Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | |
Đón trẻ |
80 – 90 phút | - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, trẻ cất đồ dùng cá - Trò chuyện với trẻ về một số hiện tượng tự nhiên, xem tranh ảnh về hiện - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
||
Thể dục sáng |
*Nội dung: - Hô hấp: Hít vào thở ra - Tay: Đưa 2 tay lên cao ra phía trước sang 2 bên - Bụng: Quay sang trái, phải, tay chống hông chân bước sang phải sang trái - Chân: Nhảy lên, đưa 2 chân sang nga |
* Mục tiêu - Trẻ biết tập các động tác đúng nhịp, chính xác các động tác - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
||
Hoạt động học | 30 – 40 phút | Thể dục Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát TC: Rồng rắn lên mây. |
KPKH Một số hiện tượng tự nhiên |
|
HĐ chơi ngoài trời | 30 – 40 phút | - Quan sát: Trải nghiệm vẩy bàn tay trong nước; trải nghiệm làm nổi một vật - TCVĐ: Bánh xe quay, mưa to, mưa nhỏ, đuổi bóng , thỏ đổi chuồng , cắp cua - Chơi theo ý thích: |
||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - GPV: Gia đình bác sỹ, bán hàng - GXD: Xây công viên - GTH : Vẽ, xé dán các hiện tượng tự nhiên. Làm tranh ảnh về cầu vồng, mây, mưa…bằng hột hạt, len.. - GTV: Xem sách kể về các hiện tượng tự nhiên - GTN: Chăm sóc cây xanh |
* Mục tiêu - Trẻ biết phân vai chơi, thể hiện, nắm được công việc của vai chơi - Biết sử dụng đồ chơi xây dựng các công trình khác nhau từ các khối xây dựng để lắp ghép, xây công viên - Biết tạo ra sản phẩm - Trẻ biết chăm sóc cây |
|
Ăn trưa | 60 - 70 phút | - Trẻ kê bàn ăn, rửa tay theo đúng quy trình, khi rửa tay không vẩy nước ra - Cô giáo giới thiệu món ăn, động viên trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn không |
||
Ngủ trưa | 140 -150 phút | - Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt , | ||
Ăn bữa phụ | 20 - 30 phút | Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn | ||
Chơi, hoạt động theo ý thích | 70 - 80 phút | HĐPÂN: Dạy trẻ xướng âm các nốt nhạc bài Nắng sớm - Vè : Lụt. - Nêu gương cuối ngày |
- Học tiếng anh - TCM: Nhảy qua suối nhỏ - Nêu gương cuối ngày |
|
Trả trẻ | 60 - 70 phút | Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân Trao đổi với phụ huynh về | ||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
nhân vào đúng nơi quy định, tượng nắng , mưa, gió, bão, sấm sét |
|||
* Tổ chức hoạt động *Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung , mỗi động tác tập 3l x 8n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng VĐ theo nhạc bài Nắng sớm |
|||
LQCV Làm quen chữ cái g,y |
LQVT Củng cố các nhóm có số lượng trong pvi 10, nhận biết số 10. |
ÂN: NDTT: Nghe” Lý con sáo gò công” - NDKH: VTTTC” nắng sớm” TC : Xúc xắc vui nhộn |
|
chìm, quan sát đất, đá, cát, sỏi… bở giỏ Chơi cùng nhau tiết kiệm nước... |
|||
* Chuẩn bị - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ - Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi.. - Màu sáp, giấy A4 giấy màu, keo dán, hột hạt - Tranh ảnh 1 số hiện tượng tự nhiên - Bộ dụng cụ chăm sốc cây |
* Tổ chức hoạt động: - Cô tập trung trẻ cho trẻ đọc thơ” Cầu vồng”, cho trẻ nhắc góc chơi vai chơi đã thực hiện trong chủ đề - Cô cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc, cô gợi ý cho trẻ vẽ, làm tranh các httn tại góc tạo hình, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi trẻ biết chơi đoàn kết - Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan góc xây dựng, cho trẻ thu dọn đd đc, vệ sinh cá nhân rửa tay |
||
, ngoài không ướt áo, quần, Rửa tay không có mùi xà phòng Không nói chuyện, không làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước, lau mồm |
|||
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở bài hát ru cho trẻ nghe |
|||
bữa phụ- HĐ vệ sinh cá nhân: Thực hành thay và gấp trang phục cho vào ba lô |
|||
-Dạy đọc thơ lạy trời mưa xuống - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Học tiếng anh - HĐPMT:Chơi trong ngôi nhà toán học của nàng bò Millie Căn phòng: Bing và Boong (T2) - Chơi trong căn phòng: Cỗ máy thời tiết - Nêu gương cuối ngày |
- TC dạy trẻ biết gọi người lớn khi gặp trường hợp khẩn cấp: cháy, ngã chãy máu - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày, cuối tuần |
|
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn Tình hình học tập, sức khỏe của trẻ |
|||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Loa loa loa xin mời các bé tham dự hội thi “Ngày hội thể thao của bé” tại trường mầm Hoàng Công Chất + Các bé có nghe thấy thông báo gì không? - Nào chúng mình cùng lên tàu để đến với hội thi nào? ( Cô và trẻ khởi động với bài: mời anh lên tàu) 2.Khởi động - Cho trẻ đi các kiểu đi, theo đội hình vòng tròn: Đi thường, đi bằng gót chân đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, chạy chậm,chạy nhanh, chạy chậm, đi thường chuyển về đội hình 3 hàng ngang. 3. Trọng động - Chúng mình đã đến với hội thi rồi. Sau đây hội thi ngày hội thể thao của bé xin được bắt đầu - Đến với hội thi ngày hôm nay BTC xin trân trọng giới thiệu các thành viên đến từ đội đỏ, các thành viên đến từ đội xanh và các vị khác mời đến từ trường MNHCC đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng. - Hội thi ngày hôm nay các đội sẽ trải qua 2 phần thi đó là: phần đồng diễn, phần bé cùng vận động, và 1 phần giao lưu của các đội chơi. mỗi phàn thi đội nào thực hiện tốt sẽ được nhận 3 bông hoa điểm thưởng đội còn lại sẽ nhận 2 bông hoa điểm thưởng Các đội chơi đã sẵn sàng tham gia phần thi thứ nhất chưa. - Phần thi thứ nhất mang tên đồng diễn bắt đầu ( nhạc bật) a. Trẻ tập bài tập phát triển chung + Tay: Đưa 2 tay lên cao ra phía trước sang 2 bên + Bụng: Quay sang trái sang phải kết hợp tay chống hông chân bước sang phải, sang trái + Chân: Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang - Phần đồng diễn của cả 2 đội đã được thực hiện rất xuất sắc và mỗi đội đều xứng đáng tặng 3 bông hoa điểm thưởng. b. Vận động cơ bản - Sau đây xin các đội chú ý phần thi tiếp theo sẽ là phần thi bé cùng vận động và ban tổ chức sẽ tổ chức cho các bạn thi “ Đi trên ghế thể dục, đầu đội túi cát” đội nào thực hiện tốt hơn được tặng 3 bông hoa điểm thưởng đội con lại dc tặng 2 bông hoa điểm thưởng - Để thi được phần thi này chúng mình cùng xem cô thực hiện trước nhé. - Cô làm mẫu: Lần 1: Ko phân tích Lần 2: Cô tập và phân tích động tác - TTCB: Cô đi từ đầu hàng đứng trước ghế thể dục khi có hiệu lệnh bắt đầu cô cúi xuống nhặt túi cát rồi bước từng chân lên ghế, đặt túi cát lên đầu 2 tay chống hông giữ thăng bằng và bước liên tục trên ghế đầu không cúi, mắt nhìn thẳng đi hết đến đầu ghế tay cầm túi cát từ trên đầu xuống rồi bước từng chân xuống đất bỏ túi cát và trong rổ sau đó về cuối hàng đứng Trẻ thực hiện - Cô mời 2 trẻ lên tập - Các tổ thi đua nhau thực hiện - Cô động viên, khuyến khích trẻ tập - Cô cho nhóm trẻ thực hiện - Cô hỏi lại tên bài tập 4. Trò chơi: Rồng rắn lên mây -- - Cô giới thiệu tên trò chơi -Cách chơi: 1 trẻ làm thầy thuốc đứng 1 chỗ các trẻ khac túm đuôi áo nhau thành rồng rắn, rồng rắn đi lượn vòng vèo vừa đi vừa hát rồng rắn lên mây, cô cây núc nắc, có nhà khiển binh, thầy thuốc có nhà hay không? lúc đó rồng rắn dừng lại trước mặt thầy thuốc và đối thoại thầy thuốc từ con lên 1 cho đến con lên 10 và thầy thuốc xin khúc đầu, xin khúc giữa và đến xin khúc đuôi thì rồng rắn trả lời thầy thuốc tha hồ thầy đuổi. thày thuốc đuổi bắt rồng rắn, ng đứng đầu rang tay cản thầy thuốc tìm mọi cách ko bắt được ng cuối cùng trong hàng rồng rắn nếu thầy thuốc bắt được thì rồng rắn thua hoặc rồng rắn bị đứt khúc, bị ngã thì cũng thua. - Luật chơi: Thầy thuốc đuổi bắt bạn cuối cùng của hàng rồng rắn, hàng rồng rắn chạy và cản thầy thuốc ko cho bắt. hàng rồng rắn ko bị đứt khúc hoặc bị ngã. - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Cô động viên khuyến khích trẻ chơi 5. Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân tập. 6. Kết thúc: - Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, chuyển hoạt động |
- Trẻ lắng nghe - Đi thi ngày hội thể thao của bé - Trẻ thực hiện theo yêu cầu - Trẻ đi các kiểu đi theo nhạc và hiệu lệnh của cô - 5 lần x 8 nhịp - 3 lần x 8 nhịp - 5 lần x 8 nhịp - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ đi nhẹ nhàng - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho trẻ hát bài hát “Nắng sớm” - Trò chuyện về nội dung bài hát: + Các con vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói đến hiện tượng tự nhiên gì? + Ngoài nắng ra thì còn các hiện tượng tự nhiên nào mà các con biết? - Để hiểu rõ về các hiện tượng tự nhiên, hôm nay cô sẽ cho các con tìm hiểu về một số hiện tượng tự nhiên nhé! 2.Quan sát và đàm thoại: * Hình ảnh trời nắng: - Cho trẻ chơi “trốn cô”. - Các con xem cô có hình ảnh gì đây? - Con có nhận xét gì về hình ảnh này? - Con thấy nắng trong ngày ntn? - Nắng buổi sáng có ích lợi gì? - Nắng buổi trưa các con có được ra ngoài chơi không, nếu có việc ra ngoài chúng ta phải làm gì? - Trời nắng có ích lợi gì? (Trời nắng sẽ làm cho không khí khô thoáng hơn, ánh nắng còn làm khô quần áo, thực phẩm, nhà cửa khô thoáng. - Nếu nắng nóng kéo dài sẽ dân đến điều gì? (Cho trẻ xem tranh hạn hán, cây chết khô vì thiếu nước, đất đai nứt nẻ, nắng lâu dẫn đến cháy rừng) - Khi trời nắng nếu muốn ra ngoài chúng mình phải như thế nào? Vì sao? => Nắng là một hiện tượng thiên nhiên có nhiều lợi ích như: đem lại cho con người sự thoải mái, dễ chịu, nắng làm khô quần áo, chăn, màn, làm khô thực phẩm để bảo quản được laua như: lạc, vừng, ngô, gạo...Nhưng ngược lại nếu như trời quá nắng và kéo dài sẽ gây ra cho con người sự nóng bức khó chịu và dẫn đến thiếu nước cho cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất, gây hạn hán, cháy rừng...khi ra ngoài trời nắng chúng mình phải đội mũ, nón không sẽ bị ốm nhé! * Hình ảnh trời mưa - Các con xem cô có hình ảnh gì nữa đây nhỉ? -Khi trời sắp mưa con thấy như thế nào? - Mưa có tác dụng như thế nào với cuộc sống của chúng ta? (Mưa là một hiện tượng tự nhiên rất quan trọng, làm cho cây cối tươi tốt, thời tiết mát mẻ, mưa đem nước sinh hoạt đến cho con người, cho ao hồ sông ngòi, rau cỏ.) - Nếu mưa quá nhiều thì đất sẽ như thế nào?(Mưa to kéo dài sẽ gây ra hiện tượng lũ lụt, ngập nhà cửa, hoa màu, giao thông đi lại khó khăn.) - Khi gặp mưa con phải làm gì? => Mưa là 1 hiện tượng thiên nhiên cũng đem lại lợi ích cho cuộc sống con người: Cung cấp nước cho ăn, uống, sinh hoạt, lao động sản xuất...làm cho cây cối xanh tươi, đâm chồi nảy lộc. Nhưng nếu mưa nhiều sẽ cũng dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng: lũ lụt gây chết người, vật, phá hỏng nhiều công trình... - Giáo dục: Khi trời mưa thường có sấm sét rất nguy hiểm nên trời mưa các con không được ra tắm hoặc đùa nghịch dưới mưa không rất dễ bị ốm. Nếu đi học dưới trời mưa nhỏ các con phải mặc áo mưa cho nước đỡ vào người. Còn nếu mưa to thì hiện tượng gì xảy ra? - Đó là hiện tượng mưa bão thường có gió to làm cho cây cối có thể đổ, rau quả bị chết vì quá nhiều nước gây ảnh hưởng lớn cho con người và môi trường. * Hình ảnh gió: - Cô đọc câu đố về gió: “Không tay không chân Mà hay mở cửa?” - Cô vừa đọc câu đố về hiện tượng gì? - Cô cho trẻ xem hình ảnh về gió và hỏi trẻ: cô có hình ảnh gì? - Con có nhận xét gì về hình ảnh này? - Trời nắng mà có gió con sẽ cảm nhận như thế nào? - Trời rét mà có gió con sẽ cảm nhận như thế nào? - Gió có tác dụng gì? - Ngoài gió tự nhiên còn có gió nhân tạo nhờ có quạt điện, quạt tay mà chúng ta cũng có thể tạo ra gió để mát mẻ hơn khi thời tiết nóng. - Nếu gió to quá thì chúng ta gọi là gì nhỉ ? - Gió to dấn đến bão có lợi cho chúng ta không? (Gió to sẽ dẫn đến bão gây đổ cây cối, nhà cửa) => Gió có rất nhiều lợi ích (làm mát, thông thoáng nhà cửa, gió giúp kéo buồm ra khơi đánh cá, cho chúng mình tham gia chơi lướt ván, thả diều…Nhưng khi có gió lớn (hay còn gọi là bão) thì cũng rất nguy hiểm vì bão có thể làm đổ nhà cửa, cây cối…gây tai nạn. Cho nên các con thấy khi gió to không được đi ra ngoài nhé ! * Hình ảnh bão: - Cô đọc câu đố: “Có mắt mà chẳng có mồm Quay cuồng gào thét kinh hồn lắm thay?” - Cô vừa đọc câu đố về hiện tượng gì? =>Bão là một hiện tượng thiên nhiên gây ra nhiều tác hại, bão làm cho cây cối đổ gẫy, nhà cửa bị cuốn trôi thiệt hại về người và tài sản rất lớn - Ngoài ra còn có hiện tượng tuyết rơi, sấm sét, lốc xoáy, núi lửa, cũng gây ra cho con người nhiều thiệt hại như người chết, bị thương, sập nhà cửa, hoa màu ngập úng... * Mở rộng - Ngoài nắng, mưa, gió ra con còn biết nhưng hiện tượng thiên nhiên nào khác ? Ngoài ra còn có hiện tượng tuyết rơi, sấm sét, lốc xoáy, núi lửa, cũng gây ra cho con người nhiều thiệt hại như: Người chết, bị thương, sập nhà cửa, hoa màu ngập úng, khô héo, bệnh tật hoành hành rất đỗi thương tâm. => Tất cả các hiện tượng trên đều được gọi là hiện tượng thiên nhiên, chúng có tác dụng rất lớn đối với đời sống con người. Do ý thức bảo vệ môi trường không tốt của con người đã gây nên lũ lụt, cháy rừng…(chặt phá rừng nhiều khi mưa đất không giữ được nước dẫn đến lũ lụt). - Để phòng tránh thiên tai chúng ta phải trồng rừng và bảo vệ rừng để đất không bị xói mòn, không khí mát mẻ, không vứt rác bừa bãi. 3.Trò chơi: Trời nắng, trời mưa - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cách chơi : khi cô nói trời nắng các con lấy tay che nắng, cô nói gió thổi nhẹ các con giả vờ nghiêng ngả, gió thổi mạnh các con nói ào ào nghiêng mạnh hơn, cô nói trời mưa các con nói che mưa, mưa nhỏ các con nói tí tách, mưa to các con nói lộp bộp,lộp bộp, sấm chớp đùng đùng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Cô động viên khuyến khích trẻ 4. Kết thúc: - Cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” |
- Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trời nắng - Trẻ trẻ lời - Trẻ trả lời - Đội mũ, che ô… - Bão -Trời mưa -Trời tối, nhiều mây… - Trẻ trả lời -Che ô, mặc áo mưa… - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe -Gió -Mát -Lạnh - Trẻ trả lời -Bão - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe -Lốc xoáy -Trẻ kể - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi -Trẻ hát và ra ngoài chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cho trẻ hát: Cho tôi đi làm mưa với + Bài hát nói về điều gi? + Có những hiện tượng tự nhiên nào con biết? => Có rất nhiều hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta như ngày, đêm, mưa, gió… 2. Làm quen với chữ cái g, y * Làm quen chữ cái g - Cô xuất hiện hình ảnh trời nắng + Đây là hiện tượng gì? + Dưới hình ảnh cô ghép cụm từ giống với từ trong hình ảnh không? -Cho trẻ đọc cụm từ dưới tranh + Hãy lên chỉ và phát âm các chữ cái đã học? + Cô giới thiệu chữ g, cách phát âm, cho trẻ phát âm -Giới thiệu chữ g in hoa, in thường, viết thường + Chữ g có đặc điểm gì? => Chữ g có cấu tạo gồm 1 nét cong tròn và 1 nét móc dưới -Cho trẻ giơ chữ cái phát âm và để vào rổ + Cô kiểm tra khen trẻ * Làm quen chữ y +Hãy kể hiện tượng tự nhiên con biết? - Cô cho trẻ xem hình ảnh: Lốc xoáy - Chúng mình vừa quan sát thấy hình ảnh gì? - Cho trẻ đọc cụm từ dưới tranh - Cô ghép thẻ chữ rời - Cô giới thiệu chữ y phát âm - Cho trẻ phát âm -Giới thiệu chữ y in hoa, in thường, viết thường - Cho trẻ chọn chữ y giống cô - Cô cho trẻ thảo luận nhận xét đặc điểm - Cô củng cố đặc điểm chữ y, ghép chữ y bằng nét rời => Chữ y có cấu tạo gồm 1 xiên ngắn ở bên trái và 1 nét xiên dài ở bên phải -Cho trẻ giơ chữ cái phát âm và để vào rổ + Cô kiểm tra khen trẻ * So sánh chữ g và chữ y - Hãy thảo luận và trình bày ý kiến về điểm giống nhau và khác nhau của chữ g và chữ y - Cô chốt lại sự giống và khác nhau: + Khác nhau: Chữ g gồm 1 nét cong tròn và 1 nét móc dưới. Chữ y gồm 1 xiên ngắn ở bên trái và 1 nét xiên dài ở bên phải 3. Trò chơi: Ai nhanh nhất - Cách chơi: Cô chuẩn bị 3 tranh in bài thơ, cô chia lớp thành 3 đội. Khi có hiệu lệnh thì trẻ đầu tiên của từng đội sẽ bật liên tục vào vòng lên lấy bút gạch chân đúng chữ theo yêu cầu của cô. Sau đó đi về cuối hàng đứng - Luật chơi: Phải bật qua vòng, mỗi bạn chỉ được gạch 1 chữ cái Cứ như vậy đến hết đội nào gạch được nhiều chữ nhất thì đội đó thắng cuộc - Tổ chức cho trẻ chơi - Cô kiểm tra kết quả trẻ chơi, 4.Kết thúc: - Cô cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng |
- Trẻ hát múa cùng cô - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe - Trời nắng -Trẻ đọc -Trẻ thực hiện -Trẻ phát âm -Có 1 nét cong, 1 nét móc dưới - Trẻ phát âm - Trẻ kể - Lốc xoáy - Trẻ đọc -Trẻ phát âm - Trẻ ghép chữ bằng nét - Trẻ đọc - Trẻ lắng nghe - Lắng nghe - Trẻ chơi 1 lần. - Trẻ ra chơi. |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở: Xin nhiệt liệt chào mừng các bé đến với chương trình “Hôm nay thời tiết thế nào”. Đến với chương trình không thể thiếu được là sự có mặt của các bạn đến từ đội xanh, đội đỏ, đội vàng và cô Thúy là người dẫn chương trình, 2. Phần thứ nhất: Bé biết gì về thời tiết “Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 9” - Phần chơi này 3 đội cùng trả lời câu hỏi của ban tổ chức: + Một năm có mấy mùa? + Hãy kể về đặc điểm thời tiết ngày hôm nay ? + Các con sẽ mặc thế nào để phù hợp với thời tiết ? - Cô cho trẻ xem 1 số hình ảnh về một số hiện tượng tự nhiên, trẻ đếm và kích chuột lựa chọn số phù hợp + 9 ngôi sao + 8 dám mây + 7 cầu vồng - Trong quá trình trẻ quan sát cô kết hợp cho trẻ gọi tên hiện tượng tự nhiên 3. Phần thứ hai: “Thử tài của bé” “Củng cố nhận biết số lượng 10, nhận biết số 10” - Mời các bé qua phần thứ 2 của chương trình. Để tham gia được các con hãy về nhóm lấy đồ dùng nào. + Các con xem trong rổ có gì? + Các con chọn hết số chậu xếp thành hàng ngang từ trái sang phải cách đều nhau + Chúng mình lấy 9 cây hoa trồng trên mỗi chiếc chậu theo hàng từ trái sang phải. + Cho trẻ đếm nhóm chậu, nhóm hoa + Nhóm chậu, nhóm hoa có số lượng như thế nào với nhau? + Nhóm nào ít hơn? ít hơn là mấy? Vì sao con biết? + Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy? Vì sao con biết? + Muốn cho hai nhóm bằng nhau ta làm thế nào? + Hãy lựa chọn cách làm cho nhóm hoa bằng nhóm chậu? + Cho trẻ lấy thêm một cây hoa + 9 cây hoa thêm 1 cây hoa bằng mấy cây hoa? + Vậy 9 thêm một là mấy ? + Nhóm chậu và nhóm hoa như thế nào với nhau + Cho trẻ đếm nhóm chậu và nhóm hoa + Để biểu thị cho nhóm chậu và nhóm hoa có số lượng là 10 dùng thẻ số mấy? - Cô giới thiệu số 10, cho trẻ đọc số - Cho trẻ chọn số 10 đặt vào hai nhóm và đếm lại + Cho trẻ cất 2 cây hoa ( 10 bớt 2 còn mấy)? chọn số mấy đặt vào nhóm cây hoa) + Muốn số cây hoa nhiều bằng số chậu phải làm gì ? + Cho trẻ thêm 2 cây hoa. + 8 thêm 2 là mấy? (chọn số mấy đặt vào) + Cho trẻ cất 3 cây hoa ( 10 bớt 3 còn mấy)? chọn số mấy đặt vào) + Muốn nhóm cây hoa nhiều bằng nhóm chậu phải làm gì ? + Cho trẻ thêm 3 cây hoa .(7 thêm 3 là mấy.)? (chọn số mấy đặt vào) + Cho trẻ cất 5 cây hoa ( 10 bớt 5 còn mấy)? chọn số mấy đặt vào) + 5 cây hoa cất 3 cây hoa còn mấy? kết hợp cho trẻ giơ ngón tay tương ứng - Cho trẻ cất nốt 2 cây hoa còn lại vào rổ - Sau mỗi lần trẻ thực hiện cô giáo kiểm tra bao quát trẻ - Cho trẻ đếm số chậu và cất vào rổ - Cô xuất hiện hình ảnh 2 nhóm đồ chơi cho trẻ lên tìm nhóm có số lượng là 10, chọn số 10 + Trẻ đếm nhóm đồ chơi có số lượng là 10 trên máy tính 4. Phần thứ ba: Đoàn kết “Luyện tập” - Ban tổ chức đã chuẩn bị cho mỗi đội 1 bức tranh là bầu trời đã dán sẵn số 10 và mắt trăng, mặt trời. Nhiệm vụ các đội từng bạn bật liên tục qua các vòng lên dán ngôi sao hoặc đám mây cho bầu trời có đủ số lượng 10 ngôi sao và 10 đám mây. Mỗi lần bật lên chỉ được dán 1 ngôi sao hoặc 1 đám mây, thời gian 1 bản nhạc. - Tổ chức cho trẻ chơi - Cô và trẻ kiểm tra kết quả của 3 đội * Nhận xét sau khi chơi: Qua các lần chơi ban tổ chức thấy các đội thể hiện rất xuất sắc BTC quyết định tặng cho mỗi đội một phần quà 5. Kết thúc: - Cô nhận xét cho dọn đồ và trẻ ra chơi |
- Trẻ lắng nghe - 4 mùa - Trẻ kể - Trẻ trả lời - Trẻ lên kích chuột theo yêu cầu - Trẻ lấy đồ về chỗ - Chậu, hoa, thẻ số - Trẻ thực hiện - Trẻ đếm - Không bằng nhau - Hoa ít hơn chậu là 1 vì thiếu 1 cây hoa - Chậu nhiều hơn hoa là 1 vì thừa ra 1 cái chậu -Thêm 1 cây hoa, bớt 1 cái chậu - Thểm 1 cây hoa - Trẻ thêm - Là 10 cây hoa - 9 thêm 1 là 10 - Bằng nhau - Trẻ đếm - Số 10 - Trẻ đọc - Trẻ chọn số 10 đặt - Còn 8 - Thêm 2 cây hoa - Số 10 - 7 cây hoa - Số 7 - Thêm 3 cây hoa - 7 thêm 3 là 10 - Số 10 - 10 bớt 5 còn 5 - Số 5 - Còn 2 cây hoa - Trẻ cất nốt số cây hoa - Trẻ cất và đếm - Trẻ đếm - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi theo yêu cầu của cô - Trẻ nhận quà - Trẻ dọn đồ và ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở. - Cô đọc câu đố về mùa hè - Trò chuyện về mùa hè - Cho trẻ xem một số hoạt động trong mùa hè => Nắng ở các mùa khác nhau thì khác nhau. Nắng giúp các bác nông dân phơi thóc, gíup bố mẹ các con phơi quần áo cho khô. Nắng còn các bạn nhỏ hát và chơi múa vòng nữa điều đó được thể hiện qua bài hát "Nắng sớm" của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích 2. Hát vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát "Nắng sớm" - Cô cho cả lớp hát + Bài hát nói về điều gì? =>Bài hát với giai điệu rộn ràng tươi vui nói về các bạn nhỏ được mẹ đưa đi chơi trong thảo cầm viên, bạn nhỏ rất thích khi được chơi thuyền con vịt, con rồng. Và bạn nhỏ được mẹ dặn khi đi chơi thuyền phải ngồi yên để đảm bảo an toàn giao thông đấy. - Để bài hát vui nhộn hơn cô con mình cùng hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm - Cô cho cả lớp thực hiện - Cho cá nhân trẻ thực hiện - Cho trẻ thực hiện theo tổ - Cho trẻ thực hiện theo nhóm - Cả lớp thực hiện kết hợp đệm dụng cụ âm nhạc - Cô động viên, sửa sai cho trẻ khuyến khích trẻ vận động tự nhiên, vui tươi 3. Nghe hát “Lý con sáo gò công” - Cô giới thiệu bài hát Lý con sáo gò công - Dân ca Nam bộ - Cô hát 1 lần. - Cô giảng giải nội dung bài hát - Lần 2 cô hát kết hợp làm động tác minh họa - Cô cho trẻ xem vi deo hưởng ứng cùng cô. 4. Trò chơi: Xúc xắc vui nhộn - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cách chơi: Trẻ đứng thành một vòng tròn, khi cô tung xúc xắc lên và xúc xắc rơi xuống, mặt trên của xúc xắc hiển thị tranh nào, các con sẽ hát bài hát về nội dung tranh đó. - Luật chơi: Bạn nào không hát được phải nhảy lò cò - Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần. - Cô cùng trẻ nhận xét kết quả chơi. *. Kết thúc: - Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng. |
- Trẻ đoán - Quan sát và trả lời câu hỏi của cô -Trẻ chú ý nghe - Cả lớp 1-2 lần - Trẻ quan sát và lắng nghe - Cả lớp 1-2 lần - 1(2) trẻ - Mỗi tổ 1 lần - 2 nhóm - Trẻ lắng nghe - Chú ý nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ hưởng ứng - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi 3- 4 lần - Trẻ ra chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn