón trẻ |
80 – 90 phút | - Cô giáo đón trẻ vui vẻ, nhắc trẻ chào bố mẹ, cất đồ dùng cá nhân vào nơi - Trò chuyện vơi trẻ về đồ dùng, đồ chơi của lớp chơi đò chơi mà trẻ thích |
||
Thể dục sáng |
* Nội dung HH: Hít vào thở ra - Tay: Đưa 2 tay lên cao ra phía trước - Lưng: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao - Chân: Đưa chân ra phía trước |
* Mục tiêu - Trẻ biết thực hiện đúng thuần thục các động tác của bài thể dục: Hô hấp, tay, lưng, chân - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
||
Hoạt động học | 30 – 40 phút | Thể dục Tung bóng lên cao và bắt bóng - Trò chơi: Chạy tiếp cờ |
LQVT Tách gộp 1 nhóm có 6 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau |
|
Hoạt động chơi ngoài trời | 30 – 40 phút | - Đi dạo, Quan sát khu vực, phòng, công việc của các cô y sỹ, bác bảo vệ, các - Chơi trò chơi: Cáo và thỏ, lá và gió, chó sói xấu tính, lộn cầu vồng…. - Chơi theo ý thích |
||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - GPV: Cô giáo, bán hàng, gia đình, bác sỹ - GXD: lắp ghép hàng rào, cổng xây trường mầm non - GTH: Vẽ, tô màu, về TMNphối hợp các nguyên vật liệu để lam ĐC - ST: làm anbun về trường học an toàn phân loại DDĐC theo công dụng |
* Mục tiêu - Trẻ biết về nhóm chơi phân vai chơi lấy đồ chơi, Biết sử dụng đồ chơi để xây,lắp ghép ,biết chia sẻ cùng bạn chơi - Trẻ có kỹ năng lắp ghép, vẽ, tô màu về trường mầm non - Trẻ biết gữi gìn sách và sản phẩm của mình tạo ra - TCTV: Quyển truyện, quyển sách. |
|
Ăn trưa | 60 - 70 phút | - Trẻ kê bàn ăn, kê bàn ăn, chuẩn bị khăn ăn. Khi rửa tay không vẩy nước ra - Cô giáo giới thiệu món ăn, cô động viên trẻ ăn hết xuất - Trò chuyện về các món ăn trong ngày, ăn từ tốn, nhai kỹ, không đùa nghịch |
||
Ngủ trưa | 140 -150 phút |
- Xếp ghế theo tổ, quyét lớp, thu dọn đồ dùng , xếp dép - Thực hiện đúng quy định của giờ ngủ, không nghịch đùa khi ngủ - Trẻ ngủ đúng vị trí, không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt |
||
Ăn bữa phụ | 20 - 30 phút | Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn | ||
Chơi, HĐtheo ý thích | 70 - 80 phút | - HĐPÂN: Xướng âm theo nốt đàn - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- TCM: Bịt mắt đá bóng - Chơi chọn đồ chơi làm bằng nhựa, đồ dùng làm bằng sốp bi tít - Nêu gương cuối ngày |
|
Trả trẻ | 60 - 70 phút | Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân Trao đổi với phụ huynh về |
||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
||
quy định . - Trò chuyện về một số quy định của lớp |
||||
* Tổ chức hoạt động *Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường – Đi nhanh - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm – đi nhanh đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 3l x 8n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - Tập theo nhạc bài Trường chúng cháu là trường mầm non. |
||||
KPXH Trò chuyện lớp học của bé |
Văn học Thơ: Bàn tay cô giáo |
ÂN:NDTTNH: Bài ca đi học NDKH: VTTTC: Em đi mẫu giáo TC: Khiêu vũ với bóng |
||
Trải nghiệm với nước. Vật chìm nổi |
||||
* Chuẩn bị - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ sách vở, chữ cái… - Bộ lắp ghép, hoa, khối gỗ, cây xanh. Hột hạt… - Màu sáp, giấy vẽ, giấy màu, keo dán, - Sách truyện , tranh ảnh … |
* Tổ chức hoạt động: Cô tập trung trẻ lại trò chuyện với trẻ về chủ đề Lớp học của bé - Cô hướng cho trẻ về góc chơi đã nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi, trẻ biết chơi đoàn kết, không quăng ném đồ chơi đồ dùng. - Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan trường MN tại góc XD, cho trẻ tự giới thiệu, cho trẻ thu dọn đdđc, vệ sinh cá nhân rửa tay |
|||
ngoài,Không nói chuyện, không làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước, lau mồm trong khi ăn. |
||||
+ dạyvề việc sử dụng Dd vs. Thực hành đi vệ sinh đúng nơi quy định, dội nước sau khi vệ sinh. trong giờ ngủ của trẻ, cô mở bài hát ru cho trẻ nghe |
||||
bữa phụ | ||||
- Xem tranh, video về 1 số nơi nguy hiểm... - Dạy KT mới tung bắt bóng 2 tay - Nêu gương cuối ngày |
- HDPMT: NNT học của nàng bò Millie - Căn phòng làm toán Lq với con số - Nêu gương cuối ngày |
- TCTV: cảm ơn, xin phép, thưa, dạ, vâng - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày, cuối tuần |
||
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn Tình hình học tập , sức khỏe của trẻ |
||||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1.Gợi mở, gây hứng thú - Cô trò chuyện với trẻ + Các con học ở trường nào? + Học ở lớp nào? + Hàng ngày các con đến lớp được các cô dạy những gì? => Hàng ngày đến lớp các cô dạy các con hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, cô còn tổ chức cho các con vui chơi nữa. Hôm nay cô tổ chức cho chúng mình tập Tung bóng lên cao và bắt bóng. 2.Khởi động - Cô cho trẻ đi các kiểu đi chạy: đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh,chạy chậm, đi nhanh, đi thường, chuyển đội hình. 3.Trọng động a. Bài tập phát triển chung - Tay: Đưa 2 tay lên cao ra phía trước - Lưng: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao - Chân: Đưa chân ra phía trước b. Vận động cơ bản: Tung bóng lên cao và bắt bóng - Đội hình: Hai hàng ngang đối diện - Giới thiệu bài: Tung bóng lên cao và bắt bóng - Làm mẫu: 2 lần + Lần 1: Cô tập mẫu trọn vẹn + Lần 2: Làm mẫu kết hợp phân tích: Cô từ hàng đi lên trước vạch, khi có hiệu lệnh chuẩn bị cô đứng trước vạch chuẩn , tay cầm bóng. Khi có hiệu lệnh tung. Hai tay cầm bóng tung lên cao mắt nhìn theo bóng và bắt bóng bằng 2 tay, không ôm bóng vào bụng, bỏ bóng vào rổ sau đó về cuối hàng - Trẻ thực hiện: + Cho 1 trẻ nhanh nhẹn lên tập trước + Lần lượt cho trẻ tập, mỗi lần 2 trẻ. + Quá trình trẻ thực hiện cô bao quát, quan sát động viên, sửa sai cho trẻ. => Củng cố cho trẻ nhắc lại tên bài c. Trò chơi vận động: Chạy tiếp cờ - Cô giới thiệu tên trò chơi : Chạy tiếp cờ - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi - Tổ chức chơi 2-3 lần - Cô nhận xét động viên khen trẻ 4. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân tập 5. Kết thúc: - Cho trẻ thu dọn đồ dùng và chuyển hoạt động |
- Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - 3, 4 trẻ kể - Trẻ chú ý nghe. - Khởi động theo hiệu lệnh của cô Trẻ tập cùng cô: - 4 lần x 8 nhịp - 3 lần x 8 nhịp - 3 lần x 8 nhịp - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý quan sát - Cô sửa sai cho trẻ - Trẻ thực hiện theo yêu cầu - Trẻ chú ý nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Đi khoảng 1 phút - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài: Em đi mẫu giáo + Các con vừa hát bài gì ? + Bài hát nói về điều gì ? + Kể cho cô góc chơi nào trong lớp? + Hãy kể những đồ dùng đồ chơi có trong lớp con ? => Lớp học chúng mình có rất nhiều góc chơi, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các con trong các hoạt động chơi và học như góc phân vai, xây dựng, tạo hình...và một số đồ chơi như búp bê, bút, vở... 2. Luyện tập nhận biết nhóm đối tượng có số lượng là 6 - Trên đây cô có 1 số hình ảnh, đố chúng mình biết là gì nào? - Cô trò chuyện về một số đồ dùng đồ chơi trong lớp - Trẻ quan sát các loại đồ dùng, đồ chơi, mỗi loại có số lượng là 3, 4, 5, 6. + Búp bê + Gạch xây dựng + Hộp sáp màu + Xắc xô (Sau mỗi lần cho trẻ quan sát cho trẻ thêm mỗi loại đồ dùng cho đủ số lượng là 6 và cùng đếm để kiểm tra) - Như vậy chúng ta vừa được quan sát một số loại đồ dùng đồ chơi mà các con vẫn được học được chơi rồi. - Vừa rồi các con đã được quan sát và đếm các đồ chơi, mỗi nhóm đều có số lượng là 6. - Vậy muốn tách - gộp đối tượng có số lượng 6 như thế nào? thì hôm nay cô sẽ hướng dẫn và dạy các con tách-gộp trong phạm vi 6 3. Tách 6 đối tượng thành 2 phần, thêm bớt trong phạm vi 6 - Cho trẻ nhẹ nhàng cầm rổ đồ dùng về đằng trước Nhìn xem! Nhìn xem! + Trong rổ của con có gì đây? + Các con thấy những viên sỏi này xuất hiện ở góc nào trong lớp ? + Có tất cả bao nhiêu viên sỏi? ( Cho trẻ đếm) + 6 viên sỏi tương ứng với thẻ số mấy? + Các con hãy giúp cô giáo xếp tất cả số viên sỏi trong rổ ra trước mặt nào ! - Các con nhớ là xếp từ trái qua phải nhé ! - Cho trẻ đếm số viên sỏi. - Từ 6 viên sỏi này cô muốn tách thành 2 nhóm nhỏ, nhưng cô vẫn chưa biết tách thế nào cô muốn nhờ các con giúp cô,các con có đồng ý giúp cô không? * Tách gộp theo ý thích: - Cô cho trẻ tách tự do theo ý thích của trẻ. - Cô quan sát cả lớp thực hiện và gọi đại diện trẻ đứng lên nêu cách của mình. * Cách 1: 1- 5 + Có bạn nào có cách tách giống bạn không? + Vậy khi gộp 2 phần lại với nhau thì cho ta kết quả như thế nào?( Cho trẻ đếm lại) + Ngoài ra còn có cách tách nào nữa? * Cách 2: 2- 4 + Có bạn nào có cách tách 2-4 không? + Vậy khi gộp 2 lại phần lại thì được mấy? * Cách 3: 3-3 + Bạn nào có cách tách 3-3 thì giơ tay? + 3 gộp 3 là mấy? =>Như vậy từ 6 viên sỏi các con đã tách thành 2 phần với 3 cách khác nhau ( 1-5,2- 4 ,3-3 ). Và khi gộp 2 nhóm nhỏ này lại thì sẽ được số nhóm ban đầu là 6. - Cô thấy các con đã thực hiện giống cách của cô rồi đấy! Cô khen cả lớp nào! * Tách gộp theo yêu cầu: - Cô vừa thực hiện vừa cho trẻ tách gộp 6 viên sỏi thành 2 nhóm nhỏ bằng 3 cách: 5-1,4-2, 3-3. - Cô hướng dẫn và bao quát trẻ thực hiện. * Cô cho trẻ tách theo cặp số: - Cô cho trẻ tách theo cặp số trong rổ của trẻ. Cô cho trẻ đặt số ra bảng và tách theo số đã đặt. - Cô chốt: Khi tách gộp 6 đối tượng thành 2 phần gồm có 3 cách: + Cách 1: 5-1 hoặc 1-5 + Cách 2: 4-2 hoặc 2-4 + Cách 3: 3 + Khi gộp 2 phần lại thì cho ta kết quả ban đầu là 6. 4. Luyện tập * Cho trẻ chơi trò chơi “Tập tầm vông ” - Cho trẻ đếm số viên sỏi, yêu cầu trẻ tách-gộp 6 viên sỏi thành 2 nhóm nhỏ theo yêu cầu của cô. - Cô nhận xét khen ngợi trẻ. * Trò chơi: Tìm nhà - Cô giới thiệu trò chơi Tìm nhà - Cách chơi: Cô có 3 ngôi nhà có gắn các số các chẩm tròn các con sẽ đi xung quanh lớp. Khi có hiệu lệnh “ Tìm nhà” thì thẻ chấm tròn mình đang cầm với số chấm tròn của ngôi nhà gộp lại là 6 thì chạy nhanh về ngôi nhà đó. - Luật chơi: Bạn nào vào nhầm nhà thì phải nhảy lò cò về đúng nhà mình. - Tổ chức cho trẻ chơi - Đổi thẻ số cho nhau - Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả sau mỗi lần chơi 5. Kết thúc: - Cho trẻ thu dọn đồ dùng và ra chơi |
- Cả lớp hát 1 lần - Em đi mẫu giáo - Trẻ trả lời - Trẻ kể - Trẻ lắng nghe - Trẻ phát hiện - Trẻ quan sát - Trẻ thực hiện theo y/c của cô. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Viên sỏi - Trẻ trả lời - Thẻ số 6 - Trẻ thực hiện theo yêu cầu - Trẻ tách theo ý thích. - 6. Trẻ đếm lại - 6. Trẻ đếm lại -Là 6 - Trẻ tách theo yêu cầu của cô - Trẻ tách theo cặp số - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý nghe - Trẻ lắng nghe - Cả lớp chơi 2(3) lần - Trẻ thu dọn đồ chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở giới thiệu bài - Cho cả lớp hát bài Ngày vui của bé + Các con vừa hát bài gì? + Các con học lớp gì ? Tên cô giáo là gì? + Chúng mình đến lớp để làm gì? + Lớp mình có những ai? + Các bạn trai và bạn gái khác nhau ở điểm nào =>Các con đến lớp được học múa, học hát, học chữ để bố mẹ đi làm, ở lớp có cô giáo và các bạn cùng học một lớp mầm non, bạn trai để tóc ngắn mặc quần áo....bạn gái thường để tóc dài, mặc váy.... 2. Tìm hiểu một số hoạt động ở lớp, nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp + Lớp mình ở vị trí nào ở trong trường + Khi đến lớp chúng mình được gặp ai? + Lớp mình có mấy tổ? Đó là những tổ nào? + Hàng ngày khi đến lớp trước tiên các con phải làm gì? + Hãy kể hoạt động một ngày ở lớp ? - Cô cho trẻ xem 1 số hình ảnh về hoạt động trong ngày của trẻ ( Thể dục sáng, tiết học, giờ chơi, giờ ăn...)cho trẻ quan sát đàm thoại theo nội dung hình ảnh + Đây là hình ảnh gì? + Các bạn đang làm gì?... => Cô củng cố lại sau mỗi hình ảnh: Khi đến lớp các con chào cô giáo, các bạn, chào bố mẹ, ở lớp con nghe lời cô giáo, đến lớp chúng mình được tham gia vào rất nhiều hoạt động như: Thể dục sáng, hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc....khi các con muốn phát biểu phải giơ tay, ra ngoài phải xin phép + Để thực hiện các hoạt động cần đồ dùng, đồ chơi gì? - Cho trẻ kể tên đồ dùng cá nhân ( khăn mặt, dép, ba lô..) - Cho trẻ kể tên đồ dùng học tập (Vở, bút chì, bảng...) + Đồ dùng đó để làm gì? + Tại sao phải gữi gìn đồ dùng đó? + Trong lớp có những đồ dùng nào sử dụng bằng điện? + Các con có được sờ tay vào đồ dùng bằng điện không? Tại sao? + Cho trẻ kể về đồ chơi trong lớp + Trong khi chơi đồ chơi chúng mình phải như thế nào? + Nếu tranh giành đồ chơi của bạn là ngoan hay là hư + Hãy kể các góc chơi trong lớp? - Cô giáo chỉ cho trẻ gọi tên các góc chơi kết hợp gọi tên một số đồ chơi đó để làm gì? =>Muốn đồ dùng, đồ chơi được bền đẹp khi chơi phải nhẹ tay khi chơi xong phải xếp đồ chơi đúng nơi quy định không tranh giành đồ chơi của nhau và để thực hiện được các hoạt động đó cần phải có rất nhiều đồ dùng đồ chơi và các góc chơi. 3. Trò chơi phân nhóm - Cách chơi: Cô giáo để đồ dùng, đồ chơi lên bàn 3 đội lên chơi, lần lượt từng bạn bật xa lên chọn đồ dùng theo yêu cầu của cô, trong thời gian 1 bản nhạc đội nào chọn được đồ dùng đồ chơi đúng và nhiều theo yêu cầu của cô là đội thắng cuộc - Luật chơi: mỗi lần lên chơi chỉ được chọn 1 đồ dùng, đồ chơi - Cho trẻ chơi - Sau mỗi lần chơi cô và trẻ kiểm tra kết quả - Quá trình trẻ chơi cô giáo động viên khuyến khích trẻ kịp thời 4. Kết thúc: Nhận xét cho trẻ ra chơi |
- Cả lớp hát 1 lần - Ngày vui của bé... - Lớp mẫu giáo lớn . - Để học tập vui chơi - 2 cô giáo và các bạn - Trẻ trả lời tự do - Trẻ lắng nghe - Ở tầng 2 - Cô giáo, các bạn - Cá nhân trẻ trả lời trẻ khác bổ sung ý kiến cho nhau - Trẻ quan sát và đàm thoạt cùng cô - Trẻ chú ý lắng nghe - Cá nhân trẻ trả lời - 2(3 ) trẻ kể - Cá nhân trả lời bổ xung ý kiến cho nhau - Cá nhân trẻ kể - Trẻ trả lời tự do - Cá nhân trẻ kể các trẻ khác bổ sung ý kiến cho nhau - Trẻ thực hiện theo yêu cầu - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ kiểm tra cùng cô |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở giới thiệu bài - Cho trẻ hát bài hát Cô giáo + Các con vừa hát bài hát nói về ai ? + Lớp mình có mấy cô giáo ? + Ai có thể nói về công việc của các cô giáo nào ? - Các con ạ, hàng ngày các cô giáo chăm sóc, dạy dỗ các con từ bữa ăn đến giấc ngủ... + Vậy các con phải làm gì để cô giáo được vui nào ? - Có một bài thơ rất hay cũng nói về cô giáo đấy đó là bài thơ : Bàn tay cô giáo các con cùng nghe cô đọc nhé 2. Đọc diễn cảm - Lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp làm động tác minh họa, thể hiện giọng điệu của bài thơ: Ngắt nghỉ đúng nhịp. + Cô vừa đọc bài thơ gì? của nhà thơ nào? - Cô đọc lần 2: kết hợp xem hình ảnh - Bài thơ đã nói đến tình cảm thương yêu của cô giáo dành cho các bạn nhỏ, chăm sóc giáo dục các bạn qua những công việc hàng ngày, sự yêu thương đó như tình cảm của người mẹ trong gia đình. 3. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn + Bài thơ do ai sáng tác + Bài thơ nói về điều gì ? + Câu thơ nào nói về cô giáo chăm sóc các con? + Cô giáo chăm sóc các con như vậy, về nhà mẹ đã nói gì? - Khéo: Có thể làm tốt những việc đòi hỏi sự khéo léo tinh tế của đôi tay - Các con biết tết tóc chưa, chúng mình cùng làm thao tác tết tóc + Tác giả còn ví cô giáo như thế nào ? - Chị cả: người phụ nữ lớn tuổi hơn mình, coi như chị cả => Tình cảm thương yêu của cô giáo dành cho các con qua những công việc hàng ngày, sự yêu thương đó như tình cảm của người mẹ trong gia đình - Trích: Bàn Tay cô giáo…mẹ hiền + Cô giáo còn dạy con những gì? + Cô dắt con đi theo con trên những chặng đường nào? => Cô giáo dạy các con múa dẻo, vẽ đẹp vẽ khéo, luôn theo sát dìu dắt con trên cả chặng đường đến lớp - Trích: Hai bàn tay cô…đất nước + Cô giáo là người như thế nào đối với các con ? + Để đáp lại tình cảm của cô giáo các con phải làm gì? => Cô dạy dỗ các con nên người, luôn dành tình yêu thương như chị như người mẹ hiền đối với các con, các con nhớ phải luôn vâng lời cô giáo, chăm ngoan học giỏi 4.Dạy trẻ đọc thơ - Cả lớp đọc. - Cho tổ đọc - Cho trẻ đọc theo nhóm - Cá nhân. - Quá trình trẻ đọc cô chú ý sửa sai, rèn trẻ ngọng, chú ý đến trẻ dân tộc - Cô chỉ tranh chữ to cho trẻ đọc - Cô khuyến khích trẻ đọc diễn cảm, kết hợp với điệu bộ =>Hằng ngày đến trường, đến lớp các con được sự yêu thương chăm sóc của cô giáo ở mọi lúc mọi nơi, cô giáo còn làm nhiều công việc khác nữa, vậy các con phai cô gir làm gì để thể hiện tình cảm với cô giáo 5. Trò chơi Gạch chân chữ cái o, ô, ơ - Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc trước vạch chuẩn, thi đua nhau lần lượt từng bạn bật vào vòng lên gạch chân chữ cái o, ô, ơ mỗi lần lên chỉ được gạch 1 chữ cái. Trong thời gian bật nhạc, tổ nào gạch được nhiều chữ cái là thắng cuộc. - Cô cùng trẻ đếm kiểm tra kết quả thi đua. 6. Kết thúc: - Cho trẻ hát bài hát Cô giáo |
- Hát 1 lần - Nói về cô giáo ạ - Lớp mình có 2 cô ạ - 2(3) trẻ trả lời - Cá nhân trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe cô đọc thơ - Bài thơ Bàn tay cô giáo ạ -- Định Hải - Nói về bàn tay cô giáo chăm sóc .. - Bàn tay cô giáo Vá áo cho em… - Tay cô đến khéo - Trẻ làm động tác tết tóc - Ví cô giáo như chị cả, như mẹ hiền ạ - Cho trẻ đọc từ chị cả - Trẻ lắng nghe - Múa dẻo, vẽ khéo - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Các con phải ngoan vâng lời cô giáo... - Trẻ lăng nghe - 2 lần - Mỗi tổ đọc 1 lần - 2- 3 nhóm - 1-2 trẻ - 1 lần - Trẻ thực hiện theo yêu cầu -Trẻ trả lời - Trẻ thi đua nhau - Trẻ kiểm tra cùng cô - Trẻ hát và ra ngoài |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Cho trẻ xem hình ảnh về cảnh bình minh, cảnh em bé đi học, cô giáo đón em bé vào lớp trên máy tính. - Các con vừa xem hình ảnh gì? - Những hoạt động đó thường diễn ra vào thời gian nào? =>Các hoạt động đó thường diễn ra vào buổi sáng, các con đi học, đến lớp được gặp cô gặp các bạn… 2. Dạy vỗ tay theo tiết tấu chậm: “ Em đi mẫu giáo”. - Những tia nắng buổi sáng lung linh, tiếng chim hát líu lo mừng đón các bạn nhỏ đến trường chúng ta cùng lắng nghe bài nhạc sau đây để biết được đó là bài hát gì nhé nhé - Cô giới thiệu cô mở nhạc bài hát Em đi mẫu giáo cho trẻ nghe cô hỏi trẻ: + Chúng mình vừa được nghe nhạc bài hát gì ? - Cho cả lớp hát + Bài hát nói về điều gì? - Giới thiệu: Dạy vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát: Em đi mẫu giáo - Cô làm mẫu: hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát 1 lần " - Trẻ thực hiện: + Cho cả lớp thực hiện hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm + Cho trẻ thực hiện theo tổ luân phiên + Nhóm thực hiện + Cá nhân trẻ thực hiện + Cả lớp hát kết hợp đệm dụng cụ tiết tấu chậm => Quá trình trẻ thực hiện cô khuyến khích trẻ, chú ý bao quát sửa sai cho những trẻ chưa thực hiện được 3 Nghe hát: Bài ca đi học - Cô giới thiệu bài hát: Bài ca đi học nhạc và lời Phạm Trần Bảng + Cô hát lần 1: Hát trọn vẹn + Cô vừa hát bài gì ? + Cô hát lần 2 cô hát kết hợp múa + Bài hát nói về điều gì? => Bài hát nói về yêu trường mến lớp trong tình yêu của cô giáo, chúng em tới trường trong niềm vui sướng của bày chim, hàng cây vẫy chào. - Lần 3: Cô hát và cho 1 nhóm trẻ minh hoạ cùng cô - Lần 4: Cho trẻ nghe băng đài và hưởng ứng tự do - Giáo dục trẻ biết yêu quí cô giáo, chăm đi học… 5.Trò chơi: Khiêu vũ với bóng - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi Cách chơi: Cô cho 2 trẻ thành 1 cặp, lấy bụng ép và giữ bóng, nắm tay nhau giống kiểu khiêu vũ, không được dùng tay giữ bóng. Cô giáo ghép những bài có giai điệu đan xen chậm, nhanh, bình thường, chậm, nhanh… yêu cầu trẻ nghe nhạc và khiêu vũ thay đổi nhịp theo nhịp của nhạc, không được làm bóng rơi. Cặp nào làm rơi bóng thì bị loại. - Luật chơi: Cặp nào làm rơi bóng thì bị loại. - Tổ chức cho trẻ chơi - Cô động viên khuyến khích trẻ 6. Kết thúc: Nhận xét nhẹ nhàng và cho trẻ ra chơi |
- Trẻ xem và đàm thoại cùng cô - Trẻ trả lời - Buổi sáng - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe - Em đi mẫu giáo - Trẻ hát - Trẻ chú ý nghe - 1 lần - Mỗi tổ 1 lần - 1 nhóm - 1 trẻ - 1 lần -Trẻ lắng nghe - Bài ca đi học - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời tự do - Trẻ lắng nghe - Trẻ hưởng ứng cùng cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ lăng nghe - 3 (4 )trẻ chơi - Trẻ ra chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn